Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

HỨA CHỬ CỞI TRẦN ĐÁNH MÃ SIÊU; LÍNH F 313 CỞI TRUỒNG LÊN GIỮ CHỐT-LỜI KỂ CỦA ĐẠI TÁ BÙI NHƯ LẠC


TRẬN 31/5/1985: DÙNG CBU 54, ( BOM BAY MỸ) TA TIÊU DIỆT 3500 LÍNH ĐẠI QUÂN KHU BẮC KINH TẠI MẶT TRẬN VỊ XUYÊN? ( Nhân chứng 1)

Điều tra của Phạm Viết Đào.



                                 Trong hình ảnh có thể có: 2 người
Đại tá Bùi Như Lạc, Q Sư trưởng 313, 
tại buối giao luu tại xã Phương Độ, Vị Xuyên tối 13/3/2019

Rút từ trong Tập bản thảo: 

                             "VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"-
                  Bản thảo đang xin cấp phép XUẤT BẢN?

Cuối năm 2010, sau khi tôi đưa loạt bài lên mạng về chiến cuộc tại Lão Sơn do Hà Minh Thành ( Hà Chí Quang, quê Phú Yên ) Việt kiều tại Nhật dịch và chuyển cho; Những tài liệu này có nguồn từ các trang mạng Trung Quốc đã chuyển qua tiếng Anh. Một hôm, tôi được đạo diễn điện ảnh Lê Quốc gọi điện mời đến nhà ông, tôi và ông cùng khu vực Bưởi. Tại đây, tôi gặp nhà ngoại giao Dương Danh Dy, người mà bấy lâu nay tôi đã đọc và biết ông qua mạng. Ông cho biết, ông có thu thập được một số thông tin quan trọng từ báo mạng Trung Quốc viết bằng tiếng Trung, ông muốn chuyển cho tôi để tôi tùy nghi sử dụng. Một trong những tài liệu gây chú ý với tôi đó là chiến dịch quân sự do phía Trung Quốc phát động vào cuối tháng 5 đầu tháng 6/1985. Chiến dịch này, phía Trung Quốc giao cho Quân đoàn 67 thuộc Đại Quân khu Bắc Kinh, Quân đoàn trưởng là Tướng Trương Chí Kiên, không rõ 1 quân đoàn có bao nhiêu sư đoàn, thông tin không thể hiện chi tiết…
          Đây là chiến dịch Trung Quốc có tham vọng đẩy quân ta về phía Tây suối Thanh Thủy, khôi phục là đường biên giới thời Thanh-Nguyễn Gia Long…Còn đường biên giới hiện tại được xác định từ thời Pháp ký với Mãn Thanh…Tức là Trung Quốc có tham vọng chiếm toàn bộ khu vực cao điểm 685 tới vùng cao điểm Đồi Đài, Đồi cô X. Đồi Chuối, Hang Dơi; Phía Trung Quốc gọi là các cao điểm này với các tên 211, cao điểm 400, sau khi họ đã làm chủ 1509 và cao điểm 772.

                                  Suối Thanh Thủy được đánh dấu vạch trắng trên bản đồ...

Tôi đã nhờ một số bạn bè và nhân viên của TS Nguyễn Xuân Diện, ( Viện Hán Nôm) dịch giúp các tài liệu này. Qua các tài liệu do nhà ngoại giao Dương Danh Dy cung cấp, tôi thấy nhiều bài viết thông tin về trận đánh do Quân đoàn 67, Đại quân khu Bắc Kinh tác chiến đã phải chịu thảm bại trong chiến dịch quân sự này. Sư đoàn 199 do Sư trưởng Túc Nhung Sinh con của Đại tướng Túc Dụ chỉ huy bị tổn thất nặng nề nhất. Sau trận này Túc Nhung Sinh bị huyền chức, chuyển qua công tác khác và 5 năm không được lên lon…
          Sau thảm bại của chiến dịch khai hỏa 31/5/1985, 1 lính Trung Quốc đã phản chiến bắn bị thương Quân đoàn trưởng Trương Chí Kiên, Túc Nhung Sinh nhanh chóng chui xuống bàn nên thoát chết, chỉ chết viên sĩ quan cảnh vệ… Người lính phản chiến này sau đó đã tự sát. Số thương vong cụ thể không thấy báo chí Trung Quốc đưa, chỉ thấy đưa sư đoàn 199, thuộc Đại quân khu Bắc Kinh đã tan tác trong chiến dịch quân sự này…
          Có trong tay các tài liệu do nhà ngoại giao Dương Danh Dy cung cấp, tôi bỏ tiền ra thuê dịch. Sau khi nghiên cứu các tài liệu của Trung Quốc, tôi tìm gặp một số CCB Vị Xuyên dò hỏi, kiểm chứng về các thông tin liên quan tới trận chiến 31/5/1985.
          Ngày 14/3/2012, nhân các CCB F 313 đã có cuộc gặp gỡ hàng năm tại thành phố Hà Giang, tại cuộc gặp này, tôi đã gặp và hỏi chuyện Đại tá Bùi Như Lạc, ông nguyên là Quyền Sư trưởng F 313 để hỏi thông tin về trận 31/5/1985.

          Nhân chứng 1: Đại tá Bùi Như Lạc, Quyền sư trưởng: Những ngày mưa, lính F 313 cởi truồng lên giữ chốt



Đại tá Bùi Như Lạc, Nguyên Q Sư trưởng F 313

          
          Tôi có hỏi Đại tá Bùi Như Lạc về trận đánh 31/5/198, (ông nhớ nhầm là năm 1986) ông cho biết: ông tham gia chỉ huy Sư 313 chiến đấu với Trung Quốc. Ông cho biết: Hồi đó chỉ huy Trung Quốc rất chủ quan, do sự khích lệ của trận 12/7/1984 ta phản công không thành, họ đã bắt loa lên tuyên bố quyết đánh để đẩy lùi Việt Nam sang phía bên kia suối Thanh Thủy. Để triển khai chiến dịch này, phía Trung Quốc tập trung 3 Quân đoàn của 3 quân khu: Đại Quân khu Thành đô, Đại Quân khu Bắc Kinh và Đại Quân khu Tế Nam…
Trong hình ảnh có thể có: 7 người, mọi người đang ngồi và trong nhà

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2019

Thanh Hóa: Hơn 900 giếng khơi ven sông Mã cạn trơ đáy bất thường

08:46, 12/03/2019

Từ đầu tháng 1 đến nay, 922 giếng nước của người dân bỗng cạn trơ đáy. (Ảnh: MINH HẢI)
Hơn 900 giếng nước của 6/7 thôn thuộc xã Yên Thọ, huyện Yên Định (Thanh Hóa) 2 tháng nay bỗng dưng mất nước bất thường, khiến người dân thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.
Gần 2 tháng nay, toàn xã Yên Thọ (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) có tới 6/7 thôn (trừ thôn Xuân Thái) đang thiếu nước sạch nghiêm trọng. Ước tính, gần 1000 hộ dân với 4000 nghìn nhân khẩu đang sống trong tình cảnh sử dụng nước sinh hoạt nhiễm bẩn, theo báo Công Lý.

Dịch bệnh tử vong không phải do vận số, mà là do nhục mạ Trời Đất

09:00, 12/03/2019

Dịch bệnh tử vong không phải do vận số, mà là do nhục mạ Trời Đất
Đế quốc La Mã vì bức hại tín ngưỡng Cơ Đốc giáo, phát động một đợt bức hại lớn thì dẫn đến một đợt dịch bệnh lớn. Sự thật lịch sử này đã chứng thực câu nói của Trần Đoàn: “Bệnh dịch tử vong không phải do vận số mà là do nhục mạ Trời nhục mạ Đất”.
Trần Đoàn (871 – 989), tên tự là Đồ Nam, hiệu là Phù Dao Tử là nhân vật nổi tiếng tu luyện Đạo gia vào những năm cuối thời Đường cho đến những năm đầu thời Tống. Tương truyền ông “ngủ một giấc 3 năm”, người đời sau tôn ông là “Trần Đoàn lão tổ”, “Thụy Tiên” (Ông Tiên ngủ), là tông sư của Đạo gia một đời. Trần Đoàn cả đời đã trước tác rất nhiều, trong các tác phẩm của ông có một tác phẩm truyền thế có tên là “Tâm tướng thiên”, lấy ý từ câu “tướng do tâm sinh”.
Tại sao mắc bạo bệnh tử vong và nguyên nhân sinh ra dịch bệnh
“Tâm tướng thiên” đã thoát khỏi bộ phương pháp xem tướng toán mệnh thông thường, đã nói cho thế nhân biết rằng: “Tướng mặt con người có tốt có xấu, căn bản là ở tâm. Vận mệnh tốt xấu từ tâm chúng ta là có thể biết được, mà hành vi là phản ứng của tâm, do đó có thể thông qua hành vi để xem tương lai họa phúc của một người. Tâm là cái gốc của tướng mạo, xem xét cái tâm thì có thể tự biết được tốt xấu. Hành vi là xuất phát từ cái tâm, xem xét hành vi thì có thể biết được họa phúc’”.

Mỹ 'cảnh cáo Đức hậu quả nếu dùng dịch vụ của Huawei'; Mỹ dọa dừng cấp tin tình báo cho Berlin nếu Đức dùng thiết bị Hoa Vi


Mai Vân


mediaLogo của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi (Huawei) quảng bá cho mạng 5G, ngày 12/02/2019.REUTERS/Dado Ruvic/File Photo
Đại sứ quán Mỹ tại Berlin hôm 11/03/2019 xác nhận rằng việc một đồng minh của Mỹ sử dụng các nhà cung cấp thiếu tin cậy khi xây dựng mạng lưới 5G có thể gây tổn hại cho chương trình chia sẻ thông tin tình báo của chính quyền Hoa Kỳ.
Lời xác nhận chung chung này đã minh họa cho nguồn tin được nhật báo Mỹ Wall Street Journal tiết lộ. Theo nội dung bức thư đề ngày 08/03 được nhật báo Wall Street Journal trích dẫn, Đại Sứ Mỹ Richard Grenell đe dọa là Washington sẽ ngừng cung cấp các thông tin tình báo cho Đức, nếu như nước này tiếp tục sử dụng thiết bị của tập đoàn công nghệ Trung Quốc để phát triển mạng lưới 5G trên lãnh thổ của mình.

Trung Quốc sẽ làm gì khi Hoa Kỳ gia tăng hiện diện ở Biển Đông?

RFA

Hình chụp vệ tinh các cơ sở quân sự được Trung Quốc xây dựng trên đá Chữ Thập, Trường Sa tính đến năm 2017
Hình chụp vệ tinh các cơ sở quân sự được Trung Quốc xây dựng trên đá Chữ Thập, Trường Sa tính đến năm 2017
Courtesy AMTI (CSIS)
Trung Quốc trong năm 2019 tăng chi tiêu cho ngân sách quốc phòng 7,5% và tốc độ tăng chi quốc phòng cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh căng thẳng ở khu vực Biển Đông leo thang.
Vấn đề được nêu ra, liệu rằng Trung Quốc sẽ có động thái quân sự nào khi Mỹ và đồng minh tăng cường hiện diện ở vùng biển Châu Á-Thái Bình Dương? Đài RFA ghi nhận ý kiến của giới chuyên gia trong phần sau.

Trung Quốc chuẩn bị cho chiến tranh?

Tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc Hội thường niên vào ngày 5 tháng 3, Trung Quốc cho biết chi khoảng 177 tỷ đô la Mỹ (USD) cho quốc phòng của nước này trong năm 2019. Mặc dù tỉ lệ tăng 7,5% trong năm nay thấp hơn tỉ lệ tăng 8,1% trong năm ngoái, tuy nhiên tốc độ tăng chi cho quốc phòng của Trung Quốc được nói là cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.

VNTB- ‘Đưa kinh tế ngầm vào GDP’: Bùi Trinh vs Nguyễn Xuân Phúc



Thường Sơn

(VNTB) - Đầu năm 2019, Tổng cục Thống kê của Thủ tướng Phúc lại ồn ào tổ chức vài cuộc hội thảo và thông tin cho báo chí về bản nhạc ‘phải đưa kinh tế ngầm vào GDP’ và ‘Nợ công Việt Nam 61,4% GDP, so với các nước khác không là gì!’ - như một cách trả lời không cần biết trời cao đất dày là gì của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm​​​​​ trước báo giới.

Nhưng trong một cuộc trao đổi với trang báo điện tử BizLIVE, TS. Bùi Trinh, chuyên gia thống kê, đã nêu ra một số lập luận thuyết phục mà qua đó gián tiếp chỉ ra những động cơ ẩn giấu của Thủ tướng Phúc và Tổng cục Thống kê về trong chiến dịch ‘đưa kinh tế ngầm vào GDP’.

“Khi cộng khu vực kinh tế chưa được quan sát (tạm gọi chung là kinh tế ngầm) vào GDP (tổng sản phẩm quốc nội) sẽ có nhiều cái lợi cho điều hành của Chính phủ. Lý do, cộng thêm con số thống kê này vào sẽ khiến quy mô GDP tăng lên, tỷ lệ nợ công/GDP và tỷ lệ bội chi/GDP giảm đi… nhưng thực tế con số tuyệt đối về nợ công và bội chi không giảm, dễ dẫn tới thành tích ảo” - ông Bùi Trinh mỉa mai.

   Chuyên gia thống kê Bùi Trinh.


Cũng theo TS. Bùi Trinh, thực tế vẫn tồn tại song song 02 khu vực trong hoạt động của một nền kinh tế: khu vực kinh tế quan sát được và khu vực kinh tế ngầm. Rõ ràng, hiện nay GDP của Việt Nam đang tính từ nền kinh tế quan sát được vẫn còn bị nghi ngờ. Vì thống kê cũng đang dựa nhiều vào ước lượng (có sai số). Nếu tính thêm khu vực kinh tế ngầm vào GDP nghĩa là lại ước lượng thêm một khoản vu vơ nữa thì rất nguy hiểm.

VNTB - Giao nhà thầu Trung quốc : Điểm liệt kinh tế - chính trị ở dự án đường cao tốc Bắc-Nam.


Trịnh Nhất Nam

VNTB - “Một con đường xuyên suốt quốc gia không đơn giản chỉ được hình thành do nhu cầu phát triển kinh tế mà còn liên quan rất lớn tới vấn đề an ninh quốc gia. Nếu giao cho nhà thầu đến từ một quốc gia với thái độ thù địch và đầy thủ đoạn như Trung quốc không chỉ là quá nguy hiểm mà còn tiếp tục khơi sâu mối nghi ngờ giữa người dân với chính quyền”.

Bản đồ đường cao tốc Bắc Nam


Truyền thông chính thống cho biết Đại sứ quán Việt Nam tại TQ đã giới thiệu nhà thầu là Tập đoàn Thái Bình Dương (China Pacific Construction Group - Trung Quốc) và Bộ Giao thông vận tải đã tiếp đoàn này bàn về việc đầu tư dự án đường cao tốc Bắc-Nam. Như vậy, về chính thức chưa có việc giao thầu cho nhà thầu Trung quốc nhưng dư luận trên mạng xã hội đã khá ồn ào và nhiều ý kiến khác nhau.

Đại sứ Việt Nam tiết lộ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sắp thăm Mỹ

Chuyến đến Việt Nam cuối tháng 2/2019 của Tổng thống Trump và các cuộc gặp gỡ của lãnh đạo cấp cao hai nước đã tạo những tiền đề thuận lợi cho chuyến thăm Mỹ sắp tới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Đây là chuyến thăm rất quan trọng, là trọng tâm của quan hệ Việt - Mỹ trong năm 2019.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp đón Tổng thống Mỹ Donald Trump./© Ảnh : Trí Dũng – TTXVN

Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc chia sẻ với VnExpress về định hướng hợp tác song phương và việc Hà Nội tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ — Triều Tiên lần hai mới đây.

- Tổng thống Mỹ đã có chuyến thăm Việt Nam khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh với Triều Tiên tháng trước, công tác chuẩn bị được thực hiện thế nào?

— Từ đầu 2019, Mỹ cân nhắc một số địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần hai với Triều Tiên, gồm Thái Lan, Mông Cổ, Việt Nam và một số nước châu Âu. Khi Mỹ thăm dò về việc này, chúng ta đã nói rõ sẵn sàng đăng cai tổ chức nếu Mỹ và Triều Tiên yêu cầu. Ngay khi đó, để chủ động, Việt Nam đã lên kế hoạch cho chuyến thăm của Tổng thống Trump. Chúng ta đã trông đợi Việt Nam trở thành điểm tổ chức Thượng đỉnh Mỹ — Triều lần đầu tiên, nhưng phải đến lần thứ hai này, điều đó mới thành hiện thực.

Vào đúng đêm mùng 1 Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, theo giờ Washington DC, tức sáng mùng 2 Tết theo giờ Hà Nội, Tổng thống Trump tuyên bố ông sẽ gặp Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại Việt Nam trong hai ngày 27/2 và 28/2.

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2019

CHÍNH PHỦ HÌNH NHƯ ĐANG BỊ "NGỌNG LÍU NGỌNG LÔ" VỀ 2 BỘ LUẬT ĐẶC KHU VÀ BIỂU TÌNH?


Bình luận

Luật về đặc khu: Xin rút rồi, bây giờ ra sao?

Chính phủ đã điểm lại tình hình chuẩn bị một số dự án luật đã xin rút ra khỏi chương trình các năm 2016, 2017, 2018, trong đó có Luật về đặc khu, Luật biểu tình

Tại tờ trình về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, Chính phủ đã điểm lại tình hình chuẩn bị một số dự án luật đã xin rút ra khỏi chương trình các năm 2016, 2017, 2018.
Luật về đặc khu: Xin rút rồi, bây giờ ra sao?
Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt đang được tiếp thu, nghiên cứu, chỉnh lý.
Về Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, Chính phủ cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 64/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 5, tại Thông báo số 116/TB-VPCP ngày 30/7/2018 của Văn phòng Chính phủ về kết luận tại buổi họp lần thứ 2 của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội xây dựng phương án chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật theo hướng xây dựng một luật chung.

THÀNH HỒ CÓ TIỀN XÂY NHÀ HÁT MÀ KHÔNG CÓ TIỀN TRẢ NỢ CHO NHẬT?

TPHCM muốn bố trí vốn xây nhà hát 1.500 tỷ đồng tại Thủ Thiêm

Dân trí Nhà hát giao hưởng - nhạc, vũ kịch được xây dựng tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2), với vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng. Dự án này được HĐND TPHCM phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 10/2018. 
>>Nhà hát Thủ Thiêm 1.500 tỷ nằm trong 10 sự kiện tiêu biểu 2018 của TPHCM 
>>Số tiền 1.500 tỷ xây nhà hát Thủ Thiêm được "để dành" từ 2014

Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM vừa có báo cáo gửi UBND TPHCM về tiến độ các dự án trọng điểm của ngành văn hóa và thể thao ở TP.
Theo Sở Văn hóa - Thể thao TP, dự án nhà hát Giao hưởng - nhạc và vũ kịch có vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng ở Thủ Thiêm, chủ đầu tư là Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp đang lập báo cáo tiền khả thi.
xay nha hat thu thiem.jpg
Nhà hát được xây dựng tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (ảnh: Phạm Nguyễn)
Thời gian thực hiện dự án từ năm 2019 đến 2022. Trong đó, năm 2019 - 2020, tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình và hoàn thành các thủ tục cần thiết để khởi công theo đúng quy định; năm 2021 - 2022, khởi công và thi công xây lắp phần bê tông cốt thép công trình; tháng 12/2022 sẽ hoàn thiện công trình và lắp đặt thiết bị.