Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2019

40 năm Chiến tranh Biên giới Việt-Trung: Hé mở để an dân

Blogger Phạm Viết Đào


Chiến tranh Biên giới Việt - Trung 1979Bản quyền hình ảnhAFP/GETTY IMAGES
Image captionMột cuộc tưởng niệm của người dân Việt Nam về cuộc chiến Biên giới Việt - Trung nổ ra ngày 17/2/1979

Ngày 17/2/2019 là dịp tròn 40 năm nổ ra cuộc chiến tranh do Trung Quốc đưa 60 quân xâm lấn biên giới phía bắc Việt Nam.
Từ quãng 1992-2014, tự nhiên báo chí Việt Nam im bặt về sự kiện này.
Vào tháng 5/ 2014 sau sự kiện Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 981 vào sâu trong lãnh hải Việt Nam, tại Hà Nội đã nổ ra một cuộc biểu tình lớn, có tổ chức từ phía chính quyền.
Từ đó, một số báo bắt đầu đăng, đưa tin lẻ tẻ về sự kiện Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, Gạc Ma, các trận đánh chống lại sự lấn chiếm biên giới phía bắc trong đó có chiến sự tại Vị Xuyên.
Nhưng năm nay, trước dịp kỷ niệm cuộc chiến tranh này, ngày 17/12/2018, Ban Tuyên giáo Trung ương đã soạn "Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 40 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh, bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc".


Tại Hà Nội 4/01/2019 đã tổ chức mít tinh, có sự tham dự của các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Quốc Vượng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đọc diễn văn tại buổi lễ.
Với cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược biên giới phía bắc, Ban Tuyên giáo Trung ương không có đề cương, chỉ thấy báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đưa tin về một cuộc giao ban ngày 17/1/2019.

Nhà máy gang thép Thái Nguyên: 8.100 tỉ đồng thành đống sắt gỉ


16/02/2019 06:00 GMT+7

TTO - Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên có tổng mức đầu tư 8.100 tỉ đồng được xây dựng từ năm 2007 nhưng đến nay vẫn 'đắp chiếu', Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại dự án này.

Nhà máy gang thép Thái Nguyên: 8.100 tỉ đồng thành đống sắt gỉ - Ảnh 1.
Toàn cảnh dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên - Ảnh: NAM TRẦN
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, ngày 15-2, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã ban hành kết luận thanh tra dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO).
Hiện nay, tuy nhà thầu Trung Quốc đã rút người về sau khi nhận hơn 90% tiền của chủ đầu tư thanh toán nhưng nhà máy vẫn chỉ là đống sắt nằm im lìm.
Rót 4.500 tỉ đồng, dự án vẫn là đống sắt gỉ
Theo kết luận thanh tra, từ tháng 10-2004, Thủ tướng Chính phủ có văn bản cho phép TISCO lập báo cáo nghiên cứu khả thi nâng công suất sản xuất phôi thép từ 250.000 tấn lên 750.000 tấn/năm. Khoảng nửa năm sau, Thủ tướng đồng ý chủ trương đầu tư.

THÁI ĐỘ LÊ DUẨN VỚI LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC TRƯỚC VÀ SAU 2/1979

Thái độ của TBT Lê Duẩn với lãnh đạo Trung Quốc trước, trong và sau Chiến tranh biên giới - Ảnh 1.
Trong cuốn sổ tay của TBT Lê Duẩn năm 1978 mà gia đình ông còn giữ, có đoạn viết: “Đất nước Việt Nam phải giàu mạnh và hùng cường. Đó là vị trí lịch sử và địa dư của Việt Nam, không thể khác được. Vì chúng ta ở bên cạnh một đất nước mà lịch sử của nước đó chưa bao giờ từ bỏ dã tâm xâm lược đất nước ta”. 
Nhưng không phải đến năm 1978, thời điểm quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc ngày càng trở nên xấu đi tính từ sau khi hai miền Nam – Bắc Việt Nam thống nhất, ông Lê Duẩn mới nhận ra điều đó… 
Năm 1954, việc Hiệp định Geneve được ký kết đã bẻ ngoặt nhận thức của ông Lê Duẩn về mối quan hệ đồng chí đó. Dù trước đó, như bao nhà lãnh đạo khác của Việt Nam, ông Lê Duẩn thực sự tin rằng, Trung Quốc là người bạn lâu dài của cách mạng Việt Nam.
Thái độ của TBT Lê Duẩn với lãnh đạo Trung Quốc trước, trong và sau Chiến tranh biên giới - Ảnh 2.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Lê Duẩn.
Thái độ của TBT Lê Duẩn với lãnh đạo Trung Quốc trước, trong và sau Chiến tranh biên giới - Ảnh 3.
Ông Việt Phương - người từng làm Thư ký cho cả Thủ tướng Phạm Văn Đồng và TBT Lê Duẩn khi còn sống, đã nói về Hiệp định Geneva như sau: “Tại Geneva - Thụy Sĩ, Trung Quốc - với sự ảnh hưởng của mình, đã khăng khăng chọn vĩ tuyến 17 là giới tuyến chia hai miền Nam - Bắc. Khi chúng ta bàn bạc vấn đề này với Trung Quốc, họ đã nói: “Các đồng chí hãy để cho chúng tôi tuỳ cơ ứng biến”. Khi nói như thế, người Trung Quốc đã tự cho mình cái quyền định đoạt số phận của người Việt Nam trên bàn đàm phán”. 
Khi Hiệp định Geneva được ký kết chính là lúc ông Lê Duẩn đang trên đường từ Nam Bộ ra miền Bắc để báo cáo với Bác Hồ và Trung ương tình hình cách mạng toàn miền Nam. Ông Lê Duẩn còn chuẩn bị một bản dự thảo đưa ra những vấn đề quan trọng phục vụ cho cuộc đàm phán ở Geneva. Nhưng ra đến Liên khu 5, ông bất ngờ nghe tin Hiệp định Geneva đã được ký kết ngày 21.7.1954. Suốt đêm đó, ông thức trắng.

Hải quân Hoa Kỳ sẽ tấn công Trung Quốc thay vì phòng vệ

https://www.dkn.tv/the-gioi/hai-quan-hoa-ky-se-tan-cong-trung-quoc-thay-vi-phong-ve.html

Hải quân Hoa Kỳ sẽ tấn công Trung Quốc thay vì phòng vệ

13:59, 15/02/2019

Những chiếc máy bay Boeing F/A-18E Super Hornets đang bay trên các nhóm tàu tấn công của tàu sân bay USS Ronald Reagan, USS Theodore Roosevelt, USS Theodore Roosevelt, USS Nimitz cũng như các tàu từ Hàn Quốc tại Tây Thái Bình Dương. (Ảnh: US Navy photo by Lt. Aaron B. Hicks)
Hải quân Hoa Kỳ thay vì phòng vệ sẽ tấn công, nhằm chống lại các mối đe dọa từ Trung Quốc. Chiến thuật tác chiến sẽ ưu tiên vào tấn công khai hỏa và xạ chiến bằng những vũ khí mới, theo Breaking Defense.
Breaking Defense đưa tin, hôm 14/2, các nhà lãnh đạo Hải quân Hoa Kỳ cho biết, đối mặt với một Trung Quốc trỗi dậy và đang mở rộng những đội tàu hải quân lớn và vũ khí chiến đấu phòng vệ, Hải quân Mỹ phải thay đổi tư duy chiến lược của chính họ.
Theo các quan chức Hải quân, các mối đe dọa do quân đội Trung Quốc gây ra đang gia tăng. Trên thực tế, Hải quân Hoa Kỳ đã đối mặt với một số mối đe dọa này.
Vào tháng 9/2018, một tàu chiến Trung Quốc đã thách thức tàu khu trục USS Decaturcủa Mỹ ở Biển Đông khi con tàu đang trong một hành trình tự do hàng hải. Tàu khu trục Luyang của Trung Quốc đã tiếp cận tàu khu trục USS Decatur của Mỹ trong phạm vi 40 mét. Hành vi của tàu Trung Quốc khiến tàu Mỹ phải đổi hướng nhằm tránh xảy ra va chạm.
Media player poster frame
Thắng lợi ban đầu của Tổng thống Trump trước Trung Quốc trên Biển Đông

Cuộc chiến trên Mặt trận phía Bắc, những gì đọng lại?

TIẾN SĨ VŨ CAO PHAN

(GDVN) - Một sự lầm lẫn đã lấy đi bao nhiêu mạng quân sĩ của cả hai bên - dù lý do thực sự của nó là gây sức ép, buộc Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia - được sao?
LTS: Tiếp theo bài 1 "Cuộc chiến trên Mặt trận phía Bắc, những gì đã qua", Tiến sĩ Vũ Cao Phan, nguyên Giảng viên Khoa Lịch sử Nghệ thuật Quân sự, Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng) tiếp tục gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết thứ hai nhân dịp kỷ niệm 40 năm cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc trước cuộc tấn công của Trung Quốc.
Tòa soạn trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết này và cảm ơn Tiến sĩ Vũ Cao Phan!
Văn phong và nội dung bài viết thể hiện góc nhìn của tác giả.
1. Bảy tháng trước khi xảy ra cuộc chiến, Tổng Bí thư Lê Duẩn đến Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng). 
Kể từ khi được thành lập tháng 2/1976, đây là lần đầu tiên Học viện đón tiếp ông. 
Tổng Bí thư yêu cầu đóng hết mọi cánh cửa trong hội trường rồi chỉ lên tập bản đồ và tài liệu trên bàn, hỏi: "Đây là gì vậy?".
Giám đốc Học viện: "Thưa anh, đấy là các giáo trình cơ bản liên quan đến huấn luyện chỉ huy...".
Gạt mạnh tất cả ra một góc, Tổng Bí thư nhìn thẳng vào cử tọa không chỉ gồm các học viên mà còn gồm hầu hết cán bộ cấp cao toàn quân: "Chúng ta chuẩn bị chiến đấu với một triệu rưởi quân Trung Quốc..." 
Lời khẳng định của Tổng Bí thư gây hiệu quả tức thì: cả hội trường lặng phắc.
Sự thực là trước ngày 17/2 đã có những vụ mở đường điều quân khá rầm rộ dưới danh nghĩa làm kinh tế ở Vân Nam (Trung Quốc) cũng như đã có hàng chục vụ xung đột do Trung Quốc gây ra nhưng không được phía Việt Nam đánh giá kỹ lưỡng. 
Tiến sĩ Vũ Cao Phan. Ảnh do tác giả cung cấp
Dù đã có ý kiến của Tổng Bí thư như trên, giới quân sự cho rằng Trung Quốc không thể đánh lớn ít nhất vì hai lý do: dư luận Trung Quốc sẽ lên tiếng phản đối và không thể có chiến tranh giữa các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa hai nước có lịch sử gần gũi trong kháng chiến chống Mỹ.

Lao Ái: Dựng nghiệp nhờ “năng lực đàn ông” rồi nhận kết cục bi đát cũng vì điều này

Thanh Hương | 

Lao Ái: Dựng nghiệp nhờ “năng lực đàn ông” rồi nhận kết cục bi đát cũng vì điều này
Lao Ái và Thái hậu Triệu Cơ. (Ảnh minh họa)

Có thể nói, suốt cả cuộc đời của mình, mọi hỷ nộ, ái ố, may mắn cũng như cái chết bi kịch đều xoay quanh khả năng tình dục sung mãn của người đàn ông này.

Có giai thoại nói, Lao Ái xuất hiện ở đâu, nhà nào có con gái đều phải đóng cửa, bắt con gái chui xuống gầm giường
Lao Ái (? – 238 TCN) là người nước Tần, sống vào thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Theo ghi chép của sử ký Tư Mã Thiên, ngay từ khi còn là một thiếu niên tuổi dậy thì đã có dung mạo ưa nhìn, vóc người cao lớn vượt trội so với các bạn đồng trang lứa.
Lớn thêm chút nữa, Lao Ái trở thành một chàng thanh niên có vẻ ngoài hấp dẫn, sung mãn, thường được nhiều đàn bà con gái ngoài chợ chú ý, yêu thích, thậm chí theo đuổi.
Lao Ái: Dựng nghiệp nhờ “năng lực đàn ông” rồi nhận kết cục bi đát cũng vì điều này - Ảnh 1.
Sử sách ghi lại Lao Ái là người có dung mạo ưa nhìn, thể lực sung mãn nên rất được phái đẹp yêu thích. (Ảnh minh họa: Internet)
Chính vì thế, có giao thoại kể rằng, những gia đình sống gần nhà Lao Ái, vì sợ con gái mình bị quyến rũ, bị "hư", thì mỗi khi chàng trai này đi qua, đều bắt con gái vào trong nhà, đóng cửa lại, thậm chí bắt chui xuống gầm giường để tránh xa "cục nam châm sát gái" kia.