Từ đầu năm 2020, dịch virus corona Vũ Hán đang bùng phát và lan rộng khắp thế giới với số người tử vong ngày càng tăng nhanh. Những hình ảnh thảm khốc từ vùng tâm dịch Vũ Hán khiến cho cả thế giới bàng hoàng. Tháng 2/2020, nạn châu chấu nghiêm trọng đang hoành hành tại châu Phi, bão tuyết dữ dội ở châu Âu, còn châu Úc thì vừa trải qua cháy rừng kinh hoàng theo sau là lụt lội… Nhiều người rùng mình liên tưởng đến viễn cảnh về một đại nạn của nhân loại vốn được đề cập đến trong nhiều lời tiên tri.
A
Trong phần 1, chúng ta đã phân tích những cơ sở khoa học lý giải các lời dự ngôn, cho thấy hiện tượng tiên tri không chỉ xuất hiện thời xa xưa, mà ngay trong thế kỷ 20 cũng có nhiều người nhìn thấy trước tương lai, và khoa học có thể kiểm chứng được. Đây là những hiện tượng có tồn tại rõ ràng chứ không phải “mê tín”, vấn đề chỉ là trình độ khoa học ngày nay chưa biết rõ về chúng.
Phần 2 này sẽ phân tích sâu hơn về sự trùng hợp đáng chú ý của một số lời tiên tri với tình hình của dịch viêm phổi Vũ Hán COVID-19 hiện nay.
Đại dịch trong dự ngôn
Trong số các dự ngôn nổi tiếng của phương Đông, có 2 tác phẩm Cách Am di lục và văn tự trên bia đá của Lưu Bá Ôn chỉ ra rằng: Đại dịch sẽ xảy ra. Hai dự ngôn này rất đáng chú ý, vì chúng đều chỉ mới xuất hiện công khai vào cuối thế kỷ 20.
“Cách Am di lục” do nhà thiên văn học, đại học giả Nam Sư Cổ thời Minh Tông (Joseon) Triều Tiên viết vào thế kỷ 16. Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc.
Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Điều bí ẩn là tuy có lịch sử gần 500 năm nhưng cuốn sách lại chỉ xuất hiện công khai vào thập niên 1980, và việc giải mã nó trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc thời đó. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.
Cách Am di lục mô tả một đại dịch là:
“Ngàn núi lục giác chim bay hết, tám người vạn đường không dấu tích” (Lục giác thiên sơn điểu phi tuyệt, bát nhân vạn kính nhân tích diệt).
Lục giác là chỉ Trời (chữ Thiên – 天 có 6 góc); tám người (bát nhân – 八人) là chỉ chữ Hỏa (火), mà Thiên Hỏa trong chữ cổ có nghĩa là ôn dịch. Do đó câu nói trên là có ý rằng: khi đại dịch giáng xuống, ngàn núi không bóng chim, vạn con đường không bóng người. Câu này ngoài việc ám chỉ rằng số người tử vong rất lớn, đường phố sẽ vắng lặng vì dịch bệnh, rất giống như những gì đang diễn ra tại Trung Quốc hiện nay.
Lưu Bá Ôn (1310-1375) là Tể tướng khai quốc triều Minh, từng phụ tá Chu Nguyên Chương giành lấy thiên hạ. Ông tính tình khoáng đạt chính trực, liêm khiết phụng sự việc công, không chỉ là một vị tướng trong triều mà còn là cao nhân đắc Đạo, lưu lại rất nhiều dự ngôn, trong đó có “Lưu Bá Ôn bi ký“.
“Lưu Bá Ôn bi ký” là dự ngôn của Lưu Bá Ôn trên bia đá tại núi Thái Bạch, tỉnh Thiểm Tây, do một trận địa chấn hơn 20 năm trước mà lộ ra ngoài.
Nội dung “Lưu Bá Ôn bi ký” nói với người ta cảnh tượng đáng sợ về những sự việc có liên quan đến đại kiếp nạn thời mạt kiếp, tức thời hiện đại của chúng ta:
“…Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, Kẻ giàu một vạn lưu hai ba,Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, Nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền,
…Bình địa không có ngũ cốc trồng, Cẩn phòng tứ phương tuyệt khói người,Nếu hỏi ôn dịch thời nào hiện, Nên xem giữa cửu Đông tháng Mười,
….Người làm việc thiện thì được thấy, Kẻ làm việc ác không được xem,Trên đời có người hành Đại Thiện, Lây bởi kiếp này thật không đáng,
…Còn có mười sầu ở trước mắt,
Nhất sầu thiên hạ loạn khắp nơi, Nhị sầu Đông Tây người đói chết,Tam sầu Hồ rộng gặp đại nạn, Tứ sầu các tỉnh khởi lang khói,Ngũ sầu nhân dân không yên ổn, Lục sầu mùa Đông giữa tháng Chín tháng Mười,Thất sầu có cơm không người ăn, Bát sầu có người không áo mặc,Cửu sầu thi thể không người liệm, Thập sầu khó qua năm Heo Chuột…”
Dự ngôn đã chỉ ra rằng “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, Kẻ giàu một vạn lưu hai ba”, nghĩa là bệnh dịch sẽ xảy đến với tất cả mọi người, kể cả người giàu lẫn kẻ nghèo. Những người giàu có lẽ là những người hành ác nhiều sẽ bị đào thải nhiều hơn. Khi đó ngũ cốc không có ai trồng, khắp nơi không bóng người.
Ngày 24/1/2020, một nhóm 7 nhà khoa học tại bệnh viện Jinyintan, Vũ Hán đã công bố phát hiện khoa học trên tạp chí y khoa The Lancet về 41 trường hợp phát hiện bệnh viêm phổi lạ đầu tiên ở thành phố Vũ Hán. Báo cáo cho biết, người có triệu chứng bệnh đầu tiên xuất hiện vào ngày 1/12/2019 (tức ngày 6 tháng 11 năm âm lịch Kỷ Hợi) .
Các bác sĩ đã cho biết virus viêm phổi Vũ Hán có thời gian ủ bệnh từ 1-14 ngày, thậm chí là 24 ngày. Vậy thời gian virus bắt đầu lây lan có thể trong tháng 11/2019, tức là tháng 10 năm âm lịch năm Kỷ Hợi. Thậm chí, có thể bệnh nhân đã bị lây nhiễm trước đó. Điều này phù hợp với các câu “Nếu hỏi ôn dịch thời nào hiện, Nên xem giữa cửu Đông tháng Mười” và “Ngũ sầu nhân dân không yên ổn, Lục sầu mùa Đông giữa tháng Chín tháng Mười”.
Thành phố Vũ Hán có Đông Hồ, có diện tích mặt nước đến 88km2 (gấp hơn 16 lần diện tích Hồ Tây, Hà Nội), được coi là hồ trong thành phố lớn nhất nhì Trung Quốc. Vũ Hán cũng là địa điểm đầu tiên xuất hiện và bùng phát dịch bệnh sau đó lan ra toàn bộ tỉnh Hồ Bắc rồi đến Trung Quốc, điều này ứng nghiệm với các câu “Tam sầu Hồ rộng gặp đại nạn, Tứ sầu các tỉnh khởi lang khói”. “Hồ rộng” ở đây cũng có thể được lý giải là tỉnh Hồ Bắc, vốn là tỉnh có hàng nghìn hồ nước lớn, được mệnh danh là “vùng hồ Hoa Trung”, cũng là nơi có thủy điện Tam Hiệp, là thủy điện lớn nhất thế giới với hồ chứa có dung tích lên đến 39,3 km3.
Bệnh dịch bùng phát ở Trung Quốc chính vào những ngày cuối tháng chạp năm Kỷ Hợi và đầu tháng giêng năm Canh Tý, điều này ứng nhiệm với câu “Thập sầu khó qua năm Heo Chuột”.
Rất nhiều người nhiễm bệnh ở Vũ Hán, Hồ Bắc và hiện nay bị cưỡng bức cách ly tại nhà hoặc các bệnh viện tập trung, cuộc sống rất khốn khổ. Nhiều người bất ngờ chết gục trên đường phố, sau vài tiếng cũng không có người đến hỗ trợ, thi thể được cho vào các túi đựng thi thể vội vàng đem đi hỏa thiêu mà không qua khâm liệm và làm nghi lễ mai táng, điều này ứng nghiệm với các câu: “Thất sầu có cơm không người ăn, Bát sầu có người không áo mặc, Cửu sầu thi thể không người liệm”.
Theo dự ngôn, làm sao con người thoát được đại nạn?
Dự ngôn Cách Am Di Lục nói rằng những người đối đãi tốt với Phật Pháp sẽ gặp bình an.
Trong câu kết trên bia đá, Lưu Bá Ôn dùng cách chiết tự, như một câu đố, nói với con người về ba chữ trân quý nhất:
“Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu, Ba chấm cộng một câu, Bát Vương nhị thập khẩu, Người người đều hỷ cười, Ai ai cũng bình an.”
“Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu“: chính là chữ “Chân” (眞), viết theo tả pháp cổ đại. Chữ “Chân (眞) có thượng bộ là chữ “thất” (七), nghĩa là “bảy”; hạ bộ là do “nhân” (人) và “nhất” (一) tổ hợp mà thành, nghĩa là “một đường chạy”; đem phần “cung” (弓) của chữ “dẫn” (引) xếp đan xen vào chữ “khẩu” (口) thì tạo thành chữ “mục” (目), đây chính là phần giữa của chữ “Chân” (眞).
“Ba chấm cộng một câu” nghĩa là chữ “Nhẫn” (忍). Trong ba chấm này, đem một chấm đan vào bộ “đao” (刀) ở nửa trên của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “nhẫn” (刃); rồi lại đem hai chấm đặt lên nửa dưới “厶” của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “tâm” (心); chữ “nhẫn – mũi dao” (刃) đặt trên chữ “tâm” (心) chính là chữ “Nhẫn – nhẫn nại” (忍).
“Bát Vương nhị thập khẩu“ chính là chữ “Thiện” (善). Chữ “Thiện” (善) từ trên xuống dưới là do “bát” (八) (lật ngược), “Vương” (王), “niệm” (廿) (nghĩa là 20), và “khẩu” (口) tổ hợp thành.
Vậy nên “Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu. Ba chấm cộng một câu, Bát Vương nhị thập khẩu“, liên kết lại tạo thành “Chân, Thiện, Nhẫn” (眞善忍).
Điều này ngụ ý rằng những người sống theo đạo lý Chân Thiện Nhẫn, những người ủng hộ đạo lý Chân Thiện Nhẫn sẽ được bình an.
Cuộc chiến giữa chính và tà, thiện và ác
Những cổ thư nổi tiếng trong lịch sử phương Đông bao gồm:
- “Thôi bối đồ” do Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cang đời Đường biên soạn;
- “Mai hoa thi” của Thiệu Ung đời Tống;
- “Mã tiền khóa” của Gia Cát Lượng;
- Thiêu bính ca, Thôi Bi Đồ, văn tự trên bia đá của Lưu Bá Ôn đời Minh
Các dự ngôn phương Tây bao gồm: Khải Huyền trong Kinh Thánh, “Các thế kỷ” của Nostradamus…
Đến hôm nay thì tất cả các dự ngôn này đã có người giải ra rất chính xác với các sự kiện trong quá khứ. Người tu Đạo không cầu danh lợi nên những gì họ để lại đời sau chắc chắn không phải khoe tài, có lẽ chỉ nhằm mục đích cảnh tỉnh đời sau, rằng sự việc trên đời đều đã có sự sắp xếp.
Nói sơ qua, “Các Thế Kỷ” của Nostradamus dự đoán chính xác về rất nhiều sự kiện lớn trong lịch sử, chẳng hạn hai trận đại chiến thế giới, chiến tranh vùng Vịnh, Liên Xô giải thể… Bài thơ “Mai Hoa Thi” thời Bắc Tống và Mã tiền khóa thời Tam Quốc tiên tri rất chính xác về sự hoán chuyển của các triều đại Trung Quốc cũng như sự xuất hiện của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Nhìn bao quát thì tất cả các cổ thư nói trên đều đề cập đến một lời tiên tri kinh ngạc nhất và cũng là lời tiên tri cuối cùng:
Vào lúc đạo đức nhân loại đã trở nên vô cùng bại hoại, khi con người chỉ chạy theo vật chất và dục vọng, không phân biệt được chính – tà thì lịch sử nhân loại cũng đi đến trang cuối cùng như đã dự liệu, nhân loại sẽ đối mặt với thời khắc sống còn.
Nhiều dự ngôn đều chỉ ra rằng, trong thời kỳ đó, sẽ xảy một cuộc chiến kinh hồn giữa thiện và ác, giữa chính và tà. Rất nhiều người trên thế gian sẽ mê mờ, không phân biệt được chính tà, thiện ác, từ đó phỉ báng, vu khống, bức hại, hành ác với những người thiện lương tín ngưỡng. Rất nhiều người khác cũng đồng lõa, cấu kết với những người bức hại tín ngưỡng, bức hại những người lương thiện. Rất nhiều người không hề động lòng, làm ngơ trước những hành động độc ác, bất lương mà không nói lên lời ngay chính. Nhưng cũng có rất nhiều người phân biệt được chính – tà, thiện – ác, sống đúng đạo lý, lên tiếng bênh vực chính tín và người lương thiện.
Theo các dự ngôn, cũng vào lúc đó, địa cầu, nhân loại cho đến vũ trụ đều sẽ trải qua những biến đổi to lớn chưa từng có từ trước tới nay. Đây sẽ là sự lựa chọn giữa sinh tử mà mỗi người phải đối mặt và đây cũng là hy vọng cuối cùng của nhân loại.
Trong Thánh Kinh Khải Huyền có nhắc tới hình tượng “con rồng đỏ” tà ác, giảng rằng nhân loại vào ngày tận thế sẽ xảy ra cuộc chiến cuối cùng giữa chính và tà, nhân loại sẽ trải qua bảy tai họa, những người tôn sùng “con thú”, những người chịu ấn của “con thú”, những người giúp kẻ xấu làm điều ác đều sẽ phải trải qua tai họa cực lớn; những người biết phân biệt chính – tà, thiện – ác, sống đời sống chính nghĩa và nhân ái, không nhận dấu ấn của “con thú” sẽ được bình an.
Sự lựa chọn của mỗi chúng ta
Có câu nói rằng, “điều con người biết là giới hạn, còn những điều chưa biết là vô hạn”, những thí nghiệm và các phát hiện của các nhà khoa học đã hé lộ những bí ẩn của dòng vật chất thời gian, qua đó mở ra cánh cửa nghiên cứu hiện tượng tiên tri.
Những dự ngôn về đại nạn của con người và cách thoát khỏi nó không chỉ có một vài, mà lên tới hàng chục văn tự với hàng trăm điểm tương đồng. Chúng đều xuất phát từ những bậc thánh hiền với trí huệ uyên bác trong lịch sử. Chắc chắn họ viết ra với mục đích cảnh tỉnh và giúp đỡ nhân loại chứ không phải lừa đảo người đời.
Tuy nhiên, có nhiều lời tiên tri tới thời cận đại đã không còn chính xác, nhiều thảm họa đã không xảy ra, có lẽ là do những chi tiết sự kiện có thể thay đổi nếu con người thực sự tỉnh ngộ và thay đổi hành vi của mình.
Đối đãi tốt với với Phật Pháp theo lời khuyên của Cách Am di lục, hay ủng hộ đạo lý “Chân Thiện Nhẫn” theo lời khuyên của Lưu Bá Ôn, thiết nghĩ là điều nên làm dù bất trong thời điểm nào, trong hoàn cảnh nào.
Trong giai đoạn lịch sử nhiều biến động này, điều trọng yếu nhất là cần phân biệt rõ chính – tà, thiện – ác, không bị lừa dối bởi “con rồng đỏ” tà ác. Rốt cuộc cân nhắc và lựa chọn thế nào, hoàn toàn do mỗi cá nhân chúng ta quyết định!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét