Đại Việt Nhân
Bài này nội dung ngụy biện, xảo trá.
Nội dung 2 bia, vị trí đặt có ý nghĩa khác nhau hoàn toàn. Bia cũ chỉ rõ quân xâm lược TQ nhưng bia mới trình bày rất dài dòng nhưng không biết chặn đứng quân xâm lược nào???
Một vấn đề rất nguy hiểm trên toàn cõi VN là hiện nay lợi dụng việc xây dựng phát triển dự án kinh tế người ta sẵn sàng xóa bỏ di tích lịch sử và thay đổi nội dung chứng tích. Mục đích rất rõ ràng.
Nội dung 2 bia, vị trí đặt có ý nghĩa khác nhau hoàn toàn. Bia cũ chỉ rõ quân xâm lược TQ nhưng bia mới trình bày rất dài dòng nhưng không biết chặn đứng quân xâm lược nào???
Một vấn đề rất nguy hiểm trên toàn cõi VN là hiện nay lợi dụng việc xây dựng phát triển dự án kinh tế người ta sẵn sàng xóa bỏ di tích lịch sử và thay đổi nội dung chứng tích. Mục đích rất rõ ràng.
(Cư dân mạng) - Đã đăng về việc này cả chục lần, không ngờ cho đến tận hôm nay vẫn có nhiều người, không hiểu do vô tình hay hữu ý, ấu trĩ hay phản động mà tiếp tục đưa lên để kêu gào.
Đó là câu chuyện về một bức ảnh phế tích bia chiến thắng Khánh Khê chụp trong khoảng thời gian 2009 – 2011, từng được một số “nhà báo” đồng loạt đưa lên một số mặt báo “có mùi” hồi năm 2013 – 2014, để rồi đám phản động và lưu manh chính trị như vớ được vàng, đua nhau suy diễn, chế biến, thêm thắt để đăng khắp các trang trong và ngoài nước với luận điệu lãnh đạo Việt Nam “hèn với giặc, ác với dân, vô ơn với các liệt sỹ”…
Và năm nay, nhằm đúng dịp 17/2 bức ảnh cũ về tấm bia cũ đó lại được một vài báo cố đấm ăn xôi bới lại để ngửi. Nguy hiểm hơn khi điều đó lại được cả một số cựu chiến binh và người ngây thơ khác vội tin theo, hoang mang rồi oán trách.
Nhiều việc vốn vẫn thấy vậy mà không phải vậy, nhất là khi chúng lại bị truyền thông bất lương cắt xén, xào xáo…
Nay không tìm lại được bản viết cũ nên viết lại để mọi người có thể một lần nữa nắm rõ hơn:
=====
1. Về tấm bia cũ, mới và sự xuyên tạc:
Ngày 27.7.2012, tại bản Pa Pách (xã Bình Trung, H.Cao Lộc, Lạng Sơn), Đoàn kinh tế quốc phòng 337 (Quân khu 4) phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn tổ chức khánh thành công trình bảo tồn và tôn tạo bia chiến thắng Sư đoàn 337.
Nhà bia có diện tích nằm trong khuôn viên hơn 200m2 với tổng giá trị gần 600 triệu đồng, từ nguồn đóng góp của cán bộ, chiến sĩ các thế hệ Sư đoàn 337 và sự hỗ trợ của UBND tỉnh Lạng Sơn, Bộ Tư lệnh Quân khu I. Công trình nhằm tri ân các liệt sĩ của Sư đoàn đã hi sinh trong chiến tranh Biên giới phía Bắc, là nơi gìn giữ và giáo dục truyền thống, đạo lý dân tộc cho các thế hệ người Việt Nam. Đến 27/7/2014 đã khánh thành toàn bộ công trình (gồm cả nhà bia, đường bê tông dẫn lên và khuôn viên).
Đây cũng là công trình thay thế, bảo tồn tấm bia chiến thắng cũ của Sư đoàn vốn nằm đơn độc gần lòng sông, sẽ bị ngập khi công trình thuỷ điện Thác Xăng (khởi công từ năm 2008) ở đây hoàn thành.
