Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

BBC:Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị ung thư?

Lễ khánh thành Trung tâm kĩ thuật cao và tiêu hoá (Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội) hôm 27/11 diễn ra trong lúc có tin đồn Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị ung thư. Ông Nguyễn Đức Chung, khi đó là Giám đốc Công an Thành phố, "gặp gỡ nhóm giáo sư hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nội soi và phẫu thuật nội soi tiêu hóa", do giáo sư người Pháp Joel Leroy dẫn đầu.

http://image.vtc.vn/files/phamthinh/2016/08/06/nguyen-duc-chung-1457.jpg
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung
Thành viên Ban Chăm sóc Sức khỏe Trung ương bình luận với BBC về tin Hà Nội có trung tâm tầm soát ung thư đường tiêu hóa giá rẻ.

Lễ khánh thành Trung tâm kĩ thuật cao và tiêu hoá (Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội) hôm 27/11 diễn ra trong lúc có tin đồn Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị ung thư.

Trang web chính thức của Ủy ban Nhân dân TP.Hà Nội cho biết ý tưởng xây dựng trung tâm bắt đầu từ tháng Giêng 2015.

Ông Nguyễn Đức Chung, khi đó là Giám đốc Công an Thành phố, "gặp gỡ nhóm giáo sư hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nội soi và phẫu thuật nội soi tiêu hóa", do giáo sư người Pháp Joel Leroy dẫn đầu

Từ đó ông "nung nấu ý tưởng đưa mô hình tổ chức, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật tiên tiến này về Việt Nam", theo trang web của thành phố Hà Nội.

Còn trang VietnamNet dẫn lời ông Chung tại buổi lễ rằng ba tháng sau, vào tháng Tư, ông "là một bệnh nhân được chính bàn tay GS Leroy khám, chữa. GS có một bàn tay như 1 con mắt thứ 3. Và kết quả đó đã thôi thúc tôi phải làm điều gì đó để đưa những công nghệ này về Việt Nam."

'Thông tin'

Hôm 28/11, trả lời BBC từ Hà Nội, Giáo sư Phạm Gia Khải, thành viên Ban Chăm sóc Sức khỏe Trung ương, nói: "Tất nhiên, khi một lãnh đạo xuất hiện trong một sự kiện y tế như thế này, người dân nghĩ ngay đến mối liên hệ của ông ấy với căn bệnh."

Giáo sư cũng cho hay: "Năm 2015, trong một dịp tình cờ gặp, ông Chung có nói với tôi rằng ông ấy mới đi Pháp chữa bệnh về nhưng không nói rõ kết quả thế nào."

"Tôi được biết thời điểm ấy ông Chung bị polyp đại tràng nhưng đấy chưa phải là ung thư và sau đó tôi không có thêm thông tin."

"Do ông Chung là lãnh đạo ngành công an và bên đấy họ có hệ thống bảo vệ sức khỏe riêng nên tôi cũng rõ bệnh tình của ông ấy."

"Tuy vậy, theo tôi, lâu nay việc truyền thông nhà nước đưa thông tin về sức khỏe lãnh đạo theo kiểu kín kín hở hở là không khoa học."

"Tôi không tán thành cách này," Giáo sư Phạm Gia Khải nói.

"Các nhà lãnh đạo ở ta khi bị ung thư hoặc bệnh hiểm nghèo mang tính 'tế nhị' thường giấu biệt, ngay cả những bác sĩ không liên quan cũng không được biết."

"Họ thường chọn cách đi chữa bệnh ở nước ngoài và đến khi bệnh trở nặng, khó qua khỏi thì thông tin mới được công khai phần nào," giáo sư Khải nói với BBC.


Việc Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung chia sẻ ông từng là bệnh nhân của giáo sư người Pháp được đánh giá là cử chỉ hiếm có trong giới chính khách Việt Nam.

Theo truyền thông Việt Nam, giá chẩn đoán sớm bệnh ung thư đường tiêu hóa tại trung tâm này chỉ là 63.200 đồng/lần.

(BBC)

Không còn một “ mẩu đất pháp lý” nào để xử lý hành chính ông Vũ Huy Hoàng

Phạm Viết Đào.

Để thực thi Nghị quyết của Quốc hội trong kỳ họp thứ 2 vừa qua, 
nhà báo Quốc Phong trên báo Một thế giới có đề xuất hình thức “ tước chức danh” Bộ trưởng của ông Vũ Huy Hoàng; một dạng xử lý hành chính đối với các hành vi của ông này trong thời gian làm Bộ trưởng Bộ Công thương...
Đề xuất này có đúng pháp luật ?

Một trong những nội dung đáng chú ý trong Nghị quyết thể hiện rõ: “Quốc hội phê phán nghiêm khắc ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016 trước Quốc hội và cử tri cả nước do đã có những vi phạm về công tác cán bộ trong thời gian đảm nhiệm chức vụ nêu trên, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, Bộ Công thương, gây bức xúc trong xã hội, được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn.
Giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan bảo vệ pháp luật tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật; đồng thời, tăng cường công tác giám sát, quản lý cán bộ, làm tốt việc thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu; khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để xử lý công bằng và nghiêm minh các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu…
Để ra được quyết định “ tước chức danh” Bộ trưởng của ông Vũ Huy Hoàng thì về phương diện, cơ sở pháp lý đòi hỏi trong Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật xử lý các vi phạm hành chính; Luật Phòng chống tham nhũng... phải có một điều khoản trong một nghị định nào đó đã ban hành quy định việc được “ tước danh hiệu” và các chế độ liên quan tới các quan chức, công dân đã nghỉ hưu có khuyết điểm trong thời gian tại nhiệm.
Để thi được theo sáng kiến đề xuất của nhà báo Quốc Phong thì Quốc hội và Chính phủ phải cấp tốc bổ sung một điều khoản nào đó ( vì hiện chưa có) vào trong một nghị định nào đó với đại ý: “Những quan chức, công chức nhà nước đã nghỉ hưu, song trong quá trình công tác đã có những hành vi hành chính vi phạm nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hành chính và sẽ bị tước danh hiệu và các chế độ liên quan tới chức danh được hưởng sau khi nghỉ hưu…”
Khi chưa có một điều khoản nào đó trong một nghị định ban hành kèm theo một bộ luật nào đó thì không ai có thể có quyền hạ bút ký một quyết định hành chính để tước đoạt danh hiệu Bộ trưởng cùng với các chế độ trợ cấp lương hưu, chế độ khám bảo hiểm y tế, là 2 chế độ liên quan tới chức danh Bộ trưởng mà các nhân ông Vũ Huy Hoàng sau khi về hưu còn tiếp tục được hưởng…
Vì làm sao Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng hay Bộ trưởng Bộ Công thương có khả năng ban hành một quyết định đại loại như trên để buộc cơ quan Bảo hiểm xã hội chấp hành ?
Thực ra, nếu để có cơ sở nhằm xử lý một dạng hành chính đối với ông Vũ Huy Hoàng mà cấp tốc ban hành một điều khoản như trên vào một nghị định nào đó thì vẫn là một sự khiên cưỡng về phương diện pháp lý: một dạng đám cưới chạy chửa hoang...
Hiện tại, ông Vũ Huy Hoàng đã nghỉ hưu, do vậy ông Vũ Huy Hoàng không có bất kỳ một quan hệ hành chính nào với các cơ quan như Quốc hội, chính phủ và cả Bộ Công thương. Thỉnh thoảng nếu ông Vũ Huy Hoàng có đến các cơ quan nói trên thì phương diện pháp lý ông cũng sẽ bị ứng xử như bất kỳ một công dân bình thường khác…
Hiện nay các công dân bình thường chỉ có quan hệ hành chính trực tiếp với UBND phường trong một số vấn đề liên quan tới hộ khẩu, hộ tịch, xác nhận nhân thân, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; ngoài ra UBND phường không chịu trách nhiệm pháp lý gì…
Muốn có sự điều chỉnh pháp lý về phương diện hành chính giữa 2 chủ thể thì giữa 2 chủ thể này phải có quan hệ hành chính được luật định; nếu pháp luật chưa quy định “chủ thể A” có quan hệ hành chính với “chủ thể B” thì mọi quyết định tương tác giữ 2 chủ thể này đều vô hiệu và không mang tính chất ràng buộc pháp lý phải tuân thủ…
Hiện chưa có một quy định pháp lý nào quy định về quan hệ hành chính giữa người về hưu, một công dân bình thường với cơ quan Quốc hội, chính phủ và các thành viên chính phủ ngoài hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan tới một số lĩnh vực đời sống dân sinh, đất đai, hôn nhân…
Xin lấy một ví dụ về vụ kiện của tôi, "cựu tù 258" Phạm Viết Đào về khoản lương hưu bị cơ quan Bảo hiểm Xã hội Hà Nội cắt trong thời gian phải chịu án phạt tù 15 tháng; Phạm Viết Đào bị bỏ tù sau khi đã có quyết định nghỉ hưu…
Sau khi mãn hạn tù, tôi có tiến hành đòi truy lĩnh lại số lương hưu này nhưng đã bị cơ quan bảo hiểm từ chối chi trả. 
Tôi đã khiếu nại với cơ quan Bảo hiểm Xã hội Hà Nội cho rằng: Quyết định cắt lương hưu của tôi trong thời gian tôi phải chịu án phạt tù là trái pháp luật, là vi hiến vì: Chỉ có Tòa án theo quy định của Điều 9 của Bộ luật Tố tụng hình sự mới có thẩm quyền ban hành các hình phạt: phạt tù, phạt tiền… đối với công dân khi vi phạm một điều luật hình sự nào đó…
Tôi bị Tòa tối cao khép vào tội vi phạm Điều 258-Xâm phạm lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức và các nhân bị xử phạt tù 15 tháng.
Trong quyết định ( bản án) của 2 phiên xét xử chỉ dừng lại xử phạt giam mà không có một điều khoản phạt tiền, hạy bị cắt lương hưu của tôi.
Do đó, Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội đơn phương Ban hành quyết định hành chính cắt lương hưu của tôi trong thời gian tôi phải chịu án phạt tù là trái Luật Bảo hiểm, trái Luật Hình sự, trái Luật tố tụng hình sự, trái Hiến pháp; một hành vi lạm quyền trái pháp luật…
Do khiếu nại không được Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Hà Nội giải quyết trả lại lương hưu, tôi đã làm đơn khởi kiện Giám đốc bảo hiểm Xã hội Hà Nội ra Tòa án Hành chính Hà Nội…Sau khi tôi gửi đơn, Tòa án hành chính Hà Nội thụ lý đơn và đa yêu cầu tôi nộp án phí, gần một năm xem xét; cuối cùng Tòa trả lại đơn vì phát hiện ra vụ kiện này chưa đúng quy trình pháp lý nên đã trả lại đơn.
Lý do: giữa Tòa án Hành chính Hà Nội và cơ quan Bảo hiểm Hà Nội không có quan hệ hành chính; Do không có quan hệ hành chính nên các phán quyết của Tòa sẽ không có hiệu lực pháp lý với Giám đốc bảo hiểm Xã hội Hà Nội…
Tòa án Hành chính Hà Nội đã hướng dẫn cho tôi tiến hành lại các bước khiếu nại để có thể đưa ra Tòa Hành chính xử lý đơn khiếu kiện đòi trả lại lương hưu của tôi. Tòa án Hành chính Hà Nội đã hướng dẫn cho tôi thủ tục như sau:
Bước 1: Gửi đơn khiếu nại tới Giám đốc bảo hiểm Hà Nội yêu cầu trả lời bằng 1 quyết định giải quyết khiếu nại;
Bước 2: Nếu không thỏa mãn với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội thì khiếu nại lên cơ quan quản lý nhà nước cấp trên đó là Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội…
Bước 3: Nếu không thỏa mãn với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Lao động –thương binh và Xã hội Hà Nội thì lúc đó mới có quyền khởi kiện ra Tòa án Hành chính Hà Nội…
Tòa án Hành chính Hà Nội chỉ điều chỉnh được quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Hà Nội mà không điều chỉnh được quyết định của Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Hà Nội…
Vụ khởi kiện của tôi kèo dài gần 2 năm, Tòa án Hành Chính Hà Nội đã thụ lý đơn, đã nhận án phí do tôi nộp từ tháng 4/2016 nhưng cho đến nay vẫn chưa mở phiên tòa xét xử Đơn khởi kiện Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-xã hội Hà Nội của tôi..
Tôi đã gửi đơn thúc dục lần 1 và sắp tới sẽ gửi tiếp lần 2; Nếu không được xét xử theo luật định, tôi lại phải làm đơn khởi kiện Chánh án Tòa án Hành chính Hà Nội vì đã không xét xử đơn khởi kiện của công dân theo luật định mặc dù đã nhận đơn và đã yêu cầu tôi nộp án phí…

