Trên BBC có bài giới thiệu ý kiến các học giả Việt Nam, liên quan đến sự kiện "Phái đoàn của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc (LHQ) vừa gửi Công hàm từ hôm 30/3/2020 tới Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông".
Chứng kiến Trung Quốc đụng độ với các nước Đông Nam Á và Mỹ khi cố tình gây xung đột ở Biển Đông bất chất luật pháp quốc tế, Vương quốc Anh lên tiếng cảnh báo “sẽ can thiệp” khi sự xâm lược của Bắc Kinh tiếp tục gia tăng. Tờ Express của Anh đưa tin.
Lời cảnh báo được đưa ra bởi nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Anh – Gavin Williamson vì quan ngại trước bối cảnh khu vực Biển Đông ngày càng căng thẳng bởi các cuộc đụng độ do Trung Quốc gây ra. Vào tháng 2 năm 2019, ông Williamson đã chỉ ra trong một bài phát biểu rằng Vương quốc Anh sắp tới có thể phải can thiệp để đối đầu với Trung Quốc khi nước này tiếp tục bỏ qua luật pháp quốc tế, và là và là quốc gia khơi màu chạy đua vũ trang. Ông cũng nói rằng nhiệm vụ hoạt động đầu tiên của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sẽ bao gồm khu vực Thái Bình Dương.
Hải quân hoàng gia Anh đã huy động tàu chiến theo sát tàu khu trục Trung Quốc, sau khi con tàu xuất hiện ở eo biển Anh, hồi tháng 7/2019
Phạm Trần (Danlambao) - Có thêm bằng chứng đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã để mất chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn huyênh hoang: "độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững”.
Trong khi đó, dù sự việc tầu tuần tra Trung Cộng đâm chìm tầu cá Việt Nam đã rõ như ban ngày, nhưng vẫn có báo chỉ dám coi tai nạn do “tầu nước ngoài” gây ta.
Lời toà soạn: Các dân tộc Á Đông có một nền văn minh vô cùng xán lạn. Lịch sử Á Đông nói chung, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, rất hào hùng, tràn đầy khí chất. Lịch sử 5.000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và ngụy tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu của người Á Đông, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Việt Nam, Trung Hoa… gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay.
TTO - Tổng thống Mỹ Donald Trump dành những lời chỉ trích nặng nề cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cáo buộc tổ chức này nghiêng về phía Trung Quốc và đưa ra những lời khuyên hỏng bét về dịch COVID-19.
Tổng thống Mỹ đổ cho WHO đã đưa ra lời khuyên sai lầm về dịch COVID-19 - Ảnh: REUTERS
"WHO đã thực sự làm hỏng chuyện. Vì vài lý do nào đó, tổ chức này được tài trợ phần lớn từ Mỹ nhưng lại rất ngả về Trung Quốc.
Thật may mắn là tôi đã bác bỏ lời khuyên của họ về việc giữ biên giới mở với Trung Quốc trước đó. Tại sao họ lại đưa ra khuyến cáo sai lầm như vậy?" - ông Trump viết trên Twitter.
VietTimes -- Mỹ đã biết dịch bệnh COVID-19 từ cuối tháng 12/2019, nhưng các quan chức Nhà Trắng bận tranh cãi, khiến cho việc đóng cửa với Trung Quốc bị trì hoãn. Kể từ đêm ngày cuối năm ngoái đến nay đã có 430.000 người bay trực tiếp từ Trung Quốc tới Mỹ. Các chuyên gia nói dịch bệnh ở Mỹ đã lây lan sớm hơn mọi người tưởng.
Ngày 2/2 Mỹ thực hiện đóng cửa nhưng đã có 430 ngàn người nhập cảnh từ Trung Quốc (Ảnh: AFP)
Theo trang tin Deutsche Welle bản tiếng Trung ngày 6/4, hơn 1,2 triệu người trên toàn thế giới đã được chẩn đoán mắc bệnh COVID-19 và Mỹ đứng đầu thế giới với 330.000 trường hợp. Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần nói rằng việc đóng cửa với Trung Quốc vào đầu tháng 2 đã ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của virus, nhưng có tin nói có ít nhất 430.000 người đã bay trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ từ cuối tháng 12, cho thấy việc đóng cửa quá muộn. Reuters tiết lộ rằng Nhà Trắng đã đấu đá nhau trong suốt một tháng trước khi đóng cửa, dẫn đến sự chậm trễ trong quyết định đóng cửa với Trung Quốc.
Chuyện xảy ra vào đời vua Lê Đại Hành, cuối thế kỷ thứ 10, lúc nền tự chủ của Đại Cồ Việt còn đang ở giai đoạn củng cố để tự khẳng định, còn Chiêm Thành thì đã là một quốc gia độc lập gần 800 năm nay, và đang ở vào thời kỳ cực thịnh.
Chiêm Thành lập quốc và tranh chấp biên cương với Giao Châu
Nước Chiêm Thành vốn là đất quận Nhật Nam, thuộc Giao Chỉ Bộ nhà Hán. Năm 192 sau Công Nguyên, niên hiệu Sơ Bình thứ 3 đời Hán Hiến Đế, con trai của viên công tào huyện Tượng Lâm tên là Khu Liên (trên bia đá tìm được ở Khánh Hòa có khắc tên tiếng Phạn là Xri Mara) nổi lên chiếm cứ huyện thành, dựng cờ độc lập. Quận Nhật Nam lúc bấy giờ có 5 huyện: Lư Dung, Tỵ Cảnh, Tây Quyển, Tượng Lâm, và Châu Ngô. Huyện Tượng Lâm nằm ở phần đất tỉnh Quảng Nam ngày nay. Vì địa thế Tượng Lâm xa xôi hiểm trở, quan binh Lĩnh Nam không có khả năng đánh chiếm lại, mà triều đình lại gặp lúc suy vi không thể điều động quân nơi khác đến tăng viện, nên nhà Đông Hán đành để cho Tượng Lâm tự chủ, và gọi địa phương tân lập này là Lâm Ấp, ý nói là đô ấp của huyện Tượng Lâm. Gặp lúc Trung Hoa loạn lạc, đất nước bị chia ba (Thời Tam quốc), Lâm Ấp kiêm tính luôn huyện Châu Ngô (Bình Định), định quốc đô ở Sinharpura (Trà Kiệu), bành trướng lãnh thổ lên Tây Nguyên và vào phía nam đèo Cả, thế lực mỗi ngày một mạnh. Chỉ nửa thế kỷ sau khi độc lập, Lâm Ấp đã tính đến chuyện tiến ra miền bắc tranh phong với Đế quốc Hán.
Năm 248, niên hiệu Xích Ô thứ 11 nhà Đông Ngô, Lâm Ấp đánh chiếm thành Khu Túc (ở xã Nguyệt Biều trên bờ nam sông Hương) của quận Nhật Nam, rồi kéo quân ra cướp phá hai quận Cửu Chân (Thanh Hóa) và Giao Chỉ (Bắc Bộ), san bằng hai quận thành này. Ngô Chúa Tôn Quyền sai Lục Dận làm Thứ Sử Giao Châu, An Nam Hiệu Úy, đem đại binh từ Kim Lăng sang ứng phó, Lâm Ấp mới lui quân, nhưng vẫn giữ thành Khu Túc. Từ đó, Lâm Ấp sửa sang Khu Túc thành căn cứ quân sự xuất phát các cuộc tiến binh cướp phá Giao Châu khiến nhà Tấn phải lấy phần đất của huyện Tây Quyển tiếp giáp với Lâm Ấp để lập thêm huyện Thọ Lãnh (huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên) nhằm mục đích củng cố việc bảo vệ cương giới cực nam của Giao Châu.
Nhật Bản chính thức đưa lực lượng tên lửa mặt đất phụ trách khu vực biển phía tây nam vào hoạt động, đây là một trong những động thái nhằm bảo vệ an ninh khu vực này trước các hành động của Trung Quốc.
Kyodo News ngày 6/4 cho biết, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) ngày 5/4 đã tổ chức nghi thức thành lập lực lượng tên lửa đất đối không và đất đối hạm đóng trên đảo Miyako-jima (tỉnh Okinawa), với ít nhất 2 hệ thống tên lửa Patriot nhập khẩu của Mỹ. Trong những năm gần đây, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang đẩy mạnh tăng cường phòng thủ các quần đảo phía Tây Nam như quần đảo Nansei (quốc tế gọi là quần đảo Ryukyu) và quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).
Lễ thành lập lực lượng tên lửa mặt đất trên đảo Miyako-jima hôm 5/4. Nguồn: eastday.com.