Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

RẮC RỐI CHUYỆN TBT LÊ DUẨN VI PHẠM LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, LẤY VỢ HAI ?

Đoạn sóng gió trong cuộc hôn nhân của Tổng bí thư Lê Duẩn

Liền cánh, liền cành? Bà như nghẹn ngào kèm cái thở dài rằng cả cuộc đời chồng vợ, bà chỉ được sống bên ông gần ông chỉ vỏn vẹn ba năm mấy tháng chi đó.
Vừa rồi, kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn, một triển lãm quy mô đã được khai mạc tại Hà Nội. Triển lãm chia làm 5 phần. Tôi chú ý đến phần 3, Chặng đường 9 năm lãnh đạo cách mạng tại Nam Bộ (1946-1957), trong đó có sự kiện Năm 1950, Tổng bí thư Lê Duẩn kết hôn lần 2 với bà Nguyễn Thuỵ Nga.
Chợt nhớ mùa hè năm 2006, tôi may mắn có được một cuộc gặp cởi mở với bà Nguyễn Thụy Nga tức Bảy Vân. Và dưới đây là cái đoạn sóng gió đã ập xuống gia đình Ba Duẩn - Bảy Vân ngày ấy.
Tổng bí thư Lê Duẩn, Bà Bảy Vân, Lê Vũ Anh, Lê Kiên Thành, Lê Kiên Trung, Nguyễn Thụy Nga
Tổng Bí thư Lê Duần và bà Bảy Vân. Ảnh: Tác giả Xuân Ba cung cấp
…Đó là những ngày đầu năm 1957. Người của tổ chức đến gặp bà, đại ý: Luật Hôn nhân Gia đình của Quốc Hội ghi rõ gia đình phải một vợ một chồng. Nếu hoàn cảnh đã qua, ai có 2 vợ thì phải giải quyết sao cho hòa thuận. Anh Ba sắp ra rồi. Trước kia vì sự nghiệp chung mà chị lấy anh ấy. Nay cũng vì sự nghiệp chung mà chị nên chủ động ly dị với anh Ba để anh làm tròn nhiệm vụ.
Choáng váng, sững sờ nhưng dần dần bà bình tĩnh lại: "Trước kia chúng tôi lấy nhau cũng hai bên bàn bạc đồng ý, bây giờ muốn bỏ nhau cũng phải có ý kiến hai bên. Việc này phải chờ anh Ba ra, chúng tôi gặp nhau thì mới trả lời được...''
Rồi Anh Ba đã ra...
Gặp lại anh tôi rất mừng. Một hôm, anh nằm gần cửa sổ để tôi nhổ tóc bạc. Tôi nói: "Các anh các chị có đề nghị chúng ta nên ly dị nhau...'' Anh khóc bảo tôi: "Trong hoàn cảnh nào chúng ta lấy nhau, giờ trong hoàn cảnh nào chúng ta bỏ nhau? Lại có với nhau hai đứa con rồi... Cho dù anh làm Tổng Bí thư đi nữa mà phải bỏ nhau trong lòng anh không bao giờ yên ổn được. Người cộng sản phải có thủy có chung, có tình có nghĩa... Nếu làm như vậy không đúng với tấm lòng người cộng sản, anh không thể làm thế được. Và như vậy rồi gia đình cũng tan nát thôi''.
Tôi khóc và nhìn anh khóc mà đau lòng. Anh gầy như que củi, đen như củ súng. Tuy râu anh đã cạo nhưng sự tàn phá của chiến tranh còn in dấu trên người anh. Tôi nghĩ nếu anh hy sinh ở miền Nam thì cũng mất tất cả rồi. Vì vậy mà tôi nguyện làm vợ anh, vượt qua tất cả khó khăn cùng nhau xây dựng một gia đình hòa hợp.
Tổng bí thư Lê Duẩn, Bà Bảy Vân, Lê Vũ Anh, Lê Kiên Thành, Lê Kiên Trung, Nguyễn Thụy Nga
Ba mẹ con chụp ảnh gửi vào Nam cho ông Ba Duẩn. Ảnh: Tác giả Xuân Ba cung cấp
Anh đưa tôi tới Trung ương Hội phụ nữ... Anh trình bày hoàn cảnh của chúng tôi mong có sự thông cảm... Nhưng nhiều chị phản đối kịch liệt. Không như hồi anh còn trong Nam, chị em Nam Bộ rất thương anh.
Tôi buồn rầu cô độc. Chiều thứ Bảy, tôi nhìn dòng người lũ lượt trên đường. Họ đi với nhau có cặp có đôi. Có người lại dắt theo con cái nữa. Họ vui biết bao. Họ hạnh phúc biết mấy! Phải chăng họ chỉ có một vợ một chồng? Hay là tôi giải quyết không đúng chăng?
Bà từng nói với tôi là tính bà ngang và thẳng như thừa hưởng tính khí huyết thống bên nội, nhưng tôi cũng đọc được vẻ lịch lãm nín nhịn của bà hằng bao nhiêu năm trời.
Có những điều khó nói nhưng đã được bà buột ra trong nước mắt. Rằng có đêm chúng tôi đang nằm bên nhau đùa giỡn với bé Thành thì có người về đập cửa rầm rầm khóc la ầm ĩ... Anh khuyên tôi "Thôi em tạm lánh đi cho yên''.
Không biết đi đâu, tôi đến nhà chị Bảy Huệ (phu nhân đồng chí Mười Cúc - Nguyễn Văn Linh) ở đường Nguyễn Biểu (lúc đó anh Mười Cúc đang ở miền Nam). Thấy tôi ngồi ủ rũ đến nửa đêm, chị Bảy hỏi han, khi biết chuyện chị động viên tôi rất nhiều. Rồi chị dắt tôi trở lại số 6 Hoàng Diệu. Thấy chị Bảy Huệ đưa tôi về, anh Ba mừng, mắt sáng rỡ...
Tổng bí thư Lê Duẩn, Bà Bảy Vân, Lê Vũ Anh, Lê Kiên Thành, Lê Kiên Trung, Nguyễn Thụy Nga
TBT Lê Duẩn với 3 con trai, Lê Hãn, Lê Kiên Thành, Lê Kiên Trung. Ảnh do tác giả Xuân Ba cung cấp
Không có gì mới hơn gia đình. Và cũng không gì cũ hơn… gia đình. Chuyện muôn thuở ghen tuông có lẽ là lý do khá nặng ký để bà quyết tâm sang học tập ở Trung Quốc trong lúc có mang đứa con thứ 3 mới 3 tháng!
Sang Trung Quốc, tham gia công tác quản lý lưu học sinh và thời gian theo học Đại học Bắc Kinh đã choán khá nhiều thời gian của bà. Con trai út ra đời nhằm 12 giờ trưa ngày Mồng Một Tết Âm lịch. Thằng bé khỏe mạnh dễ nuôi. Một thời gian sau, cháu gái lớn Vũ Anh (con gái đầu lòng của Lê Duẩn và bà Nga, lưu học sinh ở Liên Xô cũ, đã mất), con trai thứ hai Lê Kiên Thành đều sang Bắc Kinh với mẹ.
Chất giọng bà vẫn nhẹ tênh. Nhưng sức nặng khó đong đếm.
…Ba chị em có nhau. Tôi cũng vui vui vì có các con bên cạnh nhưng bận vô kể. Tôi làm việc như cái máy làm sao chăm con chăm việc cho đúng giờ. Sáng tôi dậy lúc 4 giờ 30 phút, làm vệ sinh cho Vũ Anh 15 phút, cho Thành 15 phút. Cho 2 đứa ăn sáng xong, tôi cho thằng út dậy. Vệ sinh cho con. Cho con bú. Đúng 7 giờ tôi có mặt tại phòng làm việc. Chiều đi làm về tôi tắm rửa cho các con, xong cho đứa ăn, đứa bú. Đúng 7 giờ tối các con vô mùng ngủ. Tôi đi học Trung văn tới 11 giờ đêm mới về. May cái thằng bé cũng dễ nuôi, không hay khóc. Tôi đặt tên là Lê Kiên Trung. Chữ Trung ở đây là trung trinh để thể hiện tình yêu vợ chồng tôi.
Thời gian này, bà luôn nhận được thư ông. Mà như bà bộc bạch, đó là nguồn động viên hữu hiệu kịp thời.
Tôi may mắn được bà cho coi vài bức. Khi ấy và cho mãi sau này, tôi luôn thường trực một cảm giác ngạc nhiên đến sững sờ! Bởi với cương vị Tổng Bí thư của Đảng, công việc bộn bề, nhưng ông đã biết cách vượt thoát lên những biến cố gia đình, đồng cảm sẻ chia theo cái cách riêng của ông, ứng và xứng với tầm vóc vị thế của mình trước những đau khổ tất tả của người vợ miền Nam nơi đất khách quê người.
...
Anh thương em, thương nhiều lắm. Em đừng thấy một vài biểu hiện bên ngoài hoặc một vài điều gì không may, không hay xảy ra mà sinh những ý nghĩ có thể hiểu lầm anh. Vì một lần hiểu lầm như vậy có thể tổn thương một ít tình yêu của anh với em. Mà tình yêu cũng giống như mọi của cải quý giá khác của con người cần phải bồi dưỡng và súc tích luôn luôn. Chúng ta phải tìm đủ mọi cách để xây đắp ngày càng lớn càng sâu tình yêu của chúng ta. Hạnh phúc là tình yêu là tấm lòng thiết tha thương nhau, chết sống không bao giờ và không thể bỏ nhau. Đến một lúc thì tình yêu không phải là hạnh phúc vật chất và vật chất cũng không phải là cơ sở nữa mà chính là tấm lòng yêu nhau quý nhau, hiểu biết chân tình ý nghĩ đầy đủ của nhau.
Người đàn bà là một linh hồn để xoa dịu những nỗi khổ đau của con người.
Em phải là người đàn bà ấy.
Người đàn bà là bài thơ là bản nhạc hay. Một bông hoa tươi đẹp thơm tho, một luồng gió mát. Người đàn bà là người có hằng hà sa số tình thương, là người bạn tốt nhất đẹp nhất của người chồng. Em phải là người đàn bà ấy. Em tin ở anh. Anh tin ở em. Chúng ta yêu nhau nên tin nhau. Em cố gắng lên. Anh rất vui sướng thấy em hiểu anh nhiều, thương anh nhiều.
Ngày 25-12-1960
Lê Duẩn
Thời gian học Đại học Bắc Kinh, vì bận bà đã cho hai con về nước với chồng, chỉ giữ đứa út ở lại. Sau đó đứa út cũng ốm đau sài đẹn luôn, để có thời gian cho việc học, bà đành gửi con về nốt.
...
Anh viết thư này cho mình để nói lại với mình rằng anh tin mình, anh tin mình vô hạn vì anh biết mình thương anh vô hạn. Anh tin ở người đồng chí yêu quý của anh. Anh tin ở người vợ thương yêu của anh. Anh tin ở người mẹ hiền lành âu yếm của mấy con yêu quý của chúng ta. Anh tin chắc chắn rằng mình sẽ phấn khởi vui vẻ trong việc học hành chăm lo bồi dưỡng sức khỏe như mình đã hứa với anh. Khi gặp anh, mình sẽ học giỏi mạnh khỏe, đẹp đẽ hơn trước nhiều nhiều...
Mấy con đi nghỉ mát. Trung, Thành và Vũ Anh thích tắm biển lắm. Trung biết nhiều lắm và biết ba thương nên hay làm nũng tìm mọi cách để được ngủ với ba.
Khi nằm với ba, Trung hay đùa và thích nghe chuyện đời xưa.
Chúc mình học giỏi và vui vẻ
Hôn mình nhiều, nhiều lắm
Lê Duẩn
Về các con ông viết vậy cho bà an tâm. Sau này về nước bà mới hay, ông và các đồng chí bảo vệ thư ký đã phải vất vả rất nhiều trong việc nuôi dạy chăm sóc ba đứa con. Con gái Vũ Anh đau yếu, ông làm cho con một tễ thuốc bắc. Để con gái uống đúng cữ là cả một việc gian nan.
Ông thương quý, thậm chí rất cưng chiều cậu con út... Có bé Trung bên cạnh bận bịu nhưng cũng có cái hay. Chú bảo vệ kể lại, anh Ba thường làm việc miết có khi gần sáng mới đi nghỉ. Những lúc như vậy, vì nể không tiện nhắc để Anh Ba giữ sức khỏe, các chú thả thằng bé lên... Bé Trung ngồi bên bố rất ngoan không quấy khóc gì nhưng gà gật ngáp ngắn ngáp dài. Ông đành bế con lên giường, hai cha con cùng đi ngủ!
Tổng bí thư Lê Duẩn, Bà Bảy Vân, Lê Vũ Anh, Lê Kiên Thành, Lê Kiên Trung, Nguyễn Thụy Nga
Bút tích bà Bảy Vân trao đổi với tác giả. Ảnh: tác giả Xuân Ba cung cấp
Trong căn hộ của bà ở Phú Mỹ Hưng, chuyện lại nối chuyện...
Thời gian tôi ở bên đó anh có đi họp Hội nghị quốc tế với Bác Hồ. Lần ấy, vợ chồng tôi được đi với Bác chơi công viên. Đến bên một cây cổ thụ một gốc có hai nhánh vươn lên thẳng đứng. Bác gọi anh và tôi lại. Bác bảo: “Nào, nào. Cô chú hãy đến đây chụp một bức ảnh. Vợ chồng phải như chim liền cánh cây liền cành như gốc cổ thụ này”.
Liền cánh, liền cành? Bà như nghẹn ngào kèm cái thở dài rằng cả cuộc đời chồng vợ, bà chỉ được sống bên ông gần ông chỉ vỏn vẹn ba năm mấy tháng chi đó.
Nhưng có lẽ là chất lượng sống chứ chẳng phải sự hằng sống? Thời gian thực bên nhau của hai người khó quy thành một đại lượng thời gian tầm thường? Người đàn bà ấy không có trọn quỹ thời gian để chuyên tâm cho chồng con mà phải gánh cả việc nước. Thời buổi này tìm đâu ra được một phụ nữ cắn môi đến bật máu nén nỗi đau rời chồng và 3 đứa con dại trên đất Bắc một mình đoạn trường thui thủi trở lại chiến trường miền Tây Nam Bộ trên con tàu không số huyền thoại?
Lan man nghĩ đến những duyên do để tôi may mắn có buổi gặp bà buổi ấy có thể là anh Lê Kiên Thành, con trai bà chắp nối giới thiệu. 
Trong đời viết cũng như đời thực chả lấy gì làm may mắn của mình, những người như chị Nga đếm không quá trên 10 đầu ngón tay. Một bạn văn khi khuyến khích tôi nên gặp bà đã bộc bạch thế…
Xuân Ba

5 lần, 7 lượt bị thương lái Trung Quốc "đánh úp", nông dân Việt vẫn mắc bẫy

Pha Lê | 

5 lần, 7 lượt bị thương lái Trung Quốc "đánh úp", nông dân Việt vẫn mắc bẫy
Nguồn: Internet

Rất nhiều lần bà con nông dân Việt bị thương lái Trung Quốc "bỏ bom", không thu mua nông sản dẫn đến tình trạng hư hỏng, mất giá, kinh doanh thua lỗ.

Chuyện thương lái Trung Quốc mua hàng với giá cao, sau đó lại đột ngột ngừng mua, trả giá bọt bèo khiến cho nông phẩm của bà con nông dân Việt rơi vào tình trạng khốn đốn, điêu đứng đã không còn là chuyện lạ.
Thế nhưng, sau rất nhiều lần bị "đánh úp" như vậy, người nông dân Việt vẫn bị mắc bẫy, tự đẩy mình vào cảnh "dở khóc, dở cười".
Lợn "ăn cả sổ đỏ, ăn thịt người"
Những ngày gần đây, tại thủ phủ nuôi lợn lớn nhất miền Bắc – đang lao đao vì lợn ế, lợn rẻ do thương lái Trung Quốc bỗng dưng ngừng nhập hàng.
Thịt lợn bỗng chốc giảm giá thảm hại mà vẫn không thể bản được. Nếu như trước đây giá lợn thịt thấp nhất cũng ở mức 40.000 đồng/kg lợn hơi thì đến nay giá lợn giảm đến tận đáy, chỉ từ 28.000 - 30.000 đồng/kg lợn hơi. Thậm chí, mấy ngày này chỉ còn 17.000 đồng mỗi kg mà không có người mua.
Trước đó, nhiều hộ nông dân cắm sổ đỏ lấy vốn kinh doanh, khi giá xuống thấp kỷ lục, mỗi đàn lợn xuất chuồng, lỗ hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng.
"Ngày trước lợn ăn khoai, ăn sắn giờ lợn ăn hết sổ đỏ, ăn cả thịt người rồi!", anh Nguyễn Văn Hiếu ở xã Tân Tiến - một người nuôi lợn chia sẻ.
5 lần, 7 lượt bị thương lái Trung Quốc đánh úp, nông dân Việt vẫn mắc bẫy - Ảnh 1.
Thịt lợn giảm giá mạnh (Hình minh họa)
Dưa hấu cũng phải "giải cứu"
Trong những ngày cuối tháng 3 vừa qua, khi người dân Quảng Ngãi bước vào vụ thu hoạch dưa hấu cũng là lúc thị trường rơi vào tình trạng ảm đạm.
Với năng suất khoảng 2,5 đến 3 tấn/sào, sản lượng dưa thu hoạch trong vụ đầu năm nay đạt khoảng 24.000 tấn.
Tuy nhiên, khi dưa chín, do không có người mua, nên giá dưa rớt mạnh, nhiều hộ nông dân ở các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Trà Bồng, Mộ Đức, Đức Phổ... phải bỏ dưa ngoài đồng, chưa thu hoạch hoặc sử dụng làm thức ăn cho trâu, bò ăn thay cỏ!
5 lần, 7 lượt bị thương lái Trung Quốc đánh úp, nông dân Việt vẫn mắc bẫy - Ảnh 2.
Dưa hấu chính không có thương lái thu mua, người dân đổ cho bò ăn (Ảnh: Zing)
Lý giải về điều này, Bộ Công thương cho biết, Trung Quốc vốn là thị trường tiêu thụ mạnh của Việt Nam, tuy nhiên, sản lượng dưa của Trung Quốc trong những năm gần đây cũng tăng mạnh do quy hoạch phát triển của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc.
Bên cạnh đó, hiện dưa hấu nhập khẩu từ Lào và Myanmar qua các cửa khẩu của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đang cạnh tranh với dưa hấu của Việt Nam do có giá rẻ hơn.
Ngoài ra, người tiêu dùng Trung Quốc có xu hướng lựa chọn trái dưa nhỏ vừa phải với trọng lượng khoảng 3 - 4kg/quả, trong khi dưa hấu Việt Nam thường có trọng lượng cao hơn nên sức tiêu thụ bị hạn chế.
Trước tình trạng trên, để gỡ khó cũng như hỗ trợ bà con nông dân, siêu thị Big C cũng như Tập đoàn Hòa Phát đã giải cứu, thu mua hàng trăm tấn dưa hấu cho bà con Quảng Ngãi.
Trung Quốc ngưng thu mua, chuối đổ cho… dê ăn
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai, toàn tỉnh có 1.700 ha chuối cấy mô, tập trung ở các huyện Trảng Bom, Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú. Chuối thành phẩm chủ yếu được nông dân bán cho thương lái chuyển qua thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, đầu tháng 2/2017, người trồng chuối tại Đồng Nai như ngồi trên đống lửa khi chuối rớt giá và không bán được. Nguyên nhân là do, sau Tết Nguyên đán, thị trường Trung Quốc không thu mùa hàng khiến chuối chín, rụng trên cây,
Giá chuối giảm 10 lần từ mức 10.000 - 15.000 đồng/kg chỉ còn 1.000 - 1.500 đồng/kg. Nếu có người thu mua thì tiền bán chuối cũng không bù lại được chi phí bỏ ra để thuê nhân công thu hoạch. Chính vì vậy, hàng chục hecta chuối của người dân tại các huyện Trảng Bom, Thống Nhất chín rục trên cây.
5 lần, 7 lượt bị thương lái Trung Quốc đánh úp, nông dân Việt vẫn mắc bẫy - Ảnh 3.
Chuối chín đem cho dê ăn (Zing)
Đó chỉ là một vài trường hợp điển hình về tình trạng cung vượt cầu cũng như là chiêu trò tạo sốt ảo đẩy giá rồi đột ngột ngừng thu mua nông phẩm của các thương lái Trung Quốc Tại thị trường Việt Nam.
Để đối phó với tình trạng trên, các doanh nghiệp cũng như bà con nông dân phải nắm bắt sát các chỉ thị cũng như thông tin của Bộ Công thương nhắm cập nhật tình hình thị trường một cách nhanh nhất, tránh những thiệt hại không đáng có.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần có các phương án phát triển nông nghiệp bền vững, tìm cách liên kết với các doanh nghiệp trong nước để tìm đầu ra cho nông phẩm, có các biện pháp hỗ trợ bà con nông dân vượt qua giai đoạn khó khăn của thị trường.
theo Trí Thức Trẻ

Cảnh báo của Giám đốc BV K trung ương: Khi có dấu hiệu sau, 80% là đã mắc ung thư vú

Bảo Thy | 

Cảnh báo của Giám đốc BV K trung ương: Khi có dấu hiệu sau, 80% là đã mắc ung thư vú

PGS Trần Văn Thuấn – Giám đốc Bệnh viện K trung ương khuyến cáo 7 dấu hiệu của ung thư vú, trong đó, nếu thấy có hiện tượng chảy dịch máu thì 80% khả năng là đã mắc ung thư.

Căn bệnh nguy hiểm đang gia tăng nhanh chóng
Theo PGS Thuấn, ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới. Ước tính mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu ca mới mắc ung thư, trong đó riêng bệnh ung thư vú chiếm tới 1,2 triệu ca.
Ở nước ta, mỗi năm trên toàn quốc có khoảng 126.000 ca mới mắc và 94.000 trường hợp tử vong do ung thư, thì riêng ung thư vú chiếm khoảng 11.000 ca mới mắc và trên 5.000 trường hợp tử vong.
PGS Thuấn cho biết, xu hướng mắc bệnh ung thư vú ngày một gia tăng, ví dụ năm 2000, thống kê khi đó 100.000 phụ nữ mới có khoảng 18 người mới mắc thì đến năm 2010 con số này đã lên lên tới 30 người, tức là đã tăng lên gần gấp đôi sau 10 năm. Đặc biệt bệnh ung thư vú ở nước ta ghi nhận ngày càng trẻ hoá.
PGS Thuấn tâm sự, tại Bệnh viện K trung ương đã điều trị cho không ít những cô gái chỉ ở tuổi 20, 21 đã bị ung thư vú. Cái khó nhất là chưa thể xác định được nguyên nhân trẻ hoá độ tuổi mắc bệnh.
Ước tính đến năm 2020, chỉ tính riêng ung thư vú thì số trường hợp mới mắc lên khoảng 23.000 ca.
PGS Thuấn cho biết, trong thời gian tới Viện nghiên cứu và phòng chống ung thư sẽ phối hợp với nhiều đơn vị khác để có thể nghiên cứu tìm được các nguyên nhân vì sao dẫn đến hiện tượng trẻ hoá ung thư vú.
Bệnh nhân ung thư vú tại Việt Nam đa số phát hiện muộn, bởi vì người dân không có thói quen tự kiểm tra vú và đi khám sàng lọc ung thư vú.
Cảnh báo của Giám đốc BV K trung ương: Khi có dấu hiệu sau, 80% là đã mắc ung thư vú - Ảnh 1.
(Ảnh minh họa)
Hãy nhớ dấu hiệu
Theo PGS Thuấn để phát hiện sớm căn bệnh này, các chị em nên tự khám vú sau chu kỳ kinh nguyệt khoảng 5 ngày.
Đặc biệt là từ 40 tuổi trở lên nên đi khám sức khỏe định kỳ và nên quan tâm đến khám tầm soát phát hiện ung thư vú để nếu có mắc bệnh thì có thể điều trị kịp thời, đúng phương pháp.
Các dấu hiệu của ung thư vú:
- 1 bên vú dày chắc hơn bên kia
- Tụt núm vú
- Da vùng vú bị lồi lõm, co kéo bất thường
- Thay đổi màu sắc trên da của vú
- Chảy dịch 1 bên vú (khi chảy dịch máu thì khả năng 80% mắc bệnh ung thư)
- Đau hoặc đỏ vú
- Hạch nách hoặc hố thượng đòn
Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ chỉ định chụp nhũ ảnh cho phép phát hiện ung thư vú từ lúc khối u chưa xuất hiện trên ngực người phụ nữ - tức là phát hiện ở giai đoạn tiền lâm sàng và đương nhiên những trường hợp như vậy thì chúng ta hoàn toàn có thể chữa khỏi được.
Ngoài ra, với những trường hợp chị em có tiền sử gia đình mắc ung thư vú như mẹ, chị em gái trong nhà và khi xét nghiệm gen ung thư vú (cụ thể gen BRCA1, BRCA2) dương tính thì nên đi khám định kỳ sớm hơn và thậm chí chụp cộng hưởng từ thay vì chụp nhũ ảnh để phát hiện ung thư vú.
Cách tự khám vú với chị em phụ nữ trên 20 tuổi
Đứng hoặc ngồi trước gương:
Hai tay xuôi, quan sát các thay đổi ở vú như u cục, dầy lên, lõm da hoặc thay đổi màu sắc da.
Đưa tay ra sau gáy, sau đó quan sát lại.
Chống hai tay lên hông, làm cử động cơ ngực lên xuống bằng động tác nâng vai lên hay hạ vai xuống. Động tác này làm cho các thay đổi nếu có sẽ rõ hơn.
Quan sát ở cả tư thế chính diện và nghiêng.
Cảnh báo của Giám đốc BV K trung ương: Khi có dấu hiệu sau, 80% là đã mắc ung thư vú - Ảnh 2.
Hình ảnh tự khám vú
Sờ nắn khi đứng hoặc ngồi
Đầu tiên, hãy đưa tay phải ra sau gáy. Dùng tay trái sờ nắn vú phải, 4 ngón tay (trỏ, giữa, áp út, út) đặt sát vào nhau thành một mặt phẳng, ép đều lên các vùng khác nhau của tuyến vú vào thành ngực theo hướng vòng xoáy ốc từ đầu vú trở ra ngoài.
Kiểm tra từng vùng của vú và cả nách. Nặn nhẹ đầu vú xem có dịch chảy ra không. Sau đó tiến hành tương tự với vú bên trái.
Sờ nắn khi nằm
Hãy nằm ngửa một cách thoải mái, đặt một gối mỏng ở dưới lưng bên trái và dùng tay kiểm tra như thao tác đứng trước gương ở trên. Lần lượt đổi bên thực hiện khám bên vú còn lại.
PGS Thuấn cho biết, để phòng bệnh ung thư vú, chị em nên có chế độ ăn hợp lý, tăng cường hoa quả và rau xanh, hạn chế tối đa mỡ động vật, kết hợp với tập luyện tránh thừa cân, béo phì.
Hạn chế việc dùng thuốc nội tiết thay thế khi mà chuẩn bị bước sang tuổi mãn kinh, bởi lẽ nếu dùng lâu dài - đặc biệt là các trường hợp dùng quá 10 năm thì có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 4-6 lần so với phụ nữ không có tiền sử như vậy.
theo Trí Thức Trẻ

HÀNH TĂM, THẦN ĐƯỢC CỦA DÂN NGHỆ

“Thần dược” đến từ miền Trung chữa cực nhiều loại bệnh mà rất ít người biến đến, những ai nơi đây thì chắc chắn không hề xa lạ với loại thực phẩm bé như “viên ngọc trai” này

114
Hành tăm là loại thực phẩm có nhiều ở miền Trung, người dân nơi đây dùng nó để nấu ăn và chữa trị rất nhiều căn bệnh. Nó là loại hành củ bé, có tính nóng, vị cay, thường được dùng làm gia vị và còn là vị thuốc chữa ‘bách bệnh’ trong Đông y.
Hành tăm hay còn gọi là hành trắng, củ nén, tên khoa học là Allium schoenoprasum một loại thực vật thuộc họ hành. Được trồng ở nhiều nước châu Âu, châu Á, và Bắc Mỹ. Hành tăm thường được dùng làm gia vị. Trong Đông Y còn có tác dụng như 1 vị thuốc.
Hành tăm thu hoạch vào mùa hè thu, thường được dùng tươi cũng có khi ngâm rượu và sắc uống. Ở nước ta hiện nay hành tăm được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, nhất là Nghệ An và Hà Tĩnh.
Không chị là một gia vị, hành tăm còn là một vị thuốc chữa bách bệnh
Theo Đông y, hành tăm có tính nóng, vị cay, mùi hăng nồng, có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát khuẩn, giải độc, trị cảm hàn, côn trùng cắn và ngộ độc chì. Khi bị cảm hàn có thể giã nát một nắm hành tăm cho vào cháo ăn lúc đang nóng có thể giải cảm. Khi đi dưới trời mưa về bị ướt ăn cháo hành cũng có tác dụng phòng cảm lạnh. Sau đây là một số bài thuốc từ hành tăm:
Trị cảm hàn: Hành tăm giã nhỏ hoà nước ấm uống trong và đánh gió bên ngoài.
Trị rắn độc và sâu bọ cắn: Dùng 7 củ hành tăm nhai nuốt nước lấy bã đắp vào nơi bị cắn cấp thời, rồi chạy thuốc khác.
Phòng cảm lạnh: Đi mưa về nhai một nắm hành tăm rồi nuốt với 1 chén rượu trắng.
Bị thương ứ máu: Dùng củ hành tăm nấu nước rửa, sau đó giã củ tươi rịt vào.
Trị cảm do thời tiết (nóng rét, đau đầu, ngạt mũi): Nấu cháo gạo tẻ, giã 20 củ hành tăm cho vào chảo, thêm 1 thìa giấm ăn khi còn nóng.
Trị trướng bụng, bí tiểu tiện: Giã hành tăm sao nóng đắp vùng bụng dưới (vùng bàng quang). Trẻ nhỏ bí đái dùng củ hành tăm 4g giã giập chưng cách thủy với 1 chén con sữa mẹ, cho uống nóng (bỏ bã).
Ho gà: Củ hay lá hành tăm giã nhuyễn với đường phèn hấp cơm hoặc chưng cách thủy, chắt nước uống.
Bị trúng gió cấm khẩu: Giã 10g hành, ép lấy nước, dùng lông gà quét nước hành vào cổ họng cho nôn hết nhớt ra.
Lòi dom (thoát giang): 10 tép hành tăm giã nhuyễn xào nóng để xông (sau khi đã rửa sạch hậu môn).
Ngộ độc thức ăn, ngộ độc chì: 6g hành tăm giã nhuyễn hòa rượu uống.
Thổ tả nguy cấp: Giã nát 100g hành tăm sao nóng lên rồi chườm lên rốn, khi hành nguội thì thay mới, làm vài lần trong ngày sẽ khỏi.
Côn trùng chui vào tai: Vắt nước củ hành nhỏ vào tai côn trùng sẽ tự chui ra.
Nghẹt mũi, thở không thông: Lấy 1 ít hành tăm sắc lấy nước uống ngày 2-3 lần, vài ngày sẽ khỏi.
Giun chui ống mật: Lấy 80g hành giã nát, vắt nước cốt trộn với 40ml dầu vừng hoặc dầu lạc để uống.
Trị chứng chảy máu cam: Nấu cháo với 100g hành tăm để cả rễ rồi cho thêm ít dấm, ăn nóng.
Trị trẻ em hói đầu: Nấu nước hành tăm gội đầu rồi giã nát rồi trộn với ít mật bôi lên chỗ hói.
Chữa mụn nhọt: Củ hành tăm nướng rồi giã nát đắp vào mụn nhọt khi còn nóng.
Chữa tai biến mạch máu não: Ngay khi mới bị, giã nát nắm hành tăm trộn với nước tiểu trẻ em chắt lấy nước uống.
Chữa viêm tuyến vú: Hấp 20-30g hành tăm đắp chườm vào chỗ bị đau.
Chữa xơ vữa động mạch: 60g hành tăm, giã nát đun với 60g mật ong sau khi nguội cho vào bình đã khử khuẩn để dùng dần. Mỗi lần 5-7g hòa với nước sôi uống 2 lần/ngày.
Chữa đau thần kinh sườn: 100g củ hành tăm tươi, 2 củ gừng sống, 2 miếng củ cải trắng đem giã nát, sao nóng cho vào khăn vải đắp vào chỗ đau.
Chữa viêm khớp: 60g củ hành tăm, 15g gừng già giã nát, cho rượu trắng vừa đủ, đánh đều đắp vào chỗ đau.
Chữa tay chân tê: Củ hành tăm 62g, gừng 16g, ớt 3g, đun nước uống. Ngày 2 lần.
Lưu ý: Hành tăm không được dùng chung với mật ong (sẽ gây buồn nôn, chóng mặt), kỵ với thuốc thường sơn, thục địa, sinh địa. Tháng giêng không nên ăn nhiều hành tăm vì dễ bị chứng phong chạy trên mặt.
Cách bảo quản hành tăm
Để hành khô vào rổ thưa, để nơi thoáng mát, lâu lâu phơi chỗ râm mát cho thoáng. Khi dùng bạn chỉ cần xoa xoa trong lòng bàn tay là lớp vỏ ngoài bong tróc hết rất dễ dàng.
Nếu để giải cảm bạn nên ngâm hành tăm với rượu để dùng dần. Khi bị cảm chỉ cần mang ra uống kết hợp xoa lên người thì giải cảm rất nhanh.
Theo Songkhoe

Vụ Đinh La Thăng: Ván cờ sinh-tử chỉ mới bắt đầu

Đinh La Thăng (trái) và Nguyễn Phú Trọng.
Đinh La Thăng (trái) và Nguyễn Phú Trọng.

Không bắn pháo hoa!

Lễ kỷ niệm 30 tháng Tư “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” năm 2017 đặc biệt chưa từng thấy: cùng vào cuối giờ chiều ngày 27/4 khi các tờ báo trong nước được Ủy ban Kiểm tra trung ương “phát lệnh nổ súng” để đăng nguyên bản kết luận kiểm tra hàng núi vụ việc bị xem là “rất nghiêm trọng” tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) cùng trách nhiệm của đương kim ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng, một phó chủ tịch của chính quyền TP.HCM là bà Nguyễn Thị Thu đã như ngậm ngùi thông báo với báo giới “Ban bí thư không cho phép thành phố tổ chức bắn pháo hoa 15 phút vào đêm 30/4”, dù trước đó thành phố này đã làm văn bản xin “bắn”.

Không có lời giải thích nào từ Ban bí thư của ông Đinh Thế Huynh về việc không cho bắn pháo hoa, nhưng một phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao của TP.HCM đã tiết lộ: tùy vào tình hình thực tế, chính trị xã hội và mỗi giai đoạn khác nhau…

Hoàn toàn không phải lý do “tiết kiệm” cho số tiền chỉ khoảng một chục tỷ đồng chi phí bắn pháo hoa - chỉ bằng 1/340 so với khoản lỗ mà Trịnh Xuân Thanh đã gây ra tại PVC - một doanh nghiệp con thuộc Petro Vietnam từ thời ông Đinh La Thăng còn là Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Có thể cho rằng đây là lần đầu tiên TP.HCM kỷ niệm lễ 30/4 mà không được bắn pháo hoa, trong khi bầu không khí trước ngày này dường như không có gì bất thường về mặt an ninh. Cũng chưa thấy dấu hiệu nào để hình thành một “làng kháng chiến Đồng Tâm” tại thành phố này…

Vậy thì sợ gì mà không “bắn”? “Nội bộ” chăng?

Có vẻ “bài học Quân khu 9” vào thời gian trước đại hội 12 cùng vụ “tướng chữa bệnh” Phùng Quang Thanh vẫn còn nguyên ám ảnh.

Chiến thắng thứ hai

Một nỗi ám ảnh khôn nguôi đã đặc cách dành cho Tổng bí thư Trọng từ sau đại hội 12, cho dù ông đã lau được nước mắt trước đối thủ chính trị số một là ông Nguyễn Tấn Dũng.

Nỗi ám ảnh ấy còn đeo đẳng ghê gớm, đã trở nên cao trào mất ngủ bằng vụ biến mất cực kỳ thách thức của Trịnh Xuân Thanh. Cho dù ông Nguyễn Tấn Dũng đã cam kết trở thành “người tử tế”, vẫn còn không thiếu kẻ luôn chực chờ gây hậu họa cho ông Trọng.

Cuộc chiến “chống tham nhũng” của tổng bí thư cũng bởi thế đã dần hóa thân vào ân oán quyền lực và thể diện.

Nhưng phải mất đến một năm một quý từ sau đại hội 12 rạng rỡ thắng lợi, Tổng bí thư Trọng mời giành được chiến thắng thứ hai.

Bài bản được lặp lại phong cách của Vương Kỳ Sơn của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung Quốc mà ông Nguyễn Phú Trọng đã dẫn đoàn “học tập” vài năm trước: dù không có được nhân chứng Trịnh Xuân Thanh, cũng chẳng trưng ra lời khai nào của Vũ Đức Thuận - nguyên trợ lý của Đinh La Thăng, vẫn còn sờ sờ ra đó một núi hậu quả bị cho là trách nhiệm của ông Thăng thời còn tại vị nơi Petro Vietnam, chưa kể một “hình án” có dấu hiệu rất rõ là 800 tỷ đồng mà Petro Vietnam góp vào Ngân hàng Đại Dương của Hà Văn Thắm đã hoàn toàn biến mất.

Không phải Bộ Công an có vẻ khá chậm chạp ngay cả khi tổng bí thư đã “tự cơ cấu” vào Thường vụ đảng ủy công an trung ương vào tháng 9 năm 2016, mà Ủy viên bộ chính trị Trần Quốc Vượng của Ủy ban kiểm tra trung ương mới bắt buộc phải nổi lên như một Vương Kỳ Sơn của Việt Nam.

Khó mà hình dung khác hơn, cử chỉ Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố kết luận về Petro Vietnam ngay trước khi Hội nghị trung ương 5 của đảng cầm quyền diễn ra là có chủ ý. Cùng nhận định “rất nghiêm trọng” của ủy ban này đối với vụ Petro Vietnam, việc Ủy ban Kiểm tra trung ương nêu đề nghị chính thức gửi Bộ chính trị và Ban bí thư về “kỷ luật đồng chí Đinh La Thăng” tất sẽ dọn đường cho Hội nghị trung ương 5 bỏ phiếu kỷ luật Bí thư TP.HCM.

Nếu thông tin dư luận về việc Ban bí thư đã thống nhất kỷ luật ông Đinh La Thăng với mức độ “cảnh cáo về mặt đảng” là đúng, mức kỷ luật tại Ban chấp hành trung ương thông thường sẽ không nhẹ hơn. Và chỉ cần có thế, đương nhiên chức bí thư thành ủy TP.HCM sẽ một sớm một chiều bị tước khỏi tay ông Đinh La Thăng. Để trong trường hợp khả quan nhất, ông Thăng cũng chỉ nhận được một chức vụ “làng nhàng” nào đó trong bộ máy trung ương - gần giống với đương kim Trưởng ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình, nhưng có lẽ thấp hơn ông Bình.

Còn nếu nặng hơn, đó sẽ là “cách chức về mặt đảng”, thậm chí khai trừ đảng và mở đường đến truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan những vụ việc tại Petro Vietnam. Khi đó thì đừng có nghĩ gì đến việc tồn tại trong Bộ Chính trị, thậm chí trong Ban chấp hành trung ương.

Báo nhà nước Việt Nam, bỉ bôi thay, đang rầm rộ khởi phát một chiến dịch “xét lại Đinh La Thăng”, cho dù chỉ mới năm ngoái chính những tờ báo này đã tung hô ông Thăng lên tới mây xanh, còn gần đây nhất lại câm bặt vụ nông dân Đồng Tâm, Hà Nội phản kháng triều đình.

Nếu vụ ông Đinh La Thăng diễn ra “đúng quy trình” và theo đúng tuyên ngôn “kỷ luật vài người để cứu muôn dân” của ông Trọng, bàn cờ chính trị Việt Nam sẽ được “tái cơ cấu” thấy rõ: cùng với ông Thăng, nhân vật thứ hai đã quá mang tai tiếng là Ủy viên bộ chính trị Nguyễn Văn Bình cũng có thể bị “xét lại”. Hoặc ở vào thế “quy thuận triều đình”, ông Bình sẽ ngồi yên tại Ban Kinh tế trung ương cho đến lúc đủ tuổi hưu.

Ván cờ sinh - tử bắt đầu!

Hội nghị trung ương 5 cũng bởi thế có thể mang đến triển vọng “phục thù” cho Tổng bí thư Trọng đối với thất bại không thể cơ cấu hai nhân vật Vương Đình Huệ và Nguyễn Bá Thanh vào Bộ Chính trị tại Hội nghị trung ương 7 - diễn ra vào tháng 5/2013.

Chiến thắng thứ hai của Tổng bí thư Trọng, dù khá muộn màng, vẫn mở toang cánh cửa để ông Trọng có dịp “hội kiến” với cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Có vẻ ông Trọng không còn “đường” nào khác.

Không phải đại hội 12. Giờ đây, ván cờ quyết định sinh - tử mới bắt đầu.

Khỏi phải nói, cũng có thể hình dung ông Nguyễn Tấn Dũng và “dây” của ông đang ở vào thế nguy biến đến thế nào.

Nhưng ông Dũng sẽ làm gì?

Phạm Chí Dũng



(VOA)