một ngày trước
Đại dịch tại Athens khiến văn minh Hy Lạp từ đỉnh vinh quang rơi xuống đáy vực suy tàn. Đến ngày nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn là điều gây tranh cãi. Tuy nhiên, các văn vật lịch sử cho thấy thời điểm hủy diệt cũng là khi xã hội trượt dốc, đạo đức bại hoại. Loạn luân, đồng tính, bạo lực và giết chóc là hình ảnh thường thấy trong những đêm cuồng hoan trụy lạc của con người.
- Tiếp theo: Phần 1
Đại ôn dịch La Mã cổ đại: Thần trừng phạt, phá vỡ giấc mộng phục hưng
Từ năm 56 đến năm 565, La Mã đã xảy ra bốn lần đại dịch, số người chết nhiều đến nỗi khiến đế quốc hùng mạnh từ cường thịnh rớt xuống suy tàn.
Ba lần dịch bệnh lần lượt xảy ra vào thời kỳ thống trị của vua Nero năm 65, vua Marcus Aurelius từ năm 164 đến năm 180, và tướng chỉ huy Gaius Claudius từ năm 250 đến năm 270. Đây cũng là thời kỳ các tín đồ Cơ Đốc bị chính quyền La Mã bức hại nghiêm trọng nhất.
Ba lần dịch bệnh lần lượt xảy ra vào thời kỳ thống trị của vua Nero năm 65, vua Marcus Aurelius từ năm 164 đến năm 180, và tướng chỉ huy Gaius Claudius từ năm 250 đến năm 270. Đây cũng là thời kỳ các tín đồ Cơ Đốc bị chính quyền La Mã bức hại nghiêm trọng nhất.
Người đứng đầu Do Thái giáo lấy tội danh “mưu phản” để đóng đinh Chúa Jesus lên thập tự giá. Aurelius đã chặt đầu và chân tay của vô số tín đồ Cơ Đốc rồi treo khắp các phố. Để kích động cuộc bức hại, người La Mã còn vu khống rằng các tín đồ Cơ Đốc uống máu trẻ em. Do đó, nhiều học giả nhận định rằng ba lần đại dịch là sự trừng phạt nghiêm khắc của Thần cho việc đàn áp Cơ Đốc giáo. Các vị Hoàng đế từng hạ lệnh bức hại tín đồ đều bị báo ứng, nhiễm bệnh trong các đợt đại dịch mà chết.
Đại dịch lần thứ tư ở La Mã là bệnh dịch hạch, xảy ra vào thời kỳ thống trị của Justinianus năm 541, sử sách gọi là “Dịch hạch Justinianus”. Đây cũng là đại dịch đầu tiên trong ba lần đại dịch hạch của lịch sử thế giới. Theo ghi chép của nhà văn Procopius, vào thời cao điểm có 16.000 người chết mỗi ngày, “tất cả các cư dân đều giống như những quả nho xinh đẹp bị vắt kiệt nước, rồi nghiền nát một cách tàn nhẫn”.
Một nhà sử học miêu tả: “Mọi người đang trò chuyện với nhau, đột nhiên họ bắt đầu lắc lư, sau đó đổ gục xuống phố hay trong nhà. Một người tay cầm dụng cụ, đang ngồi đó làm đồ thủ công mỹ nghệ, cũng có thể đột nhiên ngã xuống, linh hồn rời cơ thể. Một người đang mua nhu yếu phẩm trong chợ, khi đang mặc cả hoặc đếm tiền thì cái chết đột nhiên ập đến với người mua hoặc với người bán, hàng hóa và tiền vẫn còn ở giữa nhưng không có ai nhặt…”.
Người mắc bệnh thường có biểu hiện sốt cao, bẹn, nách và cổ nổi hạch lớn, sau khi chết da thường có màu tím, xuất hiện đốm đen nên được gọi là “bệnh cái chết đen”. Các học giả đời sau tổng kết cho thấy tỷ lệ tử vong ở Byzantine lên đến 75%. “Họ chết như những con ruồi. Thân thể người chết chất đống, người sắp chết lăn lộn khắp nơi trên phố”.
“Ở Byzantine hoàn toàn không nhìn thấy người nào mặc quan phục, nhất là sau khi Hoàng đế cũng nhiễm bệnh. Dịch bệnh khiến trên phố ít người đi lại, đôi khi có người xuất hiện, nhưng nhất định là anh ta đang kéo một thi thể đi ra”.
Rất nhiều học giả Cơ Đốc nhận định rằng, tai họa này là “sự trừng phạt của Thượng Đế đối với những tội ác của nhân loại”. Còn theo các nhà nghiên cứu, đợt đại dịch khiến khoảng 25 triệu người trên bờ biển Địa Trung Hải tử vong.
Trước lúc dịch bệnh ập tới, cuộc chinh phục của Justinianus đạt tới cao trào. Ông ôm giấc mộng phục hưng Đế quốc La Mã, mà hoàn toàn không ngờ rằng bản thân phải đối diện với một trong những đại dịch khủng khiếp nhất lịch sử, khiến sức ảnh hưởng của quốc gia này đối với nền văn minh châu Âu đã tan biến hoàn toàn.
Cái chết đen châu Âu: Sự trừng phạt của Thượng Đế
Trận đại dịch được coi là lớn thứ hai trong lịch sử thế giới là “cái chết đen” kéo dài mấy trăm năm ở châu Âu.
Đại dịch bắt đầu từ thập kỷ 40 của thế kỷ 14 rồi dần dần lan ra khắp châu Âu. Đợt dịch hạch này gây ra cái chết cho khoảng 75 triệu người, từ Venice đến Tây Ban Nha, Syria, Hy Lạp, Anh, Pháp, rồi đến Nga, không có nước nào may mắn thoát khỏi. Dân số nước Anh và Pháp ở thế kỷ 14 và 15 đã giảm một nửa, mất mát này cao hơn rất nhiều tổng số người tử vong trong 100 năm chiến tranh Anh – Pháp.
Tu sĩ Mike ghi chép: “Khi phát bệnh, mụn nước và nhọt xuất hiện ở cánh tay, đùi và cổ. Bệnh nhân vô cùng yếu ớt, bị giày vò đau đớn khôn cùng, chỉ có thể nằm trên giường… Đến ngày thứ tư thì linh hồn thăng thiên”. Tất cả những người đã từng tới thăm hỏi hay buôn bán với người này, thậm chí là khiêng thi thể ra mộ cũng nhanh chóng tiếp bước người đó. Dịch bệnh khiến toàn bộ châu Âu rơi vào ngày tận thế. Mỗi người trong ngày tận thế có tâm trạng khác nhau, có người muốn tận hưởng lạc thú trước mắt, lại có người tìm cách rời xa thế nhân, nhưng cũng có người kiên cường chống lại dịch bệnh và hỗ trợ người khác.
Nhà truyền giáo Hilliac đã báo cáo với Giáo hoàng: “Hiện tượng kỳ lạ trên không trung là điềm báo đại dịch sắp xảy ra. Một giờ chiều ngày 20 tháng 3 năm 1345, ba hành tinh hội tụ ở chòm sao Bảo Bình – Đây là dấu hiệu chết chóc…”. Việc này hoàn toàn trùng khớp với luận đoán của nhà chiêm tinh học Jeffery: Năm 1315 và năm 1337 sẽ lần lượt xuất hiện sao chổi, năm 1325 sao Mộc và sao Thổ gặp nhau, đều là dự báo đối với bệnh cái chết đen.
Rất nhiều người dân đương thời tin rằng tội nghiệp của nhân loại vô cùng nghiêm trọng, tội cũ chưa chuộc tội mới lại tăng thêm. Bệnh cái chết đen là sự trừng phạt của Thượng Đế với nhân loại. Những người đang trong cơn hoảng loạn ấy không thể trầm tĩnh suy ngẫm nguyên nhân chính gây ra lỗi lầm này, mà suy nghĩ một cách cực đoan, từ đó hình thành phong trào “đánh roi”: Mọi người dùng roi ra sức đánh bản thân, với hy vọng giảm thiểu tội của tự thân, để được Thượng Đế khoan dung tha thứ và thoát khỏi dịch bệnh. Đó không phải là điều Thượng Đế mong muốn, hơn nữa càng không có tác dụng gì với việc khống chế dịch bệnh.
Hiện tượng kỳ lạ trong đại ôn dịch
Chúng ta thường cho rằng dịch bệnh lây nhiễm không phân biệt đối tượng. Khi dịch bệnh phát tác, phương pháp đơn giản và hữu hiệu nhất là cách ly những người chưa bị lây nhiễm với nguồn gây bệnh.
Tuy nhiên có một hiện tượng kỳ lạ xuất hiện: Theo ghi chép của một nhà sử học đương thời, một người từng an toàn trải qua cơn đại dịch hạch thì: “Có người đang rất khỏe mạnh, dù chạy khỏi thành phố vẫn bị mắc bệnh, từ đó mang dịch lan truyền đến những người chưa mắc. Lại có một số người thậm chí sống cùng với người đang mang dịch bệnh, thậm chí cả tiếp xúc với người đã chết vì dịch nhưng vẫn không bị lây nhiễm”.
“Còn có người vì mất hết gia đình, con cái, nên chủ động ôm người chết, tựa vào những người mắc bệnh với mục đích mong mình nhanh chết, nhưng dường như bệnh tật không muốn để họ đạt được mong muốn. Dù bị giày vò về tinh thần đủ thứ đủ loại nhưng họ vẫn khỏe mạnh bình thường như cũ”.
Văn hóa phương Tây lý giải về dịch bệnh là sự trừng phạt của Thượng Đế. Đạo gia và văn hóa phương Đông luôn coi thân thể người là một tiểu vũ trụ, con người cùng với vũ trụ là đồng nhất, là thiên nhân hợp nhất. Khi đạo đức của những bậc đế vương, bề tôi, và dân chúng suy bại thì sẽ chịu sự trừng phạt từ Thiên thượng, Thần Phật sẽ không còn bảo hộ con người thế gian. Dịch bệnh hay động đất là một trong những phương thức trừng phạt đó.
Căn cứ theo ghi chép từ thời nhà Minh thì vào thời kỳ dịch hạch ở cuối triều Minh có hai tên trộm tham lam vô độ, ngang nhiên mò đến nhà những người chết để lấy trộm đồ. Một tên trên mái tiếp ứng, một tên lấy đồ từ nhà người chết ra ném lên mái. Vào đúng lúc tên trộm trên mái nhà giơ tay đón bắt đồ thì cả hai đồng thời ngã vật ra, chết vì bệnh dịch hạch.
Theo nghiên cứu của Ngũ Liên Đức, dịch hạch xảy ra vào cuối thời nhà Thanh bắt nguồn từ loài chuột marmota. Do màu lông chuột giống với chồn tía nên rất nhiều thương nhân bất lương đã dùng chuột để giả làm chồn tía đem bán. Năm 1910, khi bệnh dịch hạch xảy ra ở vùng Đông Bắc, ở các chợ có 2,5 triệu tấm da chuột.
Ai nói rằng thiện ác là không có báo ứng? Đạo đức suy đồi chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến nền văn minh bị hủy diệt, đó là điều để nhân loại hôm nay suy ngẫm và lấy làm bài học tự răn mình.
Kiên ĐịnhTheo Aboluowang
Video: Dân Trung Quốc nổi giận khi biết chính quyền đã trì hoãn 3 tuần tin quan trọng về Virus
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét