Thứ Hai, 3 tháng 2, 2020

TS Quang A: 'Sáng tỏ nhiều điều sau vụ tập kích Đồng Tâm'

Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A nói về những gì ông nghe, thấy và chứng kiến sau khi thăm Đồng Tâm, hậu vụ tập kích làm ông Lê Đình Kình và ba cảnh sát thiệt mạng.
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 02/2/2020 từ Hà Nội, nhà quan sát và vận động xã hội dân sự, nói:
"Chúng tôi có hỏi chuyện bà con là có ai nhìn thấy cảnh sát chết như thế nào không, thì không ai biết cái gì. Kể cả những người bị bắt, đến bây giờ thì họ (người nhà) cũng chưa được gặp, chỉ có thấy thông tin ở trên ti vi mà thôi.
"Về cái chết của cụ Kình, thì xem các vết đạn ở phòng của cụ, cũng như là các vết bắn vào trên trần, vào tường, vào tủ sắt của cụ đựng quần áo và tài liệu, thì có thể khẳng định là như vậy cụ 'bị giết' ở ngay tại phòng ngủ của cụ vào đêm hôm đó.
"Về các giả thuyết mà người ta nêu ra, thí dụ như là cảnh sát mắc vào điện cao thế rồi bị cháy, rồi người khác vào cứu rồi cũng lại bị cháy, cái đấy là có thể loại trừ hoàn toàn," ông Nguyễn Quang A, người từng làm việc tại Viễn Kỹ thuật Quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam trước đây, nêu quan điểm riêng của mình và giải thích thêm:
"Bởi vì ở xung quanh, ngay trên giếng trời mà có thể với tay hoặc cách xa 3-4 mét, thì không hề có những đường giây điện như vậy.

GS Tương Lai: 'Tập kích Đông Tâm chẳng chính quyền nào làm thế!'

Vụ việc xảy ra với xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội hôm 09/01/2020 là một việc làm 'thiếu sáng suốt' mà không một chính phủ nào trên thế giới tiến hành và đó là lý do một lá thư được gửi tới Tam trụ trong ban lãnh đạo tối cao của nhà nước Việt Nam, theo nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam.

Ông Lê Đình Kình, cựu bí thư xã Đồng Tâm, cựu chiến binh, đảng viên đảng Cộng sản với gần 60 năm tuổi đảng, thiệt mạng trong biến cố hôm 09/01/2020 ở xã này
"Chúng tôi, bốn người: anh Huỳnh Tấn Mẫm, anh Lê Công Giàu, anh Huỳnh Kim Báu và tôi đã có một cái thư gửi đến ông Chủ tịch Nước, bà Chủ tịch Quốc hội và ông Thủ tướng Chính phủ," Giáo sư Tương Lai, nguyên thành viên Ban nghiên cứu và tổ tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, các nhiệm kỳ trước đây nói với BBC hôm 25/01.

"Để chất vấn các vị về một việc làm 'điên rồ' và không một chính phủ nào ở trên thế giới này có thể làm một việc 'điên rồ' như thế khi dùng súng bắn vào dân lành, bắn vào một ông cụ già 84 tuổi, đã từng cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp cứu nước.

Nguyễn Quang Dy - Tại Sao Đồng Tâm?


Trong bài trước (Những chỉ dấu bất ổn đầu năm mới, 12/1/2020), tác giả đặt biến cố Đồng Tâm trong bối cảnh rộng lớn hơn, để tránh “thấy cây mà không thấy rừng” và cảnh báo về hệ quả khó lường nếu “tự bắn vào chân mình”, chỉ có lợi cho Trung Quốc. Trong bài này, tác giả cố gắng phác họa bức tranh toàn cảnh về Đồng Tâm, trong khi dư luận bị phân hóa vì thiếu hụt thông tin được kiểm chứng, và 60% người Việt bị vô cảm (theo Gallup, 2012).

Tại Sao Đồng Tâm?
Tại sao Đồng Tâm có thể đối thoại?


Tháng 4/2017, câu chuyện Đồng Tâm nóng lên khi ông Lê Đình Kình (thủ lĩnh Đồng Tâm, 82 tuổi) bị công an đá gẫy chân và bắt cóc, nên dân Đồng Tâm đã giữ 38 cảnh sát cơ động làm con tin để trao đổi. Lúc đó ông Nguyễn Đức Chung (Chủ tịch Hà Nội) đã thuyết phục được lãnh đạo ủng hộ, cùng hai đại biểu Quốc Hội (ông Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng) đã về Đồng Tâm đối thoại với dân để giải cứu con tin và tìm giải pháp ôn hòa.

Tại sao lúc đó phương án đối thoại lại được chấp thuận? Thứ nhất, Đồng Tâm là một xã có truyền thống yêu nước trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Dân Đồng Tâm tuy phản đối chính quyền chiếm đất nông nghiệp (59ha tại Đồng Sênh), nhưng không tranh chấp đất quốc phòng (47ha quanh sân bay Miếu Môn). Khi bộ đội xây tường bao quanh đất sân bay, dân Đồng Tâm đã kéo đến hỗ trợ. Khi dân bắt giữ con tin, họ được đối xử tử tế.

Nicholas Kristof - Thế giới đang phải trả giá cho sự cai trị độc đoán ở Trung Quốc

Đăng bởi: Kiên Phạm on Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020 | 2.2.20

Đôi lúc các nhà lãnh đạo Trung Quốc trông như những người khổng lồ đang điều hành một thực thể chính trị và kinh tế lớn, mỗi tuần mở một trường đại học, và trong 3 năm gần đây đã dùng hết lượng xi măng còn nhiều hơn lượng xi măng nước Mỹ dùng trong cả thế kỷ 20.


Tổng thống Trump luôn ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là “Nhà lãnh đạo xuất sắc”. Michael Bloomberg nói ông Tập “không phải là nhà độc tài”. Thế nhưng hiện nay chúng ta đã nhìn thấy sự nguy hiểm mà mô hình chuyên chế của Tập Cận Bình mang lại cho Trung Quốc và thế giới.

Từ 01/12/2019, trường hợp nhiễm virus Corona đầu tiên được biết tới ở thành phố Vũ Hán đã thể hiện các triệu chứng; và tới cuối tháng 12 trong giới y tế Vũ Hán bắt đầu có người lên tiếng báo động về sự việc này. Lẽ ra đó là thời điểm chính quyền Vũ Hán phải có hành động quyết đoán.

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

CHINAZI HAY SỰ THỨC TỈNH

 • 3.7k lượt xem

Ngay trước ngày kỷ niệm 70 năm đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thành lập chính quyền, các cuộc biểu tình tại Hồng Kông và nhiều nơi trên thế giới chống độc tài ĐCSTQ và ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông đã giương cao biểu ngữ chống lại “Chinazi” – thuật ngữ sau đó đã trở thành một hashtag phổ biến trên mạng xã hội như một lời cảnh báo về “mối họa đỏ” đang bành trướng và reo rắc sự huỷ diệt tương tự như phát xít Đức 7 thập kỷ trước đây.

Cô gái mắc viêm phổi lưu lại di ngôn: “Khu cách ly là địa ngục trần gian”


“Tôi không nghĩ rằng tôi có thể vượt qua đêm nay, và đến giờ tôi cuối cùng cũng có thể nhận ra cái chết là gì. Thật là nực cười. Không ai tin cả. Không ai tin rằng tôi sẽ chết …” Đây là những lời di ngôn tuyệt vọng trên Weibo của một cô gái bị nhiễm viêm phổi tại Hồ Bắc đang vật lộn trên bờ vực của cái chết.
Bá Mạn Nhi, Viêm phổi Vũ Hán
Ngày 6/1, Bá Mạn Nhi đã đăng bức ảnh bản thân (bên trái) trên Weibo. Hơn 20 ngày sau, ngày 1/2, Bá Mạn Nhi  (bên phải) đã bị nhiễm bệnh và tình trạng sức khỏe rất yếu. (Ảnh: Weibo Bã Mẫn Nhi)
Weibo của cô gái có nickname là Bá Mạn Nhi. Thông tin trên Weibo cho thấy cô sinh năm 1996 và năm nay 24 tuổi. 
Bá Mạn Nhi đã đăng kết quả chụp CT mới nhất của mình lên Weibo hôm 25/1, và nói rằng nếu như có thể sống sót lần này, cô ấy nhất định sẽ  dành phần còn lại của cuộc đời sống thật tốt cùng với gia đình mình. Bắt đầu từ ngày 29/1, Bá Mạn Nhi liên tục đăng các bài trên Weibo, cập nhật tình trạng sức khỏe của cô trong khu vực cách ly sau khi bị nhiễm bệnh.

Bài học chống dịch từ Trung Quốc: Trả giá từ những quyết định sai lầm

02/02/2020 13:00 GMT+7

TTO - Vào những thời điểm quan trọng, chính quyền Trung Quốc đã đặt trật tự lên trên hết thay vì công khai dịch bệnh mới và chấp nhận những xáo trộn trong xã hội. Bài phân tích của báo New York Times của Mỹ.

Bài học chống dịch từ Trung Quốc: Trả giá từ những quyết định sai lầm - Ảnh 1.
Bệnh viện Chữ thập đỏ Vũ Hán ngày 25-1, tức 5 ngày sau khi Trung Quốc thừa nhận loại virus corona mới có thể lây từ người sang người, và nó đã lây lan nhiều tuần trước đó - Ảnh: AFP
Đầu tháng 12-2019, một căn bệnh bí ẩn được phát hiện trên vài bệnh nhân ở bệnh viện Vũ Hán, Trung Quốc. Một bác sĩ tên Li Wenliang cố cảnh báo các bạn bè học cùng trường y: "Họ đang bị cách ly trong khoa cấp cứu".
"Thật kinh khủng. Liệu có phải SARS đang trở lại?". Đây là dòng trao đổi của họ trên group chat ngày 30-12. Người bạn của ông Li nhắc lại dịch SARS hồi năm 2002 vốn cũng bắt nguồn từ Trung Quốc và giết gần 800 người trên toàn cầu.
Ngay trong đêm, các quan chức y tế Vũ Hán triệu tập bác sĩ Li, yêu cầu ông giải trình tại sao lại chia sẻ thông tin đó. Ba ngày sau, cảnh sát tiếp tục bắt ông ký biên bản thú nhận hành động cảnh báo đó là "bất hợp pháp".
Cơn ác mộng thành hiện thực
Căn bệnh mới không phải là SARS, nhưng cũng không kém phần nguy hiểm.
Theo báo New York Times, qua lời kể của cư dân, bác sĩ và một số quan chức thành phố Vũ Hán, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra nhiều quyết định khiến công tác chống dịch bị chậm trễ trong suốt 7 tuần đầu tiên tính từ lúc virus corona chớm xuất hiện.
Những ngày đó, họ nỗ lực bắt những tiếng nói quan ngại im lặng, trong đó có nhiều bác sĩ. Cảnh báo về mối nguy hiểm của căn bệnh mới bị giảm xuống, khiến 11 triệu dân Vũ Hán không hiểu rằng họ cần phải tự bảo vệ bản thân.
Nhà chức trách đóng cửa khu chợ động vật Vũ Hán - nơi được xem là tâm điểm ổ dịch - nhưng lại thông báo việc này chỉ phục vụ "công tác sửa sang".
Giới quan sát nhận xét sự do dự của chính giới Trung Quốc một phần cũng vì họ chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội lớn thường niên trong tháng 1. Và cũng vì giữ thể diện chính trị, họ đã để mất đi cơ hội tốt nhất chặn đứng dịch bệnh trước khi nó lây lan rộng.
"Giới chức y tế Vũ Hán đã không làm gì để cảnh báo người dân về mối nguy hiểm" - chuyên gia Yanzhong Huang thuộc tổ chức Hội đồng Quan hệ đối ngoại (Mỹ), đưa ra nhận xét.
Đến khi cả guồng máy nhà nước Trung Quốc báo động vào ngày 20-1-2020, virus corona đã bắt đầu lan khắp thế giới, làm rung chuyển thị trường tài chính và buộc các nước phải áp lệnh giới hạn đi lại với Trung Quốc.
Trở lại làm việc sau khi bị khiển trách, bác sĩ Li - một chuyên gia về nhãn khoa - đã bị nhiễm virus corona sau khi điều trị chứng tăng nhãn áp cho một phụ nữ vào ngày 10-1. Bệnh nhân này lại bị lây từ cô con gái...
Bài học chống dịch từ Trung Quốc: Trả giá từ những quyết định sai lầm - Ảnh 2.
Chợ hải sản Vũ Hán ngày 11-1 - Ảnh: AFP
Sự im lặng đáng sợ
Ông Hu Xiaohu bán thịt heo ở chợ hải sản Vũ Hán cảm thấy có gì đó không ổn hồi cuối tháng 12-2019. Quanh ông, nhiều người đột ngột đổ bệnh với triệu chứng sốt cao, vài người bị cách ly trong bệnh viện mà không ai hiểu tại sao.
Trong bệnh viện, bác sĩ và y tá bối rối khi tiếp nhận một loạt bệnh nhân với các triệu chứng của viêm phổi virus nhưng không ai đáp ứng với phác đồ điều trị sẵn có. Họ nhanh chóng nhận ra sự lạ: những người đó đều làm việc ở chợ Vũ Hán.
Ngày 1-1-2020, cảnh sát bao vây khu chợ và ra lệnh đóng cửa lập tức. Hãng tin Tân Hoa xã nói động thái này phục vụ công tác "sửa chữa", nhưng buổi sáng hôm đó lại xuất hiện thêm nhiều người trong trang phục chống độc đến khử trùng khu vực này.
Trước đó 1 ngày, Trung Quốc đã chính thức thông báo cho văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở Bắc Kinh về ổ dịch, tuy nhiên lúc đó họ vẫn lạc quan rằng mọi thứ "đều trong tầm kiểm soát".
9 ngày sau khi chợ Vũ Hán đóng cửa, một người đàn ông vốn là khách thường xuyên trở thành nạn nhân tử vong đầu tiên của virus corona. Ông Zeng, 61 tuổi, đã mang trong người nhiều bệnh mãn tính khi nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốt cao và khó thở.
Chính quyền thông báo về cái chết của ông 2 ngày sau. Họ chỉ không nhắc đến một chi tiết hết sức quan trọng: vợ ông Zeng phát triệu chứng bệnh 5 ngày sau chồng.
Bà chưa từng đến chợ Vũ Hán lần nào.
Bài học chống dịch từ Trung Quốc: Trả giá từ những quyết định sai lầm - Ảnh 3.
Khoa hồi sức tích cực trong Bệnh viện Đại học Y Vũ Hán ngày 24-1 - Ảnh: AP
Cuộc đua với thời gian
Cách chợ hải sản Vũ Hán hơn 30km, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu virus Vũ Hán cố tìm hiểu các mẫu bệnh phẩm gửi về từ khắp các bệnh viện. 
Bà Zheng-Li Shi, người từng bám đuổi virus SARS ở Quảng Đông hồi năm 2002, cũng nằm trong nhóm nghiên cứu.
Giữa lúc công chúng không hay biết gì về bóng ma đang lơ lửng, bà Zheng và các đồng nghiệp nhanh chóng xâu chuỗi được rằng virus mới có họ hàng với SARS. Bộ gen trùng hợp của chúng gợi ý rằng vật chủ mang mầm bệnh có thể là dơi - một trong nhiều động vật hoang dã được tiêu thụ ở chợ Vũ Hán.
Cùng thời điểm đó, bác sĩ Li và nhiều chuyên gia y khoa ở Vũ Hán bắt đầu phát đi cảnh báo trong khi chính quyền vẫn còn án binh bất động.
Trả lời phỏng vấn nhật báo China Youth Daily, bác sĩ Lu Xiaohong, trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện thành phố số 5, cho biết từ ngày 25-12-2019 bà đã nghe tin đồn rằng bệnh đã lây lan trong cộng đồng y bác sĩ - tức 3 tuần trước khi chính quyền chịu thừa nhận.
Bà Lu không lên tiếng công khai, nhưng bà âm thầm cảnh báo cho một trường học nằm gần một khu chợ khác trong thành phố.
Đến tuần đầu tiên của tháng 1-2020, khoa cấp cứu Bệnh viện số 5 đã chật cứng bệnh nhân. Nhiều trường hợp có nguyên cả gia đình cùng bị bệnh. Đây là bằng chứng rõ nhất cho thấy bệnh có thể lây từ người sang người - nhưng chính quyền Trung Quốc khi đó vẫn nói "ít có khả năng".
"Tôi nhận ra chúng tôi đã đánh giá thấp nguy cơ" - bác sĩ Lu thừa nhận.
Đến ngày 7-1-2020, các nhà khoa học Trung Quốc đã định danh được kẻ thù và công bố cho thế giới. Tên của nó là 2019-nCoV.
Bài học chống dịch từ Trung Quốc: Trả giá từ những quyết định sai lầm - Ảnh 4.
Hành khách đến từ Vũ Hán được kiểm tra thân nhiệt tại Hàng Châu (Trung Quốc) ngày 23-1 - Ảnh: REUTERS
Ưu tiên sai lầm
Ông chủ tịch tỉnh Hồ Bắc Wang Xiaodong có lẽ đã nhận ra cái giá cho sai lầm của mình khi chọn ưu tiên là "chính trị" trong bài phát biểu trước Quốc hội ngày 7-1.
Sau hôm đó, Vũ Hán vẫn thản nhiên tổ chức một lễ hội thường niên cho 40.000 gia đình. Sự kiện này bị chỉ trích là bằng chứng cho thấy chính quyền quá xem thường con virus mới. Thậm chí đến người dân cũng chủ quan.
Khi Dong Guanghe phát sốt hôm 8-1, gia đình ông vẫn không chút cảnh giác. Ông được chữa trị ở bệnh viện rồi cho về nhà. Nhưng 10 ngày sau, vợ ông cũng ngã bệnh với cùng triệu chứng.
"Tin tức không nói gì về tính nghiêm trọng của dịch bệnh. Tôi nghĩ cha tôi chỉ bị cảm lạnh thông thường", cô con gái Dong Mingjing kể.
Ngày 20-1, hơn 1 tháng sau khi các ca bệnh đầu tiên xuất hiện, những lo lắng dồn nén trong công chúng chạm tới điểm bùng nổ. Người ta chính thức thừa nhận virus corona mới có thể lây từ người sang người, tệ hơn, một bệnh nhân thậm chí đã lây cho 14 nhân viên y tế.
2 ngày sau, thành phố Vũ Hán ban bố lệnh phong tỏa - một động thái chỉ có thể thực hiện với sự đồng ý của Bắc Kinh. Đến lúc này nhiều người dân mới bắt đầu cảm thấy sức nặng của tình hình.
Đám đông hối hả đổ ra sân bay, nhà ga để thoát khỏi thành phố trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực sáng 23-1. Các bệnh viện thì chật cứng bệnh nhân, nhiều người lo lắng không biết mình có bị nhiễm virus chưa.
"Chúng tôi không đeo khẩu trang vì sợ khách hàng lo lắng. Khi họ phong tỏa Vũ Hán tôi mới nghĩ thôi rồi, đây không phải là chuyện bình thường nữa", cô Yu Haiyan làm nghề phục vụ nhà hàng ở Hồ Bắc kể.
Cuộc khủng hoảng đang nghiêm trọng hơn theo mỗi ngày trôi qua. Những nỗ lực của bác sĩ Li không còn bị coi thường nữa. Trên mạng xã hội, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc đã bênh vực ông và chỉ trích cảnh sát vì hành động điều tra vô căn cứ.
"Nếu chính quyền công bố thông tin dịch sớm hơn, có lẽ mọi thứ không tệ như bây giờ. Chúng ta cần sự cởi mở và minh bạch", ông Li trao đổi với báo NYT từ trong bệnh viện. Ông đang phục hồi tốt.
PHÚC LONG

Cô gái mắc viêm phổi lưu lại di ngôn: “Khu cách ly là địa ngục trần gian”


“Tôi không nghĩ rằng tôi có thể vượt qua đêm nay, và đến giờ tôi cuối cùng cũng có thể nhận ra cái chết là gì. Thật là nực cười. Không ai tin cả. Không ai tin rằng tôi sẽ chết …” Đây là những lời di ngôn tuyệt vọng trên Weibo của một cô gái bị nhiễm viêm phổi tại Hồ Bắc đang vật lộn trên bờ vực của cái chết.
Bá Mạn Nhi, Viêm phổi Vũ Hán
Ngày 6/1, Bá Mạn Nhi đã đăng bức ảnh bản thân (bên trái) trên Weibo. Hơn 20 ngày sau, ngày 1/2, Bá Mạn Nhi  (bên phải) đã bị nhiễm bệnh và tình trạng sức khỏe rất yếu. (Ảnh: Weibo Bã Mẫn Nhi)
Weibo của cô gái có nickname là Bá Mạn Nhi. Thông tin trên Weibo cho thấy cô sinh năm 1996 và năm nay 24 tuổi. 
Bá Mạn Nhi đã đăng kết quả chụp CT mới nhất của mình lên Weibo hôm 25/1, và nói rằng nếu như có thể sống sót lần này, cô ấy nhất định sẽ  dành phần còn lại của cuộc đời sống thật tốt cùng với gia đình mình. Bắt đầu từ ngày 29/1, Bá Mạn Nhi liên tục đăng các bài trên Weibo, cập nhật tình trạng sức khỏe của cô trong khu vực cách ly sau khi bị nhiễm bệnh.
Theo lời kể của Bá Mạn Nhi, ngày 24/1, cô bắt đầu nhập viện ở khu cách ly Bệnh viện số 3 Thành phố Thiên Môn, giường số 15 tầng 2, ngay sau đó cô liên tục bị sốt. Bệnh viện đã phát cho cô hai viên Oseltamivir, hai bữa cơm một ngày, ngoài ra không còn gì khác. Trước khi nhập  viện, Bá Mạn Nhi đề nghị được chụp CT và xét nghiệm máu, nhưng bệnh viện đã từ chối yêu cầu của cô mà không đưa ra bất kỳ lý do nào. Từ sau đêm giao thừa, Bá Mạn Nhi liên tục sốt cho đến tận hôm nay. Bá Mạn Nhi chỉ ra rằng phương án của điều trị không ổn, phía bệnh viện lập tức đáp lại rằng: “Chúng tôi chỉ có một phương án đó thôi.”
Theo Weibo của Bá Mạn Nhi, tình trạng của cô ấy xấu đi nhanh chóng vào ngày 30 và 31/1. Ngày 30/1, y tá đến giúp Bá Mạn Nhi đo nhiệt độ. Vì thân thể cô ấy quá suy yếu không thể phản hồi gì, y tá phải kéo chăn ra và không ngừng vỗ vào Bá Mạn Nhi, hỏi cô ấy thế nào rồi và tại sao lại không có động tĩnh gì như vậy. Chỉ sau khi Bá Mạn Nhi cố gắng phát ra một giọng nói yếu ớt, y tá mới thở phào nhẹ nhõm. 
Lúc 4 giờ chiều ngày hôm đó, Bá Mạn Nhi đã đăng lên Weibo rằng cô ấy cảm thấy tình hình có chuyển biến, hy vọng phép màu sẽ xảy ra. Nhưng đến ngày 31/1, Bá Mạn Nhi phát hiện bản thân xuất hiện biến chứng. “Tôi nằm trên giường, không thể gượng dậy, người ta cũng không tiêm truyền gì cho tôi nữa cả. Đây là di ngôn của tôi. Con xin lỗi ba mẹ! Con xin lỗi ba mẹ!” Bá Mạn Nhi nói những lời đầy tuyệt vọng trên Weibo.
Cùng ngày hôm đó, Bá Mạn Nhi cũng đăng một bức ảnh, trong ảnh là bản ghi chú trên điện thoại của cô có nội dung như sau: “Tôi biết hôm nay tôi sẽ phải chết, hô hấp suy kiệt, cơ thể không thể di chuyển được, cũng không được truyền dinh dưỡng nữa. Tôi đã chủ động đi cách ly. Tôi không ngờ rằng mình sẽ phải vào địa ngục trần gian. Khi đi cách ly, tôi chỉ được phát cho hai viên Oseltamivir mỗi ngày. Không tiêm truyền. Cái gì cũng không có. Chất lượng đồ ăn cũng rất tệ, căn bản không thể nâng cao khả năng miễn dịch, tôi không ngờ rằng mình sẽ phải chết sớm như vậy. Sáng sớm, tôi được sắp xếp đưa đến Bệnh viện Nhân dân, tôi cho rằng mình được cứu rồi, không ngờ chờ đón tôi lại là kết cục sẽ phải chết. Tôi đột nhiên ngã xuống giường, thân thể vô lực, không cách nào di chuyển được, tôi biết mình sắp chết rồi, nhưng Bệnh viện Nhân dân không có ai quan tâm đến tôi cả. Tôi không di chuyển được, tôi sắp chết rồi, tôi không đứng dậy được, người ta không đưa nước uống cho tôi, mà đưa một cái bình nước, nhưng tôi căn bản là không thể đun nước được, không ngờ lần này tôi phải mất mạng thật rồi. Tôi còn trẻ thế này mà đã phải chết rồi, tôi không cam tâm. Ba mẹ và chú tôi vẫn ngây thơ tin rằng tôi sẽ được cứu, nên đã nghe theo sự sắp xếp của bệnh viện, tôi sắp chết rồi, vậy mà y bác sĩ trong bệnh viện không có ai đến đây, căn bản là không có ai đến quan tâm hỏi han. Ba mẹ ơi, con rất có lỗi với ba mẹ, con rất có lỗi, con hy vọng rằng về sau này ba mẹ có thể sống hạnh phúc vui vẻ! Em trai, chị mong em sẽ học tập cho tốt, chăm chỉ học tập! Có quá nhiều lời đã không còn biết phải nói thế nào nữa! Tôi biết những bệnh nhân đang chờ chết tại đây giống như tôi không hề ít, chúng tôi tin vào chính phủ như thế, vậy mà hiện tại nhận được kết cục như thế này đây!”
Bá Mạn Nhi, Viêm phổi Vũ Hán
Bá Mạn Nhi mô tả chi tiết tình hình trong khu cách ly của bệnh viện, “như địa ngục trần gian. (Ảnh: Weibo Bá Mạn Nhi)
Từ khoảng 9h-10:37 tối ngày 31/1, Bá Mạn Nhi liên tục đăng bốn bài trên Weibo, nhấn mạnh rằng không ai tin cô ấy sắp chết, ngay cả ba mẹ và em trai cô cũng bị bệnh viện lừa dối rằng tình huống của cô ấy đang tiến triển tốt hơn lên.
Ngày 1/2, Bá Mạn Nhi tiếp tục đăng Weibo, nói rằng cô ấy đã sống sót qua đêm, nhưng bệnh viện đã rút ống thở oxy của cô ấy vào ngày 1/2. “Không ngờ họ lại liên hợp với nhau mưu sát tôi! Tôi chết mà không minh bạch! Ba mẹ rôi vẫn bị che tai bịt mắt, bệnh viện luôn nói sẽ áp dụng phương án điều trị tốt nhất cho tôi, nhưng thực tế họ không làm bất cứ điều gì cả!”
Bá Mạn Nhi nhấn mạnh: “Nhất định có người cho rằng, tôi còn dùng điện thoại được thì tức là vẫn còn khỏe, nhưng tôi thực sự đang cầu cứu! Không có ai mang sinh mệnh của mình ra để chơi đùa cả! Đến giờ tôi vẫn chưa được chẩn trị gì cả! Tôi nhất định phải gắng gượng, tôi chết không minh bạch!”
Bá Mạn Nhi, Viêm phổi Vũ Hán
Ngày 1/2, Bá Mạn Nhi đăng tin cầu cứu trên Weibo và gửi tin nhắn giúp đỡ (Ảnh chụp màn hình Weibo Bá Mạn Nhi)
Weibo Bá Mạn Nhi cũng đề cập rằng, từ khi cô chuyển từ Bệnh viện số 3 sang Bệnh viện Nhân dân, có rất nhiều người đã chết rồi. Cô thẳng thắn chỉ ra những gì tuyên truyền trên báo chí của nhà nước “toàn bộ đều là bịa đặt, tôi vẫn luôn nghĩ rằng mình có thể khỏe lại và xuất viện, nhưng hiện tại tôi đã biến thành bộ dạng này rồi! Tôi cũng rất sợ điện thoại của mình bị tịch thu, tôi muốn phơi bày toàn bộ thực tế cái gọi là ‘cách ly’! Tôi chính là một ví dụ sống rõ ràng!”
Càng đáng chú ý hơn, trong tình huống như vậy, ba mẹ của Bá Mạn Nhi còn bị cảnh sát tìm đến, cho rằng họ đã đăng tin tức tiêu cực trên Weibo và Douyin, yêu cầu họ xóa đi. Bá Mạn Nhi nhấn mạnh: “Tôi bị cách ly trong bệnh viện, tất cả những gì tôi nói đều là thật.”
Bá Mạn Nhi, Viêm phổi Vũ Hán
Ba mẹ của Bá Mạn Nhi còn bị cảnh sát tìm đến chỉ vì họ đăng tin tức sự thật lên Weibo (Ảnh: Weibo Bá Mạn Nhi)
Minh Ngọc
Xem thêm: