Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2020

Trung Quốc chính thức phong tỏa 4 thành phố lớn của tỉnh Chiết Giang, mỗi gia đình chỉ được ra đường 2 ngày 1 lần

JIA YOU ỐNG VIỆT   19 GIỜ TRƯỚC

, THEO NHỊP S

Trong sự nỗ lực kiểm soát virus corona, các quan chức ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đang thi hành các hạn chế gần như hà khắc.

Vào ngày 4/2 vừa qua, Trung Quốc chính thức đặt lệnh phong tỏa với các thành phố như Ôn Châu, Hàng Châu, Ninh Ba và Thai Châu. Ngoài ra những nghi lễ đám tang và đám cưới đều không được tổ chức.
Trung Quốc chính thức phong tỏa 4 thành phố lớn của tỉnh Chiết Giang, mỗi gia đình chỉ được ra đường 2 ngày 1 lần - Ảnh 1.

Đặc biệt, mỗi gia đình khi ra ngoài phải mang theo thẻ căn cước và chỉ được rời khỏi nhà để mua nhu yếu phẩm 2 ngày một lần. “Điều này có thể giảm việc lây lan bệnh dịch xuống mức thấp nhất có thể”, thị trưởng thành phố Ôn Châu, Yao Gaoyuan cho biết.

Trái đất bước vào "Kỷ băng hà mini", nhiệt độ bắt đầu giảm ngay từ 2020?

Thứ Sáu, ngày 07/02/2020 06:00 AM (GMT+7)

Một chuyên gia khoa học đã đưa ra cảnh báo rằng Trái Đất có thể sẽ hứng chịu một “kỷ băng hà mini” kéo dài hơn 30 năm, khiến nhiệt độ giảm mạnh và lương thực có thể trở nên khan hiếm.

Trái đất bước vào "Kỷ băng hà mini", nhiệt độ bắt đầu giảm ngay từ 2020? - 1
Trái Đất sẽ bước vào "kỷ băng hà" trong thời gian tới? (Ảnh: Getty)
Theo giáo sư Valentina Zharkova từ Đại học Northumbria, Mỹ, Mặt Trời sẽ sớm bước vào "thời kỳ ngủ đông", tức chu kỳ solar minimum (tạm dịch là cực tiểu) của mình. Điều này sẽ khiến nhiệt độ trung bình trên Trái Đất giảm 1 độ C vào năm 2020, và khiến mùa hè trở nên ẩm ướt và mát mẻ hơn.
Dù đây được coi là chu kỳ tự nhiên trong vòng đời của Mặt Trời, cứ sau 11 năm lại xuất hiện một lần, nhưng chu kỳ này lại đặc biệt đáng lo ngại khi nó đánh dấu sự khởi đầu cho một sự suy giảm nhiệt lượng lớn hơn nhiều trên Trái Đất.

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2020

Dịch viêm phổi Vũ Hán khiến nền kinh tế Trung Quốc đang rơi vào bế tắc

 44 phút trước

Nhà máy sản xuất ô tô ở Thâm Quyến, Trung Quốc (ảnh chụp màn hình video https://youtu.be/v0vnP7IT-Bw).
Ảnh hưởng từ dịch viêm phổi đến nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa thể xác định. Tuy nhiên, theo CNN, một số nhà kinh tế dự đoán tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc có thể giảm hai điểm phần trăm trong quý này, khiến phần lớn nền kinh tế đất nước rơi vào bế tắc. Sự sụt giảm này có nghĩa là Trung Quốc có thể mất tới 62 tỷ USD.
Trung Quốc hiện không đủ khả năng chống lại sự sụt giảm này. Mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm ngoái ở mức thấp nhất trong gần ba thập niên, trong khi Trung Quốc đang phải đối mặt với nợ gia tăng và sự ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ

Đại dịch chết người: Tiếng pháo hiệu dự báo sự thay triều đổi đại (P.2)

 một ngày trước


dịch hạch ở châu Âu
Đại dịch hạch ở châu Âu qua nét vẽ của họa sĩ Pieter Bruegel (ảnh: Wikipedia).


Đại dịch tại Athens khiến văn minh Hy Lạp từ đỉnh vinh quang rơi xuống đáy vực suy tàn. Đến ngày nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn là điều gây tranh cãi. Tuy nhiên, các văn vật lịch sử cho thấy thời điểm hủy diệt cũng là khi xã hội trượt dốc, đạo đức bại hoại. Loạn luân, đồng tính, bạo lực và giết chóc là hình ảnh thường thấy trong những đêm cuồng hoan trụy lạc của con người.

Đại ôn dịch La Mã cổ đại: Thần trừng phạt, phá vỡ giấc mộng phục hưng

Từ năm 56 đến năm 565, La Mã đã xảy ra bốn lần đại dịch, số người chết nhiều đến nỗi khiến đế quốc hùng mạnh từ cường thịnh rớt xuống suy tàn.
Ba lần dịch bệnh lần lượt xảy ra vào thời kỳ thống trị của vua Nero năm 65, vua Marcus Aurelius từ năm 164 đến năm 180, và tướng chỉ huy Gaius Claudius từ năm 250 đến năm 270. Đây cũng là thời kỳ các tín đồ Cơ Đốc bị chính quyền La Mã bức hại nghiêm trọng nhất.
Người đứng đầu Do Thái giáo lấy tội danh “mưu phản” để đóng đinh Chúa Jesus lên thập tự giá. Aurelius đã chặt đầu và chân tay của vô số tín đồ Cơ Đốc rồi treo khắp các phố. Để kích động cuộc bức hại, người La Mã còn vu khống rằng các tín đồ Cơ Đốc uống máu trẻ em. Do đó, nhiều học giả nhận định rằng ba lần đại dịch là sự trừng phạt nghiêm khắc của Thần cho việc đàn áp Cơ Đốc giáo. Các vị Hoàng đế từng hạ lệnh bức hại tín đồ đều bị báo ứng, nhiễm bệnh trong các đợt đại dịch mà chết. 
Các tín đồ Cơ Đốc bị bức hại dưới thời vua Nero
Các tín đồ Cơ Đốc bị bức hại dưới thời vua Nero – tranh vẽ của họa sĩ Eugene Thirion (ảnh: Wikipedia)

Trung Quốc thường gặp đại họa năm Canh Tý, liệu năm 2020 có thoát kiếp nạn?

  Trung Quốc  17,019

Trong lịch sử Trung Quốc, cứ đến năm Canh Tý liền xuất hiện rất nhiều những thiên tai nhân họa khó lường. Từ cuộc chiến tranh nha phiến thời Mãn Châu, cuộc nổi loạn của Nghĩa Hòa đoàn đến “Nạn đói lớn” khiến vô số người phải thiệt mạng. Năm 2020 cũng là năm Canh Tý, liệu Trung Quốc có thoát được kiếp nạn?
Trong lịch sử Trung Quốc, cứ đến năm Canh Tý liền xuất hiện rất nhiều những thiên tai nhân họa khó lường.
Trong lịch sử Trung Quốc, cứ đến năm Canh Tý liền xuất hiện rất nhiều những thiên tai nhân họa khó lường. (Ảnh: Forbes)
Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, cách tính năm dựa theo thiên can địa chi được sử dụng để ghi lại thời gian và lịch sử. Năm 2020, thiên can đối ứng là Canh, địa chi là Tý, vậy nên được gọi là năm Canh Tý. Năm Canh Tý trong cách tính lịch Can Chi của Trung Hoa, được coi là một năm bất bình thường, vậy nên dân gian thường có cách nói “Canh Tý chi tai” (tai họa năm Canh Tý), “Canh Tý đại khảm” (năm Canh Tý là năm hiểm họa lớn).

3 điểm nghi vấn mới về nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán

Khi dịch viêm phổi Vũ Hán ngày càng trở nên nghiêm trọng, các nhà khoa học trên thế giới đều dồn tâm sức nghiên cứu loại virus corona mới này, dẫn tới thêm nhiều phát hiện đặt câu hỏi cho nguồn gốc của virus. Ngày càng có nhiều nghi vấn hướng tới việc đây là một sản phẩm vũ khí sinh học hơn là xảy ra ngẫu nhiên trong tự nhiên.
Cần lưu ý rằng các điểm trình bày trong bài viết này đều có dẫn nguồn và đã được xác minh. Nhưng dù sao đi nữa, đây chỉ là bằng chứng rời rạc, dẫu có mang tính nghi vấn nhưng vẫn chưa thể kết luận chắc chắn.

Vương Hộ Ninh: “Giám sát đặc biệt” trong đại chiến chống dịch viêm phổi

Triều đại Đỏ vào những ngày mạt vận, gian thần nổi lên thao túng quyền hành, nhìn lại các vương triều suy bại trong lịch sử đều không tránh khỏi xảy ra hiện tượng tương tự.


Ông Vương Hộ Ninh đóng vai trò “giám sát đặc biệt” trong cuộc đại chiến chống dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (Ảnh: Getty Images)
Bệnh dịch viêm phổi Vũ Hán đang lan rộng khắp đất nước Trung Quốc cũng như toàn thế giới, những áp lực quốc tế gia tăng cộng thêm tình hình suy thoái kinh tế Trung Quốc và vô số bất mãn của dân tình trong nước dồn nén lại đang thực sự là nguy cơ đối với quyền lực toàn trị của ĐCSTQ. Có lẽ vì vậy mà trong phát biểu lần đầu tiên vào ngày 20/1 lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình ngoài yêu cầu kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh còn nhấn mạnh đến cái gọi là “đẩy mạnh công tác định hướng dư luận và giữ đại cuộc ổn định xã hội”.

Trung Quốc trong dịch bệnh tái diễn cảnh người đấu tố người

Người đấu tố người – lịch sử xấu xí của ĐCSTQ tưởng như đã kết thúc trong Cải cách ruộng đất hay Cách mạng văn hoá năm xưa, giờ lại được tái hiện chân thực tại xã hội Trung Quốc hiện đại thời công nghệ 4.0, trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng khắp cả nước.
(Ảnh minh hoạ: Foreign Policy/ Getty)
Trung Quốc dường như đã mất kiểm soát vì dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona (2019-nCoV) gây ra, khiến hơn 23.600 người nhiễm bệnh và 490 người tử vong, theo con số công bố chính thức của Uỷ ban y tế nhà nước Trung Quốc ngày 4/2. Số ca nhiễm và tử vong mỗi ngày tăng cấp mặc cho nhiều biện pháp của Chính phủ như phong tỏa thành phố, cảnh báo trên diện rộng, bổ sung nhân lực và vật tư y tế. 

Học giả phương Tây tiết lộ bằng chứng chủng virus Corona mới được tạo ra từ phòng thí nghiệm

  Khoa họcTri thức 4,317

Các học giả phương Tây đã tiết lộ bằng chứng cho thấy virus Corona mới (nCov) là được tạo ra từ phòng thí nghiệm. Loại virus này đã được đưa vào một đoạn gen của virus HIV; công tác nghiên cứu Sinh Hóa tuyến đầu của Trung Quốc đã mang đến sự uy hiếp tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng người Trung Quốc.
Các học giả Ấn Độ đã phát hiện ra rằng virus viêm phổi Vũ Hán đã được đưa vào gen HIV và có khả năng là nhân tạo
Các học giả Ấn Độ đã phát hiện ra rằng virus viêm phổi Vũ Hán đã được đưa vào gen HIV và có khả năng là nhân tạo (Ảnh: NTDTV).
Gần đây đã xuất hiện một số bài viết học thuật đáng chú ý, nói về nCov ở Vũ Hán là do nhân tạo. Trong đó quan trọng nhất là bài công bố của Tiến sĩ James Lyons-Weiler với tiêu đề “Liên quan đến nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán”. 

Đại kiếp nạn của Vũ Hán liên quan tới sự kiện thay đổi phong thủy cách đây hơn 30 năm?


Kiên Định | ĐKN 19 giờ trước
Đại kiếp nạn của Vũ Hán có liên quan tới sự kiện thay đổi phong thủy cách đây hơn 30 năm
Ảnh minh họa: Shutterstock.
Dịch viêm phổi khốc liệt ở Vũ Hán đã lan rộng trên khắp Trung Quốc và thế giới. Hiện tại, trong nội thành Vũ Hán, tâm điểm của dịch bệnh, giống như địa ngục trần gian, bách tính ở trong hoàn cảnh vô cùng đáng sợ…
  1. Dịch viêm phổi bùng phát. Chính quyền Trung Quốc che giấu sự thật, bỏ bê công tác phòng chống dịch. Tiết trời sang xuân, cả một vùng Hoa Trung rộng lớn, với Vũ Hán là tâm điểm, nhân khẩu nhiều, đường lớn thông suốt 9 tỉnh, chính là điều kiện không thể tốt hơn để dịch bệnh phát triển. Chỉ trong ít ngày, toàn Trung Quốc chìm trong dịch bệnh, ảnh hưởng lan rộng khắp thế giới: từ Đông Á, các nước ven Thái Bình Dương đến châu Âu và Hoa Kỳ.

Sự che giấu thông tin của chính quyền Trung Quốc khiến người dân không thể đoán biết được thảm kịch đang treo trên đầu mình. Ai cũng thắc mắc: Tại sao Vũ Hán lại gặp phải tai họa khủng khiếp này? Đứng từ góc độ phong thuỷ, có lẽ một sự kiện cách đây 30 năm là một trong những nguyên nhân.
Thành phố Vũ Hán nằm ở ngã ba sông Dương Tử và sông Hán (Hán Thủy), phân định thành ba thành thị nhỏ hơn: Hán Khẩu, Vũ Xương và Hán Dương. Giới phong thuỷ truyền nhau rằng đây là thế: “Tam trấn bán lạc thanh thiên ngoại, nhị thủy trung phân anh vũ châu”. Nghĩa là: Ba ngọn núi nhô lên nối liền với trời xanh xa tít, đảo Bạch Lộ chia đôi hai nhánh sông Tần Hoài”. Đây là địa thế có lợi cho việc “Cách cố đỉnh tân” (bỏ cũ lập mới). Cũng bởi vậy, cuộc cách mạng Tân Hợi xảy ra đầu tiên ở Vũ Xương đã kết thúc triều nhà Thanh, mở ra thời kỳ Dân quốc cho Trung Hoa. Vũ Hán là trung tâm vận tải chính với hàng loạt tuyến đường sắt, đường bộ và đường cao tốc nối với các thành phố lớn ở Trung Quốc đại lục. Vì có vị trí then chốt trong giao thông nội địa, Vũ Hán được gọi là “Chicago của Trung Quốc”. Như vậy, có thể nói rằng Vũ Hán là một nơi có phong thủy quan trọng bậc nhất Trung Quốc.
Tuy nhiên sau khi ĐCS Trung Quốc lên nắm quyền, để giữ gìn giang sơn bờ cõi vạn đại lưu tồn đã lần lượt chặt đứt từng chút khí mạch của mảnh đất từng là nơi định đô của các bậc đế vương trong các triều đại lịch sử. Hai ngọn núi Rùa, Xà ở Vũ Hán, vốn là nơi núi sông tụ hợp vô cùng hợp phong thủy. Chính quyền cho xây dựng tháp truyền hình trên đỉnh núi Rùa, giống như một cây châm cắm thẳng trên lưng rùa. Chưa hết, họ lại xây dựng khách sạn Tình Xuyên hình vuông giống như một tấm bia mộ dựng bên bờ sông Dương Tử.
Hai động thái này của chính phủ quả thực đã khiến cho “Giang thành vương khí ảm đạm buồn”. Sự trấn yểm phong thuỷ này có lẽ đã gieo rắc tà khí lên cả một vùng Vũ Hán tươi đẹp, giàu truyền thống văn hoá. Tháp truyền hình trên đỉnh núi Rùa được hoàn thành vào năm 1986 và là tháp truyền hình đầu tiên ở Trung Quốc. Trong khi đó, khách sạn Tình Xuyên hoàn thành vào năm 1984 và là “tòa nhà cao nhất” tại Vũ Hán vào thời điểm đó.
Ảnh chụp màn hình trang Secretchina thể hiện tháp truyền hình và khách sạn Tình Xuyên.
Cảnh người dân Vũ Hán bị cách ly buồn bã trong lệnh “phong thành” có lẽ rất giống với cái gọi là “Cách cố đỉnh tân”, bỏ cũ thay mới, cũng chính là “đào thải”. Bia ký của Lưu Bá Ôn từng có đoạn dự ngôn: “Nỗi lo thứ ba là hồ rộng gặp đại nạn, nỗi lo thứ tư là các tỉnh có giặc giã. Nỗi lo thứ năm là nhân dân không yên ổn, nỗi lo thứ sáu là thời gian giữa tháng Chín và tháng Mười mùa Đông. Nỗi lo thứ bảy là có cơm không có người ăn, nỗi lo thứ tám là có áo không có người mặc. Nỗi lo thứ chín là thi thể không người liệm, nỗi lo thứ mười là khó qua năm Hợi Tý”.
Đây chẳng phải là miêu tả tình huống khó khăn ngày nay tại Vũ Hán sao? Đây cũng có lẽ là thiên mệnh không thể làm trái. Chính quyền Trung Quốc gắng sức bảo vệ quyền lực của mình, thậm chí không tiếc mạng người, không màng đến sinh linh bách lính. Nhưng cuối cùng, ngay trên vùng đất lịch sử Vũ Hán này, một sự kiện có thể dẫn đến sự sụp đổ của họ lại đang diễn ra từng phút từng giờ. Hơn 100 năm trước, khởi nghĩa Vũ Xương diễn ra ở chính nơi đây, kết thúc thiên mệnh của nhà Thanh, mở ra thời kỳ Dân quốc với những Tôn Trung Sơn, Tưởng Giới Thạch… Ai có thể dám chắc rằng với tình hình dịch bệnh Virus Corona ngày càng phức tạp, tiếp tục tăng theo cấp số nhân thế này, lại không có những sự biến tương tự xảy ra? Có lẽ đó là điềm báo trước về một cuộc đào thải để Trung Quốc và thế giới bước vào một thời kỳ canh tân mới. Rất nhiều dự ngôn trong lịch sử cũng đã nói về một thời khắc như vậy: một cuộc đại đào thải để thanh lọc thế giới.
Lưới trời lồng lộng thưa mà khó lọt. Nhân quả báo ứng luôn như cái bóng phía sau. Đức Phật giảng về thuyết luân hồi, mỗi sinh mệnh từ vạn cổ đến với thế giới ngày hôm nay, há chẳng phải đều chờ đợi thời khắc then chốt nhất của lịch sử này hay sao? Chỉ một ý niệm có thể cứu vớt một sinh mệnh cũng có thể hủy hoại một sinh mệnh. Nếu chọn làm một người thiện lương, đứng về phía chính nghĩa, có lẽ người ta sẽ được bình an khi đại nạn lâm đầu. Hãy cùng đọc lại bia ký của Lưu Bá Ôn như một lời nhắc nhở đến toàn bộ nhân loại chúng ta:
Thiên hữu nhãn, địa hữu nhãn
Nhân nhân đô hữu nhất song nhãnThiên dã phiên, địa dã phiên
Tiêu dao tự tại nhạc vô biênBần giả nhất vạn lưu nhất thiênPhú giả nhất vạn lưu nhị tamBần phú nhược bất hồi tâm chuyển
Khán khán tử kỳ tại nhãn tiềnBình địa vô hữu ngũ cốc chủng
Cẩn phòng tứ dã tuyệt nhân yênNhược vấn ôn dịch hà thời hiện
Đan khán cửu đông thập nguyệt gianHành thiện chi nhân đắc nhất kiến
Tác ác chi nhân bất đắc quanThế thượng hữu nhân hành đại thiện
Miễn tao thử kiếp bất thượng toán.
Giải nghĩa:
Trời có mắt, Đất có mắt
Người người cũng có một đôi mắtTrời cũng lật, Đất cũng lật
Ung dung tự tại vui cười như khôngNgười nghèo một vạn lưu một ngàn
Người giàu một vạn lưu hai ba.Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển ý
Nhìn xem ngày chết ở trước mắtĐất bằng không có ngũ cốc trồng
Thận trọng bốn phía sạch bóng ngườiNếu hỏi ôn dịch khi nào xuất hiện
Nên xem từ tháng 9 đến tháng 10 mùa ĐôngNgười làm việc thiện thì được thấy
Kẻ làm việc ác không được xemTrên đời có người làm việc Đại Thiện
Mau chóng viết ra và truyền bốn phương..
Còn đây là đoạn bia ký về “Mười nỗi lo trước mắt”
Tao liễu thử kiếp bất thượng toán
Hoàn hữu thập sầu tại nhãn tiềnNhất sầu thiên hạ loạn phân phân
Nhị sầu đông tây ngạ tử nhânTam sầu hồ nghiễm tao đại nan
Tứ sầu các tỉnh khởi lang yênNgũ sầu nhân dân bất an nhiên
Lục sầu cửu đông thập nguyệt gianThất sầu hữu phạn vô nhân thực
Bát sầu hữu y vô nhân xuyênCửu sầu thi cốt vô nhân kiểm
Thập sầu nan quá trư thử niênNhược đắc quá liễu đại kiếp sổ
Tài toán thế gian bất lão tiên
Giải nghĩa:
Gặp phải kiếp này chưa phải hết
Vẫn còn mười nỗi lo ở trước mặtNỗi lo thứ nhất là thiên hạ loạn khắp nơi
Nỗi lo thứ hai là khắp Đông Tây người đói chếtNỗi lo thứ ba là hồ rộng gặp đại nạn
Nỗi lo thứ tư là các tỉnh có giặc giãNỗi lo thứ năm là nhân dân không yên ổn
Nỗi lo thứ sáu là thời gian giữa tháng Chín và tháng Mười mùa ĐôngNỗi lo thứ bảy là có cơm không có người ăn
Nỗi lo thứ tám là có áo không có người mặcNỗi lo thứ chín là thi thể không người liệm
Nỗi lo thứ mười là khó qua năm Hợi TýNếu như qua được đại kiếp số
Mới được tính là thần tiên trong thế gian
Thử giải: Trận kiếp nạn này còn khiến người ta gặp 10 nỗi lo buồn lớn: Thiên hạ đại loạn, mất mùa, “hồ rộng gặp đại nạn” (khả năng chỉ thủy tai, hoặc vỡ đập thủy điện), các tỉnh khả năng đều gặp chiến loạn, bách tính kinh hoàng không chịu nổi, còn có đại ôn dịch phát sinh vào tháng 9 tháng 10, ôn dịch khiến người chết nhiều đến mức “có cơm không có người ăn”, “thi thể không người liệm”.
Kiên Định
Theo Secretchina

PHẢN HỒI CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN CÔNG KIỆT SAU KHI ĐỌC CUỐN " VỊ XUYÊN THẾ SỰ..." CỦA PHẠM VIẾT ĐÀO

( Cảm ơn nhà báo Nguyễn Công Kiệt...)
Tôi đã được bạn đồng nghiệp Phạm Viết Đào tặng cuốn sách :" Vị Xuyên và thế sự Việt Trung " . Tôi đã từng có mặt tại Lào Cai, trong những ngày chiến tranh biên giới đang xảy ra. Tôi đến viếng người đồng nghiệp Bùi Nguyên Khiết ( báo Lào Cai )thời điểm này. Vợ Khiết đã kể cho chúng tôi về sự hi sinh của chồng mình. Chị mang khăn tang và đã khóc chồng không còn nước mắt...Tôi cũng từng nghiêng mình kính cẩn trước nghĩa trang Vị Xuyên. Nhiều ngôi mộ đến nay vẫn chưa xác định được danh tính...Cuốn sách của Đào chưa kể hết được những hi sinh của đồng bào và chiến sĩ ta trong cuộc chiến đấu gìn giữ và bảo vệ vùng biên giới phía Bắc ngày ấy. Tuy nhiên qua cuốn sách, người đọc cũng cảm nhận được sự hy sinh của đồng bào và chiến sĩ ta là quả cảm, là thiêng liêng và rất đáng trân trọng cần được tôn vinh...Vậy mà những người có trách nhiệm đã vì một lí do nào đó làm ngơ...Tôi thật sự cảm phục Phạm Viết Đào, với gần 1000 trang in, anh và các đồng nghiệp không ngần ngại bộc bạch ra... Càng cảm phục hơn khi anh bị " vô khám " vì những phát ngôn " không chính thống ". Vị Xuyên và thế sự Việt Trung " thực giá trị khi nói được những điều chưa được nói, nó đã tôn vinh sự hy sinh anh dũng của đồng bào và chiến sĩ ta trong thời khắc hào hùng ấy. "VXVTSVT" tôi nghĩ, không lâu nữa sẽ được tái bản và được tôn vinh vì giá trị thực của nó. Một lần nữa xin cảm ơn Phạm Viết Đào!

Kinh Thánh: Tác phẩm văn hóa vô giá của nhân loại

Print Friendly, PDF & Email
bible-study_724_482_80
Tác giả: Nguyễn Hải Hoành
Một số hiểu lầm về Kinh Thánh
Cho tới nay dường như vẫn có nhiều người nghĩ rằng Kinh Thánh là sách nói về giáo lý của đạo Ki-tô, thuần tuý là sách tôn giáo, chỉ dùng cho các tín đồ Ki-tô giáo mà thôi – mà tôn giáo lại là lĩnh vực nhạy cảm, ở ta quen gọi là “thuốc phiện của nhân dân”, chớ có dại mà đụng chạm tới – vì vậy ai không theo Ki-tô giáo thì chẳng cần và chớ nên đọc Kinh Thánh. Cuốn sách gối đầu giường của hơn một tỷ tín đồ và được cả thế giới không ngừng xuất bản với số lượng nhiều nhất này chưa từng thấy bán tại các hiệu sách ở ta. Báo in, báo điện tử ngại đăng các bài viết liên quan tới Kinh Thánh.