Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

Nguyên Cục trưởng An toàn Thực phẩm chê cà phê nguyên chất chua, không uống được

Cà phê lâu nay mà người ta nói rằng trộn thêm bột đậu nành hay bột bắp thì tôi cho rằng không phải là café bẩn mà là café pha chế. Giống như làm bánh, bạn có thể cho thêm loại bột khác vào và đó là thị hiếu người Việt Nam nhưng vấn đề là đảm bảo chất lượng ra sao.
Đó là chia sẻ của ông Trần Quang Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thực phẩm, Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế tại Diễn đàn kết nối doanh nghiệp – người tiêu dùng: Thực phẩm sạch dành cho ai?. Sự kiện diễn ra tại TP HCM ngày 28/12.
ong tran quang trung
ong tran quang trung
Ông Trần Quang Trung (phải) tại sự kiện do Soha.vn tổ chức ngày 28/12.
Tại phiên thảo luận bàn tròn, người điều phối chương trình, nhà báo Bùi Ngọc Hải, phó tổng biên tập Trí thức trẻ nêu vấn đề rằng: Đã có nhiều người uống café 8 nghìn ở Sài Gòn, café 8 nghìn thì có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không?
“Trước hết, tôi phải nói rằng, tôi là dân nghiện café, 40 năm uống café. Một ngày tôi không uống café là thiếu một lượng cafein. Tôi nói đến cá nhân tôi là người tiêu dùng café. Cơ thể tôi thiếu café và tôi phải đi tìm đến café nhưng là café thật. Khi tôi nghiện rồi, tôi uống và biết đâu là café thật”, ông Trung nói.
Ông Trung nói tiếp: “Quay lại câu hỏi của anh, tôi nghĩ rằng không phải pha nguyên chất cả hạt café thì là café sạch. Tôi không đi nhiều quốc gia nhưng tôi nghĩ phin café chỉ có mỗi ở Việt Nam. Hiện nay, người ta thường pha bằng công nghiệp. Họ cho nguyên hạt tự xay và chế biến trong khách sạn. Đó là loại café chua. Nhiều người Việt Nam nghiện café thì không dùng loại này”.
Lãnh đạo Hiệp hội An toàn thực phẩm dẫn giải: Tại Thụy Sĩ, Nhật Bản hay Việt Nam, người ta trộn café với hạt đậu nành. Hạt đầu nành có một số chất dinh dưỡng nhưng quan trọng là đậu nành khử được cái chua của hạt café nguyên chất.
Ông Trung cho rằng dân nghiện café như ông uống café nguyên chất thì thấy chua và không hợp. “Đi nước ngoài đến khách sạn 5 sao, tôi không uống được loại đó và phải ra quán uống café trộn. Quốc tế cho phép, luật pháp cho phép trộn café. Vấn đề là anh pha trộn để đảm bảo chất lượng như thế nào. Luật quốc tế quy định cafein là bao nhiêu vì ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Có loại café cao quá thì phải giảm bớt đi. Như tôi, vài năm nữa có thể do sức khỏe, tôi phải uống café nhưng không có cafein”, ông Trung giải thích thêm.
Người đàn ông lục tuần đề cập đến chuyện thị trường ở ngoài quán cóc quá nhiều, không kiểm soát được chất lượng, họ có thể mua hóa chất, hương liệu và chỉ cho rất ít café thì giá thành giảm.
Ông kể thêm về thói quen uống café của bản thân: Café trong khách sạn tôi không uống được và lương tôi cũng không đủ để uống. Tôi vẫn uống ở quán nhỏ nhỏ ở ngoài và ở Hà Nội, tôi thấy 8-10 ngàn vẫn đảm bảo. Một số quán café moca ở Hà Nội, tôi vẫn uống thường xuyên. 60 tuổi vẫn chưa thấy ung thư.
Lãnh đạo Hiệp hội khẳng định café lâu nay mà người ta nói rằng trộn thêm bột đậu nành hay bột bắp thì tôi cho rằng không phải là café bẩn mà là café pha chế. Giống như làm bánh, bạn có thể cho thêm loại bột khác vào và đó là thị hiếu người Việt Nam.
Phần cuối câu trả lời, ông Trung ví von: Tôi cho rằng nếu không có trộn café thì không còn ly café tanh tách bên cửa sổ trời mưa lay bay, các nhạc sĩ không thể sáng tác được bài thơ hay bài hát lãng mạn được. Do đó, Việt Nam vẫn phải dùng café trộn đó.
[QC] Bán máy đo độ ẩm kett 2 (PM 300) - còn 85%. Gọi 0945 745 536

KỲ QUÁI: SỞ GIÁO DỤC HÀ NỘI DÂNG HƯƠNG CHO HỌC SINH ( CHƯA CHẾT) THAM DỰ KỲ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA 2016-2017

HỎI GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC HÀ NỘI
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Độ
Giám đốc Sở dục ơi
Học sinh không bị chết

Sao dâng hương thế trời ?

Ông là sếp to nhất
Hãy trả lời cho dân 
Dâng hương cho người sống
Có bị điên, tâm thần ?

Và mong ông thông cảm
Chúng tôi biết hỏi ai
Nhờ gúc gồ nó mách
Giám đốc chính là ngài !

Thì thành tựu giáo dục
Hà Nội là của ông
Và ngu dốt sai suất
Giám đốc được ghi công !!!
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận

Năng suất Việt Nam thấp còn do nguyên nhân thể chế

Công nhân tại một xưởng may mặc Singapore Singlun Star tại ngoại ô Hà Nội, ngày 19/08/2014.
Công nhân tại một xưởng may mặc Singapore Singlun Star tại ngoại ô Hà Nội, ngày 19/08/2014.
Tổng cục Thống kê Việt Nam vừa ra báo cáo nói năng suất của đất nước đã tăng nhẹ sau hơn một năm.
Theo báo cáo, năng suất lao động toàn nền kinh tế Việt Nam trong năm 2016 ước tính tăng 5,31% so với năm 2015.
Số liệu của tổng cục cho thấy trong năm 2016 năng suất lao động xã hội của Việt Nam ước tính đạt 84,5 triệu đồng mỗi người, tương đương khoảng 3.853 đôla Mỹ. Tổng cục cũng cho biết năng suất lao động đã tăng đáng kể sau 5 năm, từ mức 55,2 triệu đồng vào năm 2011.
Thuật ngữ năng suất lao động xã hội được dùng để chỉ mức tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân của một lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc.
Một năm trước, năng suất lao động của Việt Nam đạt 3.660 đôla, bằng 4,4% của Singapore. Các báo Việt Nam nói những con số này đồng nghĩa là mỗi người Singapore có năng suất bằng 23 người Việt cộng lại.
Tuy nhiên, sau khi sự so sánh này được nêu ra, một số chuyên gia viết trên mạng xã hội việc lấy GDP chia ra đầu người để kết luận rằng người Việt thua về năng suất so với người Singapore là phiến diện, dễ gây hiểu nhầm.
Họ cho rằng trong cùng điều kiện làm việc, người Việt không kém về năng suất và hiệu quả qua nhiều so với người trong khu vực nói chung hay Singapore riêng.
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển, nói với VOA rằng ngoài yếu tố con người, cần lưu ý đến các nguyên nhân về công nghệ, pháp luật, thể chế:
“Thứ nhất là công nghệ đã đành. Nhưng mà cái thứ hai nữa đó là vấn đề thể chế, vấn đề môi trường làm việc để người lao động có thể phát huy tối đa sáng kiến cũng như năng lực, sự khéo tay của mình. Máy móc thiết bị thì có thể mua sắm được. Nhưng vấn đề thể chế họ khó mà trong 1, 2 ngày mà mua sắm được, mà tạo dựng được. Rõ ràng là ở Việt Nam hiện nay, môi trường làm việc đối với người lao động Việt Nam là rất khó khăn về mặt thể chế, không tạo nên động cơ làm việc, từ câu chuyện tiền lương, đến động cơ thăng tiến của người lao động. Rõ ràng là không có những thể chế để kích thích khả năng lao động của người Việt, cũng như khả năng sáng tạo của người Việt”.
Tiến sĩ Giao cũng chỉ ra rằng môi trường làm việc của người lao động lại gắn với môi trường pháp lý cho doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, theo ông, nói một cách khái quát, các doanh nghiệp được chia ra gồm doanh nghiệp nhà nước được coi là “công dân hạng 1”, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được coi là “công dân hạng 2” và các doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân được coi là “công dân hạng 3”. Giữa các doanh nghiệp này có sự bất bình đẳng về tiếp cận vốn, đất đai, tài nguyên và các điều kiện kinh doanh, và điều này đã được báo chí phản ánh lâu nay.
Ông Giao nói thực trạng đó gây ảnh hưởng đến môi trường làm việc của các lao động trong các doanh nghiệp:
“Cái môi trường pháp lý làm sao bình đẳng, lành mạnh cho các doanh nghiệp, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thì ở Việt Nam thiếu cái đó. Mọi đề án, mọi hợp đồng gọi là đấu thầu nhưng mà chắc gì đã là đấu thầu. Nếu không có thể chế pháp lý, một môi trường pháp lý lành mạnh, minh bạch, công bằng cho các doanh nghiệp, thì khó có cơ hội để người công nhân Việt Nam phát huy được hết năng lực, sáng kiến và có động cơ để mà tăng năng suất lao động, để hiệu quả lao động tốt hơn. Nếu như ở Việt Nam mà thể chế thay đổi, môi trường làm việc tốt hơn và công nghệ cũng được đưa vào tốt hơn thì tôi tin chắc là người Việt cũng không thua kém gì người Singapore”.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, 15 người Việt Nam có năng suất lao động bằng một người Singapore vào năm 2013. Đến năm 2014, gần 16 người lao động Việt mới có năng suất bằng một người Singapore.
Điều này cho thấy khoảng cách về năng suất lao động của Việt Nam với Singapore và một số nước láng giềng đang ngày càng dãn rộng. Nếu không có cải cách đột phá nào, Việt Nam sẽ phải mất hơn 60 năm nữa mới đuổi kịp được Singapore.
Tổng cục Thống kê Việt Nam vừa ra báo cáo nói năng suất của đất nước đã tăng nhẹ sau hơn một năm.
Theo báo cáo, năng suất lao động toàn nền kinh tế Việt Nam trong năm 2016 ước tính tăng 5,31% so với năm 2015.
Số liệu của tổng cục cho thấy trong năm 2016 năng suất lao động xã hội của Việt Nam ước tính đạt 84,5 triệu đồng mỗi người, tương đương khoảng 3.853 đôla Mỹ. Tổng cục cũng cho biết năng suất lao động đã tăng đáng kể sau 5 năm, từ mức 55,2 triệu đồng vào năm 2011.
Thuật ngữ năng suất lao động xã hội được dùng để chỉ mức tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân của một lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc.
Một năm trước, năng suất lao động của Việt Nam đạt 3.660 đôla, bằng 4,4% của Singapore. Các báo Việt Nam nói những con số này đồng nghĩa là mỗi người Singapore có năng suất bằng 23 người Việt cộng lại.
Tuy nhiên, sau khi sự so sánh này được nêu ra, một số chuyên gia viết trên mạng xã hội việc lấy GDP chia ra đầu người để kết luận rằng người Việt thua về năng suất so với người Singapore là phiến diện, dễ gây hiểu nhầm.
Họ cho rằng trong cùng điều kiện làm việc, người Việt không kém về năng suất và hiệu quả qua nhiều so với người trong khu vực nói chung hay Singapore riêng.
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển, nói với VOA rằng ngoài yếu tố con người, cần lưu ý đến các nguyên nhân về công nghệ, pháp luật, thể chế:
“Thứ nhất là công nghệ đã đành. Nhưng mà cái thứ hai nữa đó là vấn đề thể chế, vấn đề môi trường làm việc để người lao động có thể phát huy tối đa sáng kiến cũng như năng lực, sự khéo tay của mình. Máy móc thiết bị thì có thể mua sắm được. Nhưng vấn đề thể chế họ khó mà trong 1, 2 ngày mà mua sắm được, mà tạo dựng được. Rõ ràng là ở Việt Nam hiện nay, môi trường làm việc đối với người lao động Việt Nam là rất khó khăn về mặt thể chế, không tạo nên động cơ làm việc, từ câu chuyện tiền lương, đến động cơ thăng tiến của người lao động. Rõ ràng là không có những thể chế để kích thích khả năng lao động của người Việt, cũng như khả năng sáng tạo của người Việt”.
Tiến sĩ Giao cũng chỉ ra rằng môi trường làm việc của người lao động lại gắn với môi trường pháp lý cho doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, theo ông, nói một cách khái quát, các doanh nghiệp được chia ra gồm doanh nghiệp nhà nước được coi là “công dân hạng 1”, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được coi là “công dân hạng 2” và các doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân được coi là “công dân hạng 3”. Giữa các doanh nghiệp này có sự bất bình đẳng về tiếp cận vốn, đất đai, tài nguyên và các điều kiện kinh doanh, và điều này đã được báo chí phản ánh lâu nay.
Ông Giao nói thực trạng đó gây ảnh hưởng đến môi trường làm việc của các lao động trong các doanh nghiệp:
“Cái môi trường pháp lý làm sao bình đẳng, lành mạnh cho các doanh nghiệp, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thì ở Việt Nam thiếu cái đó. Mọi đề án, mọi hợp đồng gọi là đấu thầu nhưng mà chắc gì đã là đấu thầu. Nếu không có thể chế pháp lý, một môi trường pháp lý lành mạnh, minh bạch, công bằng cho các doanh nghiệp, thì khó có cơ hội để người công nhân Việt Nam phát huy được hết năng lực, sáng kiến và có động cơ để mà tăng năng suất lao động, để hiệu quả lao động tốt hơn. Nếu như ở Việt Nam mà thể chế thay đổi, môi trường làm việc tốt hơn và công nghệ cũng được đưa vào tốt hơn thì tôi tin chắc là người Việt cũng không thua kém gì người Singapore”.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, 15 người Việt Nam có năng suất lao động bằng một người Singapore vào năm 2013. Đến năm 2014, gần 16 người lao động Việt mới có năng suất bằng một người Singapore.
Điều này cho thấy khoảng cách về năng suất lao động của Việt Nam với Singapore và một số nước láng giềng đang ngày càng dãn rộng. Nếu không có cải cách đột phá nào, Việt Nam sẽ phải mất hơn 60 năm nữa mới đuổi kịp được Singapore.

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

CUỘC CHIẾN GIÀNH NGÔI VỊ BÁ CHỦ ĐÃ BẮT ĐẦU

Lê Văn Hoàng.

Bất cứ ở một lãnh vực nào. Ngay cả ở loài thú vật, khi đã có một con là ĐẦU ĐÀN thì con nào muốn SOÁN NGÔI thì phải qua một cuộc chiến bước QUA XÁC CHẾT CỦA NÓ. Một Trùm giang hồ thì không muốn ai SOÁN NGÔI MÌNH CẢ, muốn Soán ngôi thì phải đổ máu. Ở Xã Hội loài người. Chẳng hạn như Mỹ, không bao giờ để AI NGANG BẰNG HỌ CẢ, bất cứ giá nào CŨNG PHẢI TRIỆT HẠ . Để giữ vững Ngôi vị Trùm Thế giới, người Mỹ đã làm những gì ??? Chúng ta hãy nhìn lại những việc họ đã làm để TRIỆT HẠ ĐỐI PHƯƠNG.

- Thứ 1 : Thế chiến Thứ 1 do chính người Mỹ khích động và gài độ gây ra để TIÊU DIỆT NƯỚC ANH, vì lúc đó Anh Quốc đã vươn lên gần đuổi kip nước Mỹ. Thế chiến thứ 2 cũng chính Mỹ xúi dục và khích động gây ra để TIÊU DIỆT NƯỚC NGA, vì lúc đó Nga cũng đang trên đà đi lên. Xong cuộc chiến hai nước Nga và Anh Quốc gần như HOÀN TOÀN KIỆT QUỆ, muốn đuổi kịp Mỹ thì cũng cần thời gian rất lâu. Bây giờ đến Tàu cộng cũng KHÔNG NẰM NGOÀI SỐ PHẬN giống như hai nước Nga và Anh. Nếu không Triệt hạ bây giờ để càng lâu thì CÀNG GIAN NAN VÀ ĐỖ MÁU NHIỀU.

- Thứ 2 : Lâu nay Mỹ nhân nhượng và hòa dịu với Trung cộng , không phải là họ không biết, NHƯNG CHƯA ĐẾN THỜI ĐIỄM. Bây giờ là THỜI ĐIỄM CHÍN MÙI CẦN PHẢI RA TAY. Nhân vật Lãnh đạo cuộc Triệt hạ nầy không ai khác ngoài Donald Trump, tức là Lão ĐỘC CÔ CẦU BẠI phải tái xuất giang hồ để TRỪ GIAN DIỆT BẠO, nếu không mà để vài chục năm nữa TC lớn mạnh SẼ LÀ ĐẠI HỌA CHO CẢ NHÂN LOẠI. Bước đầu chúng ta nhận thấy Cố vấn và Phụ tá của TT Trump đa số là những nhân vật CHỐNG TRUNG CỘNG. Như Tướng Diều Hâu Hiếu chiến James Mattis , được mệnh danh là CON CHÓ ĐIÊN làm Bộ Trưỡng Quốc Phòng, Tướng Diều Hâu Michael Lynn làm Cố vấn An ninh Quốc Gia, đặc biệt Ông Peter Navarro đã viết quyễn sách CHẾT BỞI TRUNG CỘNG, làm Cố vấn Kinh Tế chính của TT Trump.v.v…Những Lực lượng như vậy cũng đủ làm cho người Việt chúng ta ẤM LÒNG VÀ PHẤN KHỞI RỒI, Chỉ trừ những tên việt gian tay sai bán nước, vì nếu TC sụp đổ thì csVN CŨNG ĐI ÂM TI. Nếu TC hùng mạnh thì VN chúng ta sẽ là NƯỚC BỊ THÔN TÍNH TRƯỚC TIÊN.

- Thứ 3 : Nhiều người cho rằng TT Trump là một người ăn nói BỘC TRỰC VÀ NGẪU HỨNG, không có kinh nghiệm về chính trị. Xin Thưa với Quí Vị rằng, từ thời Phong kiến, một Ông Vua Thông minh và sáng suốt thì muốn nói và làm một việc gì thì CŨNG LUÔN HỎI CẬN THẦN, thời bây giờ Tổng Thống một Quốc Gia Bình thường cũng đều có PHỤ TÁ LÀM CỐ VẤN. Huống chi đây là một Cường Quốc như Mỹ đứng đầu Thế giới, nếu một TT Mỹ MUỐN LÀM VÁ NÓI MỘT VIỆC GÌ TÙY THÍCH thì Nước Mỹ đã sụp đỗ từ lâu rồi. Những lời nói và tuyên bố của TT Trump TRƯỚC VÀ SAU BẦU CỬ đều đã được NGƯỜI MỸ NGHIÊN CỨU RẤT KỸ CÀNG, ngay cả việc Điện Đàm với TT Đài Loan Thái Anh Văn thì cũng đã được NGHIÊN CỨU VÀ CHUẪN BỊ TRƯỚC. Người Mỹ ( Tức là Siêu Quyền Lực nằm bên trong Hoạch Định và Chỉ Huy ) làm việc gì họ cũng TÍNH TOÁN RẤT KỸ, có những việc họ tính trước VÀI BA CHỤC NĂM. Ngay cả những chức vụ như Nghị Viên Khu vực và Dân Biểu Tiểu Ban cũng phải có từ 4 Phụ tá trở lên
Cho nên Vở Tuồng mà Đạo Diễn ( Người Mỹ ) đã soạn sẳn đến khi ĐỘC CÔ CẦU BẠI XUẤT HIỆN phải là Donald Trump thủ vai , còn Bà Clinton cũng có tài nhưng chỉ đóng vai Chu Chỉ Nhược trong Ba Cô Gái Đồ Long. Sau cuộc thất bại với Donald Trump Bà mới hiện rõ chân tướng NHỎ NHEM VÀ ĐẦY THAM VỌNG. Chúng ta phải hiểu Chính Trường Mỹ là như vậy đó, ai lên ai xuống THÌ ĐÃ ĐƯỢC SẮP ĐẶT TRƯỚC. Tất cả phải thi hành theo KẾ HOẠCH ĐÃ VẠCH SẲN ai trái lệnh làm không đúng là xử đẹp, như TT Kennedy đã nhận lấy Hậu quả.

- Thứ 4 : Người Mỹ đã giăng MẺ LƯỚI THẦN DIỆU , con cá Mập TC tham ăn đã chui vào lưới, giờ chỉ cần kéo lưới lên thôi. Không biết Anh chài người Mỹ kéo lên như thế nào đây ??? Chúng ta hãy chờ xem. Vậy như thế nào là CÁ ĐÃ VÀO LƯỚI.
Chúng ta hãy nhìn vào quá khứ, trước khi Đặng tiểu Bình mất ÔNG ĐỂ LẠI DI CHÚC DẶN DÒ RẤT NHIỀU ĐIỀU, trong đó có 3 điều chính.

1 : Hãy Ẩn minh không nên vươn ra Biển Đông quá sớm, CHỜ KHI HÙNG MẠNH THÌ HÃY TÍNH CHUYỆN. Nhưng với bản chất Tham lam, Bành trướng và Mộng bá chũ nên bọn Lãnh đạo Tàu cộng sau nầy thiếu TÍNH TOÁN VÀ KHÔNG CÓ MƯU LƯỢC nên đã nhào ra cướp Biển Đông quá sớm, bây giờ ở cũng KHÔNG YÊN và rút cũng KHÔNG ỔN. Ở lại thì bị Thế giới lên án, rút thì bị Dân chúng trong nước phản đối. Coi như đã VÀO LƯỚI KHÔNG ĐƯỜNG THOÁT.

2 : Ông cho rằng : Phát triễn Kinh tế PHẢI TỪ TỪ MÀ CHẮC VÀ ỔN ĐỊNH không nên Phát triễn ồ ạt vô kiễm soát, RẤT DỄ BỊ KHỦNG HOẢNG. Bây giờ bên Tàu đâu đâu cũng nhà máy xí nghiệp, xây dựng nhiều khu Đô thị, có rất nhiều thành phố ma không có người ở. Hầu như KHÔNG CÒN ĐẤT CANH TÁC để nuôi sống gần 1,5 Tỷ người, tài nguyên thì đã khai thác hết sạch, Khí hậu thì Ô NHIỄM TRẦM TRỌNG. Như vậy là chết chưa ??? Coi như đã mắc mưu Mỹ.
Người Mỹ chỉ cần đánh Kinh tế coi như NÁO LOẠN THIÊN CUNG, vì TC sống nhờ vào 75 % xuất khẩu, hàng bán không được thì hàng trăm triệu người thất nghiệp, lấy gì ăn đây ??? Sẽ náo loạn ngay. Chúng ta nên chấp nhận rằng cuộc chiến nào CŨNG CÓ HY SINH. Nếu đánh Kinh tế Tàu cọng thì đương nhiên Mỹ cũng phải bị ảnh hưởng. Cho nên chúng ta PHẢI CHẤP NHẬN THẮT LƯNG BUỘC BỤNG để tiêu diệt con quái vật Tàu cộng Hung tàn nầy trước đã.

3 : Đặng tiểu Bình cho rằng ĐẬP TAM HỢP là yết hầu của Nước Tàu, KHÔNG ĐƯỢC XÂY ĐẬP TAM HỢP, nếu đập vở sẽ cuốn trôi mấy chục Tỉnh ra Biển, hậu quà bằng MẤY CHỤC TRÁI BOM NGUYÊN TỬ. Cho nên bây giờ Tàu cộng hung hăng, diễu võ dương oai vậy thôi chứ dám đánh ngay cà Nhật và Đài loan hay không ??? Chỉ cần vài trái Hỏa tiển phá tan Đập Tam Hợp. COI NHƯ XONG PHIM.

Thứ 5 : Trước kia Hoàng Đế Napoleon của Pháp trong một lần ghé thăm Tàu, Ông đã đưa ra nhận xét TÀU LÀ MỘT CON SƯ TỬ ĐANG NGỦ, nó thức dậy là một THẢM HỌA CHO THẾ GIỚI. Cho nên bây giờ Mỹ và Nga bắt tay nhau là một ĐIỀU TỐT ĐẸP VÀ ĐÁNG MỪNG CHO NHÂN LOẠI VÌ :
  - Thế giới sẽ tránh được một THẢM HỌA HẠT NHÂN
  - Nga không phải là MỘT NƯỚC CS. Mặc dù bây giờ Putin là một nhà Độc tài, nhưng con người càng ngày càng Văn Minh, thì thế hệ sau sẽ thay đổi. Trong khi TC là nước cs, thì tên nào lên thì cũng VẪN LÀ ĐỘC TÀI CS.
  - Nước Nga đất rộng người thưa, không có mộng BÀNH TRƯỚNG XÂM LĂNG, trong khi TC gần 1,5 tỷ người, buộc phải đi TÌM ĐẤT SỐNG.
  - Một điều chính yếu là TC xem Nga là KẺ THÙ KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG, vì Nga đã chiếm một vùng Siberia rộng lớn phía Bắc của Tàu. Ở đời, hàng xóm sát nách TỐI LỬA TẮT ĐÈN CÓ NHAU, có thể hy sinh và cho nhau bất cứ thứ gì, nhưng một khi đã xâm phạm nhau DÙ CHỈ LÀ MỘT TẤC ĐẤT. Sẳn sàng vác dao chém nhau không thương tiếc. Cho nên nếu mâu thuẫn về BẤT CỨ CHUYỆN GÌ thì đều có thể giải quyết được. Nhưng đã về CHUYỆN ĐẤT ĐAI THÌ MUÔN ĐỜI MUÔN KIẾP HẬN THÙ NHAU.
 - Người Nga luôn PHẬP PHỒNG VÀ LO SỢ, vì đối với người Tàu thì không bao giờ họ ĐỂ YÊN CHUYỆN MẤT ĐẤT ĐƯỢC. Một khi có điều kiện và đủ mạnh là LẤY LẠI NGAY. Chính vì thế mà Mỹ và Nga phải bắt tay nhau để triệt hạ KẺ THÙ CHUNG LÀ TC. Đây cũng là điều đáng MỪNG CHO NƯỚC VN CHÚNG TA.
Chúng ta mất Nước cũng vì Lão già Kissinger và cái đám Truyền thông Cánh tả. Cho nên Lão Kissinger đã bị TT Trump phang cho một câu : ÔNG KISSINGER LÀ MỘT CÂY ĐÃ MỤC RỔNG, CÓ BÓN PHÂN CŨNG VÔ ÍCH. Còn cái đám Truyền thông cánh tả thì bị TT Trump BÓP HỌNG HẾT RỒI. Người Mỹ đã chuẫn bị rất kỹ, hiện nay Hạ Viện và Thượng viện đều DO ĐẢNG CỘNG HÒA CHIẾM ĐA SỐ. Cho nên một khi TT Trump PHẤT CỜ RA HIỆU LỆNH, là đồng loạt xung phong , không còn cái đám ÂM BINH THIÊN TƯỚNG KIA PHÁ ĐÁM NỮA
Tổ Quốc lâm nguy, Đất nước đang nguy cơ TỪ TỪ RƠI VÀO TAY TÀU CỘNG , cho nên bây giờ bất cứ một Chính phủ nào CHỐNG TÀU CỘNG LÀ CHÚNG TA HOAN NGHÊNH VÀ ỦNG HỘ. 

 Lê Văn Hoàng


THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC THÔI ĐỪNG "BẮN CHỈ THIÊN" CHUYỆN XÂY DỰNG TẠI HÀ NỘI VÀ TP HỒ CHÍ MINH

Phạm Viết Đào.

Theo thông tin báo chí thấy hôm nay rộ lên chuyện Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND Hà Nội tuân thủ các quy định pháp luật về việc xây dựng các nhà cao tầng tại nội độ.
Xin báo cáo để Thủ tướng biết:
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 24/2015QD-UBND Hà Nội ký ngày 13/8/2015
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc Khu phố cũ Hà Nội và nhiều văn bản pháp lý liên quan tới việc cấp phép và quản lý trật tự xây dựng tại nội và ngoại thành...
Các quy định pháp luật của Hà Nội (và TP Hồ Chí Minh ) do Chủ tịch ký đã thay thế các quy định trước đó, đã quy định chi tiết, cụ thể “Mật độ xây dựng" ( diện tích công trình xây dưng/ tổng diện tích đất) và “hệ số sử dụng đất” ( Tổng diện tích sàn xây dựng/tổng số diện tích đất khuôn viên); chiều cao của khối kiến trúc của từng tuyến phố cũ của Hà Nội.
 Đây là những thông số kỹ thuật để làm căn cứ cấp phép xây dựng; các thông số này đã được ghi trong giấy phép được cấp cho từng công trình.
Quy định mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất là một quy chuẩn khoa học kiến trúc-môi trường-an sinh xã hội; nó liên quan tới hàng loạt các cơ sở như: hạ tầng giao thông, hạ tầng điện nước, hạ tầng trường học, nhà trẻ, bệnh viện…
Thủ tướng nên Chỉ thị cho Thanh tra Chính phủ chỉ đạo đội quân Thanh tra Xây dựng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, hiện đã được thành lập tới các quận có cuộc tổng kiểm tra trên địa bàn của 2 thành phố này xem: tình trạng cấp phép và thực hiện giấy phép được cấp như thế nào đối chiếu với các quy định pháp luật đã ban hành?
Thanh tra Xây dựng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có trách nhiệm báo cáo Thanh tra Chính phủ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng…
Thủ tướng không nên chỉ đạo chung chung theo lối bắn chỉ thiên mà nên giao việc cụ thể, rõ ràng, dứt khoát: Cuối năm 2017 Thanh tra Chính phủ phải có văn bản báo cao Thủ tướng tình hình vi phạm trật tự tại 2 thành phố này...
Nếu Thủ tướng thấy địa phương nào vi phạm nghiêm trọng thì phải có hình thức xử lý ký luật hành chính, hình sự để răn đe, giữ nghiêm phép nước vì trong tay Thủ tướng có công cụ nên sử dụng hết công suất…
Riêng Hà Nội, để tình trạng các công trình nội đô xây dựng bừa bãi trước đây trách nhiệm thuộc về Nguyên Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo, một kiến trúc sư tốt nghiệp ở Ba Lan, có kiến thức về xây dựng mà để lộn xộn, nhiều công trình vi phạm pháp luật điển hình như khu nhà số 8 Lê Trực…
Người viết bài này đã đến xem công trình nhà số 8 Lê Trực; Bằng mắt thường cũng nhận thấy công trình cao tầng số 8 Lê Trực sai cả trong cấp phép và thi công về các thông số kỹ thuật mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất theo quy hoạch của thành phố…
Thế mà ông Nguyễn Thế Thảo về hưu vẫn nhận được Huân chương Độc lập hạng Nhất thì quả là...???

P.V.Đ

Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Hà Nội tuân thủ quy định về nhà cao tầng

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình cao tầng.

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc đầu tư xây dựng công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử TP Hà Nội.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình cao tầng theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử TP Hà Nội; xử lý đúng thẩm quyền, theo đúng quy định của pháp luật.
Thủ tướng cũng giao Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo việc sửa đổi quyết định số 11/2016, không được quy định trách nhiệm của Thủ tướng trong quyết định của UBND TP Hà Nội. UBND TP Hà Nội và Văn phòng Chính phủ được yêu cầu rút kinh nghiệm trong việc trình, xử lý các hồ sơ để xử lý đúng thẩm quyền, không đẩy việc lên Thủ tướng, bảo đảm đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Quy định 11/2016 về Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử TP Hà Nội, được Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký ban hành tháng tháng 4/2016.
Quy chế này được áp dụng trên khu vực có quy mô diện tích khoảng 3.881 ha, thuộc địa giới hành chính của 5 quận: Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, một phần phía Bắc Hai Bà Trưng và một phần phía Nam của quận Tây Hồ. Nhiều quy định về tầng cao tối đa và chiều cao tối đa được nêu rõ trong Quy chế, trong đó đa số hạn chế từ 27 tầng, 97 m trở xuống; một số khu vực điểm nhấn đô thị có điều kiện riêng.
Tại Quy chế, Hà Nội chỉ cho phép xây dựng công trình cao tầng trong các trường hợp theo quy định liên quan nêu trên; trường hợp khác với các quy định liên quan đó (ngoài vị trí, vượt quá quy mô cho phép) sẽ do UBND TP báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định.
thu-tuong-yeu-cau-chu-tich-ha-noi-tuan-thu-quy-dinh-ve-nha-cao-tang
Cao ốc chung cư phát triển ồ ạt ở Hà Nội những năm qua. Ảnh minh họa: Bá Đô
Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 29/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý vấn đề gây bức xúc dư luận là công tác quản lý đô thị, các địa phương cần chấn chỉnh kịp thời. Theo Thủ tướng, một trong những nguyên nhân khiến ùn tắc giao thông tại Thủ đô ngày càng trầm trọng là vì chính quyền cho phép xây dày đặc các chung cư cao tầng.
"Các đồng chí phải hiểu rằng không vì lợi ích trước mắt, lợi ích nhóm mà quên lợi ích cộng đồng. Nếu không sớm khắc phục thì sau này ngân sách Nhà nước đổ vào không đủ để giải phóng mặt bằng, làm hạ tầng để chống ùn tắc giao thông", Thủ tướng nhấn mạnh.
Xuân Hoa

“Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” của Nguyễn Đức Quang xuất hiện trên đường phố Sài Gòn...trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc







2007-12-27

Thiện Giao, phóng viên đài RFA

Sau 32 năm vắng bóng, “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” lại bất ngờ được hát vang lên trong các cuộc biểu tình của sinh viên Việt Nam tại Sài Gòn.
NguyenDucQuang200.jpg
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, tác giả bản hùng ca Việt Nam Quê Huơng Ngạo Nghễ. RFA file photo.

