24-2-2018
Trước tết, NHNN ra thông tư “lạ” cho 3 ngân hàng 0 đồng “vay” không lãi suất. Luật không cho phép sử dụng vốn ngân sách trực tiếp để tái cơ cấu ngân hàng yếu kém. Nhưng động thái “cho vay” không lãi suất này, không khác về bản chất. Ngân hàng kinh doanh tiền thu lãi, ngân sách lại rót vào không có đồng lãi nào. Đặc biệt nguy hiểm khi rõ rang “sức khỏe” của 3 ngân hàng này sau những đại án là cực thấp.
Con số thống kê chưa chính thức, nợ xấu của 3 tầm 50-70 nghìn tỷ. Mộ phần đến từ thất thoát, sai phạm. CB Bank tiền thân là NH Xây dựng thất thoát đến 9 nghìn tỷ, 1 nghìn tỷ vốn nhà nước bốc hơi tại Ocean và 5,5 nghìn tỷ tại GPBank.
Mua lại 0 đồng, nghĩa là phải gánh số nợ xấu nói trên. Và khi tiếp tục bơm tiền ngân sách (tiền thuế của dân) để nuôi, không khác gì “chia đều” hậu quả tham nhũng cho dân?
Đến lượt Bộ Tài Chính đề xuất tăng kịch khung thuế môi trường cho xăng dầu, một trong các lý do là ngân sách thêm được được khoảng 15,5k tỷ mỗi năm. Xăng dầu đã cõng một loạt thuế phí lên tới gần 7k/lít. Với môi trường sống hiện tại của dân, mà cứ vin vào môi trường để tăng thì cực kỳ phi lý.
Có thể, người làm chính sách nghĩ rằng mỗi người dân chỉ mất 1-2 nghìn đồng để quốc gia có thêm một khoản kha khá. Thế nhưng, xăng dầu sẽ kéo theo chi phí vận chuyển và đẩy hàng hóa lên cao. Chưa kể, tâm lý thị trường đều vin theo giá xăng để tăng giá. Mỗi đợt tăng giá xăng, vật giá leo lên một nấc. Nhà nước có thêm 15,5k tỷ, dân có thêm bao nỗi cay cực.
15,5k tỷ cho ngân sách, như muối bỏ bể, tương tự đề xuất tăng thuế VAT để có thêm 59k tỷ mỗi năm. Một động thái gần như bản năng của nhà quy hoạch khi rõ ràng nếu quyết liệt với tham nhũng, với hành chính kềnh càng, nguồn thu còn lớn hơn gấp bội (comment).
Rõ ràng, nỗ lực tự hoàn thiện của thể chế chưa thấm tháp vào đâu so với nguồn năng lượng “vặt sức dân” gần như vô biên. Từ tư duy đó, mỗi quyết sách được ban hành đều vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ, dù có thẩm thấu được vào cuộc sống, cũng là áp đặt thô bạo.
Ngay cả hậu quả như các đại án ngân hàng, cũng dùng tiền dân giải quyết. Khi ngân khố suy kiệt, lại vay nợ công để dân trả hoặc nhìn xuống dân để tìm cách thu bù. Không thể đòi hỏi nhân dân tín nhiệm thể chế được.
Vẫn bàng quan với chuyện quốc gia này nuôi công dân, quốc gia kia cấp xe hơi, quốc gia nọ lì xì bạc tỷ. Vì đất nước còn nghèo, không nên đòi hỏi. Nhưng nghèo hay giàu, chức năng của thể chế là kiến tạo giải pháp an dân. Chứ cứ mang dân ra làm giải pháp, thì mãi mãi không có hy vọng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét