Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Sự nhạo báng niềm tin

 30/09/2016

30-9-2016
Đại tá Nguyễn Duy Ngọc: “Cảnh sát Đông Anh gạt tay trúng má phóng viên”
Đại tá Nguyễn Duy Ngọc: “Cảnh sát Đông Anh gạt tay trúng má phóng viên”. Ảnh: internet
Tôi tin ông Ngọc, người phát ngôn của CAHN, chẳng cảm thấy sung sướng gì khi phải chường mặt ra để thiên hạ rủa sả khi có cái phát ngôn để đời về vụ “gạt tay vào má” của cảnh sát hình sự Đông Anh với phóng viên Tuổi Trẻ. Tôi cũng tin, hai cảnh sát hình sự giờ đây không vui vẻ gì với những chuyện đã xảy ra. Tôi càng tin, những người làm báo đều cảm thấy bị xúc phạm khi thấy đồng nghiệp mình bị đánh rồi còn bị phạt tiền.
Thế nhưng nếu có xảy ra một vụ tương tự thì ông Ngọc sẽ lại phát ngôn như vậy, các cảnh sát vẫn có thể ra tay như vậy và các nhà báo ngoài giận dữ trên facebook cũng chẳng biết làm gì khác như vậy.
Không có gì sai khi nói rằng lực lượng công an là lực lượng được chiều chuộng nhất trong xã hội hiện nay. Họ đảm bảo an ninh trật tự cho xã hội, nhưng chế độ cần họ hơn trong vai trò “lá chắn” và “thanh kiếm” cho chính mình.
Nếu biết rằng mọi Tổng biên tập đều là đảng viên thì không có gì ngạc nhiên khi các đảng viên phải chấp hành quyết định của cấp uỷ đảng cao hơn, ở đây là ban Tuyên Giáo. Vì vậy, họ xếp hàng đi dưới tấm bảng chỉ đường sau mỗi quyết định được thông tin cái nào, hay tránh né cái khác, là chuyện hợp lẽ.
Nhưng với phát ngôn và quyết định phạt hôm qua thì khác. Sự nhạo báng công luận đã lên ở một tầm mức cao hơn. Công an cho thấy họ có thể đánh người xong mà vẫn được bao che, thậm chí tiếp tục trừng phạt người bị đánh. Nhà báo cho thấy số phận của họ không khác gì mọi thành viên trong xã hội này, cho dù mang vác trên vai trách nhiệm thông tin cho xã hội.
Thấy nhiều người kêu gọi 14.000 nhà báo ở Việt Nam góp mỗi người 1.000 đồng cho anh phóng viên đóng phạt. Tôi sẽ không góp. Tôi không đồng ý với quyết định xử phạt này. Báo Tuổi Trẻ, ngoài việc cố tỏ ra khách quan trên mặt báo, điều làm chua xót không ít người có lương tri, thì hãy bảo vệ phóng viên của mình bằng cách đệ đơn lên toà phản đối quyết định xử phạt nói trên. Tôi không có mặt tại hiện trường nên không khẳng định được anh phóng viên Tuổi Trẻ có làm gì vi phạm pháp luật như kết luận xử phạt nêu, nhưng không ai có quyền đánh người.
Nếu im lặng, báo Tuổi Trẻ mới là người đang nhạo báng niềm tin của những ai đã dành cho tờ báo này.

Bộ bàn ghế Rồng 10 tấn: Tây trả gần 3 tỷ không bán

30/09/2016  05:00 GMT+7

 Bộ bàn chạm khắc hình rồng độc nhất Việt Nam có tên Cửu Long, gồm 10 món, nặng gần 7 tấn, được đối tác nước ngoài trả tiền tỷ nhưng ông chủ công ty nội thất một mực không bán.
Anh Đỗ Thanh Duy, đại diện một đơn vị sản xuất đồ gỗ thủ công mỹ nghệ tại TP.HCM, chia sẻ, bộ bàn ghế 10 món có tên Cửu Long (9 rồng) được đội ngũ thợ lành nghề của ông vừa hoàn thiện. Bộ bàn ghế này làm trong vòng hơn hai năm, từ tháng 4/2014 tới tháng 9 năm nay mới xong. Đây là một bộ bàn ghế có một không hai, tổng trọng lượng gần 7 tấn.
Để có được một tác phẩm để đời như vậy, họ đã sử dụng tới 10 khối gỗ cẩm lai kích thước lớn nhất. Bộ ghế gồm 10 món, điêu khắc hình 9 con rồng theo biểu tượng và đặc điểm của rồng Việt Nam, có bờm, râu, cằm dài, mắt lồi và miệng há to, hai răng nanh ngược lên trời.
Bàn ghế cửu long, bộ bàn ghế cửu long, bộ bàn ghế đắt nhất việt nam, bàn ghế 2,6 tỷ đồng, bàn ghế gỗ cẩm lai
Bộ bàn ghế nặng gần 2 tấn bằng gỗ quý
Trong đó, có một ghế dài cao 200x300 cm, chạm hình tượng 9 rồng, mặt ghế bằng gỗ cẩm lai nguyên khối dày 8cm, rộng 80cm vài dài 240cm. Vách lưng ghế bằng gỗ đặc dày 12cm, phần đầu rồng gỗ nguyên khối dày 20cm, lưng ghế được chạm khắc hai mặt. Chỉ tính riêng trọng lượng ghế dài này đã nặng tới 2 tấn.
Bốn ghế đơn có mặt ghế dày nguyên tấm 8cm, được chạm 5 con rồng, mỗi ghế nặng 800kg. Hai bàn rà và hai ghế đôn bằng gỗ đặc khổ lớn nhất dày 8cm, trọng lượng gần 200kg mỗi món.
Bàn chính cũng được chạm 9 con rồng, mặt bàn bằng gỗ đặc nguyên khối lớn nhất, dày 8cm, có kích thước 200x160cm. Chiếc bàn có trọng lượng 700kg.
Anh Duy chia sẻ, cẩm lai là một trong những nhóm gỗ quý cùng bậc với gỗ mun sọc tại Việt Nam và trên quốc tế. Đây là bộ sản phẩm được giới chuyên môn trong ngành nội thất đánh giá cao về độ sắc sảo trong kỹ thuật chế tác và độ khủng trên thị trường hiện nay.
Chính vì sự độc đáo này mà nhiều đối tác Malaysia và Đài Loan đặt vấn đề mua lại nhưng ông chủ đơn vị nội thất từ chối, dù số tiền lên tới gần 3 tỷ đồng.
“Đây là bộ bàn ghế độc nhất, chứng minh khả năng và tay nghề của người Việt Nam. Ở lại Việt Nam sau này vẫn còn tìm thấy dù không còn gỗ hay người làm nữa, nếu xuất đi nước ngoài thì xem như mất luôn giấy khai sinh”, anh Duy chia sẻ.
Bàn ghế cửu long, bộ bàn ghế cửu long, bộ bàn ghế đắt nhất việt nam, bàn ghế 2,6 tỷ đồng, bàn ghế gỗ cẩm lai
Ghế dài với hình tượng 9 con rồng
Bàn ghế cửu long, bộ bàn ghế cửu long, bộ bàn ghế đắt nhất việt nam, bàn ghế 2,6 tỷ đồng, bàn ghế gỗ cẩm lai
Hoa văn hình rộng Việt Nam được chạm khắc tinh xảo
Bàn ghế cửu long, bộ bàn ghế cửu long, bộ bàn ghế đắt nhất việt nam, bàn ghế 2,6 tỷ đồng, bàn ghế gỗ cẩm lai
Bốn ghế đơn có mặt ghế dày nguyên tấm 8cm
Bàn ghế cửu long, bộ bàn ghế cửu long, bộ bàn ghế đắt nhất việt nam, bàn ghế 2,6 tỷ đồng, bàn ghế gỗ cẩm lai
Mỗi ghế nặng 800 kg
Bàn ghế cửu long, bộ bàn ghế cửu long, bộ bàn ghế đắt nhất việt nam, bàn ghế 2,6 tỷ đồng, bàn ghế gỗ cẩm lai
Hai bàn nhỏ làm bằng gỗ nguyên khối
Bàn ghế cửu long, bộ bàn ghế cửu long, bộ bàn ghế đắt nhất việt nam, bàn ghế 2,6 tỷ đồng, bàn ghế gỗ cẩm lai
Bàn chính cũng được chạm 9 con rồng, mặt bàn bằng gỗ đặc nguyên khối lớn nhất
Duy Anh

Formosa bồi thường người dân mức thấp nhất 2,91 triệu đồng/tháng

29/09/2016  22:37 GMT+7

 - Thủ tướng vừa ban hành quyết định về định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.
Có 7 nhóm đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển: Khai thác hải sản; Nuôi trồng thủy sản; Sản xuất muối; Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển; Dịch vụ hậu cần nghề cá; Dịch vụ du lịch, thương mại ven biển; Thu mua, tạm trữ thủy sản.
Formosa bồi thường, Formosa, Formosa xả thải
Công ty Formosa phải thực hiện đầy đủ các cam kết, tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật về xả thải ra môi trường. Ảnh: Duy Tuấn
Với chủ tàu, thuyền không lắp máy bị thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 5,83 triệu đồng/tàu/tháng; chủ tàu lắp máy dưới 20 CV thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 10,67  triệu đồng/tàu/tháng.
Tàu lắp máy công suất từ 20 CV đến dưới 50 CV thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 15,2  triệu đồng/tàu/tháng; chủ tàu lắp máy công suất từ 800 CV trở lên thiệt hại do giá thì định mức bồi thường là 37,48 triệu đồng/tàu/tháng...
Đối tượng lao động trên tàu/thuyền không lắp máy thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 3,69 triệu đồng/người/tháng; định mức bồi thường là 5,96 triệu đồng/người/tháng với đối tượng lao động trên tàu lắp máy dưới 20 CV thiệt hại do nằm bờ.
Đối tượng lao động trên tàu lắp máy công suất từ 20 CV đến dưới 50 CV thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 7,65 triệu đồng/người/tháng; định mức bồi thường là 8,79 triệu đồng/người/tháng với đối tượng lao động trên tàu lắp máy công suất  từ 50 CV đến dưới 90 CV thiệt hại do nằm bờ.
Thiệt hại nghề muối định mức bồi thường là 39,37 triệu đồng/ha/tháng. Thiệt hại nghề muối trả 1 lần. Người lao động bị mất thu nhập định mức bồi thường là 2,91 triệu đồng/người/tháng.
Quyết định cũng quy định cụ thể định mức bồi thường nuôi trồng thủy sản mặn, lợ.
Riêng đối với 3 đối tượng: Khai thác thủy sản trên tàu có công suất máy chính từ 90 CV trở lên; nuôi trồng thủy sản (thủy sản chết) và sản xuất muối; thu nhập bị mất của người lao động làm thuê được tính chung trong định mức bồi thường thiệt hại của chủ tàu hoặc chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối.
Căn cứ định mức bồi thường thiệt hại, UBND tỉnh hướng dẫn các chủ tàu hoặc chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối thống kê danh sách những lao động làm thuê trên tàu, trong cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất muối và mức bồi thường đối với mỗi lao động cho phù hợp, đảm bảo đồng thuận, có xác nhận của từng người lao động.
Trên cơ sở đó thực hiện bồi thường thiệt hại cho chủ tàu, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối để cấp cho từng người lao động theo danh sách đã thống kê trên.
UBND tỉnh thực hiện kiểm tra, rà soát, xác định tổng mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng thuộc địa phương quản lý gửi Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính tổng hợp trước ngày 5/10.
Bộ NN&PTNT chủ trì thẩm tra, xác định kinh phí bồi thường của từng địa phương gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng xem xét, quyết định trước ngày 10/10.
Thời gian tính bồi thường thiệt hại tối đa là 6 tháng, từ tháng 4/2016 đến hết tháng 9/2016.
Kinh phí bồi thường thiệt hại được sử dụng từ nguồn kinh phí do công ty trách nhiệm hữu hạn Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh bồi thường.
PV

Bộ trưởng Tây 2 lần mất xe đạp và lời nhắn siêu lạ

30/09/2016  03:06 GMT+7

- Bộ trưởng Piet Hein Donner của Hà Lan đi làm bằng xe đạp và đã 2 lần bị mất xe, thậm chí 1 lần mất ngay trong bãi để xe của Chính phủ.
Từ nhiều năm nay, xe đạp đã trở thành tương đối phổ biến ở nhiều nước châu Âu. Đối với người này, cái xe đạp đơn thuần chỉ là phương tiện đi lại, nhưng đối với người khác lại là bảo vật thể hiện cá tính của chính mình. Cùng với việc gia tăng số lượng xe đạp là sự gia tăng nạn ăn cắp xe.
Đinh Duy Hòa, xem tây ngẫm ta, Bộ trưởng, Bộ trưởng mất xe đạp, bộ trưởng đi xe đạp
Hình ảnh minh họa
Piet Hein Donner là bộ trưởng trong Chính phủ Hà Lan. Ông đi làm bằng xe đạp và đã 2 lần bị trộm mất xe, thậm chí một lần mất ngay trong bãi để xe của Chính phủ.
Đối với người Hà Lan, mất xe đạp là chuyện nhỏ, vì nó xảy ra thường xuyên và người ta cũng quen dần với nó.
Trung bình một năm ở Đức có 300.000 vụ mất xe đạp. Hà Lan còn cao hơn, ví dụ năm 2009 những 900.000 vụ. Nói chung, cảnh sát bó tay về vấn nạn mất xe, vì thực sự không đủ người đi điều tra các vụ mất cắp. Chỉ khoảng 10% các vụ được tìm ra ở Đức.
Ở Hà Lan thì sao?
Nếu bạn mất xe đạp ở nước này và than phiền với bạn bè thì lời khuyên nhận được thường sẽ là: hãy đi trộm lấy một cái mà đi, kêu cái nỗi gì!
Cái tư duy trộm lấy mà đi đã gần như phổ biến ở Hà Lan, trở thành cái gì đó đương nhiên. Một người vừa mất xe, viết trên facebook : Chào mọi người nhé, tớ vừa mất xe đạp, đành phải thủ một cái vậy. Bạn nào cho tớ vài chỉ dẫn trộm xe cái nào. Quá hay và thực tế.
Một nữ sinh viên tâm lý học nói ở Hà Lan đang tồn tại quan điểm cho rằng xe đạp nên là của chung mọi người. Có câu chuyện vui là bạn mất xe, nhìn thấy một tốp đang đi xe đạp đến gần, bạn cứ thử hô to: Ôi, xe đạp của tôi đây rồi, lập tức sẽ có người đang đi xe trong tốp đó bỏ xe, chạy biến. Hóa ra đấy là xe ăn cắp, cứ chạy cho chắc ăn.
Phản ứng của người bị mất xe
Người thì lặng thinh, người thì gào thét, chửi bới và có người lẳng lặng để lại một lời nhắn cho kẻ cắp. Để lời nhắn nhủ kẻ cắp, quá tuyệt vời và nữ nhà văn Đức Frauke Luepke-Narberhaus đã tập hợp những lời nhắn nhủ này trong cuốn sách của bà: Mất đi trái tim- Tìm được con chó. Hãy xem vài lời nhắn nhủ nhé.
Thô tục thì người mất xe sẽ để lại lời viết: Thằng chó đểu nào lấy cắp xe ông!
Bình thường trong phần lớn trường hợp sẽ là: Xe đạp của tôi dựng đây đâu rồi nhỉ?
Tiếp theo là yêu cầu nhã nhặn: Bất kể Quý vị trộm xe tôi vì lý do bần hàn hay sở thích, làm ơn mang trả lại cho tôi nhé!
Mức bực mình và khó chịu nhiều hơn là lời nhắn như có người đã viết như sau:
Kẻ cắp xe đạp yêu quý ơi,
Ta có thể hiểu được nhà ngươi thích cái xe của ta như thế nào, vì bản thân ta cũng thích nó suốt một tuần qua. Ta mua nó bằng tiền kiếm được vất vả mấy ca làm ban đêm đấy.
Ta cầu chúc cho ngươi đồ mắc dịch với xe của ta.
Hoặc như một gia đình ở Hamburg đã viết:
Đồ ăn cắp hỗn đản,
Mày lấy mấy cái xe đạp nhà tao, nhưng đấy là đồ cổ con ơi, được chúng tao thừa kế từ bà nội đấy.
Lệnh cho mày đến cuối tháng 5 phải trả lại xe, nếu không mày sẽ hứng chịu nỗi hận thù dai dẳng của chúng tao.
Nếu mày không trả, mày sẽ không an giấc, sẽ có những ngày tháng đen đủi, bạn bè sẽ rời xa mày. Đấy là những thứ mà gia đình chúng tao mang lại cho mày nếu mày không trả lại xe....
Kế đến là sự lăng mạ theo kiểu:
Gửi thằng trộm cắp đểu giả đã cuỗm cái đèn xe tao ngày 13/12 vừa qua: Ánh sáng đèn xe tao là thứ duy nhất soi rọi cuộc đời tăm tối mày. Đồ vô tích sự!
Hoặc: Đồ mất dạy nào cắp xe đạp con gái tao vẫn đi học. Lấy cắp xe đạp là đáng kinh tởm!
Hay hơn nữa là lời nhắn theo kiểu sau:
Chú ý! Chú ý! Chú ý! Chú ý!
THƯỞNG NÈ!
Gửi kẻ cắp xe đạp yêu quý của tao vào ngày 12/5/2013 ngay trước cổng nhà tao!
Munich là nhỏ bé hơn mày tưởng. Mày có chắc chắn nhất thì tao vẫn tìm ra mày, đồ khốn. Trong tù sẽ không dễ chịu cho bọn trộm cắp xe đạp đâu.
Trả lại xe tao và không phải sợ gì cả nhé!
Ai thấy xe tôi như mô tả và ảnh kèm theo, xin báo cảnh sát hoặc cho tôi theo địa chỉ. Rất, rất cám ơn và sẽ có hậu tạ!
Mời bạn chia sẻ những câu chuyện cảm động, những bài học ý nghĩa... gặp trên đường đi công tác hay du lịch nước ngoài, và cả những ngẫm ngợi của bạn khi nghĩ về Việt Nam. Chia sẻ gửi về banxahoi@vietnamnet.vn. Bài viết, câu chuyện phù hợp sẽ được đăng tải.

Vietnamnet: Tính nhầm giá xăng: Một năm hai cú sai chết người

30/09/2016  05:00 GMT+7

Xảy ra việc tính nhầm giá xăng, Bộ trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng của hai Bộ Công Thương- Tài chính phải chịu trách nhiệm, xin lỗi dân và sửa sai, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương Mại Phan Thế Ruệ chia sẻ với Góc nhìn thẳng.
Xem thêm chuyên mục Góc nhìn thẳng
Thông tin tính nhầm giá xăng đang khiến cho dư luận không khỏi hoang mang và bức xúc. Kể từ Nghị định 100 hướng dẫn các điều sửa đổi về thuế có hiệu lực (1/7), ba kỳ điều hành giá xăng đầu tiên đã tính thiếu khoảng 185 đồng/lít thuế tiêu thụ đặc biệt và ba kỳ điều hành giá gần đây cho thấy tình trạng thuế "chồng" thuế, khi thuế đánh cả vào khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu, vốn là Quỹ của người tiêu dùng.
Vì sao có tình trạng này? Nguyên nhân do đâu và cần phải khắc phục những hạn chế trên như thế nào?
Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet đã trao đổi với ông Phan Thế Ruệ, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại (cũ), Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam.
Theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:
Nhà báo Phạm HuyềnÔng đánh giá ra sao về tình trạng "tính nhầm" giá xăngcủa Liên Bộ Công Thương- Tài chính?
Ông Phan Thế Ruệ: Tôi cho là việc "tính nhầm" thuế tiêu thụ đặc biệt xăng theo Nghị định 100 là sự chủ quan nhầm lẫn của Liên Bộ chứ không phải chỉ riêng của Bộ Tài chính. Bởi trước khi điều chỉnh giá xăng, hai "anh" này phải gặp nhau, anh Bộ Tài chính phải đưa ra giá cơ sở, phải thảo luận và người quyết định điều chỉnh giá cuối cùng là Bộ Công Thương.
Đây là một sai lầm, một sự chủ quan và nó không phù hợp với Nghị định mới. Lần sau, đừng có nhầm lẫn như vậy, đừng có quên những chuyện như vậy.
Nghị định 100 là do Bộ Tài chính soạn thảo, trình lên Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn là do Bộ chịu trách nhiệm mà các cán bộ điều hành giá lại không để ý tới. Đây là một cái sai lầm chết người, dẫn đến chuyện, không cẩn thận làm cho người tiêu dùng thiệt thòi và đặc biệt gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Nhà báo Phạm Huyền: Trả lời báo chí mới đây, Bộ Tài chính có cho rằng, đối với việc tính thiếu thuế tiêu thụ đặc biệt 3 kỳ điều hành giá đầu tiên thì doanh nghiệp phải tiết giảm chi phí, bù đắp lại để kê khai nộp thuế đúng quy định của Luật. Ông nghĩ sao về điều này?
Ông Phan Thế Ruệ: Lý lẽ của Bộ Tài chính đưa ra là vin vào việc anh (Petrolimex) là doanh nghiệp Nhà nước, nên phải tiết giảm chi phí. Nhưng các đầu mối xăng dầu bây giờ đâu chỉ có mỗi doanh nghiệp Nhà nước mà còn có các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân. Anh cứ bảo lấy cái danh DNNN như thế để áp vào như vậy thì rõ ràng, tư duy của người làm chính sách là không phù hợp với tình hình hiện nay.
tính nhầm giá xăng, Liên Bộ Công Thương- Tài chính, giá xăng, Góc nhìn thẳng, Phan Thế Ruệ,
Ông Phan Thế Ruệ, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại (cũ)
 Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (ảnh: VietNamNet)
Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, theo Nghị định 100, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán ra (trước VAT, thuế bảo vệ môi trường), nhưng đối với mặt hàng xăng, hiện nay, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đã được tính bao cả Quỹ bình ổn giá, vốn là Quỹ của người tiêu dùng. Điều này có phù hợp hay không?
Ông Phan Thế Ruệ: Trên thế giới, người ta tính thuế tiêu thụ đặc biệt trên cơ sở đầu ra là đúng. Nhưng tính như thế nào để cho phù hợp, để không bị thuế chồng thuế là việc mà các cơ quan thuế, Bộ Tài chính phải tính toán.
Ví dụ, rõ ràng là anh tính trên cơ sở giá đầu ra nhưng không được để có sự trùng lặp, chỉ chọn ra những khoản nào được tính và những khoản nào không được tính làm giá tính thuế.
Chẳng hạn ở giá xăng, Quỹ bình ổn chẳng hạn, bản thân Quỹ này đã là có sự bất hợp lý. Trong Nghị định 83, 11 yếu tố tạo ra giá cơ sở, trong đó có Quỹ bình ổn và đặc biệt còn có lợi nhuận định mức. Thế thì, ông tính giá tính thuế lại gộp tất cả lại như vậy thì thành ra, lợi nhuận định mức không còn là 300 đồng/lít (theo quy định) nữa mà lại được cộng thêm thuế (10%), Quỹ bình ổn trích ra cũng do tính thuế như vậy lại được cộng thêm.
Thực chất, Quỹ bình ổn đã chính là tiền người tiêu dùng ứng ra cho thị trường rồi. Thế thì bây giờ, các ông tính như thế là đã là vô lý.
Ở đây, có cái là tính theo giá đầu ra là đúng rồi, Nghị định 100, tôi cho là phương pháp tính là đúng, nhưng phải trừ các khoản không hợp lý ra sao. Không phải anh cứ cộng gộp tất cả các khoản lại rồi nhân lên.
Thuế chồng thuế là không có lợi cho người tiêu dùng. Có thể, Nhà nước sẽ thu được một khoản nào đó. Doanh nghiệp phải hi sinh quyền lợi của mình để đưa thuế vào. Nhưng rõ ràng, thuế chồng thuế thì giá bán ra tăng. Giá bán ra tăng thì người tiêu dùng bị thiệt. Nghĩa là, nó không bảo vệ cho quyền lợi của đại đa số người tiêu dùng.
Nhà báo Phạm Huyền: Bộ Công Thương có cho rằng, tất cả các câu chuyện liên quan đến thuế, phí Quỹ xăng dầu là trách nhiệm của Bộ Tài chính. Trước kỳ điều hành, Bộ Tài chính gửi thông báo áp dụng thuế, Quỹ ra sao thì Bộ Công Thương sẽ làm theo và không quan tâm đến việc Luật, Nghị định đã có hiệu lực từ lâu (1/7). Ông nghĩ sao về điều này?
Ông Phan Thế Ruệ: Trong quy định của Nghị định 83 và trong hướng dẫn của Thông tư Liên Bộ đã nói, mỗi lần điều chỉnh, hai bộ phải thống nhất với nhau. Bộ Tài chính đưa ra giá cơ sở, Bộ Công Thương phải xem xét. Hai Bộ phải trao đổi với nhau, lần này điều chỉnh thì giảm bao nhiêu, tăng bao nhiêu?
Bây giờ việc xảy ra rồi, Bộ nọ đổ lỗi cho bộ kia là không đúng, không khách quan. Khuyết điểm này là của Liên Bộ, của Tổ điều hành giá.
Trước hết, ông Cục Quản lý giá phải chịu trách nhiệm, cao hơn là ông Bộ trưởng Bộ Tài chính phải chịu trách nhiệm, hay ông Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước phải chịu trách nhiệm và cao hơn nữa là Bộ trưởng Công Thương cũng phải chịu trách nhiệm. Thế mới đúng luật pháp.
Tôi cho rằng, cái tối thiểu nhất, trước hết ông phải xin lỗi người tiêu dùng và doanh nghiệp. Ông sai ông phải nhận: Tôi xin lỗi, tôi sai, a, b, c thế này. Sau đó, ông phải họp lại, quy trách nhiệm, sửa sai.
Đồng chí Thủ tướng vào Hội An, còn phải xin lỗi dân vì chuyện xe kéo hàng đàn vào phố đi bộ. Thế thì, mấy ông Bộ trưởng phải xin lỗi đồng báo, Cục trưởng phải xin lỗi quốc dân đồng bào, doanh nghiệp rồi sau đó, nhận khuyết điểm và tự phê bình.
Nhà báo Phạm Huyền: Với những thiếu sót như vậy, theo ông, cần phải khắc phục như thế nào?
Ông Phan Thế Ruệ: Từ đầu năm đến giờ, tôi cho trong điều hành giá xăng dầu là 2 cú sai rồi. Mà hai cú này đều sai chết người. Toàn là liên quan đến trăm tỷ, thậm chí là nghìn tỷ. Ví dụ như "cú" tính thuế nhập khẩu chênh lệch giữa thuế từ Hàn Quốc vào là 10% mà lại tính là 20% vào giá cơ sở.
Đây là việc cần phải rút kinh nghiệm.
Từ đây trở đi, cơ quan điều hành giá hai bộ phải hết sức hợp tác với nhau. Ở các nước phát triển, ông làm sai là trước hết ông phải xin lỗi dân, thậm chí phải từ chức, rồi bù đắp vào bằng tiền của mình.
Nhưng ở Việt Nam thì khác. Giờ lấy ngân sách ra bù thì cũng là ngân sách, của dân, lấy Quỹ bình ổn ra bù theo ý kiến của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thì là tiền của dân. Trong khi đó, công chức Nhà nước làm gì có tiền mà đền bù. Ông Cục trưởng Cục Quản lý giá, ông Vụ trưởng Thị trường trong nước phải chịu trách nhiệm về việc này.
Kỷ luật kỷ cương phải nghiêm túc, không thì cuối cùng hoà cả làng thì lần sau lại mắc thôi. Tôi cho là, vụ này mà hoà cả làng thì lần sau công tác điều hành giá xăng dầu sẽ vẫn mắc thôi.
VietNamNet
Thực hiện: Phạm Huyền
Clip: Đức Yên, Xuân Quý, Huy Phúc
email: gocnhinthang@vietnamnet.vn
Các tin khác: 

Vì sao Nhà Trắng cấm quân đội bàn về "cạnh tranh" với TQ?

Ngọc Việt | 

Vì sao Nhà Trắng cấm quân đội bàn về "cạnh tranh" với TQ?
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter trả lời trong một phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ. (Xử lý ảnh: Mạnh Quân)

Thông tin Nhà Trắng cấm các lãnh đạo Lầu Năm Góc bình luận về cạnh tranh quyền lực Mỹ-Trung Quốc, được tờ Navy Times (Mỹ) nêu hôm 26/9, đặt ra nhiều hoài nghi về quan hệ hai nước.

Sự việc được lý giải là do các chuyên gia và quan chức trong chính quyền Obama cho rằng, những va chạm Trung - Mỹ không thể được nhận diện là cạnh tranh nước lớn.
Tại sao lại có sự khác biệt trong nhận diện vấn đề và đánh giá tình hình giữa Nhà Trắng và Lầu Năm Góc như vậy? Giới quân sự nhận định không chuẩn xác hay chính quyền né tránh sự việc?
Có thể thấy rằng những diễn biến trong thực tế (về sự bành trướng mà mối đe dọa quân sự từTrung Quốc trong khu vực) phù hợp với đánh giá của Lầu Năm Góc về "một thế lực lớn trỗi dậy".
Điều đó đặt ra nghi vấn chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang né tránh thực tế, nhằm phục vụ những kế hoạch, sách lược đặc biệt quan trọng của Nhà Trắng.
Các lãnh đạo quân đội Mỹ, từ Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter, Tư lệnh Hải quân John Richardson hay Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Joseph Dunford, đều khẳng định tồn tại "cuộc cạnh tranh nước lớn" giữa Mỹ và Trung Quốc. Ông Carter ám chỉ Bắc Kinh là "kẻ địch đẳng cấp cao".
Nhưng theo Navy Times, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NSC) chỉ thị cho các tướng lĩnh không phát biểu công khai về quan điểm này.
Đảm bảo cho ứng viên đảng Dân chủ đắc cử Tổng thống Mỹ
Thành bại trong hai nhiệm kỳ tổng thống của Obama đã được tổng kết trong Thông điệp Liên bang cuối cùng mà ông đã đọc trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ ngày 12/1.
Bên cạnh thành tích rõ nét về khôi phục nền kinh tế Mỹ từ cuộc khủng hoảng 2008-2009, Obama để nhiều chính sách dang dở. Nếu không đảm bảo người kế nhiệm kế thừa và phát triển "di sản Obama" thì đó là thất bại không nhỏ đối với ông.
Do vậy, việc đảm bảo đảng Dân chủ làm chủ Nhà Trắng nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp là cực kỳ quan trọng.
Để làm được điều đó, ngoài ủng hộ công khai thì chính quyền Obama phải hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực mà di sản Obama có thể gây ra cho ứng viên của đảng, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Vì sao Nhà Trắng cấm quân đội bàn về cạnh tranh với TQ? - Ảnh 2.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice đã có chuyến thăm Trung Quốc ngay sau phán quyết vụ kiện biển Đông của Tòa trọng tài thường trực (PCA). (Ảnh : AP)
Truyền thông Mỹ và phương Tây phổ biến nhận định, việc không thể ngăn được sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc là thất bại lớn của Obama. Tổng thống Mỹ thậm chí bị đánh giá là đã để nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đưa vào thế không thể đảo ngược.
Các ứng viên đàng Cộng hoà khai thác điểm này để tấn công bà Clinton. Ứng viên Donald Trump là người chỉ trích mạnh mẽ nhất việc chính quyền Obama để Trung Quốc cướp mất lợi ích Mỹ, làm nhạt phai giá trị Mỹ và thách thức sức mạnh Mỹ.
Thách thức quân sự từ Trung Quốc có thể khiến phe Dân chủ phải trả giá. Những gì đã diễn ra khiến bà Clinton không thể thoát ly vấn đề tranh chấp trong chiến lược biển với Bắc Kinh.
Và thực tế thì rất khắc nghiệt với sức mạnh Mỹ, đến mức nhiều nhà bình luận cho rằng vấn đề Biển Đông là rào cản ngăn Clinton bước vào Nhà Trắng.
Như vậy, giảm áp lực từ Trung Quốc là một trong những biện pháp giúp tăng cơ hội thắng cử cho cựu Ngoại trưởng. Điều đó lý giải việc Chính phủ Mỹ hạn chế hành động và tỏ thái độ cứng rắn với Bắc Kinh thời gian qua, nhằm tránh leo thang căng thẳng.
Ngay sau khi PCA ra phán quyết vụ kiện biển Đông ngày 12/7, Washington nhanh chóng chủ động "ngoại giao thầm lặng" ở Đông Nam Á để giảm áp lực cho Trung Nam Hải. Bởi lẽ, nếu Trung Quốc "manh động" thì sẽ nguy hại cho tính toán của Nhà Trắng.
Việc Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice thăm bất ngờ Trung Quốc ngay sau phán quyết được nhận diện là để thực hiện sứ mệnh một cuộc trao đổi lợi ích. Kết quả là Biển Đông "bớt cuộn sóng", thay vào đó là biển Hoa Đông, và Washington không thể hiện sự cương quyết với Bắc Kinh.
Tuy nhiên, những động thái đó có thể gây bất lợi cho Chính phủ nếu giới quân sự có những phản ứng mạnh và Quốc hội Mỹ yêu cầu điều trần. Dường như đó là nguyên nhân chính lý giải Nhà Trắng nhận định khác với Lầu Năm Góc về tranh chấp quyền lực với Nga – Trung.
Vì sao Nhà Trắng cấm quân đội bàn về cạnh tranh với TQ? - Ảnh 3.
Chính quyền Obama cố gắng hỗ trợ bà Hillary Clinton giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới.
Đảm bảo điều kiện hoàn tất "xoay trục" chiến lược đối ngoại
Việc chuyển trục chiến lược đối ngoại từ Đại Tây Dương và Địa Trung Hải về Châu Á – Thái Bình Dương là quá chậm với Washington, nhưng lại quá nhanh với chính quyền Obama.
Khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc (1/7/1997) thì đã có thể nhận diện một sự trỗi dậy mạnh mẽ từ phương Đông. Song có lẽ Washington tự tin vào thế giới đơn cực xoay quanh “trục Mỹ” nên xem nhẹ sức mạnh tiềm tàng của Trung Quốc.
Bắc Kinh đã có thời gian dài âm thầm chuẩn bị công lực bằng một nền kinh tế phát triển nóng. Khi nền kinh tế Trung Quốc có quy mô vượt qua kinh tế Nhật Bản và bắt đầu thách thức kinh tế Mỹ, người Mỹ mới có cái nhìn khác.
Hơn 11 năm sau ngày trao trả Hồng Kông, ông Obama bước vào Nhà Trắng và nhận diện chiến lược "xoay trục" châu Á-Thái Bình Dương. Thời điểm này, Trung Quốc đã đi một đoạn đường dài và thực sự thách thức Mỹ.
Như vậy là Mỹ đã quá chậm trong chuyển hướng chiến lược, song khi lại vội vàng khi "xoay trục". Việc chính quyền Obama nhanh chóng hạ tầm trong quan hệ với các đồng minh chiến lược tại Đại Tây Dương và Địa Trung Hải đã tạo ra nguy hại cho Mỹ.
Bởi lẽ, cho đến hiện tại Mỹ chưa xây được những trụ móng vững chắc tại địa bàn chiến lược mới. Việc quân đội Mỹ rút khỏi căn cứ không quân Clark và căn cứ hải quân Subic tại Phillipines trong quá khứ khiến cho Trung Quốc thoải mái thể hiện sức mạnh tại Biển Đông.
Vì sao Nhà Trắng cấm quân đội bàn về cạnh tranh với TQ? - Ảnh 4.
Nhận diện cạnh tranh trong chiến lược biển dưới một góc nhìn khác, giúp cho Mỹ có đủ điều kiện để hoàn tất trục chiến lược đối ngoại mới của mình. (Ảnh : US. Navy)
Australia đang "giằng xé" trong vấn đề nghiêng theo Mỹ hay Trung Quốc. Liên minh Mỹ-Nhật chưa thể phát huy vai trò với tình hình Biển Đông, còn Ấn Độ mới "ngấp nghé" ý định hiện diện ở Biển Đông.
Không những vậy, những đồng minh cũ là Thái Lan và Phillipines đang có xu hướng “gần Trung xa Mỹ” khiến Washington chưa thể sắp đặt được bàn cờ. Cục diện này đặt Mỹ vào thế đối mặt với đối thủ mới nhưng không thể tựa lưng vào đồng minh cũ.
Đứng từ lập trường của Nhà Trắng, thừa nhận tình trạng "cạnh tranh nước lớn" với Nga-Trung sẽ gây bất lợi khi "chiến tuyến đối đầu Bắc Kinh" mà Mỹ cố gắng xây dựng với đồng minh vẫn chưa định hình rõ nét.
Tránh đề cập cụm từ "nhạy cảm" trên thì những xung đột có thể không gia tăng cường độ và lợi ích đổi trao cũng dễ dàng hơn. Nhờ đó, Mỹ mới đủ điều kiện hoàn thiện móng trụ cho trục chiến lược châu Á.
Tóm lại, Nhà Trắng yêu cầu giới chức quân sự không bình luận về cạnh tranh quyền lực với Nga – Trung là sách lược đảm bảo di sản Obama được gìn giữ và gia tăng giá trị, đồng thời đảm bảo Mỹ đối diện với rủi ro tối thiểu trong quan hệ với Moscow và Bắc Kinh.
theo Trí Thức Trẻ