Nguyễn
Vĩnh Long Hồ
Về
phía Trung Cộng:
Ngày
thứ bảy 17 tháng 2 năm 1979, lúc 3 giờ 30 sáng, pháo binh Trung Cộng ào ạt pháo
kích vào các vị trí quân sự của VN tại các quận Tiên Lĩnh, Hà Quảng thuộc tỉnh
Cao Bằng, mở đầu cho một tổng tấn công quy mô trên một chiến tuyến dài hơn
1.000 cây số dọc theo đường biên giới Việt-Trung từ Lai Châu đến Móng Cái.
Trong
lịch sử chiến tranh Việt-Trung, những địa danh Cao Bằng, Lạng Sơn, Đông Khê,
Thất Khê trở thành bãi chiến trường giữa hai nước. Ngay buổi sáng ngày 17 tháng
2 năm 1979, quân Trung Cộng đã tấn công 19 mục tiêu dọc theo biên giới hai
nước. Trong số 26 mục tiêu bị tấn công từ cấp tiểu đoàn. Riêng Lạng Sơn, Cao
Bằng, Lào Cay bị tấn công bằng cấp sư đoàn.
Tổng
số lực lượng vũ trang Trung Cộng trong những ngày đầu chiến dịch khoảng 80.000
quân, con số nầy tăng dần cho tới ngày cuối của chiến dịch lên tới 150.000
quân. Đó là chưa kể hàng mấy trăm ngàn binh sĩ khác giữ nhiệm vụ yểm trợ hay
trừ bị ở hậu cần. Chỉ huy tổng quát mặt trận là tướng Hứa Thế Hữu, Tư lệnh
Quân Khu Quảng Châu (gồm 2 tỉnh Quảng Đông & Quảng Tây). Tướng Hứa Thế Hữu đặt Bộ Tư Lệnh mặt trận tại Nam Ninh. Phụ tá cho Hứa Thế Hữu là Dương Đắc Chí,
từng nổi danh khi phụ tá cho Bành Đức Hoài trong chiến tranh Triều Tiên.
Trong
những ngày đầu cuộc chiến, tướng Hứa Thế Hữu trực tiếp chỉ huy mặt trận tấn
công Cao Bằng, Lạng Sơn, còn Tướng Dương Đắc Chí phụ trách tấn công Lào Cai,
Lai Châu, Hà Giang. Trung Cộng đã điều động nhiều quân đoàn từ nhiều quân khu
khác nhau: 2 Quân đoàn 13 và 14 được giao trách nhiệm tấn công Lai Châu, Lào
Cai; 2 Quân đoàn 41 & 42 tấn công Cao Bằng; những Quân đoàn 43, 54 & 55
tấn công mạn Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Về
phía Việt Nam:
Phòng
thủ biên giới Việt-Trung là trách nhiệm của những Quân khu I, II & III:
Tư
lệnh Quân Khu I là tướng Đàm Quang Trung không phải là tướng có khả năng. Quân
khu nầy gồm cả Cao Bằng và Lạng Sơn nên chịu áp lực nặng nề nhất của quân xâm
lược Trung Cộng. Trong những ngày đầu, trách nhiệm phòng thủ Lạng Sơn được giao
cho Tướng Nguyễn Văn Thương, Tư lệnh sư đoàn 3.
Tư
lệnh Quân Khu III là Nguyễn Quyết, chịu trách phòng thủ vùng Châu thổ sông Hồng
và có lẽ cả Đặc khu Quảng Ninh do Sùng Lãm chỉ huy.
Bộ
Tổng Tham Mưu đặt tại Hà Nội trực tiếp theo dõi, giám sát và điều hợp mặt trận.
Để
thi hành Hiệp ước Hữu Nghị, Liên Xô gửi
sang Hà Nội một phái đoàn “tham mưu” cùng với thiết giáp hạm Senyavin túc trực
ngoài khơi vịnh Bắc Việt. Và có lẽ vì chủ quan vào hậu thuẫn của Liên Sô, VN đã
tính toán sai lầm về quyết tâm tấn công quân mô của quân Trung Cộng, nên Hà Nội
đã tung hết 3 trong 4 Quân đoàn chính quy vào trong cuộc hành quân xâm lăng
Campuchia. Vì vậy, khi quân Trung Cộng bất ngờ mở cuộc tấn công, VN chỉ còn
những sư đoàn 308, 312, 390... của Quân đoàn 1 đóng quanh Hà Nội.
