Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2017

THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ VỤ NHÀ BÁO DUY PHONG BỊ CA YÊN BÁI BẮT TẠI BÀN NHẬU VÌ NHẬN TIỀN DOANH NGHIỆP ?

Dao Pham Viet đã chia sẻ bài viết của Hoàng Dũng.
Vừa xong
Hoàng Dũng
55 phút
GIAODUC CÓ CỨU ĐƯỢC DUY PHONG?
Chuyện của Duy Phong (người khui ra một loạt các biệt phủ) trong vụ Yên Bái là (tất nhiên là cần kiểm chứng thêm, mời đọc với thái độ dè dặt):
Anh ta được anh bạn quê Phúc Yên, hiện đang sống và làm việc ở Yên Bái (Đài TH tỉnh) mời lên YB với đề nghị cung cấp thêm thông tin YB, thế là lên.
Duy Phong dẫn cô bạn gái lên và ăn uống cùng bạn trong nhà hàng như báo chí đã viết. Việc xuất hiện ông bạn doanh nghiệp cùng lúc hay đến trễ thì không rõ. Nhưng ông bạn doanh nghiệp này đã dúi tiền vào tay DP trong tình trạng DP không còn tỉnh táo (đã xỉn). Cần lưu ý rằng DP và doanh nghiệp kia chưa từng có mối liên hệ nào trước đó.
Khi đã ăn uống no-say, đang ở giai đoạn ăn trái cây tráng miệng (ảnh cho thấy dĩa chuối được bưng ra) thì CA xộc vào bắt. Phía bên cho là bị Duy Phong ép đưa tiền đã chứng minh được với CA là tiền trong người DP là của họ bằng cách đọc số series tiền. Điểm chết người này đã nói lên tất cả: gài bẫy và bị gài bẫy. Nếu doanh nghiệp kia cho tặng tiền DP không có ẩn ý đằng sau thì không thể thuộc được series tiền như vậy. Nếu đó là tiền của DP thì "doanh nhân" kia cũng không thể thuộc dãy số được.
Vụ này dính líu tới Đặng Trần Chiêu - Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái, Phạm Thị Thanh Trà - Bí thư đến mức độ nào thì sẽ phải tùy xem Bộ Công an có nhảy vào cuộc điều tra hay không.
BCA có nhảy vào cuộc hay không, phụ thuộc vào mức độ mạnh mẽ của thế lực đang đứng đằng sau báo GiaoDuc bấy lâu nay.
Báo Giáo Dục muốn cứu được phóng viên của mình, thanh danh của báo mình thì phải làm mọi cách để BCA vào cuộc. Phóng viên các báo khác muốn cứu đồng nghiệp mình thì phải viết thêm nhiều bài về vụ việc, thay vì im lặng hay dè bỉu nạn nhân. Ví dụ như Zing (lại khen Zing) ngay sau khi DP bị nạn thì đăng luôn bài về biệt phủ em gái Trà. Sợ gì?
Kết bài, hình là anh bạn Cong Do - người mời DP lên YB, Công nên xem té đi sớm kẻo nhận đủ những gì Công đã gây ra với DP. Haiz. Bạn bè cái bẹn bà -https://www.facebook.com/profile.php?id=100008225942529

Hoàng Dũng Nóng: 
https://www.facebook.com/nga.nguyen.7121614/posts/853696481473662




Bản full tường trình của nhân chứng vụ nhà báo Duy Phong bị bắt.

Tác giả: NN Long Nguyễn
.KD: Bạn bè trên FB gửi cho Stt này.  Xin đăng những thông tin bước đầu rút ra từ những văn bản viết tay tường trình vụ việc để bạn đọc rõ
————–
 Nếu những văn bản này là thật, có thể tóm tắt như sau:
Phong lên Yên Bái chơi, được Công – người bạn học cũ thời ở Cao đẳng PTTH Hà Nam mời ăn cơm. Bữa cơm có thêm sự xuất hiện của Thực, giới thiệu là công an về hưu, hiện kinh doanh vận tải ở YB. Đây là LẦN ĐẦU TIÊN Thực và Phong gặp nhau, cả 2 không ân oán, hận thù trước đó.
Sau khi cơm rượu no say, Thực cố dúi vào túi Phong 50 triệu, và tiền đã nằm gọn trong túi Phong. Sau đó, Công giả vờ nghe điện thoại, cũng là lúc công an TP YB ập vào bắt tất cả.
Nhắc lại thêm một lần nữa, nếu những văn bản này là thật, và lời nhân chứng là chính xác, thì rõ ràng đây là một vụ cài bẫy thô bỉ. Kể cả khi để điều tra những vụ việc khác thì vẫn là quá khiên cưỡng và chỉ có thể giải thích đc là nghiệp vụ của Công an TP. Yên Bái quá non.
Tôi sẽ xin ý kiến lãnh đạo Báo Lao Động để tham gia làm sáng tỏ vụ việc này. Lúc này, bảo vệ đồng nghiệp là bảo vệ chính mình. Còn bạn?
Ps: Việc Phong có phạm tội trước đó hay không là chuyện khác, tôi chỉ đang nói đến vụ việc cụ thể này.
Share this:Hào Song Trần đã thêm 5 ảnh mới — cùng với Nguyễn Trọng Tạo và 5 người khác tại Công an tỉnh Yên Bái.
VỤ NHÀ BÁO LÊ DUY PHONG: Người trong cuộc tường trình!
Mình tin là Lê Duy Phong quá chủ quann và bị gài bẩy.
Đồng nghiệp, đồng môn ở Đài truyền Hình Yên Bái cùng tham gia lừa Lê Duy Phong (khi say bị đút tiền vô túi). Doanh nhân lại là "công an nghỉ hưu"
Sau loạt bài về "băng đảng ngầm" như thế mà lên Yên Bái đúng "ngày giổ tổ nghề" làm chi rứa trèng?
Nguồn văn bản (25/6/2017) từ Nhà báo Kỳ Duyên (Kim Dung Pham) và có chỉnh lại cho sáng.
Các bác nhấn vào từng hình dễ đọc

ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận

Huyền thoại về nghiệt súc ẩn mình dưới dòng Vàm Nao

25/06/2017 15:07

Sông Vàm Nao là con sông nổi tiếng với nhiều cái nhất. Nào là có nhiều cá khổng lồ có tên trong Sách đỏ Việt Nam nhất; có nhiều cá dữ, cá lạ nhất…

Khi vụ sạt lở kinh hoàng tại sông Vàm Nao (ngày 22.4), khiến 14 căn nhà xây kiên cố bị nuốt xuống sông diễn ra, nhiều người xác định nguyên nhân do tình trạng khai thác cát tràn lan ở đầu và cuối sông từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, cũng không ít người dân địa phương thì thầm cho rằng đó là do "ông Năm Chèo" – một con cá sấu 5 chân ẩn núp dưới lòng sông trở mình gây ra. Vậy "ông Năm Chèo" là ai?
“Vàm Nao nước chảy đứt đuôi xà”
Sông Vàm Nao chảy qua địa phận các xã Kiến An, Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới), xã Tân Trung (huyện Phú Tân), xã Bình Thủy (huyện Châu Phú) của tỉnh An Giang. Sông dài chỉ hơn 7 km, nhưng độ sâu lên đến hơn 17m. Sông Vàm Nao là con sông nổi tiếng với nhiều cái nhất: là con sông duy nhất nối sông Tiền và sông Hậu; ngắn nhất trong hệ thống sông ngòi Việt Nam; có nhiều cá khổng lồ có tên trong Sách đỏ Việt Nam nhất; có nhiều cá dữ, cá lạ nhất…
Theo cuốn sưu khảo “Tân Châu xưa” của Nguyễn Văn Kiềm và Huỳnh Minh biên soạn thì Vàm Nao còn gọi là xoáy Hồi Oa vì nước chảy cuộn xoáy dữ tợn, đến nỗi rắn bơi qua bị xoáy nước cuốn vào vặn đứt đuôi. Nơi đây có loài cá dữ rình rập người bơi qua sông, ghe thuyền bị lật để ăn thịt người. Bởi vậy từ năm 1700, khi Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh phụng mệnh chúa Nguyễn mở cõi về Nam khi đến đây đã tứ danh Vàm Nao là “Thuận Vàm” với mong muốn tai nạn giảm thiểu. Gần 100 năm sau, Bùi Hữu Nghĩa – một vị quan của triều Nguyễn khi bị lưu đày về vùng Châu Đốc, khi đi ngang qua vùng Thoại Sơn, Vàm Nao đã cảm khái: “Một thuyền cầm hạc một mình ta/ Đường hiểm gian nan khắp trải qua/ Núi Sập, sấm rền vang tiếng muỗi/ Vàm Nao, nước chảy đứt đuôi xà…”.
Sông Vàm Nao còn gắn liền với một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc khi năm 1819, Thoại Ngọc Hầu cho đào kênh Vĩnh Tế phân chia biên giới Việt Nam – Campuchia dài hơn 100km ở vùng “Châu Đốc tân cương”. Việc đào kênh giữa chốn đồng không mông quạnh, nhiều sơn lam chướng khí, nên việc ăn uống, thuốc men chữa bệnh thảy đều thiếu thốn thời điểm đó đã khiến gần 7.000 người chết do bệnh tật, kiệt sức; vì thú giữ như sấu, rắn rết… Đặc biệt trong số gần 7000 người chết, có một con số không nhỏ chết do bỏ trốn qua đường sông Vàm Nao bị cá dữ ăn thịt, sóng gió nhấn chìm…
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hầu trong cuốn “Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang” đã kể chi tiết việc này như sau: “Sông Vàm Nao hồi ấy hẹp nhưng độ sâu đáng sợ. Cá mập tránh sóng to của đại giang, vào trầm mình ở đó vô số. Sưu dân đa số là người của miệt dưới, tức Sa Đét, Long Hồ, Trà Vang… Họ muốn trốn về đường đó, vì đây là đường tắt, rừng bụi nhiều và cách xa đường dịch trạm (tức công lộ), không có đồn ải ngăn chặn. Người ta đợi giữa đêm khuya, họp thành đàn cho đông, mỗi người ôm một cây chuối để làm ống nổi rồi nhảy ào xuống nước một lượt mà lội để cho cá không ăn kịp. Họ tính cao như vậy nhưng khi sang đến bờ bên kia, mười người chỉ còn sống sót được có năm ba người và có khi bị cụt mất tay chân…”.
Sau gần 200 năm, Vàm Nao vẫn là “Vàm Nao nước chảy đứt đuối xà” với những tai ươn liên tục đổ xuống đầu người dân. Lão ngư Ba Song, người dân ngụ ở ấp Vàm Nao (xã Tân Trung, huyện Phú Tân) kể: “Những năm lũ lớn, ghe tàu qua ngã ba sông Vàm Nao hay bị sóng lưỡi búa đánh chìm, cứ cách vài ngày lại nghe văng vẳng tiếng khóc, kêu cứu... Những thợ lặn gan lì nhất cũng sợ đánh đổi mạng nên không dám lặn mò xác tàu, xác ghe nằm vất đáy sông, còn dân bản địa dù thuộc làu nhưng qua lại cũng dè chừng”.
Gần nhất, ngày 22.4, một trận sạt lở đã làm 14 căn nhà xây kiên cố trong chớp mắt sập đổ xuống lòng sông vô tăm tích. Và mép sạt lở đã ăn sâu vào đường liên xã khoảng 2m, làm cắt đứt tuyến đường giao thông từ xã Mỹ Hội Đông đi Nhơn Mỹ. Hiện khu vực này tiếp tục có dấu hiệu rạn nứt ăn sâu vào khoảng 1,5m; dài 8m, làm ảnh hưởng đến 11 căn nhà. Chưa hết, theo kết quả khảo sát của Trung tâm quan trắc, Sở TN-MT tỉnh An Giang, khu vực đang xảy ra sạt lở đã xuất hiện hố xoáy dài 380m, ngang 120m, sâu (âm) 42m nên nguy cơ sạt lở vẫn còn tiếp diễn trong thời gian tới.
Huyền thoại về nghiệt súc ẩn mình dưới dòng Vàm Nao - Ảnh 1.
Một góc sông Vàm Nao sau ngày sạt lở. Ảnh: H.V.M
Nghiệt súc “Năm Chèo”
Ông “Năm Chèo” là huyền thoại về một con nghiệt súc – cá sấu 5 chân được người dân vùng Thất Sơn lưu truyền trong dân gian từ hơn 100 năm nay. Nhiều năm trước, chúng tôi may mắn gặp được hậu duệ của người được cho là đã nuôi con nghiệt súc “Năm Chèo” năm xưa. Đó là bà Hồ Thị Cưng, cháu ngoại đời thứ tư của ông Đình Tây (đạo sĩ Bùi Văn Tây, đệ tử thứ ba của Đức Phật Thầy Tây An) ở xã Thới Sơn (Tịnh Biên, An Giang). Bà Cưng đang trông coi nơi thờ tự ông Đình cũng như năm bảo bối mà Đức Phật Thầy giao cho bắt sấu “Năm Chèo” năm đó.
Theo bà Cưng, chuyện bắt đầu từ một lần ông Đình Tây đi hành thiện tới vùng láng (Láng Linh) thì thấy trong một căn chòi rách nát có một phụ nữ chuyển bụng sắp sinh con nhưng lại ở nhà một mình. Thấy hoàn cảnh đáng thương, ông Đình Tây xông xáo cùng mọi người làm vách che, lợp lại mái dột căn chòi. Việc vừa xong thì chồng người phụ nữ này cũng kịp về tới nhà. Cảm kích sự giúp đỡ của mọi người, anh này khoe với ông Đình Tây hai giỏ cá vừa bắt được để lo cho vợ vượt cạn, rồi móc từ túi bên hông ra một con vật nhỏ. Đó là con sấu rất kỳ lạ, da nó trơn bóng chứ không sần sùi, chót mũi có màu đỏ rực, đặc biệt có thêm bàn chân mọc ra từ chân bình thường (móng đeo). Ông Đình Tây thấy hình dạng con sấu kỳ lạ nên thích thú, anh chồng liền tặng ông con sấu này.
Ông Đình Tây về trình với Đức Phật Thầy những việc hành thiện và cho ngài xem con sấu lạ. Vừa thấy con cá sấu, Đức Phật Thầy giật mình, sau đó thở dài bảo ông Đình Tây không nên nuôi con cá sấu này, bởi nó là loài nghiệt súc sẽ làm điều hại bá tánh. Nhưng ông Đình Tây thương xót không nỡ, sau đó lui về đình Thới Sơn, lén nuôi sấu nhỏ ở góc hồ sen trước sân đình. Thấy sấu lớn nhanh, ông lấy dây cột chân nó lại. Càng lớn con sấu càng có tính khí hung bạo, ông liền thay bằng sợi dây xích bằng sắt để nó không thoát được.
Thế rồi sau một đêm mưa to, gió lớn, ông Đình Tây giật mình phát hiện con cá sấu bức xích biến mất. Lần theo sợi dây xuống hồ, ông Đình Tây phát hiện một bàn chân sấu bỏ lại cùng với sợi xích. Hóa ra nó cắn bỏ một bàn chân để thoát thân! Ông Đình Tây bẩm báo Đức Phật Thầy. Ngài điềm nhiên như đã tiên đoán được việc xảy ra và trao cho ông Đình Tây năm món bảo bối gồm hai cây lao, một cây mun cổ phụng, một lưỡi câu và một đường dây băng. Đồng thời, ông Đình còn được truyền “khẩu quyết biệt truyền” để thu phục nghiệt súc.
Một thời gian sau, tin dữ bất ngờ lan truyền trong vùng: Có một con sấu mũi đỏ khổng lồ xuất hiện ở khu vực Láng Linh – nơi năm xưa ông Đình Tây được tặng con sấu nhỏ. Nó to như một chiếc ghe lớn, nổi lên tạo những cơn sóng lớn nhấn chìm xuồng ghe của những người xuôi ngược trên sông. Có lúc nó lên bờ bắt heo, gà nuôi trong chuồng của dân, lúc sát hại người, gây biết bao nỗi kinh hoàng. Ông Đình Tây vội vã gặp Đức Phật Thầy xin thu phục con nghiệt thú, nhưng khi ông đến nơi là sấu lặn mất. Cứ thế nhiều lần, hễ ông về thì sấu lại nổi lên quấy phá làm kinh hồn dân làng. Có người thấy sấu nổi lên liền gọi thất thanh tên ông Đình Tây thì sấu tháo chạy.
Một lần, ông Đình Tây quyết tâm ở lại chờ bắt sấu cho bằng được nhưng ngày qua vẫn không thấy sấu xuất hiện. Ông đứng giữa vùng láng kêu lớn: “Hỡi loài ngặc ngư, nếu thiên cơ được định, ngươi nên nằm yên sám hối tu hành, còn nếu số ngươi đã tận thì mau nổi lên theo ta về”. Ông Đình Tây chờ đến ba ngày vẫn không thấy bóng dáng con sấu đâu, nhưng mãi từ đó về sau, không nghe ai kể sấu nổi lên quấy phá dân làng nữa. 58 năm sau (1914) thì ông Đình Tây viên tịch, đến nay đã trải qua 96 lần lễ giỗ. Bà Cưng cho chúng tôi xem năm bảo bối được Đức Phật Thầy giao cho ông Đình Tây năm xưa, được lộng vào khung kiếng, thờ cúng trang nghiêm.
Hơn 100 năm qua nhưng dân gian vẫn truyền nhau những câu chuyện thực hư về ông “Năm Chèo”. Rất nhiều người vẫn cho rằng ông “Năm chèo” đang ẩn mình trên sông Vàm Nao và mọi tai ươn liên quan đến mạng người, tài sản trên khúc sông này thời gian qua đều do ông “Năm Chèo” gây ra. Ngay như trận sạt lở làm biến mất 14 căn nhà vừa rồi, nhiều người tin đó là do ông “Năm Chèo” trở mình… Sông Vàm Nao đã và đang nhuốm màu huyền thoại.
Theo Tường Minh (Báo Lao Động)

GÓP Ý CỦA PHẠM VIẾT ĐÀO GỬI TT DŨNG TRONG THƯ NGỎ 19/1/2015: "NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM"... VỪA ĐƯỢC TBT TRỌNG, TT PHÚC... NHẮC TỚI

“... Đề phòng miệng dân còn hơn phòng lũ. Đê ngăn mà vỡ, thương tổn ắt nhiều, dân cũng như vậy. Thế nên người trị thủy phải cho sông được khơi thông, người trị dân phải cho dân được bày tỏ. Vậy nên thiên tử xử lý chính sự, phải sai công khanh cho tới liệt sĩ dâng thơ, nhạc quan dâng khúc hát, sử quan dâng sách, thái sư dâng bài trâm, kẻ mù dâng bài phú, kẻ thong manh dâng bài tụng, trăm quan can gián, dân chúng truyền lời, cận thần khuyên nhủ, thân thích góp ý, nhạc – sử bảo ban, bô lão chỉnh sửa, rồi vua cân nhắc. Vậy nên chính sự thi hành mới không trái đạo. Dân có miệng cũng như đất có núi sông vậy, của cải từ ấy mà ra; cũng như đất có chỗ phẳng trũng cao thấp, cái ăn cái mặc từ ấy mà ra. Qua lời truyền miệng, thành bại từ ấy rõ rệt. Làm việc tốt, ngừa việc xấu, ấy là cách tạo ra của cải, ăn mặc vậy. Dân suy nghĩ trong lòng mà phát lời ở miệng, chín chắn rồi làm. Nếu bịt miệng họ, liệu được bao lâu..." (Sử ký Tư Mã Thiên)


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chính phủ kiến tạo không thể chỉ dừng lại ở lời nói




Phát biểu tại Hội nghị “Hà Nội 2017 – Hợp tác đầu tư và phát triển” diễn ra sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Nếu 52 dự án này làm tốt, bằng xã hội hóa nguồn lực tốt nhất, thì Hà Nội sẽ là nơi có hạ tầng giao thông tốt nhất của nước ta.
Thủ tướng Chính phủ: mọi bộ máy cơ sở phải chuyển động, nhạy bén, kịp thời, sâu sắc các quyết sách của cấp Chính phủ và Trung ương. 
Một lãnh đạo TP đã giải quyết thấu đáo yêu cầu chính đáng của DN trong vòng 1 ngày
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng cho biết tinh thần Chính phủ kiến tạo đã nhận được sự hưởng ứng sâu sắc của doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhất là những chuyển biến tốt gần đây ở Hà Nội và nhiều địa phương khác đã cho thấy tinh thần đó đang từng bước lan tỏa. Tại sự kiện, Thủ tướng cũng khẳng định: Chính phủ kiến tạo không thể và không chỉ dừng lại ở lời nói. Chính phủ kiến tạo phải được chuyển hóa thành hành động, từ các ngành, các cấp, từ các tư lệnh ngành và từ các lãnh đạo tất cả các địa phương.
“Nhân đây, tôi cũng nhiệt liệt biểu dương mọi nỗ lực một năm qua của tập thể lãnh đạo, cá nhân lãnh đạo của Hà Nội. Có một doanh nghiệp gần đây đã chia sẻ với tôi một lãnh đạo của Hà Nội đã giải quyết thấu đáo một yêu cầu chính đáng, vì lợi ích của doanh nghiệp và của Hà Nội chỉ trong vòng một ngày qua tin nhắn của người đó, của nhà doanh nghiệp đến lãnh đạo của Hà Nội. Đó chính là hành động kiến tạo của lãnh đạo địa phương.
Qua ví dụ này tôi muốn nhấn mạnh rằng mọi bộ máy cơ sở phải chuyển động, nhạy bén, kịp thời, sâu sắc các quyết sách của cấp Chính phủ và Trung ương. Điều mà nhân dân mong mỏi, doanh nghiệp mong đợi, đó là sự chuyển biến cả hệ thống từ cấp Trung ương đến xã, phường, quận, huyện”- Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Nhấn mạnh lại vị trí và vai trò chiến lược của Hà Nội qua hơn 1.000 năm qua, Thủ tướng cho rằng, Hà Nội là nơi đất lành chim đậu, tích tụ nhiều nét di sản thiêng liêng, tiềm ẩn sức mạnh văn hóa, tri thức và bản sắc độc đáo, cũng là nơi khởi nghiệp của nhiều tinh hoa trong nước và quốc tế. Chính những nguồn lực đó đã giúp Hà Nội thay đổi, phát triển tốt hơn, hiện đại hơn, giúp Hà Nội trở thành động lực tăng trưởng quan trọng trong tiến trình phát triển hội nhập toàn cầu hóa của cả nước, lan tỏa ra các địa phương khác lân cận.
Tăng trưởng kinh tế của Hà Nội 20 năm qua đạt bình quân gần 9,5%/năm, quy mô nền kinh tế của Hà Nội so với cả nước từ chỗ chỉ chiếm 8,2% cách đây 20 năm nay đã tăng lên 13,6%, đóng góp hơn 0,91% vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% của cả nước; đóng góp hơn 16,5% ngân sách hàng năm của cả nước. 
Thủ tướng cũng đánh giá, Hà Nội đang phát huy hiệu quả sức mạnh liên kết phát triển với các tỉnh, thành phố lân cận trong tất cả các lĩnh vực quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại dịch vụ, môi trường… Hà Nội phát triển tốt lan tỏa cả vùng đồng bằng Bắc bộ và vùng Tây Bắc của Việt Nam.
Làm tốt 52 dự án, Hà Nội sẽ là nơi có hạ tầng giao thông tốt nhất của cả nước
Theo đó, hạ tầng của Hà Nội đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, mở mang thuận lợi hơn, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Các trục đường hướng tâm, các trục đường vành đai được mở rộng. Đặc biệt là việc đưa vào sử dụng công trình cầu vượt kết hợp với việc giải tỏa chống lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, đã giúp tình hình giao thông được cải thiện đáng kể. Dù vẫn còn tình trạng tắc nghẽn cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông đô thị, nhưng đó cũng là tín hiệu cho thấy nhu cầu của phát triển ở đây là rất lớn.
“Hiện tại Hà Nội đang tập trung ưu tiên huy động phát triển hạ tầng giao thông. Nhu cầu của Hà Nội về hạ tầng giao thông, nếu 100% thì ngân sách Nhà nước chỉ đáp ứng được 20%. Và Hà Nội đã huy động theo hướng xã hội hóa, tư nhân đầu tư đến 80% là một hướng đi rất đúng. Cũng như 52 dự án trọng điểm của Thành phố, riêng dự án hạ tầng giao thông đô thị có tới 38 dự án, mức đầu tư tới 452 nghìn tỉ đồng, là nơi có cơ sở hạ tầng được đầu tư thuộc nhóm tốt nhất nước. Nếu 52 dự án này làm tốt, bằng xã hội hóa nguồn lực tốt nhất, thì Hà Nội sẽ là nơi có hạ tầng giao thông tốt nhất của nước ta”- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Cụ thể, từ hạ tầng khu công nghiệp cho đến đường bộ, năng lượng, viễn thông và internet, mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của Thành phố đã vươn lên ở vị trí số 2 trên 63 tỉnh, thành. Nhưng dịch vụ công liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp đều có thể thực hiện 100% trên môi trường mạng nhằm tăng tính minh bạch, tiện lợi và tiết kiệm cho doanh nghiệp. Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp đang hoạt động tại Hà Nội, cho thấy mức độ hỗ trợ của Hà Nội và đào tạo lao động của Hà Nội thuộc nhóm tốt nhất cả nước.
Bộ trưởng và Chính phủ cùng xắn tay áo, cùng Hà Nội
“Hà Nội  không chỉ là nơi tập hợp được tinh hoa của “tứ tuyên” như vua Lê Thánh Tông đã nói, mà còn là nơi gieo mầm những ước mơ khởi nghiệp kinh doanh, những hoài bão xây dựng sự nghiệp có tầm ảnh hưởng vượt khỏi biên giới của quốc gia.
Để thu hút được nhiều nhà đầu tư, lôi cuốn những ý tưởng xuất sắc và tầng lớp tinh hoa đến với Hà Nội, chính quyền thành phố cần hành động hiệu quả mỗi ngày, có phương thức kết nối đồng hành, động viên toàn diện sự tham gia sâu sắc của người dân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế và mục tiêu về một HN xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại, bản sắc, hướng tới một thành phố toàn cầu, một Thủ đô có vị trí nổi bật trong lòng cộng đồng ASEAN và rộng hơn”- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng, đây rõ ràng là một động lực để Chính quyền Hà Nội quyết liệt cải cách quản trị các cấp hành chính, xây dựng một bộ máy trách nhiệm, tin cậy và hiệu quả, thông qua việc phát triển và phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, hướng tới kỹ trị, tăng cường trách nhiệm giải trình.
Thứ hai là tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo dựng niềm tin cho nhà đầu tư, cho doanh nghiệp và người dân, tiếp tục nâng thứ hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính, cải cách giáo dục, y tế và dịch vụ khác.
Thứ ba là hiệu quả hóa các công tác quy hoạch, phát triển đô thị đồng bộ tương thích với hạ tầng xã hội, thông qua tăng cường hợp tác, liên kết mạnh mẽ và hợp tác với các địa phương lân cận nhằm tận dụng lợi thế theo quy mô, xóa bỏ sự manh mún và dàn trải trong chính sách phát triển, đề cao nguyên tắc tối ưu hóa các chi phí đối với chi phí sử dụng hạ tầng, đẩy mạnh phân công sản xuất theo chuỗi giá trị liên vùng, liên kết với các chuỗi giá trị quốc gia và quốc tế.
Kết thúc bài phát biểu, Thủ tướng  đề nghị: “Các Bộ trưởng và Chính phủ cùng xắn tay áo, cùng Hà Nội thực hiện quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo này.  Chính phủ và Thủ tướng tin tưởng Hà Nội với cách làm mới, quyết tâm mới, có bước đi và bước phát triển mạnh mẽ, bền vững. Thủ tướng tin tưởng các nhà đầu tư trong nước và quốc tế luôn đồng hành sát cánh cùng Hà Nội, phát huy tiềm lực, nhất là vốn, tri thức”.
(http://infonet.vn/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-chinh-phu-kien-tao-khong-the-chi-dung-lai-o-loi-noi-post230578.info)
Tamnhin.net.vn Tiếp xúc với cử tri Hà Nội ngày 23/6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh điều cốt lõi là phải làm sao tạo chuyển biến trong thực tế cuộc sống.
Cũng tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri Hà Nội đã gửi đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng những ý kiến đóng góp tâm huyết.



Trong

 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng


Ông Vũ Hoan, cử tri quận Đống Đa cho rằng mặc dù công tác phòng chống tham nhũng đã có kết quả tích cực, bước đầu lấy lại niềm tin của nhân dân. Nhưng, nạn lãng phí, lợi ích nhóm vẫn chưa được đẩy lùi, gây nhiều bức xúc.
“Nạn lãng phí, lợi ích nhóm vẫn còn gây nhiều bức xúc trong quần chúng nhân dân. Để phòng chống tận gốc nạn lãng phí, lợi ích nhóm, đề nghị cần thể chế hoá bằng biện pháp cụ thể, công khai, minh bạch”, ông Hoan nói.
Cử tri Nguyễn Công Chất, quận Hai Bà Trưng cho biết hiện nay hầu hết người dân đều rất quan tâm đến vấn đề phòng chống tham nhũng và chờ đợi kết quả xét xử các vụ đại án nổi cộm thời gian qua.
“Dự án trên dưới 10 nghìn tỷ đồng thua lỗ, làm nghèo đất nước. Không phải họ không có năng lực, trình độ mà chính là do thiếu trách nhiệm, có lợi ích nhóm”, ông Chất nói.
Cũng như đại biểu Vũ Hoan, ông Nguyễn Công Chất cho rằng chống tham nhũng phải đi liền với chống lãng phí. Có như thế mới giải quyết tận gốc vấn đề.
Bên cạnh đó, một số đại biểu bày tỏ nhiều băn khoăn với các vấn đề nóng của đất nước như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, nạn phong bì trong bệnh viện chưa được chấm dứt, vấn đề bạo lực học đường, đạo đức xã hội bị xuống cấp, vấn đề quy hoạch thành phố, tinh giản biên chế…
Đáp lời cử tri, Tổng Bí thư cho biết, kỳ họp thứ 3 quốc hội khóa 14 vừa qua đã thành công tốt đẹp. Đặc biệt, kỳ họp lần này đã thông qua Bộ luật Hình sự, đây được coi là một thành công rất lớn.
Đồng tình với ý kiến của cử tri, Tổng Bí thư cho rằng, các vấn đề sau khi được đưa ra chất vấn tại Quốc hội phải có sự thay đổi, chuyển biến tích cực trong thực tế.
“Không chỉ nói hay, nói hay là cần nhưng sau đó phải có chuyển biến trong thực tế cuộc sống, đấy mới là cái cần”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.
Trao đổi với cử tri về vấn đề phòng chống tham nhũng, Tổng Bí thư cho biết, nhờ sự cố gắng chung của cả hệ thống chính trị, công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí thời gian qua đã có những kết quả tích cực bước đầu.
Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều cán bộ cấp cao, kể cả cán bộ đã về hưu vi phạm kỷ luật bị xử lý. Tổng Bí thư nhắc lại đối với một số trường hợp, đó mới chỉ xử lý về mặt Đảng, các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Khẳng định quyết tâm phòng chống tham nhũng, lãng phí, Tổng Bí thư nhấn mạnh đây là cuộc đấu tranh chung của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, của từng cán bộ, đảng viên và mỗi người dân.
Liên quan đến các nội dung chất vấn và trả lời chất vấn trên diễn đàn Quốc hội tại kỳ họp vừa qua, Tổng Bí thư cũng cho rằng 4 nhóm vấn đề đã nhận được hàng nghìn ý kiến cử tri, hàng chục câu hỏi tại chỗ, đại biểu tranh luận thẳng thắn.
"Trước đây phần lớn chỉ hỏi và trả lời, còn giờ thì chuyển nhiều sang tranh luận, không chỉ tranh luận với các thành viên Chính phủ, mà còn tranh luận giữa các đại biểu với nhau", Tổng bí thư nói.

(http://www.tamnhin.net.vn/tong-bi-thu-noi-hay-la-can-nhung-phai-co-chuyen-bien-trong-thuc-te-d2165.html )


Đăng lúc: Thứ bảy - 31/01/2015 22:34 - Người đăng bài viết: nguoivietdiendan


(nguoivietdiendan.com) Hãy đọc lá thư này của nhà văn Phạm Viết Đào, bạn sẽ thấy sự nguy hiểm cho VN sẽ lớn thế nào nếu ngài đương Kim TT VN lại là người nói một đằng làm một nẻo. Nếu ông chống TQ thực, và ủng hộ tự do báo chí, tự do mạng thực, thì tình hình đã hoàn toàn khác cho các Bloger còn đang bị giam giữ rồi Hãy đọc bà "Vòng kim cô" của nhà văn bị bịt miệng này sẽ biết thêm nhiều điều đáng quí.

THƯ NGỎ CỦA NHÀ VĂN/BLOGGER PHẠM VIẾT ĐÀO GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG
 Hà Nội, ngày 19 tháng 1 năm 2015

Kính thưa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng!


Tôi rất mừng vì thấy trong những ngày gần đây, tôi được nghe Thủ tướng phát biểu rất nhiều ý kiến khá thực tế về thực trạng thông tin trên các trang mạng xã hội cùng với những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về cách ứng xử với đời sống thông tin mạng.


Tôi nhận thấy: những ý kiến của Thủ tướng là khách quan, khoa học và có cả sự tinh tế của người am hiểu xã hội thông tin. Tôi hoàn toàn nhất trí và ủng hộ quan điểm của Thủ tướng khi phát biểu với cán bộ giúp việc của Chính phủ về cách ứng xử với thông tin trên mạng xã hội: Không thể ngăn cấm nó!


Trước một hiện tượng tự nhiên – xã hội khi người ta không thể ngăn, cấm thì phải tìm cách ứng xử văn minh – khoa học – nhân văn với chúng. Người Việt Nam có câu: sống chung với lũ… Thủ tướng là người quê gốc Nam Bộ chắc chắn hiểu sâu sắc về triết lý sống này, bởi khi con người ta muốn tồn tại thì buộc phải thích nghi với hoàn cảnh của tự nhiên – xã hội như lũ, lụt là một ví dụ điển hình… Mọi ý chí, tham vọng đi ngược, cưỡng chế lại những xu hướng, trào lưu, quy luật của tự nhiên-xã hội xưa đến này đều dẫn đến những hậu quả tiêu cực…

Tự do ngôn luận là quyền hiến định của tất cả các quốc gia trên thế giới và là một trong các chuẩn mực của một xã hội văn minh. Cha ông ta từng có câu: quyền ăn, quyền nói…đó là hai trong những quyền cơ bản nhất của con người từ thời thượng cổ. Đó là những thứ quyền không một thế chế chuyên chế, toàn trị nào có thể cấm đoán, triệt tiêu nó kể cả chế độ phát xít Hitler hay Tần Thuỷ Hoàng. Thiệu Công đời nhà Chu chẳng đã từng khuyên Chu Lệ Vương đừng nghĩ cách bịt mồm dân:

“... Đề phòng miệng dân còn hơn phòng lũ. Đê ngăn mà vỡ, thương tổn ắt nhiều, dân cũng như vậy. Thế nên người trị thủy phải cho sông được khơi thông, người trị dân phải cho dân được bày tỏ. Vậy nên thiên tử xử lý chính sự, phải sai công khanh cho tới liệt sĩ dâng thơ, nhạc quan dâng khúc hát, sử quan dâng sách, thái sư dâng bài trâm, kẻ mù dâng bài phú, kẻ thong manh dâng bài tụng, trăm quan can gián, dân chúng truyền lời, cận thần khuyên nhủ, thân thích góp ý, nhạc – sử bảo ban, bô lão chỉnh sửa, rồi vua cân nhắc. Vậy nên chính sự thi hành mới không trái đạo. Dân có miệng cũng như đất có núi sông vậy, của cải từ ấy mà ra; cũng như đất có chỗ phẳng trũng cao thấp, cái ăn cái mặc từ ấy mà ra. Qua lời truyền miệng, thành bại từ ấy rõ rệt. Làm việc tốt, ngừa việc xấu, ấy là cách tạo ra của cải, ăn mặc vậy. Dân suy nghĩ trong lòng mà phát lời ở miệng, chín chắn rồi làm. Nếu bịt miệng họ, liệu được bao lâu..." (Sử ký Tư Mã Thiên)


Đối với người dân Nam Bộ, trước cơn lũ hàng năm, người dân thường có 2 cách: Sống chung với nó bằng hệ thống thuyền bè hoặc tự nâng chỗ ở của mình lên bằng hệ thống đê điều…


Theo tôi, “hệ thống đê điều” trong lĩnh vực thông tin xã hội mà các quốc gia văn minh, phát triển vẫn sử dụng đó là: phải tăng cường chất lượng của việc cung cấp thông tin, chính thống… Điều này Thủ tướng cũng đã nhận thấy và đã giao trách nhiệm cho bộ máy giúp việc của Thủ tướng. Thủ tướng đã chỉ đạo cán bộ Văn phòng Chính phủ phải hoà nhập với Facebook và nhiều trang mạng xã hội khác để sống chung với chúng, tranh thủ nó... Tôi cho đó là một chủ trương đúng, sáng suốt, thực tế của Thủ tướng…

Thưa Thủ tướng!

Sở dĩ tôi mạo muội viết thư này cho Thủ tướng là vì tôi vừa bị Cơ quan An ninh Điều tra Hà Nội bắt giữ, khởi tố hình sự và đưa ra tòa xét xử với hình phạt 15 tháng tù với tội danh: “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân” (Điều 258 Bộ luật Hình sự) do việc đưa thông tin lên mạng dưới hình thức blog.


Qua 15 tháng tù (từ 13/6/2013 tới 13/9/2014), nhất là qua những lần “đi cung” với một số cán bộ điều tra của cơ quan An ninh Điều tra Hà Nội, mặc dù họ không nói ra, nhưng tôi cảm nhận nhận được chính Tổng Cục An Ninh (Bộ Công An) là cơ quan quyết liệt xử lý hình sự đối với những bài tôi viết trên blog cá nhân và đã xử phạt tội 15 tháng tù.


Tôi còn nhớ ngày 19/6/2014, sau 7 ngày bị bắt, ông Nguyễn Đức Chung – Giám đốc Công an Hà Nội đã lệnh cho Tổ chuyên án áp giải tôi lên gặp ông tại trụ sở Sở Công an TP Hà Nội (87 Trần Hưng Đạo). Trong cuộc gặp này, sau khi nghe tôi trực tiếp trình bày, tất nhiên trước đó Tổ chuyên án cũng đã báo cáo với ông về những hành vi viết blog của tôi, Giám đốc Nguyễn Đức Chung đã nói với tôi trước cả Tổ chuyên án: Việc của anh (tức blogger P.V.Đ) tôi đã báo cáo và xin ý kiến của Bộ trưởng Trần Đại Quang và đã được đồng ý chuyển sang xử lý hành chính… Thế nhưng, cuối cùng thì tôi đã phải chấp hành mức án 15 tháng tù…

Theo cảm nhận của tôi, Tổng cục An Ninh (Bộ Công an) là cơ quan đã nhận lệnh trực tiếp từ Thủ tướng để xử lý hình sự bằng được việc viết blog của tôi và nhiều blogger khác…
Tôi khẳng định điều này vì trong suốt  3 tháng trời làm việc với một số điều tra viên của An ninh Điều tra Hà Nội, tôi cũng đã chứng minh, thuyết phục để họ thấy những bài viết trên blog của tôi nếu nghiêm khắc cũng chỉ dừng ở mức xử lý hành chính, phạt tiền… Mặc dù việc viết blog của tôi không hề mang lại một chút lợi ích vật chất nào cho bản thân.

Bằng cảm quan của mình, tôi thấy các cán bộ điều tra của Công an Hà Nội, cán bộ Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã chừng mực nào đó họ đã có những đồng cảm nhất định khi nghe tôi trực tiếp trình bày về mức độ đụng chạm trong các bài đưa lên blog cá nhân của tôi; điều này phần nào cũng đã được thể hiện trong Kết luận Điều tra và trong Cáo trạng của Viện Kiếm sát.

Thưa Thủ tướng!

Mọi chuyện đối với tôi đã qua đi; như người phương Đông có câu: trong cái rủi có cái may; việc tôi phải ở tù 15 tháng, tôi đã chấp hành xong và ra khỏi tù an toàn cũng là một loại trải nghiệm quý đối với một con người chọn nghề cấm bút như tôi. Tôi viết lên điều này không hề có ý oán trách gì Thủ tướng cả… Nếu sau này mà tôi viết được một cái gì đó, biết đâu tôi là quay lại cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho tôi vào tù… Vì nếu không có 15 tháng sống chung, gần gũi với gần 100 bạn tù thì làm sao tôi có được những vốn sống đó?!


Hôm nay, tôi mạo muội viết thư ngỏ gửi tới Thủ tướng nhân dịp Thủ tướng đang chú ý, quan tâm tới đời sống thông tin mạng, nhất là đối với ý kiến của Thủ tướng: “Không thể cấm thông tin trên mạng Internet”. Cái gì đã không thể cấm thì không nên xử lý hình sự. Do vậy mà, tôi với trải nghiệm của một blogger đã từng bị Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan chức năng xử phạt 15 tháng tù, kính mong Thủ tướng thôi không truy cứu trách nhiệm hình sự, thả tự do cho các blogger: Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Ngọc Già, Hồng Lê Thọ và các blogger khác vì tôi thấy những bài viết của họ cũng giống với các bài viết của tôi, mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng những hành vi đó vẫn nằm trong cái hàng lang của “tự do ngôn luận” mà luật pháp quy định và như lời Thủ tướng vừa phát biểu…


Tôi nghĩ, việc trả tự do cho các blogger, không truy cứu trách nhiệm hình sự họ là một minh chứng cho ý kiến gần đây của Thủ tướng về việc tôn trọng và tạo điều kiện cho xã hội thông tin được tự do phát triển. Việc này thuộc quyền hạn của Tổng Cục An Ninh (Bộ Công an) do Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo.


Tôi mong việc trả lại tự do, không truy cứu trách nhiệm sẽ là một trong những bằng chứng hùng hồn chứng tỏ: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người thật sự am hiểu xã hội thông tin, thật sự cầu thị, nói đi đôi với làm không sai một ly, một cắc; bởi như trong nhiều phim Trung Quốc, người Trung Quốc hay có câu gần như cử miệng của những đấng "quân vương phim" Tàu: Vua không thể nói chơi?!


Tôi biết Thủ tướng đang có nhiều hoạt động, việc làm để củng cố uý tín để được tín nhiệm trụ thêm một nhiệm kỳ nữa ở vị trí cao hơn hiện tại.

Tôi mong Thủ tướng hãy tiếp nhận ý kiến này của tôi và xem đây như một ý kiến góp ý chân thành.

Trân trọng!


Nhà văn/Blogger Phạm Viết Đào