Đây cũng là công trình thay thế, bảo tồn tấm bia chiến thắng cũ của Sư đoàn vốn nằm đơn độc gần lòng sông, sẽ bị ngập khi công trình thuỷ điện Thác Xăng (khởi công từ năm 2008) ở đây hoàn thành.
Điều đáng nói là, tấm bia cũ nhỏ xây bằng gạch ghi lại chiến thắng của Sư 337 tháng 2/1979 nằm trong khu vực công trường, thuộc hạng mục phải phá dỡ nhưng do tiến độ công trình chậm vì thiếu vốn, lại liên quan vấn đề tâm linh nên đã không được dỡ bỏ dứt điểm, đến tận năm 2013 vẫn còn dấu tích và rơi vào “góc nhìn lác” của đám phóng viên kền kền ăn theo trào lưu “bài tàu, thoát hán, công kích chế độ” chộp lấy đưa lên mặt báo với nội dung lấp lửng nhằm đánh lừa dư luận, và thực sự chúng cũng đã ..thành công.
(Thể hiện rõ ở chính bức ảnh đó, ảnh 1: phía sau bên trái tấm bia, là những lốp xe cũ và vật liệu xây dựng của công trình thuỷ điện)
====
2. Về chiến công của Sư đoàn 337:
Tháng 2.1979, sau khi nổ ra chiến tranh biên giới phía Bắc, Sư đoàn 337 được điều động từ Quân khu 4 hành quân thần tốc lên biên giới. Sau một số lần điều chỉnh nhiệm vụ và vị trí đứng chân, sư đoàn 337 được giao trọng trách ngăn chặn thê đội 2 của đối phương tấn công theo hướng đường 1B.
Sau 12 ngày đêm chiến đấu tại trận tuyến phòng ngự này ta đã chặn đứng và đánh bại ý định vu hồi bao vây chia cắt Lạng Sơn của đối phương, tiêu diệt hàng ngàn quân địch.
Tổn thất của sư đoàn 337 cũng vô cùng to lớn, đã có hơn 700 cán bộ, chiến sĩ, trong đó có nhiều người mới ở độ tuổi mười chín, đôi mươi đã vĩnh viễn nằm xuống mảnh đất biên cương phía Bắc.
Tháng 12.1994 Sư đoàn 337 được điều động trở lại Quân khu 4 làm nhiệm vụ huấn luyện, xây dựng lực lượng sẵn sàng chiến đấu. Năm 1999 Sư đoàn được chuyển thành Đoàn kinh tế Quốc phòng 337 làm nhiệm vụ tại Quảng Trị.
Sư đoàn 337 sau này đã vinh dự được mang tên “Đoàn Khánh Khê”, cái tên gắn liền với những chiến công vang dội đã đi vào lịch sử.
====
3. Về dự án thuỷ điện Thác Xăng – Khánh Khê:
+ Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần thuỷ điện Thác Xăng; trong đó Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam góp 80% trên tổng số vốn điều lệ, tương đương 72 tỷ đồng.
+ Địa điểm xây dựng: xã Khánh Khê – huyện Văn Quan và xã Bình Trung – huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
+ Quy mô và các thông số chính:
– Cấp công trình: Cấp III
– Diện tích mặt hồ : 125,02 Km2
– Dung tích hồ chứa : 6,15×106 m3
– Cao trình đỉnh đập: 241m
– Chiều cao đập thiết kế: 25,7m
– Chiều dài theo đỉnh: 59,84m
– Chiều rộng đỉnh đập: 3,5m
– Công suất lắp máy: 57MW
– Số tổ máy: 02 tổ máy
– Sản lượng điện hàng năm: 27,96 x106 KWh
+ Tiến độ thực hiện:
– Tiến độ thi công: Quý I/ 2010 – Quý IV/ 2012 (nhưng chậm tiến độ nên hiện nay mới đi vào giai đoạn hoàn thành)
+ Các chỉ tiêu tài chính:
– Tổng mức đầu tư: 199,825 tỷ đồng (chưa kể lãi vay)
– Giá bán điện dự kiến: 728,11 VNĐ/KWh
– NPV: 30,61 tỷ đồng
– FIRR: 10,9 %
– B/C: 1,138
– Thời gian hoàn vốn: 18 năm
+ Nguồn vốn đầu tư: Vốn tự có, tự huy động và vay ngân hàng thương mại trong nước.
+ Hình thức quản lý Dự án: Công ty Cổ phần thuỷ điện Thác Xăng quản lý và vận hành.
+ Địa điểm xây dựng: xã Khánh Khê – huyện Văn Quan và xã Bình Trung – huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
+ Quy mô và các thông số chính:
– Cấp công trình: Cấp III
– Diện tích mặt hồ : 125,02 Km2
– Dung tích hồ chứa : 6,15×106 m3
– Cao trình đỉnh đập: 241m
– Chiều cao đập thiết kế: 25,7m
– Chiều dài theo đỉnh: 59,84m
– Chiều rộng đỉnh đập: 3,5m
– Công suất lắp máy: 57MW
– Số tổ máy: 02 tổ máy
– Sản lượng điện hàng năm: 27,96 x106 KWh
+ Tiến độ thực hiện:
– Tiến độ thi công: Quý I/ 2010 – Quý IV/ 2012 (nhưng chậm tiến độ nên hiện nay mới đi vào giai đoạn hoàn thành)
+ Các chỉ tiêu tài chính:
– Tổng mức đầu tư: 199,825 tỷ đồng (chưa kể lãi vay)
– Giá bán điện dự kiến: 728,11 VNĐ/KWh
– NPV: 30,61 tỷ đồng
– FIRR: 10,9 %
– B/C: 1,138
– Thời gian hoàn vốn: 18 năm
+ Nguồn vốn đầu tư: Vốn tự có, tự huy động và vay ngân hàng thương mại trong nước.
+ Hình thức quản lý Dự án: Công ty Cổ phần thuỷ điện Thác Xăng quản lý và vận hành.
====
Sự thật là như vậy, nên rất đáng lên án những kẻ làm báo vô đạo, thiếu nhận thức, thậm chí là làm bồi bút cho những thế lực phản động.
Và cũng đáng buồn, đáng trách cho những ai ngây thơ, ấu trĩ mà vội tin theo rồi chia sẻ những thông tin độc hại đó.
Với mọi người quan tâm đến lịch sử, với các cựu chiến binh và một số người khác đang cho rằng “lịch sử không nhắc đến, nhà nước quên ơn” – xin phép được trao đổi thẳng thắn theo đúng tác phong con nhà lính:
1. Những đồng chí thực sự có công, có ơn thì khi lên đường là vì nhận thức rõ trách nhiệm với đất nước, với thời đại chứ không ai mong ra trận để sau này được ghi công, được tri ân cả. Và khi về với cuộc sống đời thường thì những người lính thực thụ đó cũng khôngcó ai kể công, không ai oán trách Nhà nước với Nhân dân cả.
Mà đều như những người lính của Đại tướng quân đã nhớ về những đồng đội hy sinh để nói với với nhau: “chúng ta còn được sống để gặp được nhau đây là vui lắm rồi”.
2. Đảng, Nhà nước và Nhân dân không bao giờ quên công lao của bất cứ ai cả, dù điều kiện kinh tế xã hội đất nước còn muôn vàn khó khăn nhưng với tất cả những ai có đủ hồ sơ được chứng thực chính xác thì đều được hưởng chế độ đãi ngộ theo quy định, dù là chống Pháp, chống Mỹ hay chống Polpot, chống Tàu.
Thử xem trên đất nước này, có dòng họ nào, gia đình nào, cá nhân nào là không có công?
Đến cả đám lưu manh chính trị ở bờ hồ chúng cũng vẫn hàng ngày kể công “tôi nộp thuế nuôi các ông” đấy!!!
Hãy nhìn sang Trung Quốc xem chế độ của cựu binh họ ra sao, với rất nhiều người vẫn hàng ngày phải đi kéo xe bò như chúng ta những năm 1980, thậm chí là cúi mặt đánh giày cho khách du lịch Việt Nam. Hay như các cựu binh Mỹ, với hàng chục nghìn người lính già vô gia cư, vẫn hàng ngày phải đi xin phát chẩn hoặc bới rác kiếm ăn.
3. Lịch sử các cấp học đều đã có những chương bài về cuộc chiến biên giới Tây Nam và phía Bắc, dù chưa thực sự đầy đủ như nhiều người mong muốn do nhiều lý do khác nhau, cũng xuất phát từ quan điểm nghiên cứu, đánh giá của ngành Giáo dục về 2 cuộc chiến này còn khác nhau, cũng như ngoài xã hội vậy.
Mặt khác, sách giáo khoa lịch sử phổ thông chỉ là dành cho đại chúng, nêu những vấn đề cơ bản nhất chứ đâu thể cụ thể chi tiết đến từng trận đánh?
Thử hỏi, có đồng chí nào lại đi so sánh sự hy sinh của mình là cao hơn so với sự hy sinh của thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ? Và có nghĩa trang nào, tượng đài nào ghi rõ là “nghĩa trang liệt sỹ chống Pháp, chống Mỹ” không?
Muốn tìm hiểu lịch sử chuyên sâu thì hãy đọc lịch sử ở các cấp cao hơn, hoặc trong lịch sử quân đội, lịch sử các quân binh chủng, các công trình nghiên cứu lịch sử chuyên ngành đều có đầy đủ.
Cần biết, sách lịch sử phổ thông của Mỹ không hề nói về nguyên nhân cuộc chiến ở Việt Nam, chỉ vỏn vẹn “năm 1960 chiến tranh Việt Nam bùng nổ” – một sự sai lệch và thiếu dữ liệu rất có chủ ý.
4. Sẽ lại có ý kiến cho rằng “chống Pháp chống Mỹ qua lâu rồi nên bình thường hoá là phải, Mỹ Pháp nó chỉ đánh ta thời gian ngắn, lại không chiếm đất của ta. Thằng Tàu thì nó chiếm đảo, lại hàng nghìn năm đánh ta nên không thể bình thường được”???!!!
Xin thưa: ta và Trung Quốc dù muốn dù không vẫn cứ là hàng xóm, sớm tối vui buồn đều va chạm nhau, như các nhà ngoại giao đã tổng kết “không có láng giềng nào là thực sự tốt” – nhưng liệu ta có lấy gậy để đẩy họ ra xa hoặc ta…chuyển nhà đi chỗ khác được không?
Xin thưa: ta và Trung Quốc dù muốn dù không vẫn cứ là hàng xóm, sớm tối vui buồn đều va chạm nhau, như các nhà ngoại giao đã tổng kết “không có láng giềng nào là thực sự tốt” – nhưng liệu ta có lấy gậy để đẩy họ ra xa hoặc ta…chuyển nhà đi chỗ khác được không?
Và nữa: Pháp xâm lược ta cả trăm năm, Mỹ 21 năm chưa kể thêm 20 năm cấm vận (và cả trước đó tài trợ 80% chiến phí cho Pháp đánh ta), gây ra cái chết cho cả chục triệu chiến sỹ, đồng bào cùng những hậu quả để lại cả nghìn năm sau chưa hết, có kém gì Trung Quốc? Khi nghìn năm trước Tàu đánh ta thì thế giới đã tìm ra châu Mỹ và đã có nước Mỹ chưa? Và khi đó thì Pháp, Anh (mẫu quốc của Mỹ) còn “bận” đem quân đi xâm lược Châu Phi, bắt nô lệ da đen đem bán, đưa các đạo quân thánh chiến đi tàn sát dân Trung Đông để truyền đạo!
5. Những ai thực sự có tấm lòng, có lẽ sẽ không tiếc chút chi phí để đến với Khánh Khê và những nơi tương tự để tri ân đồng đội, trực tiếp tìm hiểu sự thật chứ sẽ không ngồi nhà gõ phím mà tự nguyện ăn bả của đám chống phá để rồi lại oán trách, công kích chế độ “vô ơn”.
6. Và cuối cùng, mong tất cả cùng hiểu rằng: chính sự thiếu suy xét, thích phán xét của dân ta, trong đó có mỗi chúng ta đã và đang góp phần làm cho đất nước ta mãi vẫn.. nhược tiểu vì rối loạn. Xin mượn lời của Tản Đà để nói về điều đó, ai thấy kho chịu thì cứ block:
“Dân gần trăm triệu ai người lớn
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”
…
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”
…
(Theo Ngô Mạnh Hùng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét