Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Obama sẽ nói gì về TPP trong chuyến công du châu Á?

Tình hình chính trị tại Mỹ hiện nay đang đặt ra những hoài nghi về tương lai của TPP...

Obama sẽ nói gì về TPP trong chuyến công du châu Á?
Tổng thống Mỹ Barack Obama - Ảnh: Reuters.
AN HUY
Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đặt chân tới châu Á trong chuyến công du vào tuần tới, có thể ông sẽ trấn an các nhà lãnh đạo trong khu vực rằng ông vẫn có đủ ảnh hưởng để đưa Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được thông qua tại Quốc hội Mỹ. 

Theo hãng tin Reuters, lời trấn an trên sẽ được ông Obama đưa ra trong bối cảnh hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ và một lãnh đạo Quốc hội nước này đã tuyên bố không nên tiếp tục thúc đẩy TPP.

Thỏa thuận thương mại với sự tham gia của 12 quốc gia thành viên được xem là trụ cột kinh tế trong sự dịch chuyển chính sách đối ngoại của Mỹ về phía châu Á mà ông Obama khởi xướng nhằm tạo đối trọng với sự nổi lên về kinh tế và quân sự của Trung Quốc.

“Sẽ là một sự tụt hậu thực sự đối với di sản của ông Obama và chiến lược tái cân bằng của Mỹ nếu TPP không được thông qua”, ông Matthew Goodman, cựu cố vấn chính sách đối ngoại của ông Obama, hiện làm việc tại viện nghiên cứu CSIS tại Washington, nhận định.

Tình hình chính trị tại Mỹ hiện nay đang đặt ra những hoài nghi về tương lai của TPP. Thủ lĩnh phe đa số tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell hôm thứ Năm tuần trước tuyên bố Thượng viện sẽ không bỏ phiếu về TPP trong năm nay mà sẽ chuyển sang nhiệm kỳ Tổng thống tiếp theo. 

Dự kiến, người đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 8/11 năm nay sẽ chính thức nhậm chức vào ngày 20/1/2017.

Cả ông Donald Trump, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa, và bà Hillary Clinton, ứng cử viên của Đảng Dân chủ, đều tuyên bố phản đối TPP, nói rằng những thỏa thuận thương mại trước đây đã khiến nước Mỹ mất việc làm. Khi còn là Ngoại trưởng Mỹ dưới thời ông Obama, bà Clinton là người ủng hộ TPP.

Về phần mình, ông Obama nói TPP sẽ giúp tăng cường các tiêu chuẩn về lao động và môi trường - khắc phục được một số vấn đề tồn tại trong những thỏa thuận thương mại trước kia như Thỏa thuận Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) - đồng thời giúp các công ty Mỹ cả lớn và nhỏ được tiếp cận với các thị trường đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới.

Nhà Trắng nói nếu TPP không được thông qua, thì các lợi ích của Mỹ tại khu vực châu Á sẽ bị ảnh hưởng. Giới phân tích thì nhấn mạnh rằng một số nhà lãnh đạo châu Á đã phải đưa ra những quyết định khó khăn về mặt chính trị để thúc đẩy TPP, và nếu TPP thất bại, thì uy tín của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng.

“Ở khu vực này [châu Á], nơi là thị trường mới nổi lớn nhất thế giới, TPP được coi là một phép thử đối với vai trò lãnh đạo của Mỹ”, ông Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia của ông Obama, phát biểu trước báo giới hôm thứ Hai.

“Nếu không thông qua TPP, chúng ta sẽ lùi bước khỏi vai trò lãnh đạo đó, chúng ta sẽ nhường lại khu vực này cho những quốc gia như Trung Quốc - những nước không đặt ra những tiêu chuẩn tương tự cho các thỏa thuận thương mại”, ông Rhodes nói.

Các ước tính về ảnh hưởng của TPP rất khác nhau, nhưng hầu hết đều cho thấy thỏa thuận này không có nhiều tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ. Theo ước tính của Viện Peterson ở Washington, TPP sẽ chỉ giúp nâng tăng trưởng kinh tế Mỹ thêm 0,5 điểm phần trăm trong 15 năm.

Tuy vậy, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói rằng các cuộc thăm dò dư luận cho thấy hầu hết người Mỹ ủng hộ TPP, nhờ đó “mở đường cho chúng tôi đưa TPP được thông qua” trước ngày 20/1.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, cựu đại diện thương mại Mỹ Susan Schwab nói rằng cơ hội để TPP được Quốc hội Mỹ thông qua là mỏng, nhưng không phải là không thể.

“Lịch sử cho thấy nhiều ứng cử viên Tổng thống Mỹ chỉ trích chính sách thương mại của chính quyền trước, nhưng khi nhậm chức rồi, thì họ lại tìm ra cách để chung sống với những chính sách đó. Điều này từng xảy ra với Tổng thống Obama và cựu Tổng thống Bill Clinton”, bà Schwab phát biểu.

Ông Obama sẽ tới Trung Quốc vào ngày thứ Bảy tuần này. Tại đây, ông sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi lớn nhất thế giới (G-20). 

Sau đó, ông Obama sẽ sang Lào dự hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), rồi quay trở về Washington vào ngày 9/9.

Hơn 4.500 tỷ đồng đã “ném” vào siêu dự án Gang thép Thái Nguyên

Dân trí Đến 30/6, số tiền giải ngân cho dự án “Cải tạo và mở rộng sản xuất Công ty Gang thép Thái Nguyên – giai đoạn 2” đã lên tới 4.539,7 tỷ đồng. Mặc dù TISCO trông chờ sẽ được hỗ trợ tiếp, song Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kiên quyết “Chính phủ không thể tiếp tục ném tiền vào Gang thép Thái nguyên, như thế chẳng khác gì ném tiền vào lửa”.
 >> Thủ tướng: Sẽ không tiếp tục "ném" tiền vào Gang thép Thái Nguyên
 >> Gang thép Thái Nguyên (TISCO) lại cầu cứu khẩn cấp gỡ khó khăn

Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm được kiểm toán bởi AASC.
Tại báo cáo này, vấn đề được đơn vị kiểm toán nhấn mạnh đó là việc TISCO đang triển khai dự án “Cải tạo và mở rộng sản xuất Công ty Gang thép Thái Nguyên – giai đoạn 2” với tổng chi phí đầu tư toàn dự án theo dự toán ban đầu là 3.843,67 tỷ đồng và dự toán điều chỉnh đã được phê duyệt là 8.104,91 tỷ đồng.
Dự án được triển khai thực hiện từ năm 2007, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, các hạng mục chính của dự án tại khu vực Lưu Xá vẫn chưa hoàn thành.
Theo thuyết minh của TISCO tại báo cáo tài chính, đến thời điểm 30/6/2016, tổng giá trị đầu tư của dự án này đã thực hiện đạt 4.539,7 tỷ đồng. Con số này chiếm tới 98% tổng giá trị xây dựng cơ bản dở dang của TISCO. So với thời điểm đầu năm, giá trị xây dựng cơ bản dở dang của dự án này tăng thêm 101,6 tỷ đồng.
Công ty đã lập báo cáo số 282 ngày 10/5/2016 để kiến nghị Bộ Công Thương về các đề xuất phê duyệt điều chỉnh lần 2 tổng mức đầu tư dự án kèm theo các điều kiện ưu đãi về cơ chế tín dụng, thuế nhập khẩu, giá trị gia tăng được hoàn của tổng mức đầu tư.
“Các kiến nghị trong báo cáo đang trong quá trình được Bộ Công Thương xem xét đánh giá và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”, TISCO cho hay.
Bộ Công Thương đã lựa chọn phương án bán dự án
Bộ Công Thương đã lựa chọn phương án bán dự án
Tại thời điểm trên, TISCO đang trong “thế kẹt” giữa việc tiếp tục hay buông bỏ dự án khi số tiền giải ngân đã quá lớn. Phát biểu trên báo chí, ông Hoàng Ngọc Diệp, Tổng giám đốc TISCO cho biết, có hai lối thoát có thể lựa chọn là đầu tư tiếp, khi dự án hoạt động tốt nhà nước mới thoái vốn cho tư nhân làm, hoặc Nhà nước bán toàn bộ công ty, để tư nhân nắm quyền chi phối thì mới có thể thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư bên ngoài.
Trong trường hợp đầu tư tiếp thì phải có cơ chế ưu đãi để giảm vốn, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hiệu quả dự án cao nhất, bởi nếu chậm một ngày giá cả sẽ tăng và máy móc đã nhập về sẽ hư hỏng thêm. Khi thực hiện phải công khai, minh bạch để các cơ quan và xã hội cùng giám sát. Việc đầu tư tiếp, theo lãnh đạo TISCO, thì sẽ có cơ hội thu hồi số vốn đã giải ngân hơn 4.500 tỷ đồng.
“Nếu không có ưu đãi tổng vốn đầu tư dự án phải trên 9.500 tỷ đồng, không chỉ dự án không hiệu quả, công ty cũng chết theo”, ông Diệp cho hay. Nếu đầu tư tiếp, nhà máy phải cơ cấu lại lao động còn khoảng 3.500 người để giảm giá thành sản phẩm.
Tuy nhiên, hy vọng được hỗ trợ đầu tư tiếp của lãnh đạo TISCO đã bị “dập tắt” không lâu sau đó. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố thẳng rằng “Chính phủ không thể tiếp tục ném tiền vào Gang thép Thái nguyên, như thế chẳng khác gì ném tiền vào lửa”.
Trong tháng 5, Thường trực Chính phủ đã dành riêng một cuộc họp về vấn đề này. Sau phiên họp trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo giao Bộ Công Thương thành lập tổ công tác, thuê tư vấn độc lập để đánh giá toàn diện dự án và đưa ra phương án xử lý theo 3 hướng: bán dự án, bán Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên hoặc kêu gọi doanh nghiệp góp vốn đầu tư.
Đến giữa tháng 6 thì Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã đồng ý về nguyên tắc cho phép Bộ Công Thương lựa chọn nhà thầu tư vấn độc lập đánh giá dự án theo hình thức chỉ định thầu. Bộ Công Thương có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và tự chịu trách nhiệm trước quyết định của mình. Bên cạnh đó, bộ này cũng được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn TISCO thanh toán, hạch toán chi phí thuê tư vấn độc lập theo quy định hiện hành.
Như vậy, trong 3 phương án được nêu, Bộ Công Thương đã lựa chọn bán dự án cho dù trước đó, lãnh đạo TISCO từng tỏ ra nghi ngại với phương án này vì “người trong cuộc còn thấy nguy hiểm, nói gì nhà đầu tư”.
Lãnh đạo TISCO cũng đề xuất, trong trường hợp không đầu tư tiếp cho dự án này thì cần phải tách toàn bộ phần dự án mở rộng khỏi nhà máy hiện tại, để không ảnh hưởng tới công ty.
Nếu không tách phần dự án, chắc chắn không quá 1 năm TISCO sẽ phá sản, bởi lãi vay ngân hàng cho số tiền đầu tư vào dự án hiện khoảng 30 tỷ đồng, toàn bộ số vốn lưu động của công ty hơn 1.800 tỷ đồng đã rót vào đó.
Bích Diệ

Hai Bộ ( Công Thương, Tài chính ) đồng tình " bóp vú" nhân dân...trong vụ xử lý kết luận thanh tra EVN

Bộ Binh, Bộ Hộ, Bộ Hình; Ba Bộ đồng tình bóp vú con tôi...( Ca dao )


2 "siêu Bộ": Công Thương, Tài chính bị truy trách nhiệm sau thanh tra EVN

Dân trí Theo nguồn tin của Dân trí, Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về xử lý kết luận thanh tra tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Mặc dù ghi nhận EVN đã khắc phục các tồn tại theo kết luận, nhưng cơ quan này cho rằng 2 Bộ: Công Thương, Tài chính vẫn chưa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm về trách nhiệm của các bộ này với một số tồn tại và khuyết điểm đã nêu.
 >> Chủ tịch EVN nói gì về giá điện và tình trạng mất điện?
 >> EVN xin lỗi vì sét làm bật đường dây 500kV!
 >> EVN được giao xây dựng kịch bản điều chỉnh giá điện


Các Bộ chậm ban hành chính sách thúc đẩy, tái cơ cấu ngành điện (Ảnh minh họa)
Các Bộ chậm ban hành chính sách thúc đẩy, tái cơ cấu ngành điện (Ảnh minh họa)
2 Bộ đồng hành: Không kiểm điểm, rút kinh nghiệm
Báo cáo này nhằm làm rõ việc thực hiện các kết luận hậu thanh tra năm 2013 tại EVN. Tại thời điểm đó, TTCP đã kết luận một số sai phạm của EVN về đầu tư ra ngoài ngành, mua xe công vượt tiêu chuẩn, định mức...với số tiền hàng trăm tỷ đồng.
Riêng về khoản nợ 7000 tỷ đồng với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), tính đến tháng 12/2015, EVN cũng đã thanh toán toàn bộ khoản nợ của mình cho Tập đoàn này.
Theo TTCP, cho đến nay, về các khoản chi sai quy định của EVN, Tập đoàn này cơ bản đã khắc phục, thực hiện đúng yêu cầu của đoàn thanh tra. Tuy nhiên, cả 2 Bộ: Công Thương và Tài chính đều chưa thực hiện các yêu cầu của cơ quan thanh tra.
"Bộ Công Thương chưa tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm về trách nhiệm của Bộ đối với một số tồn tại, khuyết điểm đã nêu tại kết luận thanh tra", báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ do Phó Tổng TTCP Ngô Văn Khánh nêu.
TTCP cũng cho biết, Bộ Công Thương chưa thực hiện rà soát những việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ này với tổ chức, hoạt động của EVN nhằm tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy thực hiện tốt các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và tái cơ cấu với tập đoàn này.
Bộ Công Thương cũng được TTCP nhắc chưa làm đúng trách nhiệm khi chưa thực hiện nhiều việc khác đã nêu trong kết luận thanh tra như chưa chỉ đạo EVN đề xuất các biện pháp xử lý công nợ khi bàn giao Tổng công ty Truyền tải điện và 5 Tổng công ty điện lực với các đối tác ngân hàng và EVN; chưa ban hành khung giá phát điện phù hợp với lộ trình các cấp độ phát triển của thị trường điện, chưa ban hành khung giá bán buôn điện theo lộ trình.
"Bộ Công Thương chưa chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh kiểm tra, rà soát điều kiện kinh doanh, an toàn lưới điện và giá bán điện cho người dân địa phương do các Tổ chức dịch vụ bán lẻ điện năng ngoài EVN bán và đề xuất biện pháp xử lý", văn bản gửi Thủ tướng của TTCP nêu.
Ngoài ra, TTCP cũng nhắc việc từ khi ban hành kết luận thanh tra đến nay, đã gần 2 năm nhưng Bộ Công Thương vẫn chưa chỉ đạo Cục Điều tiết điện lực và các cá nhân có liên quan kiểm điểm, xử lý theo thẩm quyền trong việc không trả lời báo cáo giải trình của EVN về giá bán buôn điện bình quân, giá truyền tải điện trước đây.
Bộ Tài chính: Chưa đề xuất xử lý vấn đề tiền lương
Về phía Bộ Tài chính, TTCP cũng cho rằng, Bộ này cũng chưa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm về trách nhiệm của Bộ này với một số tồn tại, khuyết điểm được nêu trong kết luận thanh tra trước đây; chưa thực hiện rà soát những việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ này đối với tổ chức, hoạt động của EVN.
Tuy nhiên, TTCP cũng ghi nhận Bộ Tài chính đã thực hiện một số kết luận của đoàn thanh tra như đã đề xuất xử lý số tiền mua ô tô vượt qui định với giá trị trên 5,22 tỷ đồng (trong đó EVN là 3 tỷ đồng và một tổng công ty trực thuộc là 2,2 tỷ đồng). Nhưng Bộ Tài chính được cho là vẫn chưa đề xuất xử lý số tiền trên 3,1 tỷ đồng do thẩm định tiền lương của Hội đồng thành viên, Tổng giám dốc EVN năm 2010 chưa đúng ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Tài chính đã yêu cầu EVN xử lý một số khoản xây dựng bằng Quỹ phúc lợi
Bộ Tài chính đã yêu cầu EVN xử lý một số khoản xây dựng bằng Quỹ phúc lợi
Bộ Tài chính được ghi nhận đã thực hiện rà soát, xử lý các khoản chi phí xây dựng nhà ở, nhà quản lý vận hành của 6 dự án nguồn điện của EVN, theo đó, các chi phí đầu tư cho các công trình phúc lợi như nhà trẻ, bể bơi, sân tennis...không được Bộ Tài chính cho tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh mà phải dùng Quỹ phúc lợi hoặc các nguồn tài trợ hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư.
Do đó, TTCP đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 2 Bộ trên thực hiện dứt điểm những nội dung chưa thực hiện, báo cáo Thủ tướng nhất là về công tác kiểm điểm trách nhiệm về một số tồn tại, khuyết điểm đã nêu để TTCP tiếp tục theo dõi, xử lý trong quý III/2016.
Theo một quan chức của TTCP, tình trạng các Bộ thiếu trách nhiệm trong việc ban hành chính sách, quy định, hướng dẫn, giám sát các doanh nghiệp thực hiện pháp luật được cho là khá phổ biến.
"Tuy nhiên, đến khi các đoàn thanh tra phát hiện các sai sót, khuyết điểm trong quản lý, nhiều bộ lại chậm khắc phục như tình trạng quá chậm trễ trong thực hiện kết luận thanh tra như tại EVN", ông này nói.
Mạnh Quân

Tạp chí Cộng Sản nhận định về những sự "thối rữa" chính trị, đạo đức trong Đảng

Lời bàn: 

Khi cơ quan ngôn luận số 1 của Đảng đã phải sử dụng tới cụm từ " thối rữa", " kẻ thù giấu mặt" để nhận xét về nội bộ thì chứng tỏ sự phân hóa, xung đột, đối đầu...đến cực điểm ?!


Brexit khiến cựu thủ tướng Anh David Cameron “tàn tạ” ra sao?
Cựu Thủ tướng David Cameron cũng đang bị Chủ tịch Đảng của ông bắt  làm kiểm điểm về sự thoái hóa, xuống cấp thảm hại này sau khi từ nhiệm?!

Biểu hiện tập trung nhất, cao nhất và nguy hiểm nhất của suy thoái tư tưởng chính trị là tham nhũng chính trị, phản bội chính trị, thối rữa tư tưởng và băng hoại đạo đức... tạo nên những “kẻ thù giấu mặt”, những “liên minh tội phạm”. Vậy làm thế nào để phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái này?

Những “cục bướu ác tính”đang tích tụ và phát tác

Những biểu hiện suy thoái chính trị trong Đảng hiện nay là hết sức phức tạp, tinh vi, dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Song, có thể nói gọn lại, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức là sự tha hóa và thoái hóa về nhận thức chính trị và hành động chính trị của cán bộ, Đảng viên trực tiếp gây tổn hại đến vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu và uy tín chính trị của Đảng, chức năng, vai trò và trọng trách quản lý, điều hành của Nhà nước và sức mạnh của hệ thống chính trị đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta.

Trước hết, đó là sự thờ ơ chính trị, thờ ơ lương tri hay lãnh đạm chính trị, lãnh đạm lương tri. Sự bàng quan với thời cuộc và tình hình đất nước; sự “thúc thủ”, “rũ áo xuôi tay”, “lạnh tanh máu cá, nhiệt tình độ âm” trước vận mệnh của Đảng, của dân tộc, sự lẩn tránh trách nhiệm của chính mình... đã và đang trở thành phương châm hành xử của không ít người. Đó chính là hành động “trùm chăn”, “án binh bất động”; là thái độ “sống chết mặc bay”, “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”...

Sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức cũng được biểu hiện thành thói thực dụng chính trị, thực dụng đạo đức. Đó là tình trạng phân liệt cực tả về tư tưởng, hành động và lối sống. Nghĩa là, họ chỉ nhằm vào những gì mang lại lợi ích cho mình (và phe nhóm mình) một cách nhất thời, trước mắt mà không quan tâm tới lợi ích chung của cách mạng, của nhân dân, thậm chí chà đạp lên chúng, cốt mưu chiếm đoạt cho lợi ích riêng của mình, của phe nhóm mình.

Từ đó tạo nên tình trạng cát cứ, phe nhóm, phường hội theo kiểu “trên có chính sách, dưới có đối sách”, hành xử theo lối “đạo đức cho người và đạo đức cho ta”... vô hình phá vỡ tính thống nhất và chỉnh thể của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, “băm nhỏ” và “chia phần”, xâm hại lợi ích chung bằng “nhát dao của tên đao phủ”, như cách nói của H.Balzac, hình thành và lũng đoạn xã hội bằng lợi ích nhóm và những nhóm lợi ích... làm phân liệt ý chí và rã rời sức mạnh của tổ chức, làm suy nhược sức mạnh đất nước. Và, V.I. Lenin gọi đó là một sự “man rợ”.

Biểu hiện tập trung nhất, cao nhất và nguy hiểm nhất của suy thoái tư tưởng chính trị là tham nhũng chính trị, phản bội chính trị, thối rữa tư tưởng và băng hoại đạo đức... tạo nên những “kẻ thù giấu mặt”, những “liên minh tội phạm”. Họ cho mình cái quyền sở hữu quyền lực chính trị mà nhân dân ủy thác cho họ thành “của riêng” để đổi chác, ban phát cho “nhóm”, thành hàng hóa mưu toan định giá bán mua... Tất cả “gieo” mầm họa trong cán bộ: Tệ “chạy” (chức quyền, tuổi tác, luân chuyển, bằng cấp...); tệ gian dối (trước cấp trên, cấp dưới và nhân dân); tệ “đạo vị”, nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh, tức là “ăn trộm chức quyền”; v.v.

Đó cũng là sự quay quắt về tư tưởng chính trị và giả trá về đạo đức, sự ngả hẳn hành động về phía kẻ thù chống lại cách mạng, phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và nhân dân ta, mà trước hết là kéo lùi công cuộc đổi mới, chống lại dân tộc và nhân dân. Có người kêu gào đòi lập đảng đối lập với Đảng ta... Nếu sự suy thoái đạo đức nằm trong những cán bộ cốt cán của Đảng, ở những phương diện và bộ phận quan trọng của Đảng thì hậu quả càng khôn lường. Bài học về sự tan vỡ của một số đảng cộng sản gần đây đã cảnh báo điều đó. Đây là những giặc nội xâm nguy hiểm nhất, những “cục bướu ác tính” tích tụ và phát tác trong nội bộ làm Đảng rã rời, có nguy cơ đột quỵ, đội ngũ rối loạn, chế độ tan vỡ, hậu họa đối với dân tộc khôn lường.

Nguyên nhân của tệ tha hóa quyền lực

Thực trạng trên cơ bản và trước hết bắt nguồn từ chỗ, các cán bộ, đảng viên này kém rèn luyện, tu dưỡng bản thân, nên họ trượt dài vào con đường suy thoái, biến chất. Trực tiếp nhất là, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức ở nhiều lúc, nhiều nơi bị coi nhẹ, thậm chí bị thả nổi; kỷ cương, kỷ luật trong Đảng chưa nghiêm; chưa có một cơ chế kiểm tra, giám sát minh bạch, nghiêm ngặt và triệt để đảng viên; công tác phát triển Đảng ở nhiều nơi bị “khúc xạ” đã mở lối cho các phần tử cơ hội, thậm chí cả những kẻ phản động chui vào Đảng.

Thực tiễn chứng minh, tất cả những hoạt động không có nguyên tắc đều dẫn tới sự đổ vỡ. Hơn nữa, trước sự tác động mặt trái của cơ chế thị trường, trở thành miếng đất dung dưỡng tư tưởng thực dụng, cơ hội giấu mặt, dối trên lừa dưới, lợi dụng chức quyền để mưu lợi cá nhân (và phường hội), “đầu cơ chính trị”, kéo bè kết cánh, sa đọa đạo đức... đã làm cho một bộ phận đảng viên sống “phân thân”, xa rời lý tưởng xã hội chủ nghĩa, sa sút đạo đức cách mạng. Điều cần cảnh báo là, sự suy thoái về đạo đức, nhân cách chắc chắn dẫn đến sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, thậm chí phản bội mục tiêu phấn đấu và trách nhiệm của người cộng sản.

Mặt khác, về phía Nhà nước, không ít trường hợp đã buông lỏng pháp luật, có trường hợp dung túng cho những việc làm sai trái của cán bộ, Đảng viên, vô hình trung tiếp tay cho sự lộng hành cá nhân ngay trong bộ máy nhà nước, biến một số cơ quan nhà nước của nhân dân thành “của riêng”, thành “công cụ” của số ít người nào đó. Thực tiễn từ các nước xã hội chủ nghĩa bị tan vỡ cho thấy, bất cứ sự đặc quyền đặc lợi nào trong Đảng và Nhà nước cũng xâm phạm và chà đạp lên sự tự do, dân chủ của nhân dân; và thất bại là tất yếu.
[Tham nhũng chính trị tạo ra “kẻ thù giấu mặt” và “liên minh tội phạm (*) - ảnh 1] Các cán bộ, đảng viên này kém rèn luyện, tu dưỡng bản thân, nên họ trượt dài vào con đường suy thoái, biến chất (tranh minh họa).

Kinh nghiệm lịch sử chết người ở đây là, ở đâu không có sự thống nhất về lợi ích chung thì ở đó không có sự thống nhất về mục đích và càng không thể có sự thống nhất về hành động. Đây là nguyên nhân của tệ tha hóa quyền lực, suy thoái quyền lực chính trị khi quyền lực nằm trong tay các Đảng viên bắt đầu thoái hóa về lối sống, đồi bại về phẩm hạnh đạo đức... Và cố nhiên, ở những nơi đó vai trò lãnh đạo có tính nguyên tắc của Đảng đối với Nhà nước hoặc bị “khúc xạ” hoặc bị vô hiệu hóa, hoặc vai trò của Nhà nước bị biến thành “vật tượng trưng” phục vụ cho mưu toan biến quyền lực mà nhân dân giao cho thành vật “sở hữu” của riêng họ, của riêng phe nhóm, thậm chí gia tộc họ.

Từ suy thoái dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước chuyển ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm tới mức khôn lường.

Phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi: Bằng cách nào?

Việc cấp bách phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên là vấn đề mang tính quy luật xây dựng Đảng, Nhà nước nói riêng, toàn bộ hệ thống chính trị nói chung; là nhu cầu của sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc vừa là nguyện vọng của nhân dân.

Trước mắt, tập trung thực thi tối thiểu bốn nhiệm vụ sau:

Trước hết, mỗi cán bộ, Đảng viên gương mẫu tự giáo dục, tự chỉnh đốn mình. Đặc biệt là những người giữ trọng trách và đứng đầu bộ máy Đảng, nhà nước và các thành viên hệ thống chính trị khác, không ngừng tự rèn luyện, tự khép mình vào kỷ luật một cách toàn diện và triệt để, tự biết xấu hổ khi không chấp hành kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không hoàn thành nhiệm vụ, khi sống trái đạo lý làm người. Mỗi cán bộ, Đảng viên luôn thật xứng đáng với vị thế chính trị, nêu gương phát huy đạo lý dân tộc: Nhân nghĩa, trung thành, dũng cảm, trí tuệ, liêm sỉ, thân dân!

Thứ hai, Đảng đi tiên phong trong hành động thật kiên quyết, triệt để. Tiếp tục thực thi nghiêm các nguyên tắc tổ chức xây dựng Đảng, trước hết thực hành dân chủ rộng rãi, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình trong Đảng gắn chặt với siết chặt kỷ luật tự giác của Đảng. Xây dựng và phát triển bầu không khí đạo đức chính trị lành mạnh trong Đảng, Nhà nước và xã hội.

Điều cần tiếp tục làm là, tiếp tục đổi mới xây dựng và hoàn thiện cơ chế hoạt động trong Đảng và hệ thống chính trị là gốc. Đổi mới các nguyên tắc tổ chức, nguyên tắc hoạt động của Đảng, của Nhà nước; đổi mới cơ chế vận hành của mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước và các thành viên của hệ thống chính trị theo mô hình vòng tròn đồng tâm, mà Đảng là trung tâm, một cách tập trung dân chủ, minh bạch hóa, theo vị thế, chức năng và nhiệm vụ của mỗi thành viên; trọng tâm là đổi mới phương thức cầm quyền dân chủ, tổ chức bộ máy nhất thể hóa liên thông, gọn và đội ngũ cán bộ tinh nhuệ.

Đổi mới cơ chế phát triển quyền lực và giám sát quyền lực một cách dân chủ và minh bạch đối với tất cả các tổ chức, các chức danh trong hệ thống chính trị. Ở đây, trực tiếp là đổi mới cơ chế giám sát, kiểm tra nghiêm ngặt định kỳ và bất thường trong toàn hệ thống chính trị nhằm quản lý chặt chẽ từng cán bộ, mọi Đảng viên ở nơi công tác, ở khu vực cư trú và nơi Đảng viên đi công tác, nhất là đi công tác ngoài nước (thu nhập, tài khoản ngân hàng...).

Thứ ba, phát huy vai trò của Nhà nước và sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy, ban cán sự Đảng (hoặc đảng đoàn) với ban lãnh đạo cơ quan chức năng trong việc phát huy dân chủ và công khai các vấn đề liên quan tới bộ máy, cán bộ và Đảng viên, trong phạm vi cho phép và khả năng có thể; trước mắt, trên từng phương diện, đối với từng loại cán bộ, từng bước tổng kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc bổ nhiệm và hoạt động của cán bộ, Đảng viên gắn chặt với hoạt động của bộ máy.

Các cơ quan nhà nước và đoàn thể chính trị - xã hội có quyền chất vấn và khi cần thiết bảo lưu ý kiến và đề nghị lên cấp trên về các cán bộ, Đảng viên khi được Đảng giới thiệu để ứng cử hoặc bổ nhiệm vào các cơ quan này. Định kỳ bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do nhân dân bầu cử. Các Đảng viên vi phạm pháp luật phải bị xử lý nặng hơn những viên chức không phải là Đảng viên vi phạm pháp luật cùng mức độ.

Thứ tư, bảo đảm sức mạnh của nhân dân và công luận. Kinh nghiệm vừa qua càng cho thấy: Không có sự giám sát công khai và minh bạch của nhân dân, sự ủng hộ và phản biện của công luận trên nền tảng sự giúp đỡ của nhân dân sẽ không có dân chủ đầy đủ và càng không có sức mạnh tổng thể trong công việc mệnh hệ này.

Đổi mới cơ chế bảo vệ chặt chẽ những ý kiến của nhân dân phát hiện, tố cáo cán bộ, Đảng viên vi phạm pháp luật, đạo đức, lối sống trên tất cả các mặt khác, ở tất cả các nơi liên quan tới cán bộ, Đảng viên. Cổ vũ và bảo vệ đội ngũ báo chí tham gia kiểm tra, giám sát cán bộ, Đảng viên, nhằm xây dựng và bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và đoàn thể trong hệ thống chính trị. Buông lơi điều này, công việc rất khó thành công, nếu không nói là cầm chắc thất bại. Nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng của toàn dân trước âm mưu chống phá của những phần tử suy thoái, của các thế lực phản động và thù địch từ bên ngoài.

Nhị Lê

(*) Bài đăng trên tạp chí Cộng sản số 116, ra ngày 15/8/2016. Được phép của ông Nhị Lê, Phó Tổng Biên tập tạp chí Cộng sản - tác giả bài viết, VietTimes lược đăng bài viết này. Tiêu đề do Tòa soạn đặt.

(VietTimes)

Đại gia bí ẩn mua con cá 1,5 tỷ đồng ở Thái Bình nhanh như chớp

(VTC News) - Thỏa thuận xong, vợ và con rể của đại gia này vác một ba lô to tướng chứa đầy tiền vào nhà, trả hết luôn 1,5 tỷ đồng.

Kỳ 2: Con cá bằng cả... ngôi nhà
Săn được con cá thủ vàng buổi trưa, nhưng 9 giờ tối, thủy triều mới lên, tàu mới vượt qua những rặng sú vẹt mênh mông ven bờ cảng Diêm Điền (Thái Thụy, Thái Bình) được, nên Bùi Đình Thắng và đám thủy thủ cứ kéo con cá chạy nhong nhong ngoài biển.
Khi thủy triều dâng mấp mé chân đê, con tàu chứa chú cá bạc tỉ cập bến. Trên đê, hàng trăm người, gồm cả làng Tân Sơn, đã đứng ngồi lố nhố đón sẵn từ chập tối để được tận mắt loài cá mà nhiều năm nay không ai trông thấy nữa.

Khi tàu vừa tiến vào đê, mẹ Thắng chạy ra đưa cho một sấp tiền bảo quay tàu ra ngoài biển, khi nào gọi mới được vào bờ. Hóa ra, mẹ Thắng còn chưa thực hiện xong lễ cúng bái.
0068

Con cá thủ vàng mà Bùi Đình Thắng bắt được 

Theo phong tục của ngư dân vùng biển, mỗi khi đánh bắt được con cá lạ, hoặc cá quý, sẽ phải tổ chức cúng bái rất cầu kỳ. Cuộc cúng bái của mẹ Thắng kéo dài từ chập tối đến 9 giờ đêm mà vẫn chưa xong, nên chưa được phép mang “lộc biển” lên bờ.
Ngoài biển, Thắng cũng thắp nhang trên mạn tàu, rồi cùng anh em hướng ra biển quỳ lạy cám ơn… Hà Bá. Nội dung cúng bái đại để: “Chúng con vừa bắt được một con cá quý của Hà Bá. Chúng con thắp hương khấn vái, đội ơn Hà Bá cho được hưởng lộc lớn này…”.
Khấn vái thành kính xong, ném hết lộc xuống biển. Cả cọc tiền, toàn tiền thật, mệnh giá to, năm chục, một trăm ngàn đồng, cũng được anh em chia nhau rải xuống biển như bươm bướm. Người miền biển là vậy, lấy được từ biển cái gì, họ đều biết ơn và lại quả chu đáo.
Ngồi ngoài biển chờ đến 11h đêm thì có điện thoại thông báo lễ cúng trong bờ đã xong, yêu cầu cho tàu cập bến.
DSC08111

Ông Thành đã bán con cá với giá 1,5 tỷ dồng 

Phải 4 trai tráng mới khiêng nổi con cá lên bờ. Nhìn con cá, với những cái vẩy mép trên vàng chóe, mép dưới đỏ tía óng ánh, những người đi biển nhiều kinh nghiệm đều biết chắc chắn nó là cá thủ vàng. Hơn nữa, đây là con thủ vàng đực, nên lại càng giá trị. Bởi vì, cá thủ vàng cái thường phải mang cái bụng trứng rất to, nên bong bóng nhỏ, thịt ít hơn thủ vàng đực. Đặt con cá lên bàn cân, thấy nó nặng đúng 70kg.
Ngay khi con cá thủ vàng được khiêng lên bờ, thì một đại gia cưỡi chiếc Camry đen láng coóng đỗ xịch trên đê, ngay trước nhà Thắng.
Chả là, khi Thắng gọi điện thông báo bắt được cá thủ vàng, gia đình đã gọi điện lung tung khắp nơi để khảo giá, tìm người mua. Bố và cậu ruột của Thắng đã điện thoại cho mấy đại gia ở Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai… chuyên thu mua cá thủ vàng để họ về trả giá.
Tuy nhiên, người có mặt đầu tiên lại là ông Tuấn, người Tiền Hải (Thái Bình) một đại gia chuyên thu mua cá thủ vàng bắt được ở hai tỉnh Nam Định và Thái Bình.
DSC08071

Bùi Đình Thắng - anh chàng may mắn trúng 'lộc giời' 

Theo lời đồn, vợ chồng đại gia này không làm gì ngoài việc thu mua cá thủ vàng. Mạng lưới thông tin của ông ta gắn khắp nơi, chỉ cần ai tóm được cá thủ vàng, lập tức “thám tử” thông báo và ông ta có mặt ngay. Khi ông ta có mặt, kiểu gì ông ta cũng mua được. Nhiều khi, cả năm trời ông ta không mua được con nào, song vợ chồng vẫn sống xa hoa giàu có.
Vừa có mặt, liếc qua con cá, ông Tuấn đã gọi ông Thành, bố đẻ Thắng vào phòng riêng để trả giá. Vị đại gia này bảo: “Phải khẳng định đây là con cá rất quý, cực kỳ đắt tiền. Gia đình anh chị phúc đức lắm mới có được lộc này đấy. Tuy nhiên, quý thế nào thì nó cũng có giá chung, anh cứ phát biểu thẳng, nếu thấy hợp lý, tôi sẽ mua”. 
Clip ngư dân mất vía vì gặp cá khổng lồ sông Kinh Môn
Ông Thành kéo vợ vào phòng riêng bàn bạc: “Cách đây chục năm, có người bắt được một con, bán hơn trăm triệu, thôi thì tiền mất giá, mà giống cá này ngày càng hiếm, nên ta cứ đòi vống lên 1,4 tỉ, nếu ông ta trả xuống còn 1 tỉ thì hợp lý”.
Nghe đến số tiền ấy, vợ ông Thành choáng váng, nó bằng cả một tòa nhà lớn ngoài thị trấn Diêm Điền. Có số tiền ấy, mua ngôi nhà ở trung tâm thị trấn, rồi làm ăn, đời sau không phải lênh đênh biển cả nữa.
Ông Thành vào gặp vị đại gia kia phát giá 1,4 tỉ đồng. Không ngờ, sau khi nhấp xong ngụm trà, vị đại gia này bảo: “Anh gọi vợ vào đếm tiền đi”.
DSC08542

Cửa Ba Lạt - nơi Thắng bắt được cá thủ vàng 

Ông Thành như chết đứng, lập cập chạy ra thông báo với vợ. Bà vợ cũng như đứng tim. Sợ hớ, nên vợ ông Thành vào gặp đại gia kia bảo không đồng ý bán nữa, vì giá đó rẻ quá, phải 1,6 tỉ đồng.
Đại gia tên Tuấn bảo: “Cái thứ này là lộc giời lộc biển cho, không nên mặc cả nhiều, nếu cứ mặc cả, sẽ mất hết lộc. Thôi thế này, anh đòi 1,4 tỉ, chị đòi 1,6 tỉ, tôi cắt đôi thành 1,5 tỉ đồng”.
Nghe thấy hai chữ “mất lộc”, vả lại, số tiền 1,5 tỉ cho con cá là quá lớn rồi, lộc to lắm rồi, nên vợ ông Thành đồng ý bán.
Thỏa thuận xong, vợ và con rể của đại gia này vác một ba lô to tướng chứa đầy tiền vào nhà, trả hết luôn 1,5 tỷ đồng.
Bán xong con cá, được 1,5 tỷ, Thắng chia cho 5 người làm thuê, mỗi người 75 triệu đồng. Với những ngư dân làm thuê trên tàu, số tiền ấy bằng mấy năm vất vả sóng gió.
Khi đại gia Tuấn và những người hộ tống vừa đi khuất, điện thoại của các đầu nậu buôn cá thủ vàng liên tục gọi đến. Sau khi nghe mô tả cân nặng, chiều dài của con cá, một đại gia ở Hải Phòng bảo, giá trị của nó phải 3 tỉ đồng. Còn đại gia ở Hà Nội thì bảo sẽ trả 3,5 tỉ đồng!
Khi đó, Thắng vẫn nói với đại gia ở Hà Nội là chưa bán con cá. Đại gia kia bảo, sớm mai sẽ có mặt tại Thái Thụy để trả tiền và lấy cá luôn.
Thấy có thể kiếm thêm được ối tiền, tờ mờ hôm sau, hai cậu cháu Bùi Đình Thắng phóng xe máy sang Tiền Hải tìm gặp đại gia Tuấn. Hai cậu cháu nói khó với đại gia Tuấn để đại gia này bán lại cho con cá với giá 3 tỉ đồng, những mong đưa được cá về, bán cho đại gia ở Hà Nội để kiếm lời 500 triệu đồng. Tuy nhiên, đại gia Tuấn bảo: “Ngay đêm đó, vợ chồng tớ đã chở thẳng con cá lên TP. Thái Bình. Tại TP. Thái Bình, đã có xe lạnh chờ sẵn chở thẳng lên Nội Bài. Người ta chuyển nó lên máy bay sang Nhật Bản, Hồng Kông hay Trung Quốc thì tớ chịu. Tớ chỉ là đầu mối cung cấp, kiếm ít lợi nhuận thôi”.
Chàng thanh niên Bùi Đình Thắng gặng hỏi vị đại gia kia rằng, đã bán được con cá bao nhiêu tiền, song vị đại gia này không nói rõ, chỉ nói rằng, dù con cá còn để ở nhà, số tiền 3 tỉ cũng không thể mua lại được!
Đại gia Tuấn cũng tâm sự với Thắng rằng, dù buôn bán thủ vàng bao nhiêu năm nay, song cũng chẳng hiểu biết gì mấy về nó, và cũng chưa được ăn bao giờ. Ông ta chỉ nghe người Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc nói ăn bong bóng cá chữa được ung thư nên nó mới đắt thế (?!).
Vì loài cá quá quý hiếm nên mọi thứ trên mình nó đều cực đắt. Riêng vẩy cá cũng có giá tới 300 triệu đồng/kg ở thị trường Việt Nam, còn sang thị trường các nước kia, giá lên đến cả tỉ bạc.
Ở Nhật, vẩy cá thủ vàng thường được làm đồ trang sức đắt tiền, những nghệ sĩ ghita cũng thường dùng vẩy thủ vàng để chơi đàn. Con cá thủ vàng 70kg do Thắng đánh bắt được, sẽ có giá như thế nào ở thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, chỉ có trời mới biết, vì nó vô cùng lắm, không thể tính được.
Theo Guinness Việt Nam thế kỷ XX: Con cá thủ vàng đắt nhất do ông Nguyễn Võ Thanh (Nghệ An) đánh bắt được và bán với giá 160 triệu đồng (1998). Con cá nặng 78kg, có thân dài gần 2m, được mệnh danh là đại đặc sản trên thị trường quốc tế với giá 22,5 triệu đồng/1kg. Ðặc biệt, bong bóng cá còn được dùng làm chỉ tự tiêu trong phẫu thuật.
Ðến năm sau, cũng trên đoạn hạ lưu sông Lam ở xã Phú Thọ, Nghệ An, vợ chồng anh Nguyễn Huy Phúc lại đánh bắt được con cá thủ vàng khác cân nặng 45kg bán được trên 100 triệu đồng. (Kỷ lục trên chỉ tính từ năm 2000 trở về trước, sau đó không thấy ghi thêm con cá nào khác, mặc dù nhiều con cá bạc tỷ được bắt lên khỏi các cửa sông - PV). 
Còn tiếp…
Dương Phạm
BÌNH LUẬN