Phạm Viết Đào.
Cây đào năm 1997 ở sân nhà mình
Trên mạng đang có nhiều ý kiến trái chiều bàn
về chủ đề: nên tiếp tục duy trì Tết Ta- Tết Nguyên Đán hay là sát nhập Tết Ta
vào Tết Tây, tết dương lịch. Sự sát nhập này để thuận tiện với niên khóa hành
chính theo kế hoạch làm ăn của nhà nước, của doanh nghiệp; Còn Tết Nguyên Đán
là cái tập tục ăn tết sau một năm bươn chải kiếm sống, niên khóa đời sống của từng
người dân theo âm lịch, theo tập quán gieo trồng của cư dân nông nghiệp cổ truyền…Hiện
nay cư dân sống bằng nghề nông chiếm một lượng không lớn trong xã hội.
Các học giả, nhà văn, nghệ sĩ như GS Võ
Tòng Xuân, GS Trần Lâm Biền, nhà thơ Đỗ Minh Tuấn, nhà nghiên cứu văn học Lại
Nguyên Ân đã lên tiếng về chủ đề này. Khai bút đầu xuân, chủ Blog-Fb cũng xin
tham góp vài ý kiến.
Gốc đào trồng năm 2018, phía góc là gốc đào đã chột năm 2017
Theo tôi, Tết Nguyên Đán sẽ trường tồn với người Việt do nó có yếu tố tâm linh và yếu tố thời khí, tức là thời tiết của trời đất chứ không do thời tiết chính trị.
Nhà nghiên cứu
văn học Lại Nguyên Ân có phần hàm hồ trong việc sử dụng “miếng võ chính trị” để
bảo vệ quan điểm của mình: Nên xóa Tết Nguyên Đán vì nó mang hơi hướng CS, sản
phẩm của CS ?!
Nêu ý kiến này
lên, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã tự biến mình thành một thứ tín đồ chính trị-“chính
trị kháng cộng” để nhằm lật đổ một tập quán vốn đã ăn sâu trong tâm thức của
người Việt...
Đối với đời sống
tinh thần của một con người, nhất là đối với người Việt, đúng là do một thời
gian dài, ý thức hệ CS đã có ảnh hưởng, làm cho họ bị thui chột cái yếu tố tâm
linh, biến họ thành thực thể quen nhìn nhận cuộc đời, lý giải cuộc sống bằng
con mặt của một thứ duy vật quê mùa; Chính Lenin từng nói: chủ nghĩa duy vật
thô sơ, nửa mùa phản động gấp bội lần chủ nghĩa duy tâm...
Trong rất nhiều
yếu tố thuộc thể chất, tinh chất của người Việt, may mắn yếu tố tâm linh tuy bị
quăng quật, chà đạp, tàn sát nhưng không hủy diệt được và đang trỗi dậy. Tâm thức
người Việt gắn bó với Tết Nguyên Đán cổ truyền, gắn bó vơi tập tục thời cúng tổ
tiên trong mấy ngày Tết đã khẳng định chứng minh điều này. Do đó ai đó nghĩ rằng
sát nhập Tết Nguyên Đán ( Tết Ta) vào Tết dương lịch ( Tết tây) như một thao
tác hành chính đơn thuần là một dạng suy nghĩa của dạng tín đồ duy vật thô sơ,
thô thiển…
Nhật Bản là nước
kỹ trị, một quốc gia mà nhiều thành tựu khoa học đã giải quyết hầu hết các vấn
đề của cuộc sống, xã hội thế nhưng dần dần người Nhật cũng thấy hình như họ
đang hụt hẫng điều gì đó, rất có thể đó là yếu tố tâm linh...
Vì sao người
Nhật tự tử nhiều? Vì sao nước Nhật thường hay phải chịu những thảm họa khủng
khiếp mà khoa học phải bó tay? Trong khi đó người Việt nghèo hơn người Nhật, thiếu tiện nghị hơn người Nhật, chịu bất công hơn người Nhật, môi trường xã hội loạn hơn người Nhật, thế mà người Việt lại không chịu tử tử như người Nhật; Chỉ chết nhiều do tai nạn ôtô . Môi trường xã hội-tự nhiên của người Nhật ổn định và đảm bảo hơn người Việt thế mà người Việt lại máu sex hơn người Nhật, khả năng sinh sản cao hơn người Nhật, mặc dù người Nhật thọ hơn người Việt ?!
Phải chăng đây
là cái giá mà người Nhật phải trả cho sự hụt hẫng yếu tố tâm linh trong tâm thức
của quảng đại người của quốc gia tự hào có một nền kỹ trị vào loại nhất nhì thế
giới. Các vị cứ coi thường trời đất đi; cứ khinh suất đi, trời đất sẽ cho quý vị
hứng chịu những đòn trừng phạt nhãn tiền, buộc các vị “nộp lệ phí”...để tỉnh ra.
Ý kiến của GS
Võ Tòng Xuân cho rằng: nên bỏ cái tập tục đón Tết Nguyên Đán riêng biệt, không
theo lịch tây, tết tây mà theo lịch mặt trăng, tức âm lịch để gộp vào Tết tây.
Luận chứng của GS Võ Tòng Xuân cho thấy ông là người có cách suy nghĩ, hành động
giống giống với nhận vật " thằng Tây giả" trong truyện dài “AQ chính
truyện” của Lỗ Tấn! Tức là kẻ học đòi, bắt chước theo cái vỏ của vật chất: Để thành một thắng tây anh ta nghĩ chỉ cấn cắt cái đuôi sam...
Nhân bàn về Tết
Nguyên Đán cổ truyền của người Việt, xin bổ sung, chứng minh thêm yếu tố thời
khí liên quan tới Tết: đó là tập tục chơi hoa đào, thờ cúng hoa đào trong ngày
Tết Nguyên Đán của rất đông người Việt.
Là người nhiều
năm chơi Hoa đào, là một tín đồ của hoa đào, trong sân nhà tôi có trồng một cây
đào, đã phải thay bốn năm lần do chưa nắm được kỹ thuật trồng đào nên nó bị chột
chết nên nhiều lần phải gầy dựng lại từ đầu.
Qua hơn hai chục
năm trồng đào trong góc sân nhà mình, tôi đã rút ra được kinh nghiệm trồng và
chăm sóc đào như sau: Năm nào trời tiết thuận hoa đào sẽ đẹp thắm tươi và màu sắc
rực rỡ. Màu đỏ của lọa hoa bích đào là màu rất đặc trưng không có hoa nào sánh
được. Một bong hoa đào kép đẹp thường có từ 20-24 cánh…
Tết Mậu Tuất
2018 là năm thuận trời, thời khí đẹp nên hoa đào rất đẹp. Thời khí thuận với
hoa đào là thời tiết những tháng mười một, tháng chạp phải rét “ đúng quy trình”
thì hoa đào nở đúng dịp Tết và đẹp. Năm nào thời tiết những tháng mười một,
tháng chạp mà nóng quá thì hoa đào nở sớm trước Tết và màu hoa nhợt nhạt, xơ
xác, cánh không thắm và mượt. Hoa đào là một thứ hàn thử biểu để đo cái sự thuận
khí, thuận trời của những tháng giáp Tết, kết thúc chu kỳ năm cũ, mở đầu năm mới.
Đã có năm thay đào bằng bí nhưng không ổn lại phải trở về với đào
Không phải là
chuyên gia thời tiết, khí tượng… nhưng qua thời khắc giao thừa và giáp Tết năm
nay tôi đoán Việt Nam tròng năm 2018 sẽ là một năm thời tiết thuận hòa, người
dân an lạc bất chấp thời khí chính trị, quốc tế có diễn biến như thế nào...
Hoa Đào là loại
hoa đặc trưng gắn với Tết Nguyên Đán mà không gắn với Tết Dương lịch. Hoa đào
có trong thơ Nguyễn Trãi cuối đời Trần:
Một đoá đào hoa khá
tốt tươi,
Cách xuân mơn mởn thấy xuân cười.
Đông phong ắt có tình hay nữa,
Kín tịn mùi hương dễ động người.
Cách xuân mơn mởn thấy xuân cười.
Đông phong ắt có tình hay nữa,
Kín tịn mùi hương dễ động người.
Bản chữ Nôm:
蔑朵桃花窖卒鮮,
隔春滣滣体春宼。
冬風乙固情処女,
建羨味香易動圤。
Còn Nguyễn Du đã viết một câu thơ trong kiệt
tác Truyện Kiều, được cho là có nguồn gốc từ một bài thơ của Thôi Hộ đời Đường:
Trước sau nào thấy bóng người
Hoa Đào năm ngoái còn cười gió đông
( Nhân diện bất tri hà xứ khứ; Đào hoa y cựu tiếu đông phong-Thôi
Hộ)
Cả 2 nhà thơ lớn
Nguyễn Trãi-Nguyễn Du, (theo nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc thì Nguyễn Du là hậu duệ
của Nguyễn Trãi) hoa đào là loại hoa tương ngộ với gió đông ( đông phong);
Không có gió đông, về Việt Nam tức là gió mùa đông bắc; Nếu không có loại gió
này thì hoa đào “không thể cười”, “ắt sẽ
không có tình”…
Nếu gốc cây
đào được người Trung Quốc sử dụng làm đồ thờ để xua đuổi tà ma thì đối với người
Việt, tôn thờ hoa đào để tôn thờ một nguồn năng lượng mới, hàm chứa sắc xuân, sức
sống…Thử hình dung ngày Tết không có Hoa Đào thì đời sống tinh thần của người
Việt sẽ như thế nào? Các lọa hoa khác không thể thay thế được cho hoa đào…
GS-TS Võ Tòng
Xuân có thể sử dụng các giải pháp KH-KT để buộc hoa đào nở vào dịp Tết dương lịch
nhưng không thể tạo ra hồn cốt, sắc màu của hoa đào vì nó chưa có “tình của gió
đông”, thiếu khí đông phong....
Một yếu tố khiến
hoa đào đẹp đó là nó phải được chăm bốn bằng phân hữu cơ, nếu dùng phân vô cơ,
phân hóa học, hoa đào, cây đào sẽ chóng tàn lụi. Một yếu tố cối tử trong kỹ thuật
chăm bón Hoa Đào, hoa đào không thể thắm tươi nếu thiếu phân bắc, tức phân người.
Người trồng đào luôn phải sử dụng loại phân này tưới cho gốc đào...
Nhà tôi, tôi
đã phải thiết kế cái hố ga cạnh gốc đào để tiện cho chăm sóc. Khi cần tưới, múc
sạch nước thải, cho nước chảy nhiều vào bồn cầu là sẽ có loại nước tưới cho đào…
Hoa Đào gắn với
Tết Nguyên Đán, gắn với thời khí và gắn với máu thịt của người Việt bởi những yếu
tố tâm linh tinh túy-tinh vi sâu xa đó. Không thể gộp Tết Nguyên Đán vào Tết
dương lịch vì trời đất-thời khí-lòng người không thuận! Cái gì thuận với trời,
đất, lòng người thì thịnh, phát triển; Cái gì trái, nghịch thì suy và sụp đổ…
P.V.Đ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét