Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

Đại sứ Mỹ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ TP.HCM

Đại sứ Daniel Kritenbrink đã ghé thăm Nghĩa trang Liệt sĩ TP.HCM giữa lúc hai nước đang chuẩn bị kỷ niệm 25 năm ngày chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink, cùng Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM Marie Damour và Tùy viên quân sự, Đại tá Thomas Stevenson, đã ghé thăm và dâng hương tại nghĩa trang ở Quận 9, TP.HCM, vào sáng 21/6.
Chuyến thăm diễn ra giữa lúc Việt Nam và Mỹ đang tiến đến cột mốc đánh dấu 25 năm bình thường hóa và chính thức thiết lập bang giao, chứng kiến quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước tiếp tục phát triển sâu rộng trên mọi lĩnh vực.
Đại sứ Mỹ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ TP.HCM - 1
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink (ngoài cùng bên phải), cùng Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM Marie Damour (giữa) và Tùy viên quân sự Thomas Stevenson, dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP.HCM. Ảnh: ĐP.

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

LÝ QUANG DIỆU: VIỆT NAM BỊ MẮC KẸT TRONG TƯ DUY XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

VIỆT NAM: Mắc kẹt trong tư duy xã hội chủ nghĩa
Nhiều người giành nhiều hy vọng cho Việt Nam khi họ quyết định áp dụng cải cách thị trường tự do trong những năm 1980, vài năm sau khi Trung Quốc có động thái tương tự. Đổi Mới, hay “thay đổi sang điều mới” như cách gọi cải cách trong tiếng Việt, đã bắt đầu đầy hứng khởi. Trong số những bước đi đầu tiên đất nước này thực hiện tách biệt khỏi chủ nghĩa xã hội là trả lại quyền kiểm soát những mảnh ruộng mênh mông đã bị tập thể hóa cho các nông dân. Điều này dẫn tới sự gia tăng mạnh sản lượng nông nghiệp trong vòng vài năm. Nhiều người cả trong và ngoài nước đã nghĩ rằng Việt Nam đang đi đúng hướng. Quả thực khi cả thế giới thấy rõ sự mở cửa của Trung Quôc là một thành công kinh tế không thể tin được thì những ai không quan sát kỹ Việt Nam cũng bắt đầu cho rằng chương trình cải cách của họ cũng sẽ đi theo quỹ đạo tương tự.

Việt Nam: Tranh luận về dân chủ hóa và pháp quyền hóa nhà nước


Print Friendly, PDF & Email
Nguồn: Zachary Abuza (2001). “The debates over Democratization and Legalization”, in Z. Abuza, Renovating Politics in Contemporary Vietnam (London: Lynne Rienner Publisher), pp. 75-130.
Biên dịch: Nguyễn Duy Hưng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Đến giờ phút này, tôi có thể nói một cách chắc chắn rằng không một thế lực trong và ngoài nước nào có thể tiêu diệt được Đảng cộng sản Việt Nam. Chỉ có Đảng tự làm suy yếu chính mình khi không chịu thích nghi với tình hình mới.                                                                                                                                                                                        – Tướng Trần Độ
Đầy tớ thì đi Volga
Bố con Ông chủ ra ga đón tàu
Đầy tớ thì ở nhà lầu
Bố con Ông chủ giấy dầu che mưa
Đầy tớ nhậu nhẹt sớm trưa
Bố con Ông chủ rau dưa qua ngày.
                                                                                                                – Một bài thơ
Sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các lực lượng bên ngoài luôn tìm cách thúc đẩy quá trình dân chủ hóa và cải cách chính trị tại Việt Nam. Lấy ví dụ, trong bài phát biểu của Tổng thống Bill Clinton tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, ông công khai động cơ chủ yếu là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế , từ đó sẽ dẫn tới những đòi hỏi lớn hơn về quyền tự do và chính trị trong dân chúng Việt Nam. Rõ ràng là áp lực từ bên ngoài đã có ảnh hưởng nhất định đến việc đối xử với một số người bất đồng chính kiến như Đoàn Viết Hoạt, Dương Thu Hương, và Nguyễn Thanh Giang. Mặc dù chính quyền luôn bác bỏ việc phóng thích họ là do sức ép bên ngoài,[1] Việt Nam rõ ràng trông chờ động thái này sẽ giúp giành được một số nhượng bộ kinh tế từ Mỹ. Nhân quyền, dù Việt Nam có đồng ý hay không với cách hiểu của Phương Tây, phải nằm trong chương trình nghị sự của các nhà hoạch định chính sách. Có một số dấu hiệu cho thấy điều này đang diễn ra.

“VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT TRUNG”, GIẢI MÃ CUỘC CHIẾN TRANH CÓ NGUY CƠ BỊ BỎ QUÊN


Đặng Văn Sinh
 BIÊN KHẢO:" VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"

Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (1979 - 1989) kéo dài 10 năm, trọng tâm là Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang; Cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương vùng tây bắc của Tổ quốc đã khiến 5000 cán bộ, chiến sĩ hy sinh, (con số được báo chí công bố gần đây), đã có thời điểm bị lãng quên. Chính sử chỉ ghi được vài dòng, còn các nhà lãnh đạo quốc gia, lấy lý do “vì đại cục” luôn tìm cách né tránh để duy trì “tình hữu nghị” qua phương châm “mười sáu chữ vàng”.
Nơi biên ải tận cùng Tổ Quốc, những chiến sĩ trận vong, thân xác nát tan bởi đạn pháo cày xéo, hồn phách vất vưởng giữa ngàn lau hay vách đá cheo leo, đó là nơi mà một thời tại những nơi từng được lính mệnh danh là: “lò vôi thế kỷ”, “ đồi thịt băm”, “suối oan hồn”, “cửa tử”… 
Cảnh tượng của trận chiến thư hùng giữa “hai quốc gia” một thời từng coi nhau là “anh em cùng chung ý thức hệ” vào nửa cuối thế kỷ XX; cuộc chiến đó xem ra còn khủng khiếp hơn nhiều những gì mà Đặng Trần Côn đã viết trong “Chinh phụ ngâm khúc”:
“Non Kỳ quạnh quẽ trăng treo
Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò
Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi
Chinh phu tử sĩ mấy người
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn?”*

Có thể nói, những năm tám mươi của thế kỷ trước, vì sự phong tỏa thông tin có chủ ý ở vào thời kỳ chưa có internet, chẳng những thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường, mà ngay cả tầng lớp cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước hầu như cũng rất mù mờ về cuộc chiến này. Trí nhớ con người có hạn; thời gian đã lùi về dĩ vãng đến ba bốn mươi năm ; Bởi những gian truân vất vả của cuộc mưu sinh, các nhân chứng tham gia chống giặc bành trướng dần dần về với tổ tiên để lại một khoảng trống lịch sử. Rất có thể, rồi đây, cuộc chiến tranh bi tráng đầy máu và nước mắt của một thời bị xóa nhòa trong ký ức dân tộc.

Repsol nhượng cổ phần ba lô dầu: TQ đe dọa thành công VN trên Biển Đông?

Tập đoàn dầu khí Repsol của Tây Ba Nha đã ký thỏa thuận với PetroVietnam để chuyển nhượng cổ phần tại ba lô thăm dò dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế VN - vốn không hoạt động được từ ba năm nay do sức ép từ Trung Quốc, trong đó có dự án Cá Rồng Đỏ.
Repsol nhượng cổ phần ba lô dầu: TQ đe dọa thành công VN trên Biển Đông?


Cụ thể, Repsol sẽ chuyển nhượng cho Petro Vietnam 51,75% cổ phần ở lô 07/03 PSC và 40% cổ phần ở lô 135-136/03 PSC.

Bằng cách này, Repsol được cho là đã hóa giải được cuộc xung đột với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam liên quan đến tình trạng của các lô này và làm giảm sự hiện diện của họ ở Việt Nam, "một quốc gia được coi là rủi ro, bởi trong những năm gần đây, các hoạt động của họ đã bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột lãnh thổ trên Biển Đông," theo bình luận trên trang Archyde.

Năm 2018, Repsol từng nhận được yêu cầu của PetrolVietnam về việc ngưng dự án Cá Rồng Đỏ tại lô 07/03, nơi Repsol có 52% cổ phần, do sức ép từ Trung Quốc.

BBC News Tiếng Việt có cuộc trao đổi với GS Carl Thayer, nhà nghiên cứu chính trị Đông Nam Á từ Úc, quanh động thái mới của Repsol và các tác động tới Việt Nam.

BBC: Ông có cho rằng động thái này đã chứng minh rằng Trung Quốc đã thành công trong việc dọa nạt Việt Nam và các đối tác kinh doanh, khi Việt Nam và các đối tác đã phải từ bỏ các quyền lợi trên Biển Đông vốn được luật pháp quốc tế công nhận?

GS Carl Thayer: Có thể lập luận rằng Trung Quốc đã thành công trong việc dọa nạt Việt Nam từ ba năm trước.

Việc Repsol quyết định trả lại ba lô thăm dò (135-136 / 03 và 07/03) chỉ là hệ quả vì trong hai năm qua, Repsol đã không thể tiến hành các hoạt động thương mại liên quan đến các dự án này.

Quảng Bình: Làng nghèo rớt mồng tơi bỗng đổi đời nhờ nuôi toàn cá đặc sản to bự

 Thứ bảy, ngày 20/06/2020 14:05 PM (GMT+7)

Từ một lồng cá của hộ nuôi cá lồng ban đầu, đến nay, thôn Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) đã có gần 400 lồng cá, mang lại thu nhập cao cho bà con trong thôn…
 Bình luận 0
Buổi trưa, trời gắt nắng, ông Nguyễn Xuân Hoàn, Trưởng thôn Cồn Sẻ chèo đò đưa chúng tôi ra nhánh sông Gianh để thăm trang trại cá lồng. Ông Hoàn bảo: “Mỗi năm, nuôi cá lồng mang lại cho bà con trong thôn thu nhập trên 30 tỷ đồng…”.
 
Cho thu nhập cao
 
Chỉ cách đây dăm năm, thôn Cồn Sẻ có tiếng về… nghèo. Thôn nằm trọn vẹn giữacồn nổi của dòng sông Gianh. “Thời điểm đó, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trong thôn chiếm trên 60% tổng số hộ”-ông Nguyễn Xuân Hoàn cho hay.
Quảng Bình: Làng nghèo rớt mồng tơi bỗng đổi đời nhờ nuôi toàn cá đặc sản to bự - Ảnh 2.
Nuôi cá lồng mang lại thu nhập cao cho người dân thôn Cồn Sẻ.

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020

Trường Giang liên tiếp lũ lụt, đập Tam Hiệp có vỡ hay không?

Đầu tháng Sáu đến nay, nhiều tỉnh miền nam Trung Quốc liên tiếp mưa lớn. Sáng sớm ngày 17/6, khu vực thượng nguồn đập Tam Hiệp, trạm phát điện huyện Đan Ba thuộc châu tự trị Cam Tư tỉnh Tứ Xuyên bị nước lũ phá hủy, đập Tam Hiệp tiếp tục đối diện với thách thức nghiêm trọng là liệu có bị vỡ hay không. 
Đập Tam Hiệp
Ngày 2/6, lũ định kỳ tiếp tục xuất hiện trên sông Trường Giang, quan chức ĐCSTQ nói nước lũ năm nay có thể lớn nhất kể từ năm 1949 tới nay, liệu đập Tam Hiệp có thể chống chọi lại được hay không, cũng khiến nhiều người quan tâm. (Ảnh: Epoch Times).

Lũ lụt tràn lan ở lưu vực Trường Giang 

Bắt đầu từ ngày 16/6, vùng Hoa Nam, Hoa Trung và bộ phận Tây Nam Trung Quốc bắt đầu có mưa lớn liên tiếp 24 tiếng đồng hồ. Châu tự trị dân tộc Tạng-Khương Ngawa (tỉnh Tứ Xuyên) có lượng mưa đo được lớn nhất lên đến 50mm, một số khu vực còn có mưa đá có đường kính lớn nhất đến đến 10mm; Mai Long Câu ở huyện Đan Ba của Châu tự trị dân tộc Tạng – Cam Tư, còn xảy ra lũ quét gây sạt lở đất đá, chặn dòng chảy sông Tiểu Kim Xuyên gây ra ngập úng, lượng nước có thời điểm đạt đến 1 triệu mét khối. 
Bắt đầu từ ngày 17, trạm thủy điện Mai Long bị nước lũ cuốn trôi. Từ video được chia sẻ trên mạng có thể thấy dòng nước lũ khổng lồ từ thượng nguồn đổ ập xuống dưới, nơi nó chảy đến, một số thôn làng liền biến mất. 

Reuters: Samsung bác tin chuyển dây chuyền sản xuất màn hình máy tính từ Trung Quốc sang Việt Nam

20-06-2020 10:58:26+07:00

20/06/2020 10:58  
Trong ngày thứ Sáu (19/06), giới truyền thông Việt Nam đưa tin Samsung Electronics đang lên kế hoạch chuyển phần lớn dây chuyền sản xuất màn hình máy tính từ Trung Quốc sang Tp.HCM. Tuy nhiên, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc cho biết những thông tin này không đúng sự thật.
Truyền thông đã dẫn lại một thông cáo báo chí trên trang web của Samsung Việt Nam và đưa tin ông lớn công nghệ Hàn Quốc này sắp chuyển nhà máy sản xuất màn hình máy tính từ Trung Quốc về nhà máy Samsung HCMC CE Complex (SEHC) tại Khu Công nghệ cao (quận 9, TP.HCM) trong năm 2020.
Tuy nhiên, Samsung Electronics cho biết thông tin này không có căn cứ và không nói thêm. Trên trang web của Samsung Việt Nam, thông tin đó đã không còn.
Theo Reuters, một số trang tin trực tuyến khác của Việt Nam cũng đã đưa tin về kế hoạch Samsung chuyển dây chuyền sản xuất màn hình máy tính này nhưng đến nay đa phần bài viết đều không thể xem được.
Trước đó, thông tin Samsung chuyển dời dây chuyền sản xuất màn hình máy tính về Việt Nam được đưa ra giữa lúc xuất hiện làn sóng rút khỏi Trung Quốc và các công ty trên thế giới bàn tính tới chuyện đa dạng hóa chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19.
Samsung hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 17 tỷ USD. Samsung hiện đang sản xuất màn hình tại 6 nhà máy và hai trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) ở Việt Nam.
Vũ Hạo (Theo Reuters

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020

PHẢI CHĂNG THANH HÓA ĐÃ QUA CÁI THỜI: KHU BỐN ĐẨY RA, KHU BA ĐẨY VÀO; ĐẨY QUA NƯỚC LÀO....NƯỚC LÀO KHÔNG NHẬN?

Bộ Chính trị sẽ xem xét ban hành Nghị quyết riêng để phát triển Thanh Hóa

Thứ 7, 15:52, 20/06/2020

VOV.VN -Thanh Hóa kỳ vọng là Bộ Chính trị ra nghị quyết phát triển Thanh Hóa trong những năm tới, tạo ra một tiền đề rất quan trọng để địa phương phát triển.
Tỉnh Thanh Hóa có vị trí chiến lược quan trọng, kỳ vọng sẽ bứt phá trở thành điểm sáng, tỉnh công nghiệp trọng điểm. Ban Kinh tế Trung ương đang phối hợp với Tỉnh ủy Thanh Hóa xây dựng đề án “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" để trình Bộ Chính trị xem xét, ban hành Nghị quyết riêng về Thanh Hóa.
Tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2020, thu hút khoảng 35 dự án với tổng số vốn lên đến 15 tỷ USD. Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định, đây được xem là đòn bẩy giúp Thanh Hóa bứt phá trong thời gian tới. Phóng viên VOV phỏng vấn ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa về nội dung này:
vi sao bo chinh tri xem xet ban hanh nghi quyet phat trien tinh thanh hoa? hinh 1
Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa
Tốc độ tăng trưởng đã xứng với tiềm năng?

PHẢI CHĂNG BÀ TRƯƠNG THỊ MAI ĐÃ NGỘ RA SAU KHI BAN DÂN VẬN BỊ PHÊ BÌNH SAU VỤ ĐỒNG TÂM?

Bà Trương Thị Mai: Người làm dân vận phải phải gần dân, hiểu dân

VOV.VN - Bà Trương Thị Mai đề nghị, người làm dân vận phải biết suy nghĩ, trăn trở trước tình hình thực tiễn, phải gần dân, hiểu dân.
Ngày 20/6, tại Hà Nội, Đảng bộ Cơ quan Ban Dân vận Trung ương tổ chức Đại hội lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đảng bộ Cơ quan Ban Dân vận Trung ương là Đảng bộ trực thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương. Đảng bộ có 11 chi bộ, đầu nhiệm kỳ có 93 đảng viên, hiện nay còn 73 đảng viên. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
ba truong thi mai: nguoi lam dan van phai phai gan dan, hieu dan hinh 1
Bà Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương phát biểu tại Đại hội. Ảnh: TTXVN

Xuất hiện cầu vồng đôi khổng lồ trên bầu trời Hồng Kông: Trời cao bảo hộ Hồng Kông!

  Thế giới  420

Ngày 16/6, cầu vồng đôi tuyệt đẹp đã xuất hiện trên bầu trời Hồng Kông. Người dân ở rất nhiều nơi đều có thể tận mắt nhìn ngắm cảnh tượng kỳ thú này. Trong những bức ảnh chụp cầu vồng được cư dân mạng đăng tải, có một bức ảnh với màu sắc tuyệt đẹp, cầu vồng tạo thành hơn một nửa hình tròn khổng lồ trên bầu trời. 
Vào ngày 16/6, cầu vồng cực lớn đã xuất hiện trên bầu trời Hồng Kông, tại Sham Tseng có thể thấy cầu vồng tạo thành hơn một nửa hình tròn khổng lồ trên bầu trời. (Ảnh: Epoch Times)
Nhiều người dân cảm thấy vô cùng thích thú, nhanh chóng chụp lại kỳ cảnh này và đăng tải nó lên mạng xã hội. Trong văn hóa phương Đông, cầu vồng đôi tượng trưng cho một cuộc cải cách sắp diễn ra và cũng được xem là dấu hiệu của điềm lành. Nhiều cư dân mạng đã để lại bình luận: “Điềm lành, Trời cao bảo hộ Hồng Kông!”.

Hội đàm Pompeo và Dương Kiết Trì thất bại: Mỹ nói tuyên bố của Trung Quốc ‘phiến diện’, ‘không thực tế’

An Hòa | ĐKN 6 giờ trước 622 lượt xem

Ông Mike Pompeo và ông Dương Khiết Trì (ảnh: Wikimedia Commons).

Sau cuộc họp, giới phân tích bình luận rằng mọi vấn đề trong quan hệ hai bên vẫn còn nguyên.
Ngày 17/6, Cuộc gặp gỡ giữa Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Trung Quốc Dương Khiết Trì được cả thế giới quan tâm đã diễn ra tại Hawaii, Hoa Kỳ. Quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ rằng Hoa Kỳ cảm thấy thất vọng với cuộc đàm phán lần này, phía Trung Quốc không có thiện chí giải quyết vấn đề. Ông cũng nói rằng, hy vọng Bắc Kinh sẽ hiểu được những gì họ đang làm bây giờ căn bản là bất lợi đối với họ. Theo phân tích của ngoại giới, kết quả của cuộc đàm phán này là “cả hai bên Mỹ-Trung đều ngả bài”.

Đập Tam Hiệp phá huỷ Long mạch Trung Quốc: Người dân nói nhà thầu đã bị Diêm Vương tra hỏi

An Hòa | ĐKN 19/06/2020 37,042 lượt xem

Đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử, Trung Quốc (ảnh: Shutterstock).
Lũ lụt ở miền nam Trung Quốc đang khiến 22 tỉnh với dân số 8,5 triệu người bị ảnh hưởng, 148 con sông có mức nước vượt ngưỡng báo động, làm người dân lo sợ việc vỡ đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử.
Sông Dương Tử được coi là Long mạch lớn nhất ở Trung Quốc. Một số bậc thầy phong thủy cho rằng, việc xây dựng con đập của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cắt đứt Long mạch dân tộc Trung Hoa và phá hủy phong thủy đất nước, gây ra thảm họa liên tiếp trong lưu vực Tam Hiệp. Khi bắt đầu xây dựng con đập, có điều kỳ lạ đã gây sốc cho công chúng, người quản đốc được Diêm Vương gọi rời khỏi hiện trường.

CHÍNH PHỦ THÌ HOAN CA CÒN NGƯỜI DÂN THÌ "MÉO MẶT CA" VÌ LƯƠNG KHÔNG TĂNG...TRONG KHI ĐÓ THÌ GIÁ CẢ CỨ PHI LÊN TRỜI...

Khúc hoan ca sau muôn trùng sóng gió

Thứ sáu, 19-06-2020 | 16:19:00 PM GMT+7 Bản in 
Giữa những điều kỳ diệu của đất nước xen lẫn điều kỳ dị của đất trời, sử Việt mở ra trang mới viết cho thời kỳ mà theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, “chưa bao giờ chúng ta có được cơ đồ như ngày nay”.
Ngày 19/6, Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội bước vào ngày làm việc cuối cùng. Một Kỳ họp nhiều cảm xúc,  “trong khi cả thế giới đang loay hoay với đại dịch, hơn một nửa dân số thế giới vẫn còn giãn cách xã hội thì chúng ta có mặt đông đủ tại hội trường Diên Hồng với tâm thế thoải mái, an toàn là một hạnh phúc rất lớn mà nhiều quốc gia trên thế giới không có được”, như ý kiến của đại biểu Bùi Văn Cường (Gia Lai).
Thành công vang dội, thần kỳ, kỳ tích, kỳ diệu, tuyệt vời ngoài sức tưởng tượng… là những cụm từ vang lên ở Diễn đàn Quốc hội Kỳ họp thứ 9.
Đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) phát biểu, “đó đều là những lời khen có “cánh” nhưng rất đúng, trúng của các đại biểu và cũng là lòng dân trân trọng dành cho Chính phủ, cho cả hệ thống chính trị”.
Để có được khúc hoan ca, đất nước vừa phải vượt qua muôn trùng sóng gió. 4 năm tưởng như dài bằng cả thập kỷ khi năm nào cũng có những diễn biến không chỉ kỳ lạ mà thậm chí còn là kỳ dị nối đuôi nhau, đặc biệt là trong thời điểm mở đầu và thời điểm áp chót nhiệm kỳ, năm 2016 và năm 2020, như để thử thách bản lĩnh của những người lãnh đạo đất nước.
Là Bộ trưởng ở lĩnh vực nhất cử nhất động đều phải “trông trời, trông đất, trông mây/ trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm”, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường thấy đếm không xuể về những điều chưa từng xảy ra.
Năm 2016, băng giá bất thường tháng 1, hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh miền Tây bất thường “leo thang” từ tháng 3 với mức độ khốc liệt nhất trong vòng 100 năm, mưa lũ lớn bất thường và kéo dài trên diện rộng với cường độ cực đoan từ giữa tháng 10 đến tháng 12. Vào tháng 7, đúng ngày Chính phủ khóa mới ra mắt, bão số 1, bão số 2 chen chân tàn phá miền Bắc…