Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

MỘT THẾ KỶ NGƯỜI VIỆT Ở VANUATU


Đất nước Vanuatu xa xôi ở Nam Thái Bình Dương nghe tên còn xa lạ với đa số chúng ta. Vậy mà ít ai biết rằng đây lại là nơi chôn nhau cắt rốn của hàng nghìn người dân Việt Nam. Người Việt từng đặt chân đến mảnh đất ấy cả trăm năm về trước, hình thành một trong những cộng đồng người Việt ở nước ngoài đầu tiên trong lịch sử. Ngày nay, con cháu của họ vẫn tiếp tục sinh sống tại nơi được mệnh danh là xứ sở hạnh phúc nhất thế giới này.
Trước khi độc lập vào năm 1980, Vanuatu có tên là New Hebrides. Cùng với New Caledonia, đây là hai quần đảo thuộc địa của thực dân Pháp tại Nam Thái Bình Dương, cách bờ đông Australia hai tiếng đi máy bay. Những người Việt Nam (trong văn bản của Pháp ghi Annamite) đầu tiên được ghi nhận đặt chân đến đây lại là phạm nhân và tù chính trị vào khoảng năm 1911. Năm 1923, 145 người lao động Bắc Kỳ đầu tiên chính thức đến New Hebrides theo diện mộ phu (tức là người phu được tuyển mộ). Những người này đi xuất khẩu lao động có hợp đồng năm năm ký với các công ty tuyển dụng của Pháp để vào làm trong các đồn điền. Cùng khoảng thời gian đó cũng có một số lượng lớn người lao động chọn đi làm công nhân mỏ ở New Caledonia. Những người nông dân Việt Nam gọi New Hebrides là Tân Đảo, còn New Caledonia là Tân Thế Giới.

NHỮNG BÍ ẨN QUÁI DỊ CỦA DỊCH CORONA, CHIẾN TRANH SINH HỌC DẦN LỘ DIỆN?


Đây là bài viết thuộc thuyết âm mưu, tuy có dẫn chứng rất nhiều nhưng tin hay không là do bạn. Nếu bạn muốn đọc một câu chuyện hay thì hãy bắt đầu cùng mình vén bức màn bí ẩn này cũng như tìm hiểu về Shi Zhengli (Thạch Chính Lệ), một chuyên gia Virus học hàng đầu thế giới đang làm việc tại Viện nghiên cứu Virus học Vũ Hán, người được cho là đã tạo ra Virus Corona.
Xâu chuỗi những nghi vấn bất thường.
Nghi vấn thứ nhất: Corona Virus đã được biến đổi gen để nguy hiểm với người già, ít nguy hiểm với trẻ em?
[1] Ngày 29/1, tờ Gulfnews đưa tin về một ca nhiễm Corona quái dị ở Vũ Hán. Khi cả gia đình bao gồm cha, mẹ, ông, bà đều nhiễm bệnh tuy nhiên đứa con trai 10 tuổi thì lại không hề có bất kì triệu chứng nào. Các bác sĩ chỉ phát hiện ra trên người cậu bé mang mầm bệnh khi được yêu cầu xét nghiệm, họ đã rất kinh ngạc nói rằng “cậu bé là ổ dịch không hề có triệu chứng” – y như một vũ khí sinh học di động vậy. Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc Phùng Tử Kiện phải thừa nhận rằng “Biểu hiện bệnh ở Trẻ em và trẻ sơ sinh là khá nhẹ trong khi những người lớn tuổi thì các triệu chứng cũng trầm trọng hơn"
Điều này là trùng khớp với những thông tin sơ bộ do phía Trung Quốc cung cấp về các trường hợp tử vong ở Vũ Hán, khi phần lớn các ca tử vong là người già trên 60 tuổi và đã có những bệnh khác trong người (gọi chung là tiền sử bệnh án - Pre Existing Condition), chứ chưa thấy đề cập về trẻ em và trẻ sơ sinh tử vong.
Nếu nói sức đề kháng con người là yếu tố quyết định để chống lại dịch cúm, thì trẻ em và người cao tuổi đều có hệ miễn dịch tương đối kém. Tại sao bệnh lại “có vẻ” chừa trẻ em ra?
Nếu đặt giả thuyết rằng Corona được biến đổi gen bởi Trung Quốc với mục đích ban đầu là phát tán sang Mỹ thì ngẫm nghĩ rất phù hợp. Dân số Mỹ có đến 40% là béo phì (một dạng tiền sử bệnh án tức là điều kiện quan trọng để virus gây tử vong). 82% dân Mỹ lại sống ở các thành thị, môi trường Virus rất dễ lây lan. Có thể nói nếu tâm dịch là ở Mỹ chứ không phải Trung Quốc thì chắc chắn dân Mỹ chết sẽ ngang ngửa Trung Quốc hoặc hơn, mặc cho những điều kiện về y tế hùng hậu. Corona Virus đưa tất cả giáo sư, tiến sĩ thâm niên mà Mỹ dày công chiêu mộ hàng chục năm nay vào trong tầm ngắm, tức là những nhân lực chất xám vô cùng quan trọng. Một đối tượng khác bị Virus “ưu tiên” là nam giới, với tỉ lệ mắc bệnh gấp 2 lần nữ giới. Là do hệ miễn dịch nữ giới mạnh hơn nam một cách bất thường hay vì Virus đã được biến đổi gen để đánh vào lực lượng chính trong mỗi quân đội?

Quạ đen bay rợp trời Trung Quốc, nhiều nơi u ám như thành phố ma

  Trung Quốc 46,697

Trong dịp Tết Nguyên đán, Trung Quốc đã bị cô lập hoàn toàn bởi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, giao thông khắp nơi gần như bị tắc nghẽn. Nhiều ngôi làng và đô thị không có một bóng người, giống như thành phố ma. Có một vài thành phố thời tiết sương mù u ám, mờ mịt như không có mặt trời, kỳ lạ hơn nữa là ở nhiều địa phương xuất hiện quạ bay kín trời.
Nhiều nơi ở Trung Quốc quạ bay kín bầu trời như thành phố ma (ảnh 1)
Các đàn quạ đen xuất hiện nhiều nơi trên bầu trời Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)
Trong những năm qua, sương mù nghiêm trọng đã xảy ra trên khắp Trung Quốc, từ Đông Bắc cho đến Bắc Kinh và Thiên Tân, từ Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Bắc, miền Trung và Tây Sơn Đông, từ Bắc Hà Nam cho đến miền Trung và miền Nam Giang Tô, Tây Bắc và Nam An Huy, Bắc Chiết Giang và Thượng Hải cho đến Hải Nam. Sương mù dường như có mặt ở khắp nơi, và hơn một nửa Trung Quốc bị rơi vào “thập diện mai phục”.

Trung Quốc thường gặp đại họa năm Canh Tý, liệu năm 2020 có thoát kiếp nạn?



31/01/20,
Trong lịch sử Trung Quốc, cứ đến năm Canh Tý liền xuất hiện rất nhiều những thiên tai nhân họa khó lường. Từ cuộc chiến tranh nha phiến thời Mãn Châu, cuộc nổi loạn của Nghĩa Hòa đoàn đến “Nạn đói lớn” khiến vô số người phải thiệt mạng. Năm 2020 cũng là năm Canh Tý, liệu Trung Quốc có thoát được kiếp nạn?
Trong lịch sử Trung Quốc, cứ đến năm Canh Tý liền xuất hiện rất nhiều những thiên tai nhân họa khó lường.Trong lịch sử Trung Quốc, cứ đến năm Canh Tý liền xuất hiện rất nhiều những thiên tai nhân họa khó lường. (Ảnh: Forbes)
Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, cách tính năm dựa theo thiên can địa chi được sử dụng để ghi lại thời gian và lịch sử. Năm 2020, thiên can đối ứng là Canh, địa chi là Tý, vậy nên được gọi là năm Canh Tý. Năm Canh Tý trong cách tính lịch Can Chi của Trung Hoa, được coi là một năm bất bình thường, vậy nên dân gian thường có cách nói “Canh Tý chi tai” (tai họa năm Canh Tý), “Canh Tý đại khảm” (năm Canh Tý là năm hiểm họa lớn).
Trong học thuyết Âm dương Ngũ hành của Trung Quốc, Canh thuộc về Dương Kim, Tý thuộc về Dương Thủy. Kim sinh Thủy, nhìn bề mặt nó có dấu hiệu tốt lành, nhưng lịch sử đã chứng minh rằng năm Canh Tý là năm bất thường. Bởi vì Canh Kim lại tượng trưng cho binh đao và gió mạnh, gặp nước thì hình thành thế mưa gió đan xen, vậy nên năm Canh Tý thường diễn ra những thảm họa lớn.
Có thể thấy, vào những ngày đầu tiên của năm 2020, phong trào biểu tình phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông một lần nữa nổ ra cuộc biểu tình quy mô lớn trên đường phố với hàng triệu người, cả thế giới đều đang theo dõi cuộc khủng hoảng Hồng Kông.
Tại Trung Quốc và Nội Mông Cổ, những tin tức bất lợi liên tiếp kéo đến như bệnh dịch hạch Bắc Kinh, bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân ở Vũ Hán, vi khuẩn Brucella (gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên người và động vật) xuất hiện ở Lan Châu… các tin tức không tốt liên tiếp kéo đến. Trong năm 2020 còn có những sự kiện lớn gì sẽ xảy ra?

Những sự kiện lớn xảy ra vào những năm Canh Tý trong lịch sử gần đây ở Trung Quốc

Năm Canh Tý 1840, chiến tranh nha phiến lần thứ nhất nổ ra, các cường quốc châu Âu buộc triều đình Mãn Thanh phải bãi bỏ chính sách “bế quan tỏa cảng”, mở ra cánh cửa đã đóng kín với thế giới nhiều năm.
Năm Canh Tý 1900, vương triều Mãn Thanh để mặc cho Nghĩa Hòa đoàn nổi loạn giết hại người ngoại quốc, khiến cho liên quân 8 nước tấn công vào thành Bắc Kinh. Cuối cùng, nhà Thanh phải bồi thường 450 triệu lượng bạc cho các nước một cách ô nhục, khoản tiền này được sử sách gọi là “Khoản bồi thường năm Canh Tý”.
Năm Canh Tý 1960, Trung Quốc xảy ra “Nạn đói lớn” với số người chết nhiều nhất trong lịch sử thế giới. ĐCSTQ sau khi cướp được chính quyền, đã thông qua một loạt các cuộc vận động như Cải cách ruộng đất, Tam phản Ngũ phản, v.v… để thanh trừ giai tầng địa chủ và phần tử tri thức, sau đó lại chĩa con dao đồ tể về phía những người nông dân, phát động phong trào “Đại nhảy vọt” và “Công xã nhân dân”.
Hàng chục triệu người dân Trung Quốc bị chết vì đói trong thời kỳ Đại nhảy vọt, mà không phải là thiên tai tự nhiên như Bắc Kinh tuyên truyền.Hàng chục triệu người dân Trung Quốc bị chết vì đói trong thời kỳ Đại nhảy vọt, mà không phải là thiên tai tự nhiên như Bắc Kinh tuyên truyền. (Ảnh: Hulianwang)
Hậu quả trực tiếp là đã tạo ra “Nạn đói lớn” kéo dài 3 năm dẫn đến cái chết của 36 đến 45 triệu người dân vô tội. Tổng số người chết gấp 3 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất và bằng 70% số người chết trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Năm 1960 chính là thời gian đỉnh điểm của “Nạn đói lớn”.

Năm Canh Tý 2020, dịch viêm phổi Vũ Hán có thể trở thành đại dịch mang tính toàn cầu

Mặc dù dịch tả lợn năm 2018 và bệnh dịch hạch – cái chết đen năm 2019 đến nay vẫn đang hoành hành ở Trung Quốc, nhưng điều đáng lo ngại nhất đối với người dân Trung Quốc bây giờ là viêm phổi Vũ Hán, còn được gọi là “bệnh SARS mới”.
Dịch SARS bùng phát ở Trung Quốc đại lục năm 2002, đến nay vẫn không khỏi khiến cả thế giới bàng hoàng. Bệnh viêm phổi Vũ Hán lúc đầu được đánh giá là một chủng virus Corona mới, vốn là họ hàng gần của virus SARS, nhưng nó thậm chí còn đáng sợ hơn rất nhiều.
Sau khi nhiều nước trên thế giới xác nhận trường hợp nhiễm virus Corona ở Vũ Hán, ĐCSTQ đã buộc phải thay đổi giọng điệu. Cuối cùng, họ thừa nhận rằng bệnh viêm phổi Vũ Hán có thể truyền từ người sang người, thuận theo số ca mắc bệnh không ngừng gia tăng, đến nay đã vượt ngoài tầm kiểm soát.
Tính đến ngày 30/1, số người tử vong vì virus corona mới là 170, toàn bộ đều ở Trung Quốc. Số ca bệnh mới được xác nhận ở nước này cũng tăng lên đến 7.771, trong khi 81.000 người khác đã được đưa vào diện theo dõi, theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc.
Theo nguồn tin được công bố từ các nước trên thế giới, hiện nay các nước như: Thái Lan, Malaysia, Singapore; Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Úc, Nepal, Pháp và Hoa Kỳ đã xác nhận có trường hợp lây nhiễm.
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ đi cùng một bệnh nhân vào một bệnh viện ở Vũ Hán hôm 26/1/2020.Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ đi cùng một bệnh nhân vào một bệnh viện ở Vũ Hán hôm 26/1/2020. (Ảnh: RFA)

Nguyên nhân tai nạn năm Canh Tý

Không chỉ riêng Trung Quốc, năm Canh Tý có thể coi là năm đại họa toàn cầu. Trên thế giới cũng từng xảy ra rất nhiều những thiên tai nhân họa lớn vào năm Canh Tý.
Năm Canh Tý 1900: Ấn Độ xảy ra nạn đói khiến mấy triệu người chết đói. Làn sóng bãi công nổ ra ở châu Âu. Chiến tranh Nam Phi nổ ra, người chết khắp nơi.
Năm Canh Tý 1960: 17 nước châu Phi lần lượt tuyên bố độc lập, được gọi là “Năm châu Phi độc lập”. Nước Mỹ chính thức đưa quân tham gia Chiến tranh Việt Nam. Động đất lớn cấp 9,5 xảy ra ở Chile, đây là trận động đất “phá kỷ lục nhân loại” – khiến 140.000 người tử vong.
Năm nhiều “đại tai nạn” như thế này, cứ 60 năm luân hồi một lần. Nó giống như quỹ đạo ngôi sao, cứ lặng lẽ vô hình khiến lịch sử tương tự tuần hoàn lặp lại.
Năm Canh Tý nạp âm là Bích thượng Thổ (đất trên tường), Mậu Thổ thành mây. Mậu Quý hóa Hỏa, Hỏa là mặt trời, do đó là mây đỡ mặt trời, là đất khí quá phu hư. Nếu được trọng Thổ tương trợ thì Thủy Mộc bất cương, gặp Quan Quỷ mà không bị hình pháp thì suy yếu tự bảo. Thủy Thổ cùng cung, Tý là mũi nhọn, cùng cực tất phản, thịnh ở Hợi mà suy ở Tý, dương xuất âm phục.
Giới phong thủy có câu cổ ngữ rằng: “Thầy hàng đầu xem tinh đẩu, thầy loại 2 xem thủy khẩu, thầy loại 3 đi khắp núi”. Thầy phong thủy giỏi thực sự thì giỏi quan sát thiên tượng, từ sự vận hành của tinh tú để dự đoán đại sự trong thiên hạ. Ví như Cửu cung phi tinh của Huyền không phong thủy chính là vận dụng thiên tượng trong phong thủy học.
Có 3 đường ảnh hưởng đến phong thủy lớn của Trái đất, đó là Nhật Mộc tuyến, Thổ Nhật tuyến và đường có uy lớn hơn là Ngân Nhật tuyến. Các loại tai nạn trong năm Canh Tý có quan hệ mật thiết với Trái đất và đường Ngân Nhật tuyến. Trái đất nằm ở hệ Mặt trời, Mặt trời lại nằm trong hệ Ngân Hà, do đó trong vũ trụ thì ảnh hưởng lớn nhất đến Trái đất chính là Mặt trời và hệ Ngân Hà.
Khi Trái đất vận hành đến vị trí giữa Mặt trời và trung tâm hệ Ngân Hà thì 3 điểm nằm trên 1 đường thẳng, sự tình thần kỳ sẽ xảy ra. Vị trí đồng trục đặc thù này sẽ gây ra 3 không gian bị cong, giống giống như 3 cái ăng-ten parabol lớn phát tín hiệu, từ đó hình thành hiện tượng cộng hưởng năng lượng đặc biệt.
Ba hành tinh Thổ, Mộc và trái đất hội tụ ở chu kỳ đường Ngân Nhật tuyến, đó chính là 60 năm luân hồi 1 lần. Khi hai hành tinh này cũng chuyển động đến đường Ngân Nhật tuyết thì sẽ không còn hữu hảo với người em trái đất nhỏ bé nữa.Ba hành tinh Thổ, Mộc và Trái đất hội tụ ở chu kỳ đường Ngân Nhật tuyến, đó chính là 60 năm luân hồi 1 lần. (Ảnh: Shutterstock)
Sự cộng hưởng này tương đương với sự phóng đại của sóng năng lượng và quang tuyến lên hàng ức vạn lần, rồi sau đó 2 mặt bao bọc Trái đất, gây can nhiễu từ trường, tự nhiên sẽ gia tăng các loại phản ứng bất thường của sinh vật trên Trái đất.
Hai người hàng xóm to lớn của Trái đất chúng ta là sao Thổ và sao Mộc. Trong hệ Mặt trời, sao Thổ và sao Mộc có thể tích lớn nhất, ảnh hưởng đến Trái đất cũng lớn nhất.
Lực hấp dẫn của những hành tinh khổng lồ này khiến Trái đất giữ được quỹ đạo vận hành ổn định gần hình tròn, từ đó giúp Trái đất có được sự chiếu sáng liên tục ổn định của Mặt trời. Đây là nền tảng để các sinh mệnh phồn vinh, hưng thịnh.
Nhưng khi hai hành tinh này cũng chuyển động đến đường Ngân Nhật tuyết thì sẽ không còn hữu hảo với người em Trái đất nhỏ bé nữa. Ba hành tinh Thổ, Mộc và Trái đất hội tụ ở chu kỳ đường Ngân Nhật tuyến, đó chính là 60 năm luân hồi 1 lần. Cứ vào năm này mỗi 60 năm lại chính là năm Canh Tý.
Năm 2020 chính là năm Canh Tý đầu tiên của thiên niên kỷ. Do Trái đất tự xoay chuyển và lại chuyển động quanh Mặt trời nên cứ mỗi 2000 năm thì sao Bắc Cực lại xảy ra biến hóa, chúng ta gọi là hiện tượng “tuế sai”. Tuế sai năm 2020 song hành cùng năm Canh Tý, tương đương với cộng dồn biến hóa kép, khiến Trái đất chúng ta càng không gánh chịu nổi.
Gia Hưng (Theo NTDTV)

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2020

Sự thật việc chân long giáng thế ở Liêu Ninh năm 1934

  Khám phá sinh mệnh  1,331

Hơn 80 năm trước, vùng Doanh Khẩu tỉnh Liêu Ninh xảy ra sự kiện Chân Long giáng thế, tương truyền đó là con rồng thật cuối cùng của Trung Quốc. Sự kiện chấn động cả thế giới này đã làm thay đổi toàn bộ nhận thức về rồng Trung Quốc của toàn nhân loại.
Sự thật việc chân long giáng thế ở Liêu Ninh năm 1934 - ảnh 1
Rồng là biểu tượng của điềm lành trong các thần thoại và truyền thuyết phương Đông. (Ảnh: Pinterest) 
Rồng là thần thú trong các thần thoại và truyền thuyết của Trung Quốc và cả khu vực Đông Nam Á, là biểu tượng của điềm lành. Văn hóa Long tộc cũng là một trong những nền văn hóa truyền thống mang tính đại diện cho dân tộc Trung Hoa và các dân tộc khác của Đông Nam Á, trở thành một bộ phận cấu thành nên văn hóa thần truyền vẫn được lưu truyền và kế thừa qua nhiều thế hệ suốt trăm ngàn năm qua ở mảnh đất Thần Châu.

Quạ đen bay rợp trời Trung Quốc, nhiều nơi u ám như thành phố ma

  Trung Quốc  238

Trong dịp Tết Nguyên đán, Trung Quốc đã bị cô lập hoàn toàn bởi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, giao thông khắp nơi gần như bị tắc nghẽn. Nhiều ngôi làng và đô thị không có một bóng người, giống như thành phố ma. Có một vài thành phố thời tiết sương mù u ám, mờ mịt như không có mặt trời, kỳ lạ hơn nữa là ở nhiều địa phương xuất hiện quạ bay kín trời.
Nhiều nơi ở Trung Quốc quạ bay kín bầu trời như thành phố ma (ảnh 1)
Các đàn quạ đen xuất hiện nhiều nơi trên bầu trời Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)
Trong những năm qua, sương mù nghiêm trọng đã xảy ra trên khắp Trung Quốc, từ Đông Bắc cho đến Bắc Kinh và Thiên Tân, từ Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Bắc, miền Trung và Tây Sơn Đông, từ Bắc Hà Nam cho đến miền Trung và miền Nam Giang Tô, Tây Bắc và Nam An Huy, Bắc Chiết Giang và Thượng Hải cho đến Hải Nam. Sương mù dường như có mặt ở khắp nơi, và hơn một nửa Trung Quốc bị rơi vào “thập diện mai phục”.

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2020

Lenin lần đầu gọi 'trí thức là phân' trong thư gửi Gorky

GorkyBản quyền hình ảnhUNIVERSAL HISTORY ARCHIVE
Image captionAlexander Bogdanov (trái) chơi cờ với Lenin (phải) khi hai người đến thăm Maxim Gorky ở Capri, Ý năm 1908. Đây là giai đoạn các nhà hoạt động Nga sống lưu vong ở châu Âu
Không phải Mao Trạch Đông mà Lenin mới là nhà cách mạng lần đầu gọi trí thức cũ là 'cục phân' trong thư gửi Gorky năm 1919.
Dù câu "Trí thức là cục phân" thường được gán cho lãnh tụ Trung Quốc, ông Mao Trạch Đông, nhưng cách dùng từ này được Vladimir Lenin viết ra trong văn bản từ trước đó.
Trong lá thư viết hôm 15/09/1919, Lenin bàn luận với nhà văn Maxim Gorky về nhà thơ Vladimir Korolenko và lên án "giới trí thức tư sản".
Mở đầu thư, Lenin cập nhật cho Gorky một số tin nhân sự và giải thích việc bắt nhóm Đảng Dân chủ Lập hiến:
Aleksei Maksimovich thân mến,
Tôi gặp Tankov, và trước khi ông ấy tới thăm, và trước khi nhận thư của anh, chúng tôi đã quyết định tại Tseka (Trung ương Đảng) bổ nhiệm Kamenev và Bukharin vào phụ trách công tác đánh giá lại các vụ bắt giữ bọn trí thức tư sản thuộc nhóm Kadet (Constitutional Democrat), rồi đã cho thả ra.

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2020

Nguyễn Tiến Trung - Phản hồi tác giả Lê Văn Bảy về thảm kịch Đồng Tâm

Đăng bởi: Kiên Phạm on Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2020 | 24.1.20


Thảm kịch Đồng Tâm
Vừa qua tác giả Lê Văn Bảy có gửi BBC Tiếng Việt bài viết bày tỏ quan điểm của ông về thảm kịch Đồng Tâm với tựa đề “Cụ Kình và những mạng người đánh đổi đất ở Đồng Tâm, ai thắng, ai thua?” Trong đó ông Bảy đã bỏ công ra nghe lại những video clip, cho thấy cảnh cụ Lê Đình Kình, con của cụ là anh Lê Đình Công, và nhiều người nữa chủ trì các phiên họp của dân xã Đồng Tâm với nội dung thề hy sinh để giữ đất, trong đó có rất nhiều lời lẽ đe dọa bạo lực đã được đưa ra.

Tôi đồng ý với tác giả Lê Văn Bảy là không nên sử dụng bạo lực và cũng không nên đe dọa sử dụng bạo lực. Việc phải dùng đến bạo lực mà không có lý do chính đáng đều là vi phạm đạo lý và pháp luật.

Ở đây tôi nhấn mạnh thêm chữ “đạo lý” vì “pháp luật” do nhà cầm quyền đưa ra có rất nhiều chỗ không phù hợp với “đạo lý”, mà bất công, thiên vị. Chỉ cần xem lại những bài viết trên báo chí chính thống về việc cướp đất ở Thủ Thiêm là rõ cả. Hàng vạn dân Thủ Thiêm bị lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, ròng rã khiếu kiện “đúng pháp luật” hơn 20 năm trời nhưng vô ích. Họ đã sử dụng mọi phương cách mà “pháp luật” của nhà cầm quyền cho phép nhưng đến bây giờ công lý vẫn chưa đến với họ. Những kẻ thủ ác vẫn chưa phải ra trước vành móng ngựa.

Có thật dân Đồng Tâm “hung hăng”, “hung tợn”?

Nếu không hiểu rõ ngọn nguồn sự việc thì người đọc sẽ rất dễ đi đến kết luận như ông Lê Văn Bảy là người dân Đồng Tâm “hung tợn” khi đe dọa tấn công, giết bất kỳ ai dám xâm phạm đất nông nghiệp cày cấy của họ. Một tiếng đồng hồ trước khi cuộc tấn công của cảnh sát cơ động vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, nghĩa là vào khoảng 3h sáng 9/1/2020, người dân Đồng Tâm đã quay clip truyền trực tiếp trên mạng, thề quyết tử giữ đất.

Khi nhìn những hình ảnh đó, thật sự tôi không hề nhìn thấy trong đó sự “hung tợn”, mà tôi chỉ thấy sự tuyệt vọng. Việc đổ quân về xã Đồng Tâm của cảnh sát cơ động đã diễn ra rầm rộ trước đó và người dân cũng đã đưa ra những hình ảnh cho thấy có cả xe bọc thép có thể bắn đạn phòng không 12 ly 7, xe có đại bác âm thanh để giải tán đám đông,…

Tôi tuyệt vọng vì tôi biết người dân Đồng Tâm sẽ không có cơ hội nào chiến thắng để giữ gìn mảnh đất cày cấy của họ. Nhưng tôi vẫn tin rằng những người trong tổ Đồng Thuận sẽ bị bắt và bị đem ra tòa để xét xử chứ không đến nỗi cụ Lê Đình Kình bị giết, còn ba chiến sỹ cảnh sát cơ động chết một cách kỳ quặc là cả ba cùng rơi xuống hố, và bị người dân, dù trong hoàn cảnh bị truy đuổi, vẫn có đủ thời gian, ung dung quay lại tưới một lượng xăng rất lớn xuống để đốt cháy. Có lẽ dân được trang bị áo chống đạn nên đạn của cảnh sát cơ động bắn trong lúc truy kích không làm gì được họ?

Nếu nhớ lại khủng hoảng Đồng Tâm hồi tháng 4/2017, những người lính cảnh sát cơ động khi được dân thả ra đã vái lạy cảm ơn dân, có thể nói người dân Đồng Tâm lương thiện, tử tế như thế nào. Dân Đồng Tâm khi đó đã làm mọi cách để tiếng kêu của họ thấu tới Bộ Chính trị, thấu tới trung ương, họ vẫn cho rằng việc cướp đất cày cấy của họ chỉ do lòng tham của các quan chức địa phương.

Từ đó mới thấy việc vu vạ cho dân Đồng Tâm và Tổ Đồng Thuận là “khủng bố”, “hung tợn” thật sự không thuyết phục nổi tôi. Những lời đe dọa sử dụng bạo lực của họ được quay và phát trực tiếp trên Facebook, Youtube, những lời cầu xin của họ xin cộng đồng mạng chia sẻ để người dân cả nước hiểu rõ hoàn cảnh của họ, để cộng đồng quốc tế chú ý tới họ, cho thấy họ luôn muốn công luận lên tiếng bênh vực họ, và họ cũng mong muốn nhà cầm quyền khi thấy công luận đã chú ý quá nhiều thì sẽ không dám sử dụng bạo lực trái pháp luật. Nếu thật sự họ có ý sử dụng bạo lực hay có “âm mưu” gì, thì chẳng việc gì họ phải công khai lên mạng xã hội vì chắc chắn công luận sẽ lên án họ.

Người dân Đồng Tâm đã tuyệt vọng cầu cứu trên mạng xã hội, họ cũng ráng lên gân đe dọa bạo lực mong nhà cầm quyền nghĩ lại, nhưng tôi và nhiều người dân Việt Nam khác cũng tuyệt vọng không kém khi chỉ biết chia sẻ lại những lời cầu cứu của họ và gửi đến càng đông người biết hoàn cảnh của họ càng tốt.

Công an là người dối trá trước 

Ông Lê Văn Bảy cũng viết: “Thời này không thể dùng bạo lực. Người dân lại càng không thể thách thức dùng bạo lực với chính quyền. Dân Việt Nam, mới được yên tiếng súng và máu đổ vài mươi năm, đến tận giờ vẫn ngày ngày rao tin đi tìm xương cốt của người thân chết trong cuộc chiến, càng không ưa gì bạo lực”.

Những lập luận ông Bảy đưa ra trong bài viết nhằm mục đích cho dư luận thấy chính người dân Đồng Tâm là người kích động bạo lực nhưng thật ra thì ngược lại. Chính nhà cầm quyền đã dối trá và sử dụng bạo lực trước với cụ Lê Đình Kình vào ngày 17/4/2017 khi họ lừa cụ ra đồng Sênh để chỉ mốc giới nhưng rồi cụ bị họ đập gãy chân, và mất ba ngày họ mới cho bác sĩ cấp cứu. Cụ Kình đã làm đơn tố cáo nhưng không ai giải quyết.

Chính từ thời điểm nhà cầm quyền quyết định sử dụng bạo lực với dân đã khiến người dân không còn tin nhà cầm quyền. Đừng vu vạ cho dân sử dụng bạo lực trước mà người sử dụng bạo lực trước là nhà cầm quyền.

Sự thật là dân Đồng Tâm làm ăn yên ổn hàng ngàn năm nay ở đồng Sênh, tại sao từ khi có chuyện nhà cầm quyền đòi cưỡng chế đồng Sênh thì họ mới phản ứng dữ dội như vậy? Cần phải nói rõ nguyên nhân khiến người nông dân hiền lành chân chất phải viện đến bạo lực khi bị bức bách tới đường cùng là từ nhà cầm quyền muốn lấy đất của họ, và đã sử dụng bạo lực với họ trước.

Một xã hội “dân chủ, công bằng, văn minh” sẽ không có chuyện nhà cầm quyền được phép sử dụng bạo lực với người dân ngoài các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, dân có quyền chống trả những người dù thuộc nhà nước nhưng đi tấn công dân, không hề theo quy định pháp luật gì.

Thật vậy, chính Bộ Công an cũng xác nhận rằng, việc tấn công vào nhà cụ Lê Đình Kình hoàn toàn không có lệnh bắt giữ, không có quyết định khởi tố vụ án, không có lệnh lục soát, mà là phạm tội quả tang. Nếu thật sự Tổ Đồng Thuận có tội thì công an đã phải khởi tố vụ án ngay khi có lời đe dọa sử dụng bạo lực, ra quyết định khám xét nhà để tìm kiếm hung khí, hoặc thật sự bắt quả tang những người dân Đồng Tâm chống đối lại việc xây tường bao sân bay Miếu Môn. Đó là những việc tối thiểu theo đúng quy định pháp luật mà Bộ Công an phải làm.

Vậy phải chăng ở đây nên khởi tố chính quyền Hà Nội, công an Hà Nội hay Bộ Công an về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và ra tay sử dụng bạo lực với dân trước?

Điều khôi hài nhất là chính Bộ Công an trong vòng 5 ngày đã đưa ra 3 lời kể khác nhau về thảm kịch Đồng Tâm. Từ đó khiến tất cả những lời giải thích, những lời vu vạ cho người dân Đồng Tâm của Bộ Công an và hệ thống báo chí nhà nước trở nên vô nghĩa. Ông bà ta đã nói “một sự bất tín, vạn sự bất tin”.

Kịch bản 1: Sáng 9/1/2020, Bộ Công an thông báo: “Trong quá trình xây dựng, sáng 9-1-2020một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng… tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả 3 cán bộ chiến sĩ Công an hy sinh, 1 đối tượng chống đối chết, 1 đối tượng bị thương”.

Kịch bản 2: Ngày 11/1/2020, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an, cho biết: “Sáng 9/1, tổ công tác đi vào cổng làng Hoành đã bị ‘một số người sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng… tấn công’, dẫn đến thương vong và hàng chục người bị bắt”. Như vậy là kịch bản 2 phủ nhận kịch bản 1 ở chỗ là dân không hề kéo ra chống đối những người đang xây tường bao sân bay Miếu Môn mà dân tấn công vào một “tổ công tác” đang đi vào cổng thôn Hoành.

Kịch bản 3: Sáng 14/1/2020, Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an, kể rằng có rất nhiều chốt cảnh sát xung quanh thôn Hoành và chốt thứ 16 ở cổng thôn Hoành bị tấn công. Do bị bắt quả tang phạm tội nên cảnh sát cơ động có quyền đuổi theo những người dân phạm tội và tiêu diệt họ. Cũng có nghĩa là không hề có “tổ công tác” nào đi vào thôn Hoành lúc rạng sáng mà dân đã tấn công một chốt cảnh sát cố định đóng ở đầu thôn.

Từ việc Bộ Công an đưa ra ba kịch bản khác nhau, nên người dân có quyền nghi ngờ và không tin chính Bộ Công an nói riêng và nhà cầm quyền nói chung, chứ không phải do dân tự lan truyền thông tin thất thiệt trên mạng xã hội Facebook như nhà cầm quyền cáo buộc.

Khuất tất về những cái chết ở Đồng Tâm 

Về cái chết của cụ Lê Đình Kình, ở kịch bản 2, tướng Tô Ân Xô cho biết: “qua khám nghiệm, trên tay ông Kình cầm một trái lựu đạn”. Việc một xác chết còn có thể “cầm” lựu đạn là chuyện phi logic, phản khoa học. Ông bà ta từng nói “nhắm mắt xuôi tay”. Làm sao một người chết có thể cầm nắm vật gì nữa?

Và giả sử chuyện hoang đường này có thật thì lực lượng cảnh sát cơ động đã phải gỡ lựu đạn ra khỏi tay cụ Kình ngay lập tức và vô hiệu hóa nó, bảo đảm nó không có khả năng phát nổ, chứ không thể “hồn nhiên” khiêng một cái xác đang “cầm lựu đạn” đến cho các bác sĩ khám nghiệm tử thi. Và nếu điều đó có thật, tại sao Bộ Công an không đưa ra bất kỳ tấm ảnh nào cụ Kình khi chết vẫn cầm lựu đạn để các nhà khoa học pháp y tham khảo? Tôi thách thức Bộ Công an có thể chứng minh một người khi chết mà trong tay có thể cầm nắm bất cứ vật gì.

Lực lượng cảnh sát cơ động có thể dễ dàng khống chế, bắt giữ những người trẻ khỏe, nghĩa là nguy hiểm hơn cụ Kình rất nhiều nhưng lại phải nổ súng bắn chết cụ Kình, cho thấy một điều khuất tất nữa là tại sao cảnh sát cơ động phải làm như vậy? Ai đã ra lệnh hành quyết cụ Lê Đình Kình? Và ai là người trực tiếp bắn cụ Kình?

Chánh Văn phòng UBND huyện Mỹ Đức, ông Trịnh Xuân Viết, cho biết, ở kịch bản 2: “Ông Kình bị ngạt khói, sau đó được đưa đi viện và 7h sáng nay, thi thể ông được bàn giao cho gia đình“. Tuy nhiên, hình ảnh và video clip trên mạng xã hội cho thấy cụ Lê Đình Kình đã bị bắn nhiều phát đạn vào chân, vào tim và vào đầu. Hoàn toàn không có chuyện cụ chết vì ngạt khói.

Tức là, nhà cầm quyền đã nói dối hoàn toàn về cái chết của cụ Lê Đình Kình.

Tôi cũng cực kỳ băn khoăn về cái chết của ba chiến sĩ cảnh sát cơ động. Tôi đã từng đi lính ở Trung đoàn Gia Định và được huấn luyện về cách di chuyển chiếm mục tiêu trong quân sự. Theo đó, khi hành quân hay khi đánh trận, các chiến sĩ luôn giữ khoảng cách xa nhau để tránh “chết chùm”. Khi chiếm trận địa thì chiến sĩ đi đầu chiếm vị trí an toàn thì chiến sĩ phía cuối đội hình mới tiến lên vượt qua chiến sĩ đi đầu để chiếm vị trí an toàn tiếp theo. Người băng lên chiếm vị trí trên trận địa luôn được các đồng đội bắn yểm trợ.

Không bao giờ có chuyện cả ba chiến sĩ cùng đi một lúc để cùng chết một lúc tại cùng một địa điểm. Không cần phải được huấn luyện về quân sự mới nhận ra sự vô lý trong câu chuyện kể của tướng Lương Tam Quang ở kịch bản 3. Các bạn chỉ cần xem các phim hành động của Mỹ thì cũng thấy được như vậy.

Hơn nữa, tướng Lương Tam Quang còn kể rõ là “Tổ công tác gồm 3 cán bộ là đại tá Nguyễn Huy Thịnh (Phó trung đoàn trưởng Trung đoàn CSCĐ Thủ đô), thượng úy Dương Đức Hoàng Quân (cán bộ Trung đoàn CSCĐ Thủ đô) và đại úy Phạm Công Huy (cán bộ Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ số 3 TP Hà Nội) khi đuổi bắt nhóm chống đối trên trần tầng 1 đã bị ngã xuống hố kỹ thuật sâu gần 4 m… Lập tức các đối tượng đã sử dụng bom xăng, đổ xăng ra can, tưới xuống và đốt…

Tôi chắc chắn một điều là những người dân đang bị truy đuổi, nghĩa là họ đang tìm cách trốn chạy, không thể có đủ thời gian quay lại để tưới một lượng xăng rất lớn xuống hố rồi châm lửa đốt. Làm sao họ có thể làm điều đó giữa cơn mưa đạn của cảnh sát đang cứu nguy cho đồng đội của mình? Và tại sao có đội chữa cháy ở ngay đó mà lại để đồng đội mình chết cháy? Để thiêu chết ba người cần một lượng xăng rất lớn và thời gian dài.

Là một người Việt Nam và đã từng đi lính nghĩa vụ quân sự, tôi coi các chiến sĩ cũng là đồng bào, là đồng đội của tôi. Việc Bộ Công an đưa ra thông tin về cái chết của ba chiến sĩ trên hết sức sơ sài và vô lý, khiến tôi cũng hết sức bức xúc.

Cái chết của họ cần phải được làm rõ chứ không thể nhanh chóng tặng huân chương Chiến công rồi phát động toàn quân học tập tấm gương của họ để khỏa lấp sự vô lý trong cái chết của họ. Chắc chắn họ cũng không thể nhắm mắt thanh thản khi cái chết của họ không được minh bạch hoặc có những người lợi dụng nó để vu vạ cho những người còn đang sống.

Mạng sống của bất kỳ người Việt nào cũng đều quý giá. Trong vụ án giết người ở Đồng Tâm này, Bộ Công an cần tiến hành phục dựng hiện trường một cách công khai, minh bạch, trước sự chứng kiến của các chuyên gia, nhà báo độc lập, và cả các cơ quan quốc tế độc lập như Liên Hiệp Quốc, Liên minh châu Âu. Có như vậy mới giải tỏa được thắc mắc trong dư luận về cái chết của những người Việt tại Đồng Tâm trong thảm kịch rạng sáng 9/1/2020.

Tư pháp Việt Nam còn quá nhiều bất cập

Trong thảm kịch này, chính lực lượng cảnh sát cơ động thuộc Bộ Công an đã gây ra cái chết của cụ Lê Đình Kình. Tuy nhiên, chính công an lại là người điều tra vụ án, và cũng chính công an độc quyền cung cấp thông tin cho báo chí. Điều này rõ ràng không thể bảo đảm một cuộc điều tra và xét xử công bằng.

Hình ảnh video cụ Dư Thị Thành, vợ cụ Lê Đình Kình, tố cáo công an đã đánh đập cụ bắt cụ phải khai nhận là “ở nhà cầm lựu đạn”, cho thấy rõ rằng không thể có công lý khi công an độc quyền điều tra vụ án.

Không phải đến giờ này những bất cập của ngành tư pháp, tòa án Việt Nam mới lộ ra, ở đây tôi chỉ nêu trường hợp bị cướp đất tương tự của người dân Thủ Thiêm. Họ đã ròng rã kêu oan hơn 20 năm nhưng đến giờ này không có tòa án nào xử cho họ, các cơ chế gọi là đại diện cho dân như Hội đồng nhân dân, Hội phụ nữ,… hoàn toàn không có tác dụng gì.

Khoản 2, điều 103, Hiến pháp 2013, quy định rõ: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”.

Thế nhưng, ngày 28/12/2012, Bộ Chính trị, một cơ quan không hề được điều khoản nào của Hiến pháp thừa nhận), đã ra quyết định số 158-QĐ/TW thành lập Ban Nội chính Trung ương. Theo đó, Ban Nội chính có nhiệm vụ “Phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn xử lý một số vụ việc, vụ án được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng giao”.

Tức là Ban Nội chính, một cơ quan cũng không hề tồn tại trong Hiến pháp và pháp luật, lại có quyền “chỉ đạo, hướng dẫn xử lý” các “vụ án”. Nghĩa là các lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam vi phạm Hiến pháp và pháp luật một cách công khai.

Như thế thì tôi nghĩ ông Lê Văn Bảy cũng không nên trách móc tại sao người dân Đồng Tâm nói riêng, người dân Việt Nam nói chung, mất lòng tin về pháp luật, công lý và tòa án ở Việt Nam. Khi người dân đã mất niềm tin vào công lý, thì họ phải tự “thế thiên hành đạo”. Đó là điều rất nguy hiểm cho ổn định xã hội.

Thảm kịch Đồng Tâm còn nguy hiểm ở chỗ, nó tạo tiền lệ xấu, theo đó bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng có thể bị nhà cầm quyền bắn chết rồi vu vạ cho họ là “khủng bố”. Thông tin điều tra vụ án thế nào chỉ có nhà cầm quyền độc quyền cung cấp cho báo chí. Điều này rõ ràng là không tốt cho việc xây dựng một nhà nước pháp quyền, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư quốc tế, rằng Việt Nam là điểm đến an toàn.

Lời kết

Tôi còn rất nhiều điều muốn viết nhưng bài viết đã quá dài. Để tóm tắt, tôi chỉ muốn nói rằng, trong cả quá trình từ tháng 4/2017, người dân Đồng Tâm đã chứng tỏ họ rất lương thiện, tử tế khi đối xử tốt với lực lượng cảnh sát cơ động bị bắt giữ, họ chỉ mong trung ương đảng cộng sản quan tâm giải quyết vụ việc cho họ. Rất tiếc là những lời kêu gọi của họ đã không được lắng nghe. Chính việc các sĩ quan quân đội lừa cụ Lê Đình Kình ra đồng Sênh để đạp gãy chân cụ, khiến người dân không còn tin vào chính quyền nữa.

Việc người dân Đồng Tâm phải đưa ra những lời đe dọa mang tính chất bạo lực thì đáng lẽ Bộ Công an có thể khởi tố, khám xét nhà đàng hoàng, có sự chứng kiến của dân địa phương để tìm ra tang chứng, vật chứng, sẽ đúng thẩm quyền, đúng quy trình, nhưng công an đã không làm điều đó mà đưa ra tới 3 kịch bản khác nhau cho việc tấn công vào nhà cụ Lê Đình Kình. Chỉ riêng việc phải đưa ra 3 kịch bản trong 5 ngày đã khiến người dân không còn có thể tin vào kết luận điều tra của Bộ công an đưa ra nữa, chưa nói tới những khuất tất trong cái chết của cả 4 người Việt trong thảm kịch này.

***

Có một sự trùng hợp tình cờ là khi tôi đọc tên tác giả “Lê Văn Bảy” thì tôi nghĩ ngay đến “Lê Văn Tám”. Tôi không biết giữa tác giả Lê Văn Bảy và Lê Văn Tám có bà con họ hàng gì không. Trong câu chuyện lịch sử tuyên truyền cho người Việt Nam bao lâu nay đã kể rằng, cậu bé Lê Văn Tám tự tẩm xăng vào người đốt rồi chạy vào kho xăng.

Sau tiết lộ của giáo sư sử học Phan Huy Lê, rằng Lê Văn Tám do Trần Huy Liệu bịa ra thì ông Trần Trọng Tân phải đính chính lại là cậu bé Lê Văn Tám đã đột nhập vào kho xăng để đốt nhưng vô tình để bắt xăng và bị chết cháy chứ không có chuyện cậu tự tẩm xăng rồi châm lửa đốt chính mình, rồi có thể chạy hàng chục mét để đi đốt cả kho xăng.

Từ năm 1945 là năm cậu bé Lê Văn Tám đánh kho xăng cho đến năm 2008, ông Trần Trọng Tân mới chịu thừa nhận lời tuyên truyền kia là sai, dù vẫn cố vớt vát rằng nhân vật Lê Văn Tám có thật. Mất 63 năm để cuối cùng đảng cộng sản phải thừa nhận họ đã nói dối ra sao.

***

Tôi mong rằng những khuất tất trong thảm kịch Đồng Tâm sẽ nhanh chóng được điều tra rõ ràng, minh bạch chứ không phải mất thêm 63 năm nữa. Lê Văn Tám chết cháy vì xăng và ba chiến sĩ cảnh sát cơ động cũng chết cháy về xăng. Nhà cầm quyền cần tạo điều kiện cho các luật sư bảo vệ cho dân Đồng Tâm và để phiên tòa diễn ra thật sự công khai, minh bạch, trước mắt người dân và cộng đồng quốc tế, để xóa bỏ hoàn toàn nghi ngờ trong dân. Điều này chắc tác giả Lê Văn Bảy cũng đồng ý với tôi?

Ở một quốc gia nơi người dân thật sự có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, bài viết này của tôi có thể đăng trên báo chí trong nước và Bộ Công an phải trả lời những thắc mắc của người dân như tôi. Nhưng ở Việt Nam thì điều này là không thể. Thậm chí tôi có thể bị bắt như anh Chung Hoàng Chương ở Cần Thơ vì tôi viết rõ ràng trên mạng xã hội là tôi không tin thông tin do Bộ Công an cung cấp về thảm kịch Đồng Tâm.

Tôi mong tác giả Lê Văn Bảy nên có thêm những bài viết kêu gọi nhà cầm quyền phải bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của người dân Việt Nam như Hiến pháp quy định, để tôi và tác giả Lê Văn Bảy có thể cùng nhau tranh luận trên báo chí trong nước chứ không phải ở trên diễn đàn của BBC và báo không lề nữa.

Nguyễn Tiến Trung

 
--------------------
Tham khảo

Bộ Công an thông tin về tình hình ở xã Đồng Tâm: https://tuoitre.vn/bo-cong-an-thong-tin-ve-tinh-hinh-o-xa-dong-tam-20200109083527395.htm

Bộ Công an thông tin chi tiết về vụ Đồng Tâm: https://plo.vn/thoi-su/bo-cong-an-thong-tin-chi-tiet-ve-vu-dong-tam-883694.html

Điều tra tội “giết người” trong vụ án tại Đồng Tâm: http://baoquangninh.com.vn/phap-luat/202001/dieu-tra-toi-giet-nguoi-trong-vu-an-tai-dong-tam-2467400/

Nhiệm vụ ban nội chính trung ương: http://noichinh.vn/gioi-thieu/ban-noi-chinh-trung-uong/

Về cây đuốc sống Lê Văn Tám: https://www.sggp.org.vn/ve-cay-duoc-song-le-van-tam-200784.html
 
(Tiếng Dân)

Trần Đình Hoành - Phân tích pháp lý về đất đai trong vụ Đồng Tâm

Đăng bởi: Thuy Tien on Thứ Năm, 23 tháng 1, 2020 | 23.1.20
Vấn đề đất đai ở Đồng Tâm cho chúng ta cơ hội rà lại luật lệ về sử dụng và quản lý đất đai để may ra thì có thể thấy con đường hợp tình, hợp lý và hợp luật để giải quyết không chỉ vụ này mà còn có thể là những vụ khác đang tiềm ẩn ở nhiều nơi trong nước.
Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng đoàn công tác tới hội trường UBND xã Đồng Tâm lúc 10h20 ngày 22/04/2017. Ảnh: Công Khanh.
Bài phân tích này chỉ nhằm nhìn vào khía cạnh pháp lý của vấn đề đất đai mà không nói đến những việc sôi động khác đã qua một cách êm thắm và đầy tình nghĩa, nhờ có sự hợp tác của người dân và tầm nhìn sáng suốt của lãnh đạo Hà Nội. Đây cũng là một điều may và vui cho chúng ta và cả nước.
Câu hỏi đầu tiên có lẽ chúng ta, đặc biệt là những người dân Đồng Tâm, thấy ngay trong vấn đề này là: Chúng tôi đã ở đây, trồng trọt trên mảnh đất này, mấy mươi năm nay, với bao mồ hôi và công sức, đã xây dựng nhà cửa chuồng trại để sinh sống và làm cho mảnh đất này thêm màu mỡ, vậy chúng tôi có được quyền gì với mảnh đất này và nhà cửa chuồng trại này, cho hợp lẽ công bằng?