Qua vụ án của tôi để thấy rằng: Muốn xử lý hành chính một vụ việc gì đó thì giữa tổ chức, cơ quan ra quyết định xử lý với người chịu trách nhiệm chấp hành quyết định xử lý phải có quan hệ hành chính được pháp luật quy định thì mới được phép và có hiệu lực.

Do ông Vũ Huy Hoàng đã nghỉ hưu và không có bất kỳ quan hệ hành chính nào với cơ quan Quốc hội, Chính phủ  thì chỉ có thể xử lý theo trình tự thủ tục của một vụ án hình sự như tôi đã phân tích trong bài:

>

Không còn một “tấc đất” pháp lý nào dành cho việc xử lý hành chính đối với ông Vũ Huy Hoàng nếu muốn thực hiện nghiêm túc, đúng pháp luật nghị quyết của Quốc hội…

Bản thân cái nghị quyết của Quốc hội dành riêng cho ông Vũ Huy Hoàng: về phương diện và cơ sở pháp lý có sức mạnh hơn bất cứ một cáo trạng của bất cứ một cơ quan kiểm sát nào...


Đến mức đó rồi mà không khởi tố vụ án hình sự, lại tìm cách che đậy bằng hình thức hành chính khơi khơi thì khác chi cái trò mèo dấu cái gì đó không thơm tho ?!

Tóm lại, đề xuất của nhà báo Quốc Phong tước danh hiệu Bộ trưởng của ông Vũ Huy Hoàng cũng chỉ là sáng kiến viển vông của một nhà báo đã nghỉ hưu, xa lạ với đời sống pháp lý !


P.V.Đ

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

3 kỳ tài đất Việt từng khiến cả Trung Hoa chấn động, họ là ai? Một nguồn tin đang kiểm chứng: 1 hậu duệ của 1 trong 3 vị này là TBT Đảng CSTQ

Untitled-1-Recovered
Chủ blog đã nhận được 1 nguồn tin của một nhà báo ở Hải Phòng cho biết: Trong một lần nhà báo này tiếp xúc với quan chức tỉnh Quảng Ninh, vị này hé cho biết TBT Đảng CS Trung Quốc là Hồ Cẩm Đào từng 2 lần đến Đông Triều-Quảng Ninh để tìm mộ tổ ?
Lần thứ nhất khi ông Hồ Cẩm Đào đương là Bí thư Đoàn Thanh niên CS Trung Quốc và lần thứ 2 ông sang thăm Việt Nam với tư cách TBT Đảng CS Trung Quốc đã ghé xuống Đông Triều. 
Hiện có người còn lưu giữ được ảnh Hồ Cẩm Đào đi tìm mộ tổ ở Quảng Ninh...
Có giả thuyết cho rằng: Hồ Cẩm Đào là hậu duệ của Hồ Nguyên Trừng ?

Trung Hoa luôn nức danh với thế giới là mảnh đất của những kì tài trong tất cả mọi lĩnh vực. Nhưng ít ai biết rằng có ba người Việt Nam đã từng làm mảnh đất địa linh nhân kiệt ấy phải ngả mũ kính phục. 
Tại sao Tần Thủy Hoàng phải đúc tượng của Lý Ông Trọng?
Sau khi thống nhất đất Trung Hoa, uy danh lừng lẫy, Tần Thủy Hoàng vẫn phải canh cánh một mối nguy đến từ phương Bắc. Bất chấp sự kiên cố của Vạn Lý Trường Thành, quân Hung Nô vẫn hung hăng quấy nhiễu vùng biên giới. Thời bấy giờ, ở nước Tần, có một vị sứ giả có tướng mạo phi phàm, cao hơn hai thước (một “thước” theo hệ thống đo lường Trung Hoa tương ứng với 3,3m). Nhìn thấy tướng mạo khác thường cùng bản lĩnh của một tướng quân nơi vị sứ giả ấy, vua Tần đã ngỏ ý mời ông đi trừ giặc Hung Nô. Ông được phong làm Vạn Tín Hầu cử đến trấn ở vùng đất Lâm Thao (Tỉnh Cam Túc ngày nay). Giặc Hung Nô khi tới nơi tận mắt chứng kiến Uy danh của ông đã không đánh mà tan, nháo nhào bỏ chạy.

Pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng – Tranh vẽ của Bui Van Bao (Ảnh: hungsuviet.us)
Vị sứ giả bí ẩn ấy lại chính là một người dân Việt, ông tên thật là Lý Thân, thường gọi là Lý Ông Trọng, người làng Chèm (nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội). Theo truyền thuyết trong dân gian, ông vốn tính tình cương trực, lại có lòng thương dân, phò tá vua Hùng thứ 18 trấn áp biên thùy nên rất được trọng dụng dưới triều vua An Dương Vương và trở thành sứ giả nước Tần.
Sau một thời gian sống tại nước Tần, vinh hoa phú quý không làm nguôi nỗi nhớ quê nhà của người con Viêt chân chất ấy. Lý Ông Trọng xin được về thăm quê. Trong thời gian đó, giặc Hung Nô lại quay lại quấy phá phía Bắc, vua Tần cử người sang vời ông về lại vùng biên giới. Lý Ông Trọng không muốn một lần nữa phải rời bỏ quê hương, nên vua xứ Nam đã phải dối rằng ông đã qua đời. Không còn cách nào khác, vua Tần bèn cho đúc một bức tượng của Lý Ông Trọng, tương truyền, trong bụng của tượng có thể chứa đến hàng chục người.
ong1
Chân dung Lý Ông Trọng
Người ta còn làm các khớp tay, chân cho tượng nên bức tượng có thể di chuyển, cử động như người thật. Giặc Hung Nô trông thấy bức tượng từ xa, ngỡ tưởng Lý Ông Trọng quay trở lại nên sợ hãi tháo chạy về nước và không dám quay lại thêm lần nào nữa. Nhưng không chỉ có vua Tần Thủy Hoàng cho làm tượng của Lý Ông Trọng. Trong sử sách còn ghi lại hai vị tướng nhà Đường là Cao Biền và Triệu Xương vì cảm phục thanh danh của vị tướng cương trực người Việt ấy, đã cho làm tượng gỗ, sơn son thiếp vàng để thờ cúng.
Vị tướng đất Nam trở thành ông tổ súng thần công Trung Quốc
Súng thần cơ của Hồ Nguyên Trừng (Ảnh minh họa: Internet)
Trung Quốc vốn là quốc gia đầu tiên chế tạo thành công thuốc súng, đưa phát minh này ứng dụng vào quân sự nhằm nâng cao sức tân cống của các loại vũ khí chiến đấu. Nhưng đến thời kì nhà Minh, Trung Hoa cũng như các nước phương Tây vẫn đang loay hoay với các thiết kế về súng đạn. Trong khi đó, ở Việt Nam, một kĩ sư quân sự dưới thời nhà Hồ đã chế tạo thành công một loại súng, sau đó sẽ trở thành điều bất ngờ vô cùng lớn với quân đội nhà Minh: “Thần cơ sang pháo”.
Sách sử của nhà Minh có ghi chép lại sự bất ngờ đến khâm phục của quân đội nhà Minh khi vấp phải sức công phá của loại vũ khí này:  rong cuộc bình Giao Chỉ, nhà Minh đã bắt được súng thần, pháo thần của Giao Chỉ được coi là vũ khí nhất thiên hạ… Súng “thần công” có được gần đây dùng sắt làm tên, bắn đi bằng lửa, đi xa ngoài 100 bước, nhanh chóng kỳ diệu như thần, nghe thấy tiếng là lửa đã đến. Không chỉ có vậy nhà Minh đã không ngần ngại vận chuyển súng Thần cơ này về nước họ.



Súng thần cơ được trưng bày tại Viện Bảo tàng Lịch sử Quân đội, Hà Nội (Ảnh đăng lại từ Cục văn thư và lưu trữ nhà nước -archives.gov.vn)
Vậy vị tướng ấy là ai? Và loại vũ khí mà ông tạo tại sao lại có uy lực đến như vậy? Vị tướng tài giỏi được lịch sử nhà Minh ghi nhận phát minh ấy chính là Hồ Nguyên Trừng, con trai cả của vua Hồ Quý Ly. Không màng ngôi báu, ông chỉ nguyện được cống hiến cho quốc gia và trở thành một vị tướng trọng yếu của triều đình. Năm 1407, nước Đại Ngu mới hình thành đã đứng trước nguy cơ xâm lược rõ ràng của nhà Minh, Hồ Nguyên Trừng đã gấp rút cho thành lập các tổ đúc súng đạn, chế ra các loại súng trang bị cho quân đội, trong trường hợp cần ngênh chiến với quân Minh.
Dựa trên những hiểu biết về thuốc súng và các phương pháp đúc súng cổ truyền, Hồ Nguyên Trừng đã phát huy trí sáng tạo của một kĩ sư quân sự để tạo ra một loại vũ khí mới có sức công phá cao chưa từng thấy thời bấy giờ, lấy tên là súng Thần cơ sang pháo. Về kết cấu, loại vũ khí này được cho là tiền thân của các loại súng thần công hiện nay, hay cũng chính là khẩu đại bác đầu tiên được chế tạo.


Ho-Nguyen-Trung-quan-Minh-te-sung-phai-te-Trung-Chinese-2
Ảnh trái: Ngự Lâm Quân của nhà Minh với những khẩu súng hỏa mai từ khoảng thế kỷ 14; Ảnh phải: Một loại súng của nhà Minh vào thế kỷ 14, trước thời Hồ Nguyên Trừng. Khi đó, súng bắn là hỗn hợp lửa và than củi cháy dở (Ảnh: Wikipedia)
Tài năng của Hồ Nguyên Trừng đã phát huy ngay từ khi ông là tướng trong triều của vua Hồ Quý Ly. Không chỉ đúc súng, ông còn là tác giả của chiến thuyền cổ lâu, của thế trận độc đáo chống giặc Minh và của nhiều các công trình trị thủy khác. Tài năng của ông lại một lần nữa được khẳng định khi nó đã cứu ông thoát khỏi cái chết. Nhà Minh sau khi đưa ba cha con Hồ Quý Ly về nước, đã tha tội cho Hồ Nguyên Trừng và giao cho ông một chức quan trong triều đình. Điều mà nhà Minh mong muốn chính là dùng tính mạng của cha và em trai ông để có được tài nghệ đúc súng thần cơ của ông. Khi ấy, để làm trọn đạo nghĩa với cha và em trai, Hồ Nguyên Trừng đã chấp nhận làm quan dưới Triều Minh và ông được sử sách nhà Minh lưu lại dưới cái tên Lê Trừng.
Người Việt làm khiến cả thế giới thán phục khi xây dựng Tử Cấm Thành
Khi nhắc đến Kiến trúc cổ Trung Hoa, Tử Cấm Thành có lẽ là một trong những công trình sẽ được nhắc đến đầu tiên và nhiều nhất. Cung điện được cho xây dựng bởi vua Minh Thành Tổ – Hoàng đế thứ ba của Triều Minh. Tử Cấm Thành luôn khiến người ta phải choáng ngợp trước sự đồ sộ, nguy nga, tráng lệ của hệ thống 800 các công trình bao gồm cung điện, lầu thành, ngự hoa viên… trải rộng trên một diện tích lên  đến 720.000m2.
Kiến trúc đặc trưng của Cung điên cổ này là sự bố trí, sắp xếp, trang trí các công trình dựa trên những nguyên lý rất đặc trưng của minh triết phương Đông: Kính Trời, trọng Đạo, Thiên Nhân hợp nhất, Âm dương hòa hợp. Tử Cấm Thành đối với thế giới giống như một bảo tàng lịch sử – văn hóa-nghệ thuật có giá trị nghiên cứu vô cùng lớn. Không ai có thể tưởng tượng rằng vị kiến trúc sư tài năng kiệt xuất đã thiết kế nên Cố Cung – Tử Cấm Thành lại không phải là người Trung Hoa mà lại là một người Việt Nam khiêm nhường, luôn tận tâm, tận sức vì công việc.
untitled-1-45
Tử Cấm Thành là công trình được Nguyễn An thiết kế và chỉ đạo thi công. 
Người Việt ấy là Nguyễn An (1381-1453), sinh ra ở Hà Đông, nay thuộc ngoại thành Hà Nội. Tài năng của Nguyễn An đã phát tiết khi ông còn rất trẻ. Năm 16 tuổi, Nguyễn An bắt đầu tham gia vào hiệp thợ xây dựng cung điện nhà Trần để phát huy tài năng tính toán và biệt tài kiến trúc hiếm có của mình. Nguyễn An đã bị nhà Minh bắt làm tù binh cùng với rất nhiều những nhân tài khác của nước Việt. Trớ trêu hơn nữa, ông bị hoạn và trở thành thái giám phục vụ trong Cung. Vua Minh lúc bấy giờ đang ấp ủ kế hoạch xây dựng lại cung điện của triều đình tại kinh đô mới ở Bắc Bình (nay là Bắc Kinh). Minh Thành Tổ đã nhìn thấy tài năng kiến trúc của Nguyễn An, lại thêm phần mến phục đức độ liêm khiết, chính trực của ông, đã trao cho ông trọng trách làm “Tổng đốc công” chỉ huy công trường xây dựng Tử Cấm Thành.
tct1Tử Cấm Thành – Cung điện đồ sộ nhất dưới thời các triều đại phong kiến Trung Hoa. Ảnh dẫn qua: tourbkk.com
Ở cương vị ấy Nguyễn An đã phát huy hết được những sở trường của ông, trong cả lĩnh vực thiết kế và lĩnh vực quản lý, quy hoạch. Ông tham gia  tính toán, sắp đặt trong tất cả các khâu  từ tuyển chọn, chuẩn bị vật liệu cho tới đào tạo thợ, thiết kế, chỉ huy công trình xây dựng. Hãy cùng đọc một nhận xét của Dương Sĩ Kì trong  “Kinh Thành Ký Thắng” về của Nguyễn An: “Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng”. Trong rất nhiều các sách sử khác của Trung Hoa, nhất là của Triều Minh, Nguyễn An vẫn được nhắc đến như một bậc kì nhân.
Tiếng thơm lưu muôn thuở
Không ai có thể phủ nhận rằng chính những tài năng thiên bẩm của ba nhân vật ấy đã giúp tên tuổi của họ được lưu truyền đến ngày hôm nay. Nhưng nếu nhìn nhận một cách toàn diện hơn, nhân cách của ba người con đất Việt ấy cũng chính là điều khiến người đời sau cảm phục.
Lý Ông Trọng cùng Hồ Nguyên Trừng đều làm quan cho Triều Minh, hưởng bổng lộc, sống trong giàu sang nhung lụa nơi đất khách nhưng tấm lòng của hai ông không bao giờ rời khỏi mảnh đất Việt thân thương, dù chỉ có một người có thể trở về. Người còn lại chỉ có thể mượn bút để viết nên nỗi lòng của mình với quê cha đất tổ. Về cuối đời, Hồ Nguyên Trừng đã lấy bút danh “Nam Ông” (Ông già đất Việt) để viết nên hồi ký “Nam Ông mộng lục”. Rất nhiều người đã tin tưởng vào tấm lòng với đất nước của ông sau khi đọc cuốn hồi kí ấy.
Không chỉ có vậy, họ đều hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ của mình nơi xứ người, không để những tủi nhục của hoàn cảnh nhấn chìm ý chí vươn lên. Nguyễn An, người đã vượt qua nỗi nhục của thân phận hoạn quan, Hồ Nguyên Trừng không để nỗi đau mất nước hủy hoại, họ vẫn cố gắng sống, giữ trọn đức độ và tài năng của mình. Họ chọn cống hiến để để lại những di sản mà ngày nay đã trở thành niềm tự hào của người dân đất Việt. Mặc dù sử sách Việt thời bấy giờ không ghi nhận công trạng của họ, có thể còn có những nhận xét trái chiều về lựa chọn của họ, nhưng chắc hẳn những người Việt của hiện tại sẽ đánh giá công tâm những gì mà những “vị quan Trung Hoa bất đắc dĩ” ấy đã tận tâm kiến tạo.
Hoa Quỳnh
http://www.daikynguyenvn.com/van-hoa/van-hoa-truyen-thong/3-ky-tai-dat-viet-tung-khien-ca-trung-hoa-chan-dong-ho-la-ai.html
Xem thêm:

Bí thư Hoàng Trung Hải: Hà Nội có 33 nhóm tội phạm có tổ chức


Bí thư Hoàng Trung Hải: Hà Nội có 33 nhóm tội phạm có tổ chức

TPO - “Cả Hà Nội có 33 nhóm tội phạm có tổ chức. Nếu chúng ta không lên hồ sơ, không có giải pháp giải quyết từng tổ chức tội phạm này, nó sẽ trở thành vấn đề đe dọa an ninh trật tự, an toàn của cả thành phố chúng ta”, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nói.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải
Chiều 29/11, phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc cử tri huyện Ứng Hòa, trước ý kiến cử tri nêu có hiện tượng đầu gấu, cướp giật tại địa phương, ông Hoàng Trung Hải yêu cầu lãnh đạo huyện tiếp thu nghiêm túc, giao công an huyện, đề nghị lãnh đạo UBND thành phố giao công an thành phố phối hợp xử lý.
“Tất cả trường hợp tội phạm, cướp giật, đầu gấu phải tập trung giải quyết càng sớm càng tốt. Nếu cứ để thì sẽ nảy sinh thành vấn đề lớn. Cả Hà Nội có 33 nhóm tội phạm có tổ chức. Chúng ta không lên hồ sơ, không có giải pháp giải quyết từng tổ chức tội phạm này nó sẽ trở thành vấn đề đe dọa an ninh trật tự, an toàn của cả thành phố chúng ta”, ông Hải nói.
Theo ông Hải, giải quyết tội phạm, mang lại cuộc sống yên bình cho người dân là mục tiêu phải đạt được. “Sống ở một thành phố kể cả nghèo đi nữa nhưng an toàn, an ninh phải đảm bảo, môi trường phải đảm bảo trong sạch. Đó là cái chúng ta đấu tranh, phải đạt kết quả”, ông Hải nói.
Chia sẻ thêm, ông Hải cho biết, dù có ý kiến cho rằng, tội phạm từ nội thành dạt về các vùng quê, nhưng dù đối tượng nào dạt về cũng phải xử lý.
“Tôi về Hà Nội lo nhất chính là an ninh nông thôn. Lực lượng 141 của chúng ta ở nông thôn phải thường xuyên quan tâm. Nhưng không ai bảo vệ an ninh bằng chính người dân của chúng ta, nếu chúng ta không xây dựng, duy trì nếp văn hóa là đoàn kết, bảo vệ lẫn nhau. Càng phát triển thì tệ nạn xã hội càng nảy sinh, tội phạm cũng nảy sinh. Nhưng những cộng đồng dân cư mà có nếp văn hóa tốt, bền vững là bảo vệ được an ninh của mình. Tệ nạn không thể nảy sinh được”, ông Hải nói.
Theo ông Hải, rất nhiều nơi văn hóa tốt đã duy trì được truyền thống, tệ nạn không thể nảy sinh, đầu gấu không thể sống được. “Đó là điểm quan trọng nhất. Trong quá trình phát triển nếu để mất các giá trị đạo đức, các giá trị văn hóa đi là chúng ta mất tất cả. Rất nhiều xã của chúng ta nghiện ngập đầy ra, không ai nói được ai hết. Người già ra đường sợ trẻ con, không ai dám làm gì. Thế là hỏng. Tôi rất mong các xã của chúng ta quan tâm cùng đóng góp với các cấp ủy đảng và tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể để duy trì nếp văn hóa, xây dựng hệ thống an ninh trật tự an toàn xã hội của mình”, ông Hải nói.

Trường Phong

Hoang lạnh nhà máy 2.000 tỷ, 1 năm lỗ 200 tỷ

29/11/2016  15:00 GMT+7

 - Tổng số tiền đổ vào Nhà máy nhiên liệu sinh học ethanol lớn nhất Đông Nam Á ở Dung Quất (Quảng Ngãi) lên tới gần 2.000 tỷ đồng, chưa kể 1.000 tỷ vay ngân hàng có nguy cơ thành nợ khó đòi. Thế nhưng, nhà máy đã đóng cửa từ 18 tháng nay, hàng năm tốn thêm khoản tiền tỷ để bảo dưỡng. 
Hoang lạnh nhà máy 2.000 tỷ, 1 năm lỗ 200 tỷ
Từ tháng 5/2015, nhà máy nhiên liệu sinh học ở Dung Quất do Cty CP NLSH Dầu khí miền Trung làm chủ đầu tư đã ngừng hoạt động. Hàng chục kỹ sư, công nhân lũ lượt bỏ đi. Các nhà xưởng, máy móc khuất dần sau cây cỏ.
Hoang lạnh nhà máy 2.000 tỷ, 1 năm lỗ 200 tỷ
Nhà máy này là một trong 3 dự án nhiên liệu sinh học tiêu tốn hàng ngàn tỷ nhưng không phát huy hiệu quả. Theo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ mới đây, số tiền bỏ ra cho dự án ở Dung Quất hơn 2.100 tỷ đồng, vượt tổng mức đầu tư được duyệt hàng trăm tỷ.
Hoang lạnh nhà máy 2.000 tỷ, 1 năm lỗ 200 tỷ
Khởi động từ năm 2009, đến năm 2014, nhà máy hoàn thành và đi vào hoạt động, với kỳ vọng tạo ra nguồn nhiên liệu (xăng E5) giá rẻ, thân thiện môi trường và động lực phát triển các vùng nguyên liệu. 
Hoang lạnh nhà máy 2.000 tỷ, 1 năm lỗ 200 tỷ
Nhà máy do 3 đơn vị thành viên sáng lập là Tổng công ty Dịch vụ tổng hợp dầu khí (Petrosetco) góp 30%, Công ty TNHH Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) 60% và Tổng công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC) 10%. Tuy nhiên, đến nay, các đơn vị đều lần lượt thoái vốn nên Lọc hóa dầu Bình Sơn đã nắm gần 100% vốn điều lệ.
Hoang lạnh nhà máy 2.000 tỷ, 1 năm lỗ 200 tỷ
Tuy nhiên ngay từ đầu, nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng, không vận hành thương mại nhưng vẫn phát sinh các khoản phí tối thiểu như điện, nước, bảo dưỡng, khấu hao tài sản cố định, lãi vốn vay… Sản phẩm làm ra không có sức cạnh tranh. Năm 2014, nhà máy này đã lỗ đến 164 tỷ đồng. 
Hoang lạnh nhà máy 2.000 tỷ, 1 năm lỗ 200 tỷ
Thiết bị trong nhà máy đã hoen gỉ
Hoang lạnh nhà máy 2.000 tỷ, 1 năm lỗ 200 tỷ
Hoang lạnh nhà máy 2.000 tỷ, 1 năm lỗ 200 tỷ
Hoang lạnh nhà máy 2.000 tỷ, 1 năm lỗ 200 tỷ
Suốt 18 tháng qua, các xưởng máy chỉ vận hành để bảo dưỡng. Nhiều không gian trong khuôn viên nhà máy cỏ dại mọc um tùm.
Hoang lạnh nhà máy 2.000 tỷ, 1 năm lỗ 200 tỷ
Nguyên nhân thua lỗ là sản phẩm giá thành cao hơn thế giới lại đúng thời điểm giá xăng dầu thế giới giảm mạnh, giá xăng E5 không thể cạnh tranh với các loại xăng khác khiến đầu ra bế tắc, buộc nhà máy phải ngừng hoạt động.
Hoang lạnh nhà máy 2.000 tỷ, 1 năm lỗ 200 tỷ
Hoang lạnh nhà máy 2.000 tỷ, 1 năm lỗ 200 tỷ
Hiện lối vào nhà máy nghìn tỷ đóng im ỉm
Hoang lạnh nhà máy 2.000 tỷ, 1 năm lỗ 200 tỷ
Vì đóng cửa đã lâu nên trước cổng, bà con nông dân tận dụng phơi thóc
Hoang lạnh nhà máy 2.000 tỷ, 1 năm lỗ 200 tỷ
Theo kết luận thanh tra của TTCP, quá trình triển khai dự án này đã xảy ra hàng loạt sai phạm, từ việc khảo sát chọn địa điểm, đến chỉ định nhà thầu, chọn nhà thầu thiếu kinh nghiệm,… gây lãng phí hàng trăm tỷ.
Hoang lạnh nhà máy 2.000 tỷ, 1 năm lỗ 200 tỷ
Những hạng mục tiêu tốn nhiều tiền của để đầu tư xây dựng nhưng không mang lại hiệu quả
Hoang lạnh nhà máy 2.000 tỷ, 1 năm lỗ 200 tỷ
Hiện kết luận thanh tra Chính phủ đã được chuyển sang Bộ Công an để điều tra, xử lý.
Cao Thái

Góc nhìn của tôi qua vụ bê bối Vũ Huy Hoàng

Ông Vũ Huy Hoàng. Ảnh VietTimes
Ông Vũ Huy Hoàng. Ảnh VietTimes

Nhân đọc 2 bài viết của GS Trần Đình Sử và của blogger Lê Anh Hùng

1/ Việc liên đới trách nhiệm bảo kê, đề bạt “đúng quy trình đểu” đối với Trịnh Xuân Thanh, Vũ Quang Hải … đang được làm rùm beng – chỉ là chuyện vặt, “nhỏ như con thỏ”. Bộ ngành, địa phương nào cũng đầy rẫy những vụ việc tiêu cực như vậy, sờ vào đâu là thấy bê bối ở đấy. Đó là sản phẩm của cơ chế hiện hành: cơ chế xin-cho, mua-bán chức danh, quyền lực (bất thành văn). Thực trạng nói trên còn phổ biến khi cơ chế ấy (và nguồn gốc sản sinh ra nó) còn tồn tại. Và khi đó, việc “tìm người tài ở bìa rừng góc núi” như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói cũng chỉ là câu chuyện chém gió cho vui mà thôi!

2/ Tội tầy trời của Vũ Huy Hoàng được nêu trong bài viết của blogger Lê Anh Hùng trong bài tham khảo số 2 đính kèm theo đây. Tội đó gắn liền mật thiết với trách nhiệm của Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tiền nhiệm, Ban Cán sự Đảng Chính phủ tiền nhiệm, Bộ Chính trị và BCH Trung ương Đảng khóa 10 và11, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đó mới là điều đáng nói, đáng báo động đỏ (SOS!), và cần bạch hóa cho mọi người đều biết.

Các số liệu và tình hình nêu trong bài viết của blogger Lê Anh Hùng đều có đầy đủ trong hồ sơ của Bộ Công an và các Bộ ngành có liên quan. Hãy khui nó ra, phân tích, mổ xẻ, rút kinh nghiệm sâu sắc trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, phân tích đúng sự thật và nói rõ sự thật.

3/ Bộ Chính trị (rồi Ban Chấp hành Trung ương) cần họp lại, kiểm điểm sâu sắc, rốt ráo (trên cơ sở có sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các Bô, Ban ngành liên quan).

Hãy bình tĩnh, thật bình tĩnh (tôi nhắc lại: “thật bình tĩnh!”) phân tích mọi vấn đề, sự việc có liên quan, có lý có tình, quy trách nhiệm cụ thể từng cá nhân, tập thể, đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra biện pháp khắc phục căn cơ.

4/ Việc làm đó không phải để kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính hay khởi tố, truy tố vị này vị kia là chính, mà để rút kinh nghiệm sâu sắc, đề ra phương hướng nhiệm vụ khả thi thực hiện thành công chương trình tái cơ cấu nền công thương nghiệp nước nhà giai đoạn 2016 – 2025. Trong đó làm rõ trách nhiệm từ Tổng Bí thư, Thủ tướng trở xuống, không thể đổ hết tội lỗi lên đầu nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng. Đương nhiên Vũ Huy Hoàng phải nhận trách nhiệm chính, nhưng như GS Trần Đình Sử nói: “nếu chỉ một mình Vũ Huy Hoàng, y không thể làm được, ắt phải có cả một hệ thống…”. Một mình Vũ Huy Hoàng làm sao có thể cho “con voi chui lọt qua được lỗ kim”? Vì vậy không thể chỉ nhăm nhăm bắt Vũ Huy Hoàng làm con dê tế thần để chạy tội cho các vị Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng và nhiều cá nhân, tổ chức có liên quan khác!

Bài tham khảo 1 của GS Trần Đình Sử:

ĐÁNH GIÁ VŨ HUY HOÀNG THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

Vừa qua Quốc Hội đã thảo luận trường hợp Vũ Huy Hoàng và đưa ra phán quyết: Vũ đã “gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, Bộ Công Thương, gây bức xúc trong xã hội”. Phán quyết này được dư luận coi là rất nghiêm khắc, đúng với tội danh của y. Theo tôi hiểu trong nội dung câu văn của phán quyết chỉ có ý nghĩa là cái hậu quả nghiêm trọng mà Vũ đã gây ra là làm ảnh hưởng xấu đến uy tìn của Đảng, Nhà nước, Bộ Công thương, gây bức xúc trong xã hội. Nói cho đúng, nhân dân không mấy ai quan tâm đến uy tín của các cơ quan đoàn thể. Nhân dân chỉ quan tâm lợi ích của Dất nước mà thôi. Vì thế, tôi cho rằng tội của Vũ không phải là làm hại uy tín của các cơ quan được nêu, bởi vì uy tín của các cơ quan ấy là vấn đề riêng của họ, xã hội đã biết và không mấy bức xúc.              

Vấn đề là Vũ Huy Hoàng đã mưu lợi riêng, gây dựng lợi ích nhóm, làm hại lợi ích đất nước, giúp kẻ thù làm suy yếu nền kinh tế của ta. Tội cuả hắn là tôi phản bội nhân dân, đòng loã với kẻ ngày đêm chực làm suy yếu đất nước ta. Và tội đó nếu chỉ một mình y thì y không thể làm được, ắt phải có cả một hệ thống mà y sử dụng. Còn việc gây hại uy tín của ai đó chẳng quan trọng gì đối với nhân dân. Tôi trân trọng đề nghị Quốc Hội khi đánh giá tội lỗi của quan chức cần phải đánh giá theo lợi ích của dân tộc, của nhân dân, chứ không phải theo lợi ích nhóm, dù cho nhóm đó mang tên gì. Theo tôi tội lỗi của Vũ đã được xét trên một cơ sở không đúng đắn. Quốc Hội là cơ quan của nhan dân, do dân bầu mà không đánh giá cán bộ theo lợi ích của nhân dân mà theo uy tín của cơ quan thì là một việc làm không đúng.

Bài tham khảo 2 của blogger Lê Anh Hùng

Trần Nhơn 

(Đàn Chim Việt)