Do
đó, trách nhiệm phòng thủ biên giới được giao cho những sư đoàn chính quy Quân
khu như: Sư đoàn 3, 327, 337, sư đoàn Tây Sơn... khu Lạng Sơn.
Sư
đoàn 567, B46, sư đoàn pháo binh M66 ở Cao Bằng. Các sư đoàn 316, 345, đoàn
B68, M63... ở Quân khu II, phối hợp cùng các Trung đoàn chủ lực tỉnh, các huyện
đội và lực lượng công an biên phòng.
Hơn
một tuần sau, vì tình hình chiến sự nguy kịch, Bộ Tham mưu của QĐNDVN phải gấp
rút điều động dân quân từ vùng Trung Châu, các sư đoàn chinh quy của Quân Khu
IV, cùng Quân đoàn 2 từ Campuchia về tăng cường phòng thủ.
Trong
những ngày đầu cuộc chiến, dựa vào quân số đông đảo, tướng Hứa Thế Hữu cho áp
dụng chiến thuật biển người để tấn công. Tại Lai Châu, phía cực Tây biên giới,
quân Trung cộng tấn công Gò Tô, Phong Thổ trên đường tiến về tỉnh lỵ Lai Châu.
Tại
hướng quan trọng Lào Cai, 2 sư đoàn thuộc Quân đoàn 13 và 14 tấn công ngay vào
thị xã và các xã lân cận như Thanh Bình, Bản Châu. Tại Hà Giang, họ tấn công
Bản Kiệt, La Quỳnh. Hướng quan trọng thứ hai là Cao Bằng cũng bị 2 sư đoàn của
các Quân đoàn 41 & 42 tấn công. Tại Quảng Ninh, 2 trung đoàn quân TC tấn
công Than Phum, Cao Bá Lãnh.
Riêng
tại mục tiêu chủ yếu Lạng Sơn, quân TC tấn công theo thế gọng kềm bằng hai
hướng: Hướng thứ nhất là 2 sư đoàn 163, 164 thuộc Quân đoàn 55 vượt Hữu Nghị
Quan tấn công Đồng Đăng, cửa ngõ phía Bắc Lạng Sơn. Hướng thứ hai do 2 sư đoàn
127 & 128 thuộc Quân đoàn 43 tiến đánh từ phía Đông vào các tiền đồn ở Bản
Xuân, Đồng Nội, Hải Yến.
Tại
khắp mặt trận, quân TC gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của QĐNDVN, nhờ vào vị
trí hiểm trở với sự yểm trợ hữu hiệu của đủ loại pháo binh 72, 85, 105, 155,
130 đến hỏa tiễn 122 ly đã gây tổn thất nặng nề cho quân TC, nhất là tại mặt
trận Lạng Sơn và Cao Bằng. Về phía Lai Châu và Lào Cay bị tổn thất nhẹ hơn vì
Dương Đắc Chí đã không tấn công chính diện mà dựa vào địa thế rừng núi hiểm trở
để tiến quân và các mũi tấn công được pháo binh và thiết giáp yểm trợ hữu hiệu
hơn. Vì tổn thất quá cao, Hứa Thế Hanh buộc phải bàn giao quyền chỉ huy các
cuộc hành quân cho Dương Đắc Chí.
Sau
khi Dương Đắc Chí nắm quyền, chiến thuật biển người bị hủy bỏ và áp dụng tối đa
hỏa lực pháo binh và thiết giáp yểm trợ bộ binh. Sau mấy ngày đêm bị pháo kích,
các công sự phòng thủ lần lượt phị phá sập. Quân TC cuối cùng đã chiếm được một
số mục tiêu. Riêng tại Lạng Sơn, sư đoàn 163 của TC chiếm được Đồng Đăng vào
ngày 22/2/1979.
Sau
khi được bổ sung quân số và tiếp liệu đầy đủ, quân TC mở đợt tấn công mới.
Dương Đắc Chí tận dụng tối đa quân số áp đảo, hỏa lực pháo binh và thiết giáp
yểm trợ nên chỉ trong vòng một ngày, các thị xã ven biên Lai Châu, Lào Cai, Cao
Bằng, Hà Giang lần lượt bị thất thủ, sau đó quân TC tiếp tục chuyển quân về
phía Nam dọc theo Quốc lộ số 2 tiến đánh Cam Đường.
Tại
hướng tấn công chính Lạng Sơn, quân TC tung 6 sư đoàn 127, 129 thuộc Quân đoàn
43, sư đoàn 160, 161 thuộc Quân đoàn 54, sư đoàn 163, 164 của Quân đoàn 55 với
hàng trăm xe thiết giáp cả đại bác yểm trợ. Về phía VN, các đơn vị phòng thủ
chính gồm các sư đoàn 3, 327, 338, 347 và sư đoàn 337 mới từ Quân khu IV ra
tăng viện, kết hợp thành Quân đoàn 14 để thống nhất chỉ huy.
Thị
xã Lạng Sơn bị pháo kích suốt ngày đêm, cuối cùng quân TC xâm nhập được thị xã
và quân đội 2 nước cộng sản đã phải chiến đấu ác liệt trên đường phố, cho tới
khuya đêm 14 /3/1979, quân TC hoàn toàn làm chủ thị xã Lạng Sơn. Ngày hôm sau,
TC tuyên bố đã được mục đích dạy cho các lãnh đạo ĐCSVN một bài học, đơn phương
ngưng bắn và sẽ lui binh.
Trên
đường lui binh, quân TC dùng công binh phá sập hết những công sự, đồn bót, cầu
đường, trường học, chợ búa, nhà máy, bệnh viện... ở những thị xã bị chiếm đóng,
kể cả hang Pắc Bó, “suối Lê Nin”, “núi Các Mác” và cuộc rút quân của Trung Cộng
kéo dài đến ngày 16/ 3/1979 mới hoàn tất.
Không
có tài liệu chính thức nào được công bố số quân dân thương vong của hai bên
tham chiến. Người ta chỉ ước lượng là trên 100.000 người cho cả hai bên trong
cuộc chiến gần 30 ngày giao tranh đẫm máu sau khi khi quân TC chính thức rút
quân vào ngày 16/3/1979.
Trên
đường tấn công, cũng như rút lui, quân TC nã đạn bừa bãi không thương hại đối
với bất cứ người già, đàn bà, trẻ con mà họ gặp trên đường tiến quân. Sư đoàn
163 TC nhận được lệnh từ cấp chỉ huy là “sát cách vô luận” (giết người không bị
buộc tội); do vậy, lính TC đã thẳng tay sử dụng súng tiểu liên, đại bác, hỏa
tiễn, súng phun lửa... để tiêu diệt con người và tài sản từ làng này sang làng
khác, số thường dân VN bị giết trên hàng ngàn người.
Tại
Bát Xát thuộc Lào Cai, hàng trăm phụ nữ bị đạo quân thổ phỉ Trung Cộng, một
loại rợ Hung Nô của thế kỷ thứ XX hãm hiếp, bị giết dã man ngay trong ngày đầu
vượt biên giới Việt-Trung thì tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An,
tỉnh Cao Bằng trong ngày 9/3/1979, trước khi rút quân, quân Trung Cộng đã giết
43 người gồm phụ nữ, 20 trẻ em, trong số nầy có 7 phụ nữ mang thai. Tất cả đều
bị giết bằng mã tấu, 10 người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị
chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.
Kết
quả giết người dã man đó, được Đặng Tiểu Bình cười hả hê, nói: “Mười một ngày
này, trên đường trở về đã quét dọn một số hang, có một số vật tư giấu ở hang
nầy, hang nọ, một số thôn trang, cũng quét dọn mấy ngàn người, trên vạn người.”
oOo
Ngay
khi quân xâm lược Trung Cộng rút lui về bên kia biên giới, trên toàn cõi Việt
Nam đâu đâu cũng nghe tiếng gào thét về sự dã man của quân Trung Cộng. Những áp
phích tố cáo tội ác của quân TC xâm lược được dựng lên ở các ngã ba, ngã tư
đường. Tranh cổ động tràn ngập trên các bức tường nơi có nhiều người qua lại.
Học sinh được học những bài học về những lần Bắc thuộc về sự tàn bạo của quân
Tàu khi đô hộ VN, được hát những bài hát có những lời ca hết sức hằn học.
Bia
tưởng niệm những người bị quân xâm lược Trung Cộng giết hại hồi tháng 2 năm
1979 ở thôn Tổng Chúp, xã Hưng đạo, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (huyện bao
quanh thị xã Cao Bằng). Nội dung như sau: “Vụ thảm sát tại Tổng
Chúp, xã Hưng Đạo, Huyện Hòa An, quân Trung Cộng xâm lược dùng cọc tre, búa bổ
củi đập chết 43 phụ nữ và trẻ em quăng xuống giếng nước.”
Cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược không được chính
thức tưởng niệm
Đã
vậy, báo Hà Nội số ra ngày 19/9/2008 lại trâng tráo cho đăng bài ca tụng tài
dùng binh thần tốc đầy mưu lược của tên giặc Tàu Hứa Thế Hữu, đã oanh liệt đập tan QĐNDVN. Hứa Thế Hữu là người chỉ huy
đánh 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn năm 1979, như một cách xát muối vào vết thương
lòng của những người Việt Nam có thân nhân trong QĐNDVN đã anh dũng hy sinh để
bảo vệ từng tấc đất, từng cao điểm chiến lược nơi tuyến đầu biên cương của Tổ
quốc.
Ngoài
ra, báo còn ca tụng những anh hùng quân đội Trung Cộng như “liệt sĩ” Tiền Anh
Hào trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chứ không hề có một lời tôn vinh
một liệt sĩ anh hùng nào trong QĐNDVN đã vị quốc vong thân, bỏ mình vì nước.
Trong
khi đó, tại nghĩa trang liệt sỹ Long Châu, nơi chôn xác quân xâm lược Trung
Cộng tử trận trong cuộc tràn qua biên giới xâm lăng Việt Nam vào ngày 17/2/1979
thì chánh quyền địa phương đặt vòng hoa, có ghi hàng chữ bằng tiếng Việt: “Đảng
ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy Ban Nhân dân, Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc xã Đề Thám đời
đời nhớ ơn liệt sĩ liệt sĩ Trung Quốc.”
Trong
khi đó, những tác phẩm của các nhà văn Việt Nam viết về cuộc chiến tranh biên
giới Việt - Trung đều bị cấm đoán. Điển hình là tập truyện ngắn của Vũ Ngọc
Tiến bị thu hồi và nhà xuất bản Đà Nẵng bị đóng cửa thì cuốn “Ma Chiến Hữu” của
Mạc Ngôn ca ngợi người lính Trung Cộng anh hùng đã hy sinh vì Tổ Quốc Trung
Hoa, lại được văn nô Trần Trung Hỷ dịch ra tiếng Việt, được nhà xuất bản Văn
học ấn loát và phổ biến rộng rãi.
Ngày
nay 34 năm sau, dường như không còn chút vết tích gì về cuộc chiến đó trên quê
hương Việt Nam. Hầu hết trên các tỉnh phái Bắc, nơi xảy ra các cuộc chiến,
những tấm bia nào có ghi dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược” đều bị đục bỏ hoặc
xóa sạch. Cũng có những nghĩa trang chôn cất những người lính trong QĐNDVN đã
hy sinh trong trận chiến bảo vệ Tổ quốc lại đìu hiu, không khói nhang lạnh lẽo
đến ngậm ngùi xót xa.
Tại
nghĩa trang Duyên Hải, Lào Cai là một điển hình chua xót. Cũng từ cái chủ nghĩa
hy sinh cao cả ấy, các anh đã cầm súng chiến đấu với giặc thù và đã anh dũng hy
sinh đền nợ nước và sự hy sinh của các anh ngày hôm nay. Sự hy sinh của các anh
đã tan biến vào cõi hư vô, âm thầm như những cái chết vô danh. Những nấm mộ nầy
vẫn nằm im lặng trong lãng quên của nhiều người; ngoại trừ nỗi buồn đau xót xa
của những chiến hữu và người thân các anh còn ở lại trên cõi đời nầy. Tuy vậy,
trên “Blog Osin”, người đọc được biết tác giả “Biên Giới Tháng Hai” cho biết:
“Chỉ
có một vài bó hoa và những nén hương của lữ khách, các nghĩa trang biên giới
quạnh hiu suốt ngày 17/2/1979. Tội đợi đến chiều, trao đổi với các đồng nghiệp
và điện thoại cho một vài quan chức địa phương, không có một cuộc viếng thăm,
không một vòng hoa và chẳng có khói nhang nào. Tôi không có các tài liệu chính
thức để biết Trung Quốc và Việt Nam đã thỏa thuận với nhau những gì về cách ứng
xử đối với cuộc chiến năm 1979. Nhưng tôi không nghĩ rằng, tưởng nhớ những
người đã khuất lại có thể phương hại đến các cuộc viếng thăm giữa hai nước hôm
nay.
Tối
15 tháng 2, ngồi nói chuyện với một người đã từng lái xe tải thương ở Hà Giang
trong những năm từ sau 1979, những chuyến xe có những thương binh ngồi chung
với các liệt sĩ từ biên giới trở về. Xe anh bao giờ cũng có thẻ hương và một
thân cây chuối chặt ngang. Nhiều khi dừng lại, mới hay trên chuyến xe, anh là
người sống sót cuối cùng. Nhiều thương binh đã không kịp về tới bệnh xá dã
chiến. Anh lấy hương thắp lên, cắm vào khúc chuối rồi ngủ thiếp đi bên đồng đội
đã yên giấc ngàn thu. Những năm quyết lấy lại điểm cao 1509, có những chuyến
xe, tối chở bộ đội lên, sáng trở về đầy xác. Những người lính ấy trong chiến
tranh đã từng tranh giành những cao điểm với giặc. Giờ đây, lặng lẽ bên nhau
không giành giật điều gì.
Những
người lính ấy không cần lễ nghi và có thể cũng không biết rằng, họ lại bị quên
lãng nhanh chóng như thế. Nhưng, những người còn sống thì cần. Không phải là
điểm cao 1509 đầy máu, chỉ là một nấm mồ lặng lẽ. Đừng hoảng hốt. Hàng năm, 17
tháng 2 hãy đến đấy và thắp một chút nhang khói. Hãy cầu xin sự thanh thản, cho
mình.”
Kết
luận:
Đáng
lẽ ngày 17 tháng 2 hàng năm, lãnh đạo phải tổ chức một buổi lễ long trọng tưởng
niệm các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh với Trung Cộng. Vì
đó là dấu móc mà nhân dân Việt Nam đời đời khắc cốt, ghi xương vì bản chất hung
bạo, tàn sát dã man đồng bào ta của bọn lính Trung Cộng mọi rợ.
Vậy
mà, bọn lãnh đạo nỡ lòng nào cản trở không cho các phái đoàn với đồng bào mọi
giới đến dâng hương và đặt vòng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ vị quốc
vong thân đã anh dũng hy sinh đền nợ nước trong cuộc chiến tranh chống quân xâm
lược Trung Cộng ở biên giới phía Bắc cách đây 35 năm.
Blogger
Lã Dũng, thuật lại với VOA Việt ngữ:
“Mọi
người đi đến nghĩa trang Đài tưởng niệm liệt sỹ ở Bắc Sơn, Ba Đình (Hà Nội)
cũng bị cản trở ở đấy. Họ không cho đưa vòng hoa vào. Cuối cùng, mọi người phải
bái vọng ở ngoài mặc dù trong đoàn có rất nhiều người là cán bộ lão thành cách
mạng. Không đưa được vòng hoa vào đấy, mọi người có đưa vòng hoa về Gò Đống Đa,
nơi tưởng niệm anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ. Mọi người có đặt 2 vòng
hoa ở đó với khẩu hiệu: “Tưởng Niệm Những Chiến Sĩ Đã Hy Sinh Vì Chống Trung
Quốc Xâm Lược”.
Khi
chúng tôi đến nơi, chúng tôi cũng vào tưởng niệm và chụp ảnh. Lúc đó, có một
bảo vệ đến đọc vòng hoa khá kỹ. Khi thấy dòng chữ trên vòng hoa, họ định gỡ
xuống. Chúng tôi cản, yêu cầu họ không được gỡ. Họ bảo băng rôn trên vòng hoa
này không được và họ gỡ xuống dù họ không nói được một quy định nào cả. Anh bảo
vệ gọi công an vào. Lúc sau, một Trung tá công an đến hống hách kêu chúng tôi
gỡ vòng hoa ấy đi. Chúng tôi không đồng ý và gọi họ gọi thêm một số người tới
nữa, giằng co, xô xát với chúng tôi tại Đài Tưởng Niệm đó. Khi chúng tôi vừa
quay đi đến cửa thì thấy hai anh công an vệ sinh mang hai vòng đi, hạ xuống.”
Nguyễn
Vĩnh Long Hồ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét