Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

Không có Hưu chiến Mỹ-Hoa

Nguyễn Xuân Nghĩa

2019-02-12
Email
Ý kiến của Bạn
Share
Hình minh họa. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (phải) và đoàn Mỹ trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và đoàn Trung Quốc tại Buenos Aires, hôm 1/12/2018
Hình minh họa. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (phải) và đoàn Mỹ trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và đoàn Trung Quốc tại Buenos Aires, hôm 1/12/2018
AFP













Tuần này, phái bộ Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ lại đàm phán để tránh một trận thương chiến giữa hai nước. Nhưng việc hưu chiến nếu có thì cũng khó bền vì nhiều mâu thuẫn sâu xa hơn giữa hai nền kinh tế. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu tại sao…
Thanh Trúc: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Thanh Trúc xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa trong chương trình phát thanh đầu tiên sau Tết Kỷ Hợi 2019. Thưa ông, tuần này các thị trường trên thế giới đều theo dõi những mâu thuẫn đa diện giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, mà nổi bật nhất là mâu thuẫn kinh tế trong các tranh chấp ông gọi là “thương chiến” giữa hai nền kinh tế có sản lượng cao nhất thế giới, vì sẽ chi phối sinh hoạt kinh tế của các nước khác. Theo dõi chuyện này từ lâu, ông nghĩ sao về kết quả đàm phán giữa hai nước?

Kỷ niệm chiến tranh 1979: Báo chí Việt Nam được bật đèn xanh?


Chiến tranh 1979Bản quyền hình ảnhNGÔ NHẬT ĐĂNG
Image captionLính gác Trung Quốc canh đường vào một khu nghĩa trang của tử sỹ Trung Quốc trong cuộc chiến.
Báo chí Việt Nam năm nay được phép công bố 'những trang sử đen tối' nhân dịp 40 năm Chiến tranh Biên giới Việt - Trung, một nhà báo tự do, cựu chiến binh nói với BBC.
Nhìn từ góc độ lịch sử, cựu chiến binh Ngô Nhật Đăng nói hôm 12/02 rằng "nhân dân sẽ không tha thứ cho những người lãnh đạo 'hèn nhát' với ngoại bang vì bất cứ mục tiêu nào".
Thế nhưng, nhìn từ bình diện giao lưu con người, ông Đăng cho BBC biết từ Gò Công, tỉnh Tiền Giang rằng ông từng sang Trung Quốc để gặp gỡ cựu chiến binh và người dân phía bên kia biên giới và biết họ nghĩ gì.
"Tuy thời gian không dài, được gặp gỡ các cựu binh Trung Quốc, các bạn trẻ, những người dân thường tôi rất vui mừng nhận thấy không ai muốn chiến tranh Việt- Trung xảy ra một lần nữa."
Trả lời BBC News Tiếng Việt, cựu trinh sát cấp tiểu đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam ở mặt trận tỉnh Cao Bằng năm xưa bình luận về câu hỏi liệu có phải năm nay báo chí Việt Nam được 'bật đèn xanh' viết nhiều hơn về Chiến tranh Biên giới 1979.
Ông Ngô Nhật Đăng: Vâng, đúng là có hiện tượng này, nhưng như chúng tôi thường nói với nhau là "báo chí được thở khe khẽ" nếu xét theo mức độ thông tin được báo chí chính thống đưa ra. Theo tôi có mấy lý do.

Ảnh: Nhìn lại cuộc chiến biên giới Việt-Trung 17/2/1979


Một đơn vị pháo của Quân đội Việt Nam tại tỉnh Lạng Sơn đang chiến đấu chống lại cuộc xâm lấn của Trung Quốc dọc biên giới dài 230 km giữa hai nước ngày 23/2/1979. Vào ngày 17/2/1979 sau nhiều tháng khẩu chiến và xung đột, Trung Quốc tiến hành cuộc tổng tấn công vào Việt Nam, nước đồng minh cộng sản của họ để "dạy cho Việt Nam một bài học" vì đã tỏ ra không lệ thuộc vào Trung Quốc như họ trông đợi.Bản quyền hình ảnhSTR/AFP/GETTY IMAGES
Image captionMột đơn vị pháo của Quân đội Việt Nam tại tỉnh Lạng Sơn đang chiến đấu chống lại cuộc xâm lấn của Trung Quốc dọc biên giới dài 230 km giữa hai nước ngày 23/2/1979. Vào ngày 17/2/1979 sau nhiều tháng khẩu chiến và xung đột, Trung Quốc tiến hành cuộc tổng tấn công vào Việt Nam, nước đồng minh cộng sản của họ để "dạy cho Việt Nam một bài học" vì đã tỏ ra không lệ thuộc vào Trung Quốc như họ trông đợi.
Dân quân Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây bày tỏ ủng họ quân đội của họ đang chiến đấu ở tiền tuyến trong cuộc chiến biên giới với Việt Nam. Họ tổ chức thành một toán những người khênh cáng hôm 22/2/1979. Cuộc chiến tranh biên giới này được xem là Chiến tranh Đông dương thứ Ba, mà nguồn gốc của xung đột tuy ngắn nhưng đẫm máu là do cạnh tranh về lý tưởng giữa Trung Quốc và Liên Xô cũ.Bản quyền hình ảnhSTR/AFP/GETTY IMAGES
Image captionDân quân Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây bày tỏ ủng họ quân đội của họ đang chiến đấu ở tiền tuyến trong cuộc chiến biên giới với Việt Nam. Họ tổ chức thành một toán những người khênh cáng hôm 22/2/1979. Cuộc chiến tranh biên giới này được xem là Chiến tranh Đông dương thứ Ba, mà nguồn gốc của xung đột tuy ngắn nhưng đẫm máu là do mâu thuẫn ý thức hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô cũ.
Một phóng viên ảnh của Việt Nam bị đánh ngất đi ngày 2/9/1978 vào thời điểm có xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc gần Hữu Nghị Quan.Bản quyền hình ảnhARCHIVE/AFP/GETTY IMAGES
Image captionMột phóng viên ảnh của Việt Nam bị đánh ngất đi ngày 2/9/1978 vào thời điểm có xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc gần Hữu Nghị Quan.

Nguy cơ xuất khẩu ô nhiễm của Trung Quốc vào Việt Nam dưới dạng đầu tư

Kính Hòa RFA

2019-02-12
Email
Ý kiến của Bạn
Share
Ô nhiễm tại một nhà máy thép tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. 2/2018.
Ô nhiễm tại một nhà máy thép tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. 2/2018.
AFP











Từ khoảng năm 2010 đến nay Trung Quốc bắt đầu ý thức được rằng thành quả kinh tế của họ phải trả một chi phí môi trường quá cao với bầu không khí đầy khói bụi ở các thành phố lớn, các dòng sông bị ô nhiễm, đất trồng trọt bị hủy hoại. Bắc Kinh bắt đầu đưa ra những tiêu chuẩn môi trường cao hơn, cũng như nghiêm chỉnh hơn trong việc thực hiện các qui định về môi trường.

Lãnh đạo Malaysia kêu gọi các nước Đông Nam Á bảo vệ lãnh thổ trước Trung Quốc

RFA

2019-02-12
Email
Ý kiến của Bạn
Share
Senior Malaysian politician Anwar Ibrahim speaks at the International Institute of Islamic Thought in Herndon, Virginia, Feb. 10, 2019
Senior Malaysian politician Anwar Ibrahim speaks at the International Institute of Islamic Thought in Herndon, Virginia, Feb. 10, 2019
Courtesy of BenarNews











Ông Anwar Ibrahim, người được cho là sẽ kế nhiệm Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, mới đây lên tiếng kêu gọi các nước Đông Nam Á phải bảo vệ lãnh thổ của mình trước những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Phát biểu tại một diễn đàn ở Viện Quốc tế về Tư tưởng Hồi giáo ở Virngina, Mỹ, hôm 10/2, ông Anwar nói rằng Malaysia đã lấy lập trường bảo vệ lãnh thổ trong vấn đề Biển Đông.
“Lựa chọn tốt nhất là làm việc cùng các quốc gia nhỏ khác ở ASEAN để bảo vệ lập trường an ninh của mình, đặc biệt là bởi vì chúng tôi không thể trông đợi Hoa Kỳ trong tình hình hiện tại có thể tích cực hơn trong khu vực”, ông Anwar phát biểu tại diễn đàn.
Malaysia là một trong những nước ở khu vực Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Brunei và Philippines hiện đang có tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc, nước đòi chủ quyền đến 90% diện tích vùng nước qua đường đứt khúc 9 đoạn.
Malaysia là nước từ trước đến nay hiếm khi lên tiếng hay có hành động mạnh để phản đối những hành động xây lấp đơn phương các đảo nhân tạo và triển khai vũ khí ở Biển Đông do Trung Quốc tiến hành.
Tuy nhiên, nước này trong các năm qua cũng phải đối đầu với việc tàu chiến của Trung Quốc đi vào bãi Luconia do Malaysia kiểm soát.
Kể từ khi lên nắm quyền hồi năm ngoái, chính phủ mới của Thủ tướng Mahathir Mohamad đã tỏ rõ lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc, nhất là trong việc cho ngưng các dự án hạ tầng cơ sở lên đến hàng chục tỷ đô la do Trung Quốc đầu tư vì quan ngại các dự án không thực sự hiệu quả trong khi lại khiến Malaysia mắc nợ quá nhiều.

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

Hai cuộc chiến xâm lược Việt Nam có chung một kịch bản

TRUNG TƯỚNG NGUYỄN QUỐC THƯỚC



Xem thêm bài viết về Nguyên Thứ trưởng Bộ QP 
kiêm Tư lệnh quân tình nguyện VN tại Cămpuchia :
>Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông

https://vietnamnet.vn › Thời sự

(GDVN) - Cuộc chiến xâm lược Việt Nam trên 2 hướng biên giới Tây Nam, phía Bắc chung 1 kịch bản, để tránh lặp lại, cần đánh giá một cách khoa học, khách quan, cầu thị.
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc cất quân xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc năm 1979, buộc dân tộc ta một lần nữa phải vùng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, chúng tôi viết mấy dòng thay nén tâm hương tưởng niệm hàng vạn đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống.
Nhìn thẳng vào sự thật lịch sử cuộc chiến này để trân quý hơn hòa bình được xây dựng và vun bồi từ xương máu của bao thế hệ cha anh, cũng là để giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, lòng tri ân các thế hệ đi trước.
Về đối nội, việc đánh giá đúng cuộc chiến tranh vệ quốc, ghi nhớ, tri ân, tôn vinh 4 vạn liệt sĩ cùng đồng bào đã ngã xuống là để yên lòng dân, những người đang sống. Lơ là việc này là có tội.
Về đối ngoại, việc đánh giá đúng bản chất, nguyên nhân và rút ra bài học từ cuộc chiến hoàn toàn không có nghĩa là kích động hận thù dân tộc hay chia rẽ quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, mà để tránh lặp lại điều này trong tương lai.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, ảnh do tác giả cung cấp.
Đánh giá một cách khách quan, thẳng thắn và cầu thị sự kiện lịch sử này từ cả hai phía là cách tốt nhất để góp phần hiện thực hóa phương châm hợp tác giữa 2 Đảng, 2 nước: Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.