Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

Ai đang giúp Quân đội Lào hiện đại hóa và lột xác chỉ sau "một đêm"?

Ánh Dương | 

Ai đang giúp Quân đội Lào hiện đại hóa và lột xác chỉ sau "một đêm"?
Xe tăng T-72B "đại bàng trắng" của Quân đội Nhân dân Cách mạng Lào vừa mới nhận từ Nga.

Trong các bảng xếp hạng chỉ số tiềm lực quân sự toàn cầu, Quân đội Lào chưa bao giờ là quốc gia được đánh giá cao, khi thứ hạng của họ luôn nằm ngoài Top 120 TG và xếp cuối ĐNÁ.

23,5 triệu USD nuôi 130.000 quân?
Nhận định trên xuất phát từ việc Quân đội Nhân dân Cách mạng Lào (LPAF) đang cởi mở hơn trong việc cho phép giới truyền thông tiếp cận với các thông tin về LPAF dưới nhiều hình thức khác nhau. Và cũng chính nhờ điều này cũng đã khiến cả thế giới nhận ra một sự thật là Quân đội Lào ngày nay không khiêm tốn như người ta vẫn nhầm tưởng.

Quẻ 3: BIỂN ĐÔNG & HOA ĐÔNG-“ RỪNG MƠ TÀO THÁO” CỦA TRUNG QUỐC THỜI TẬP CẬN BÌNH

Phạm Viết Đào.  
   

          Đất nước Trung Hoa cổ kính, trong tiến trình thăng trầm phát triển luôn song hành, tiềm ẩn những vực thẳm bên cạnh những đỉnh cao thành quả. Lịch sử Trung Quốc vẫn thường: “Tan lâu rồi lại hợp, hợp lâu rồi lại tan”… như là một “định đề” được đúc kết từ thời thượng cổ…
          Kể từ năm 1949, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Trung Quốc đã thu được một số thành tựu về kinh tế, xã hội: vươn lên hàng thứ 2 thế giới về tổng thu nhập quốc dân.Trung Quốc thời Tập Cận Bình nắm quyền tiếp tục nuôi tham vọng “ chấn hưng” đất nước bằng cách xô đẩy Trung Quốc tới những hố vực thảm hoạ mới.     Với những hố vực thảm hoạ này, vượt lên được Trung Hoa sẽ cất cánh lên những đỉnh cao mới; nếu không vượt được thì Trung Quốc sẽ rơi vào thời kỳ phân rã, đại loạn giống như giai đoạn Đông Chu ( 367-249 trước công nguyên ). Đó là giai đoạn bản lề, tiền đề để ra đời giai đoạn nội chiến tàn khốc trong lịch sử Trung Hoa: thời kỳ “liệt quốc” hay “chiến quốc”...

          Xã hội Trung Quốc đang nổi lên 2 vấn đề:
          1/ Kinh tế tuy vẫn giữ được tốc độ tăng song những năm gần đây đã bắt đầu chậm lại so với giai đoạn trước; bắt đầu xuất hiện những vết rạn nứt dấu hiệu những “ hố tử thần” nội sinh của kinh tế-xã hội-chính trị Trung Quốc;
          2/ Trung Quốc tăng cường đầu tư ngân sách quốc phòng, phát triển lực lượng vũ trang nổi bật là hải quân. Trung Quốc đưa lực lượng hải quân ra với nhiều hành vi thách thức, gây hấn với nhiều quốc gia láng giềng trên vùng biển Hoa Đông và Biển Đông;
          Hai đề này có liên quan tới nhau không; hệ luỵ của nó như thế nào tới an ninh khu vực, thế giới và bản thân Trung Quốc xin được có vài kiến giải ?

BBC: TIẾN SĨ PHẠM ĐỖ TRÍ (HOA KỲ) KHUYÊN CP VIỆT NAM ĐỪNG NGỦ, PHỤC VỤ THAM VỌNG RIÊNG NHƯ THỜI CHÍNH PHỦ NGUYỄN TẤN DŨNG

BBC: Thời gian ông làm việc tại Việt Nam như thế nào?
Trong thời gian đi du học hay làm việc ở các nước khác, tôi luôn mong mỏi được trở về làm việc tại Việt Nam. Tôi gọi đó là hội chứng "Việt Nam trong tôi".
Sau khi nghỉ hưu sớm khỏi IMF năm 2001, tôi quay lại Việt Nam. Ban đầu, tôi làm việc với tư cách Phó Giám đốc điều hành và Chuyên gia Kinh tế trưởng cho Quỹ đầu tư VinaCapital. Sau đó, tôi làm cố vấn kinh tế về chương trình Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho Chính phủ Việt Nam. Đây là thời gian hoạt động tích cực nhất của tôi tại Việt Nam.
Tuy nhiên, những đóng góp cải cách của tôi dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đa số bị bỏ ngoài tai. Với hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành kinh tế và là thành viên Ban tham vấn riêng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tôi coi đây là thất bại lớn đối với cá nhân mình.


Phạm Đỗ Chí
Image captionÔng Phạm Đỗ Chí (giữa) thời gian làm cho IMF ở Togo

Theo tôi, các chính sách kinh tế dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn đi ngược lại với chính sách đổi mới và chỉ phục vụ một nhóm tham vọng riêng. Những chính sách này đã gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế đến tận bây giờ. Thời kỳ đổi mới hiệu quả nhất của Việt Nam theo tôi là dưới thời Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Cố Thủ tướng Phan Văn Khải.

TIN VỀ DỊCH VỤ CHO ĐÀN ÔNG TRUNG QUỐC THUÊ L. ĐẺ CON ĐỂ CUNG CẤP CHO NGUỒN GHÉP TẠNG CỦA TRUNG QUỐC CÓ CẢ Ở HÀ NỘI ?







Vụ mang thai hộ xuyên quốc gia: Nghi một phòng khám có liên quan

Pháp luật 
Theo Phòng Cảnh sát hình sự - Công an TPHCM, hiện vụ án mang thai hộ vì mục đích thương mại xuyên quốc gia do các đối tượng người Trung Quốc cầm đầu tổ chức đang được mở rộng điều tra, làm rõ việc có hay không đối tượng Cai GuoLin (quốc tịch Trung Quốc) liên quan đến phòng khám Thiên Hòa ở TP. Hà Nội...

https://www.tienphong.vn/video-clip/phap-luat/vu-mang-thai-ho-xuyen-quoc-gia-nghi-mot-phong-kham-co-lien-quan-1363008.tpo

TS Phạm Đỗ Chí: 'VN hãy tỉnh ngủ' để cải cách chính trị và kinh tế


Phạm Đỗ Chí
Image captionÔng Phạm Đỗ Chí bên tượng Nguyễn Trãi ở Quebec
Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí, người từng làm tư vấn cho Tổng bí thư Kaysone Phomvihane của Lào và Tổng thống Togo, nhắc lại kêu gọi "Việt Nam hãy tỉnh ngủ" để cải cách chính trị và kinh tế.
Hiện sống tại Florida, Hoa Kỳ, TS Phạm Đỗ Chí cũng vừa ký vào kiến nghị Bản Yêu sách Tám điểm 2019 của những người Việt Nam yêu tự do dân chủ và công lý, sinh sống trong và ngoài lãnh thổ nước Việt Nam.
Trả lời BBC nhân dịp cuối năm 2018 trong một chuyến đến thăm châu Âu cuối tháng 11/2018 ông nói để giải quyết tận gốc các vụ việc tham nhũng ghê gớm những năm qua, Việt Nam cần cải cách thể chế chính trị.
Đầu tiên, ông nói về cuộc đời và sự nghiệp làm chuyên gia kinh tế đã đưa ông đi khắp thế giới sau năm 1975, trước khi về lại Việt Nam.
Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí: Sau khi tốt nghiệp trung học, tôi nhận được học bổng Colombo và đi du học Cử nhân Kinh tế ở trường Đại học Laval ở Quebec, Canada. Sau đó, tôi nhận được một học bổng khác đi học Cao học và Tiến sĩ Kinh tế tại trường Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ. Sau khi nhận bằng tốt nghiệp Tiến sĩ, tôi gia nhập vào chương trình những nhà kinh tế trẻ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và công tác ở đây suốt 27 năm.

Kinh tế Trung Quốc sẽ còn tồi tệ hơn trong năm nay

Trung Quốc đang bước vào thời kỳ nhiều bất ổn, có thể khiến nhiều nước khác cũng gặp rắc rối.

Sau nhiều thập kỷ tăng trưởng mạnh, kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc. GDP năm 2018 được dự báo tăng chậm nhất kể từ 1990. Và năm 2019 có thể sẽ còn tồi tệ hơn.
Nền kinh tế lớn nhì thế giới đang chịu ảnh hưởng từ triển vọng thương mại yếu đi và chính phủ kiềm chế tín dụng rủi ro. "Các yếu tố khiến Trung Quốc tăng trưởng chậm lại vẫn chưa hoàn toàn tác động lên nền kinh tế. Và sự kết hợp của chúng là chưa từng có tiền lệ", các nhà phân tích tại Moody’s cho biết trong một báo cáo tháng trước, "Việc này đã tạo ra rủi ro và bất ổn rất lớn".
Những gì diễn ra tại Trung Quốc có ảnh hưởng đến thị trường và doanh nghiệp toàn cầu. Họ là nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, nhập nguyên liệu từ các nước khác để lắp ráp smartphone, laptop và hàng tấn sản phẩm khác. Tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh tại đây cũng biến nước này thành thị trường tiêu dùng khổng lồ, tạo ra hàng tỷ USD lợi nhuận cho các công ty toàn cầu. "Trung Quốc đã trở thành cỗ máy tăng trưởng lớn nhất thế giới", Rajiv Biswas - kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại hãng nghiên cứu IHS Markit nhận định.
Công nhân đang sơn lại nền tại một cảng của Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Công nhân đang sơn lại nền tại một cảng của Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh:Reuters

Thân phận ruộng đồng

Đặng Hùng Võ Đặng Hùng Võ

Thứ năm, 3/1/2019, 02:45 (GMT+7) 29Lưu
Thân phận ruộng đồng
Thân phận những thửa đất sản xuất nông nghiệp ở nước ta vẫn còn nhỏ nhoi, lận đận như thân phận người nông dân chìm nổi. Mặt họ dán đất và lưng phơi trời, lấy công làm lãi. Còn ruộng đất cứ tan rồi hợp, hợp rồi lại tan. Ai cũng biết rằng tan - hợp là cái lẽ để phát triển, nhưng còn bao nhiêu lần nữa thì nông dân mới có sinh kế vững vàng?
Tôi nghĩ về làng tôi, một mảnh nông thôn bé nhỏ nằm ven đê sông Hồng trên địa phận Hà Nội giáp với Hưng Yên. Trong cái làng bé tí ấy mà mọi chuyện kể từ khi cải cách ruộng đất, đi lên hợp tác hóa, tới chia ruộng hợp tác cho các hộ dân và cho tới nay cũng "lâm ly" chẳng kém gì cái làng Giếng chùa trong cuốn tiểu thuyết "Mảnh đất lắm người nhiều ma" của nhà văn Nguyễn Khắc Trường.
Hòa bình lập lại năm 1954, làng tôi chỉ có 100 nóc nhà. Theo chỉ đạo từ trên, cứ 100 hộ phải tìm ra 5 địa chủ. Ông nội tôi vì thế cũng "phải làm" địa chủ, cũng bị đấu tố, rồi mất hết nhà cửa, đồ đạc, ruộng đất. Cảnh tắt lửa tối đèn có nhau bỗng dưng thành thù địch. 
Đó là khi ruộng đất được tách chia lần thứ nhất. Trước năm 1954, ruộng đất chủ yếu trong tay địa chủ và thẳng cánh cò bay. Cuộc Cải cách ruộng đất long trời lở đất đã đánh sập hoàn toàn giai cấp địa chủ, chia ruộng đất cho từng hộ nông dân. Khẩu hiệu chiến lược "người cày có ruộng" được hoàn thành. 

Sợ Mỹ giáng đòn thù, nhiều tài phiệt Nga dù thân với TT Putin cũng phải vội "chối bay chối biến"?

Hồng Anh | 

Sợ Mỹ giáng đòn thù, nhiều tài phiệt Nga dù thân với TT Putin cũng phải vội "chối bay chối biến"?
Ảnh minh họa: Kremlin.ru

Trong những năm gần đây, việc có mối quan hệ gần gũi với Tổng thống Putin, đối với giới tài phiệt Nga - nhất là những người ở Mỹ - đã không còn là chuyện đáng để khoe khoang.

Có một quan niệm rất phổ biến trong giới tinh hoa và tài phiệt Nga, đó là lỡ lời mời chính thức từ Điện Kremlin là điều không nên bỏ lỡ, nếu như bạn muốn tiến thân tại nước Nga thời Tổng thống Vladimir Putin. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu như điều đó khiến bạn phải đối mặt với hiểm nguy?