Bản hùng ca một thời

Ca khúc do nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang sáng tác năm 1966, được giới thiệu lần đầu năm 1967, và trở thành nổi tiếng trong giới sinh viên thanh niên Sài Gòn một thời. Đến ngày 30 tháng Tư, 1975, bản nhạc hoàn toàn vắng bóng trong sinh hoạt âm nhạc Việt Nam.
Rồi bỗng nhiên, vào trung tuần tháng 12 vừa qua, người ta lại được nghe lại “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” công khai trên đường phố Sài Gòn trong các buổi biểu tình chống Trung Quốc.
Tập thể người trẻ Việt Nam, đa số sinh trưởng sau ngày cuộc chiến kết thúc đã cùng nhau cất tiếng hát, hát chung bản nhạc từng có thời quen thuộc, và được xem là có ảnh hưởng lớn với thế hệ thanh niên miền Nam Việt Nam trước 1975.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi bài hát này được cất lên tại Sài Gòn - bây giờ mang tên thành phố Hồ Chí Minh - cả phần nhạc và lời đã xuất hiện trên nhiều blog, một loại nhật ký cá nhân, trên Internet.
Bản hùng ca “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ”của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, được trình diễn trên sân khấu Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn năm 1967, nhân dịp Ðại Hội Du Ca Toàn Quốc và nhanh chóng trở thành một trong những bản nhạc rất quen thuộc với tập thể thanh niên, sinh viên học sinh miền Nam.
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, một huynh trưởng phong trào du ca, hiện đang sống tại miền Nam California, cho biết, “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” là chung khúc của tập Trầm Ca gồm 10 nhạc phẩm ông viết cho thanh niên. Bản nhạc ra đời để phản ánh suy tư của lớp thanh niên Sài Gòn thời bấy giờ, trong một đất nước thời chiến tranh, bị chia cắt, và chịu quá nhiều đau khổ.
Vẫn theo ông, bản hùng ca mang tên “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” nói lên tâm thức bi hùng của người Việt Nam, của đất nước Việt Nam: trong bất kỳ hoàn cảnh nào, với bất kỳ khó khăn nào, dưới bất kỳ nỗi thống khổ nào, người Việt Nam, cuối cùng, cũng vượt qua, và thống nhất trong một ý chí, ý chí làm vẻ vang cho dân tộc.
Sinh viên Thanh niên Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc/Video do Kim Thu cung cấp.
Xem video clip này bằng cửa sổ riêng
Nhận định về ảnh hưởng của nhạc phẩm Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ trong giới thanh niên, sinh viên Sài Gòn trước năm 1975, ông Phạm Phú Minh, một giáo chức hoạt động trong Chương Trình Phát Triển Sinh Hoạt Thanh Niên Học Đường, thuộc Bộ Giáo Dục, nói rằng, bài hát đã đưa ra một hình ảnh hào hùng, ngạo nghễ, một gợi ý về lý tưởng để thanh niên hướng theo.
Ông nói rằng, khi nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang tung ra bản nhạc Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, thanh niên đã say mê hát theo, và chợt nhận ra mình tự hào là con dân của một quốc gia có truyền thống.

Hát vang trong các cuộc biểu tình chống TQ

Điều khiến người ta ngạc nhiên, là trong những cuộc biểu tình liên tục diễn ra ở Sài Gòn trong 3 cuối tuần vừa qua, những người còn rất trẻ sinh ra sau năm 1975, lại sử dụng “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” cùng nhiều bản nhạc tranh đấu khác.
Một thanh niên yêu cầu không nêu tên, nói rằng “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” được yêu thích là vì bản nhạc thể hiện được cả nét bi thương lẫn niềm tự hào của tất cả những ai hãnh diện là người Việt Nam.
Nói về cảm tưởng khi biết tin bản nhạc của mình bất ngờ xuất hiện tại Sài Gòn sau 32 năm, nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang nói rằng, bài hát cũng như vận nước nổi trôi; lúc được tán dương, lúc bị bỏ đi, phải hát lén lút trong không gian hạn hẹp. Nhưng điều khiến ông hạnh phúc, là ông lại được có dịp chia sẻ những đóng góp cho cuộc đấu tranh này.
- Bấm vào đây để nghe bản hùng ca “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” do ca đoàn Ngàn Khơi trình diễn
- Nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang và những sáng tác của Ông
- Nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang, người sáng lập phong trào Du Ca Việt Nam

Các tin, bài liên quan

8 ‘nguyên tắc vàng’ khiến Bill Gates trở thành 1 trong các tỉ phú giàu nhất thế giới

billgates
Bill Gates được thế giới biết đến như một huyền thoại khi sáng lập và điều hành thành công Công ty công nghệ lớn nhất thế giới Microsoft và trở thành một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới. Cuốn sách “Bill Gates – Cuộc đời và Sự nghiệp” mới được phát hành gần đây đã chia sẻ thông tin về quan điểm sống, về cách làm việc của Bill Gates, đây là những điều ông rất tâm đắc.
Có rất nhiều sự việc đã đến với ông và ông nhận ra rằng nền giáo dục hiện nay “chỉ dạy những điều được cho là đúng đắn”, khiến tạo nên một thế hệ con người không có khái niệm về thực tế và làm có thể dẫn đến thất bại trong đời thực.
Dưới đây là 8 nguyên tắc mà Bill Gates đã nêu ra trong cuộc sách này của ông, bạn hãy nhìn nhận xem bản thân mình cần làm gì sau khi đọc các nguyên tắc này nhé:
Quy tắc 1: Cuộc sống vốn không công bằng, hãy tập quen dần với điều đó.
Bạn đừng nên buồn bã chán nản vì thấy có rất nhiều người giàu có hơn bạn, cho dù bạn đã cố gắng lao động hết sức mình. Hãy hiểu rằng cuộc sống luôn vận hành theo quy luật của nó, cho dù bạn có biết quy luật đó hay không. Hãy trân quý những gì cuộc sống mang đến cho bạn, bởi đó là những gì tốt nhất bạn xứng đáng được nhận.
Quy tắc 2: Thế giới sẽ không quan tâm đến lòng tự cao của bạn, điều họ quan tâm chính là bạn đã làm được những gì.Do đó đừng quá chú trọng hay cường điệu bản thân lên.
Bạn đừng nghĩ nhiều về người khác cảm nhận bạn như thế nào, thay vào đó, hãy tập trung làm tốt công việc, hãy hoàn thành đầy đủ và có chất lượng từng việc một. Nhìn chung mọi người sẽ đánh giá bạn qua những gì bạn làm, chứ không chỉ qua những lời bạn nói. Sẽ có lúc bạn nhận ra rằng người khác không hề đánh giá cao bạn như bạn vẫn hình dung là thế. Cũng nên nhớ rằng sự tự cao thái quá sẽ tỷ lệ thuận với sự bất lợi trong công việc và cuộc sống của bạn.
Quy tắc 3: Việc làm lương thấp không làm mất giá trị của bạn. Ông bà của bạn có một định nghĩa khác dành cho việc làm lương thấp – họ gọi đó là cơ hội.
Nếu công việc hiện tại của bạn mang lại thu nhập thấp, hãy nhìn nhận xem liệu bạn học hỏi được những kỹ năng gì, kiến thức gì ở công việc đó. Bởi những điều này sẽ làm cơ sở cho bạn có được mức thu nhập cao hơn sau này. Đây chính là cơ hội của bạn, với những gì đến với bạn trong ngày hôm nay, hãy xem đó như là cơ hội thực sự, cơ hội để có được trải nghiệm cần thiết cho cuộc sống, cơ hội để nhìn nhận lại bản thân, tìm xem liệu bạn nên thay đổi những gì để có được kết quả công việc tốt hơn. Hơn thế nữa, đó là cơ hội phát triển cảm xúc, luôn hướng bản thân đến những cảm xúc tích cực.
Quy tắc 4: Trước khi bạn sinh ra, cha mẹ của bạn không buồn chán như bây giờ. Họ trở thành như thế là vì phải thanh toán hóa đơn cho bạn, làm sạch quần áo của bạn và lắng nghe bạn nói rằng mình sành điệu như thế nào. Vì vậy trước khi cằn nhằn bố mẹ điều gì, bạn hãy dọn dẹp tủ đồ của bạn cho ngăn nắp.
Có nhiều bạn trẻ hay cằn nhằn về bố mẹ họ, họ cho rằng bố mẹ họ cổ hủ, không hiểu về cuộc sống hiện đại. Có lẽ bạn nên thử đặt bản thân mình vào vị trí của bố mẹ bạn, bố mẹ bạn đã vất vả như thế nào khi phải nuôi nấng và chăm sóc bạn từng li từng tý cho đến tận bây giờ, họ đã phải hy sinh rất nhiều sở thích cá nhân để dành thời gian và tiền bạc cho cuộc sống của bạn. Khi hiểu ra rồi, hẳn bạn sẽ không phàn nàn và đổ lỗi cho bố mẹ bạn nữa, bạn sẽ hiểu được bạn cần làm gì để bố mẹ bạn vui hơn. Hãy nhớ rằng bạn phải có nghĩa vụ đền đáp công ơn với những người đã dành cả cuộc đời cho sự sống và trưởng thành của bạn.
Quy tắc 5: Cuộc sống không chia thành các học kỳ. Bạn không được nghỉ hè và rất ít ông chủ quan tâm đến việc giúp bạn tìm thấy chính mình. Hãy tự dùng thời gian của mình để làm điều đó.
Khi bạn đi học, bạn có thời gian nghỉ hè và nghỉ đông, đó là khoảng thời gian bạn được thư giãn sau chuỗi ngày học tập vất vả, điều này giúp bạn cân bằng hơn. Tuy nhiên, khi bạn đi làm, cuộc sống cuốn bạn vào cái vòng xoáy tưởng như không có điểm dừng. Bạn khó có thể có được vài tuần nghỉ ngơi và quên hết công việc. Để rồi có lúc bạn không nhận ra được bản thân mình nữa, bạn không hiểu được liệu bạn là ai, bạn đang làm gì, công việc hiện tại có thực sự có ích cho bản thân bạn không.
Vậy nên bạn cần chủ động sắp xếp thời gian, biết buông bỏ một số thứ không cần thiết để có những lúc tĩnh tại. Nhận ra được đâu là điều thiết thực với bản thân, đâu là điều vốn chỉ là phù phiếm sẽ giúp bạn có được cuộc sống cân bằng và hạnh phúc.
Quy tắc 6: Truyền hình không phải là đời thực. Ngoài đời thực, người ta phải rời quán cafe và đi làm việc.

Có rất nhiều sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế, cuộc sống không chỉ đẹp như trên truyền hình. Bạn thường xuyên phải đối diện với nhu cầu về tài chính cho bản thân và con cái, vậy nên đừng nhìn sang cuộc sống của ai đó, hãy cố gắng làm việc một cách hiệu quả, dành thêm thời gian tự nhìn nhận bản thân, để những gì bạn làm sẽ là nguồn tài chính và mang tại sự mạnh mẽ về tinh thần cho bạn.
Quy tắc 7: Khi đi học, bạn đứng thứ mấy trong lớp cũng không phải là vấn đề quan trọng. Nhưng khi đã bước chân ra xã hội thì mọi việc lại không đơn giản như vậy. Dù đi đâu hay làm công việc gì bạn cũng nên tạo đẳng cấp cho mình.

Hãy thực sự dành thời gian và công sức để hoàn thành tốt bất kỳ công việc của bạn, đừng làm một cách qua loa cho dù đó là công việc đơn giản nhất hay nhỏ nhất, thay vào đó bạn cần đặt tâm  vào những việc bạn làm. Đẳng cấp của bạn đến từ tất cả những gì bạn làm, từ việc nhỏ cho đến việc lớn, cho dù đó là cho cuộc sống riêng hay nghề nghiệp của bạn.
Quy tắc 8. Khi ngồi trên ghế nhà trường, lúc gặp khó khăn trong học tập thì có giáo viên giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn đều do những yêu cầu quá nghiêm khắc từ phía giáo viên thì bạn đừng nên đi làm sau khi rời khỏi ghế nhà trường.

Lý do đơn giản là nếu như không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía công ty thì có thể bạn sẽ không làm việc tốt và một điều thực tế là hoàn toàn có tình huống không ai giúp đỡ bạn trong công việc, bạn phải tự mày mò, tự làm cho đến khi kết quả của bạn được ghi nhận. Bạn nên nhận ra rằng nơi làm việc sẽ luôn yêu cầu cao hơn rất nhiều so với trong trường học. Vì ở trường học, dù bạn có học được hay không thì chỉ ảnh hưởng đến cá nhân bạn. Trái lại, bạn có làm được việc hay không thì lại ảnh hưởng đến rất nhiều người trong công ty vì kết quả công việc của bạn có thể là nguyên liệu đầu vào cho công việc của người khác.
Nhật Hạ (TH)
Xem thêm: