“... Đề phòng miệng dân còn hơn phòng lũ. Đê ngăn mà vỡ, thương tổn ắt nhiều, dân cũng như vậy. Thế nên người trị thủy phải cho sông được khơi thông, người trị dân phải cho dân được bày tỏ. Vậy nên thiên tử xử lý chính sự, phải sai công khanh cho tới liệt sĩ dâng thơ, nhạc quan dâng khúc hát, sử quan dâng sách, thái sư dâng bài trâm, kẻ mù dâng bài phú, kẻ thong manh dâng bài tụng, trăm quan can gián, dân chúng truyền lời, cận thần khuyên nhủ, thân thích góp ý, nhạc – sử bảo ban, bô lão chỉnh sửa, rồi vua cân nhắc. Vậy nên chính sự thi hành mới không trái đạo. Dân có miệng cũng như đất có núi sông vậy, của cải từ ấy mà ra; cũng như đất có chỗ phẳng trũng cao thấp, cái ăn cái mặc từ ấy mà ra. Qua lời truyền miệng, thành bại từ ấy rõ rệt. Làm việc tốt, ngừa việc xấu, ấy là cách tạo ra của cải, ăn mặc vậy. Dân suy nghĩ trong lòng mà phát lời ở miệng, chín chắn rồi làm. Nếu bịt miệng họ, liệu được bao lâu..." (Sử ký Tư Mã Thiên)Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chính phủ kiến tạo không thể chỉ dừng lại ở lời nói
Phát biểu tại Hội nghị “Hà Nội 2017 – Hợp tác đầu tư và phát triển” diễn ra sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Nếu 52 dự án này làm tốt, bằng xã hội hóa nguồn lực tốt nhất, thì Hà Nội sẽ là nơi có hạ tầng giao thông tốt nhất của nước ta.
|
Thủ tướng Chính phủ: mọi bộ máy cơ sở phải chuyển động, nhạy bén, kịp thời, sâu sắc các quyết sách của cấp Chính phủ và Trung ương. |
Một lãnh đạo TP đã giải quyết thấu đáo yêu cầu chính đáng của DN trong vòng 1 ngày
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng cho biết tinh thần Chính phủ kiến tạo đã nhận được sự hưởng ứng sâu sắc của doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhất là những chuyển biến tốt gần đây ở Hà Nội và nhiều địa phương khác đã cho thấy tinh thần đó đang từng bước lan tỏa. Tại sự kiện, Thủ tướng cũng khẳng định: Chính phủ kiến tạo không thể và không chỉ dừng lại ở lời nói. Chính phủ kiến tạo phải được chuyển hóa thành hành động, từ các ngành, các cấp, từ các tư lệnh ngành và từ các lãnh đạo tất cả các địa phương.
“Nhân đây, tôi cũng nhiệt liệt biểu dương mọi nỗ lực một năm qua của tập thể lãnh đạo, cá nhân lãnh đạo của Hà Nội. Có một doanh nghiệp gần đây đã chia sẻ với tôi một lãnh đạo của Hà Nội đã giải quyết thấu đáo một yêu cầu chính đáng, vì lợi ích của doanh nghiệp và của Hà Nội chỉ trong vòng một ngày qua tin nhắn của người đó, của nhà doanh nghiệp đến lãnh đạo của Hà Nội. Đó chính là hành động kiến tạo của lãnh đạo địa phương.
Qua ví dụ này tôi muốn nhấn mạnh rằng mọi bộ máy cơ sở phải chuyển động, nhạy bén, kịp thời, sâu sắc các quyết sách của cấp Chính phủ và Trung ương. Điều mà nhân dân mong mỏi, doanh nghiệp mong đợi, đó là sự chuyển biến cả hệ thống từ cấp Trung ương đến xã, phường, quận, huyện”- Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Nhấn mạnh lại vị trí và vai trò chiến lược của Hà Nội qua hơn 1.000 năm qua, Thủ tướng cho rằng, Hà Nội là nơi đất lành chim đậu, tích tụ nhiều nét di sản thiêng liêng, tiềm ẩn sức mạnh văn hóa, tri thức và bản sắc độc đáo, cũng là nơi khởi nghiệp của nhiều tinh hoa trong nước và quốc tế. Chính những nguồn lực đó đã giúp Hà Nội thay đổi, phát triển tốt hơn, hiện đại hơn, giúp Hà Nội trở thành động lực tăng trưởng quan trọng trong tiến trình phát triển hội nhập toàn cầu hóa của cả nước, lan tỏa ra các địa phương khác lân cận.
Tăng trưởng kinh tế của Hà Nội 20 năm qua đạt bình quân gần 9,5%/năm, quy mô nền kinh tế của Hà Nội so với cả nước từ chỗ chỉ chiếm 8,2% cách đây 20 năm nay đã tăng lên 13,6%, đóng góp hơn 0,91% vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% của cả nước; đóng góp hơn 16,5% ngân sách hàng năm của cả nước.
Thủ tướng cũng đánh giá, Hà Nội đang phát huy hiệu quả sức mạnh liên kết phát triển với các tỉnh, thành phố lân cận trong tất cả các lĩnh vực quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại dịch vụ, môi trường… Hà Nội phát triển tốt lan tỏa cả vùng đồng bằng Bắc bộ và vùng Tây Bắc của Việt Nam.
Làm tốt 52 dự án, Hà Nội sẽ là nơi có hạ tầng giao thông tốt nhất của cả nước
Theo đó, hạ tầng của Hà Nội đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, mở mang thuận lợi hơn, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Các trục đường hướng tâm, các trục đường vành đai được mở rộng. Đặc biệt là việc đưa vào sử dụng công trình cầu vượt kết hợp với việc giải tỏa chống lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, đã giúp tình hình giao thông được cải thiện đáng kể. Dù vẫn còn tình trạng tắc nghẽn cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông đô thị, nhưng đó cũng là tín hiệu cho thấy nhu cầu của phát triển ở đây là rất lớn.
“Hiện tại Hà Nội đang tập trung ưu tiên huy động phát triển hạ tầng giao thông. Nhu cầu của Hà Nội về hạ tầng giao thông, nếu 100% thì ngân sách Nhà nước chỉ đáp ứng được 20%. Và Hà Nội đã huy động theo hướng xã hội hóa, tư nhân đầu tư đến 80% là một hướng đi rất đúng. Cũng như 52 dự án trọng điểm của Thành phố, riêng dự án hạ tầng giao thông đô thị có tới 38 dự án, mức đầu tư tới 452 nghìn tỉ đồng, là nơi có cơ sở hạ tầng được đầu tư thuộc nhóm tốt nhất nước. Nếu 52 dự án này làm tốt, bằng xã hội hóa nguồn lực tốt nhất, thì Hà Nội sẽ là nơi có hạ tầng giao thông tốt nhất của nước ta”- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Cụ thể, từ hạ tầng khu công nghiệp cho đến đường bộ, năng lượng, viễn thông và internet, mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của Thành phố đã vươn lên ở vị trí số 2 trên 63 tỉnh, thành. Nhưng dịch vụ công liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp đều có thể thực hiện 100% trên môi trường mạng nhằm tăng tính minh bạch, tiện lợi và tiết kiệm cho doanh nghiệp. Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp đang hoạt động tại Hà Nội, cho thấy mức độ hỗ trợ của Hà Nội và đào tạo lao động của Hà Nội thuộc nhóm tốt nhất cả nước.
Bộ trưởng và Chính phủ cùng xắn tay áo, cùng Hà Nội
“Hà Nội không chỉ là nơi tập hợp được tinh hoa của “tứ tuyên” như vua Lê Thánh Tông đã nói, mà còn là nơi gieo mầm những ước mơ khởi nghiệp kinh doanh, những hoài bão xây dựng sự nghiệp có tầm ảnh hưởng vượt khỏi biên giới của quốc gia.
Để thu hút được nhiều nhà đầu tư, lôi cuốn những ý tưởng xuất sắc và tầng lớp tinh hoa đến với Hà Nội, chính quyền thành phố cần hành động hiệu quả mỗi ngày, có phương thức kết nối đồng hành, động viên toàn diện sự tham gia sâu sắc của người dân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế và mục tiêu về một HN xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại, bản sắc, hướng tới một thành phố toàn cầu, một Thủ đô có vị trí nổi bật trong lòng cộng đồng ASEAN và rộng hơn”- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng, đây rõ ràng là một động lực để Chính quyền Hà Nội quyết liệt cải cách quản trị các cấp hành chính, xây dựng một bộ máy trách nhiệm, tin cậy và hiệu quả, thông qua việc phát triển và phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, hướng tới kỹ trị, tăng cường trách nhiệm giải trình.
Thứ hai là tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo dựng niềm tin cho nhà đầu tư, cho doanh nghiệp và người dân, tiếp tục nâng thứ hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính, cải cách giáo dục, y tế và dịch vụ khác.
Thứ ba là hiệu quả hóa các công tác quy hoạch, phát triển đô thị đồng bộ tương thích với hạ tầng xã hội, thông qua tăng cường hợp tác, liên kết mạnh mẽ và hợp tác với các địa phương lân cận nhằm tận dụng lợi thế theo quy mô, xóa bỏ sự manh mún và dàn trải trong chính sách phát triển, đề cao nguyên tắc tối ưu hóa các chi phí đối với chi phí sử dụng hạ tầng, đẩy mạnh phân công sản xuất theo chuỗi giá trị liên vùng, liên kết với các chuỗi giá trị quốc gia và quốc tế.
Kết thúc bài phát biểu, Thủ tướng đề nghị: “Các Bộ trưởng và Chính phủ cùng xắn tay áo, cùng Hà Nội thực hiện quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo này. Chính phủ và Thủ tướng tin tưởng Hà Nội với cách làm mới, quyết tâm mới, có bước đi và bước phát triển mạnh mẽ, bền vững. Thủ tướng tin tưởng các nhà đầu tư trong nước và quốc tế luôn đồng hành sát cánh cùng Hà Nội, phát huy tiềm lực, nhất là vốn, tri thức”.
(http://infonet.vn/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-chinh-phu-kien-tao-khong-the-chi-dung-lai-o-loi-noi-post230578.info)
Hòa Bình - 05:25 - 24/06/2017
Tamnhin.net.vn Tiếp xúc với cử tri Hà Nội ngày 23/6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh điều cốt lõi là phải làm sao tạo chuyển biến trong thực tế cuộc sống.
Cũng tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri Hà Nội đã gửi đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng những ý kiến đóng góp tâm huyết.
Ông Vũ Hoan, cử tri quận Đống Đa cho rằng mặc dù công tác phòng chống tham nhũng đã có kết quả tích cực, bước đầu lấy lại niềm tin của nhân dân. Nhưng, nạn lãng phí, lợi ích nhóm vẫn chưa được đẩy lùi, gây nhiều bức xúc.
“Nạn lãng phí, lợi ích nhóm vẫn còn gây nhiều bức xúc trong quần chúng nhân dân. Để phòng chống tận gốc nạn lãng phí, lợi ích nhóm, đề nghị cần thể chế hoá bằng biện pháp cụ thể, công khai, minh bạch”, ông Hoan nói.
Cử tri Nguyễn Công Chất, quận Hai Bà Trưng cho biết hiện nay hầu hết người dân đều rất quan tâm đến vấn đề phòng chống tham nhũng và chờ đợi kết quả xét xử các vụ đại án nổi cộm thời gian qua.
“Dự án trên dưới 10 nghìn tỷ đồng thua lỗ, làm nghèo đất nước. Không phải họ không có năng lực, trình độ mà chính là do thiếu trách nhiệm, có lợi ích nhóm”, ông Chất nói.
Cũng như đại biểu Vũ Hoan, ông Nguyễn Công Chất cho rằng chống tham nhũng phải đi liền với chống lãng phí. Có như thế mới giải quyết tận gốc vấn đề.
Bên cạnh đó, một số đại biểu bày tỏ nhiều băn khoăn với các vấn đề nóng của đất nước như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, nạn phong bì trong bệnh viện chưa được chấm dứt, vấn đề bạo lực học đường, đạo đức xã hội bị xuống cấp, vấn đề quy hoạch thành phố, tinh giản biên chế…
Đáp lời cử tri, Tổng Bí thư cho biết, kỳ họp thứ 3 quốc hội khóa 14 vừa qua đã thành công tốt đẹp. Đặc biệt, kỳ họp lần này đã thông qua Bộ luật Hình sự, đây được coi là một thành công rất lớn.
Đồng tình với ý kiến của cử tri, Tổng Bí thư cho rằng, các vấn đề sau khi được đưa ra chất vấn tại Quốc hội phải có sự thay đổi, chuyển biến tích cực trong thực tế.
“Không chỉ nói hay, nói hay là cần nhưng sau đó phải có chuyển biến trong thực tế cuộc sống, đấy mới là cái cần”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.
Trao đổi với cử tri về vấn đề phòng chống tham nhũng, Tổng Bí thư cho biết, nhờ sự cố gắng chung của cả hệ thống chính trị, công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí thời gian qua đã có những kết quả tích cực bước đầu.
Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều cán bộ cấp cao, kể cả cán bộ đã về hưu vi phạm kỷ luật bị xử lý. Tổng Bí thư nhắc lại đối với một số trường hợp, đó mới chỉ xử lý về mặt Đảng, các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Khẳng định quyết tâm phòng chống tham nhũng, lãng phí, Tổng Bí thư nhấn mạnh đây là cuộc đấu tranh chung của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, của từng cán bộ, đảng viên và mỗi người dân.
Liên quan đến các nội dung chất vấn và trả lời chất vấn trên diễn đàn Quốc hội tại kỳ họp vừa qua, Tổng Bí thư cũng cho rằng 4 nhóm vấn đề đã nhận được hàng nghìn ý kiến cử tri, hàng chục câu hỏi tại chỗ, đại biểu tranh luận thẳng thắn.
"Trước đây phần lớn chỉ hỏi và trả lời, còn giờ thì chuyển nhiều sang tranh luận, không chỉ tranh luận với các thành viên Chính phủ, mà còn tranh luận giữa các đại biểu với nhau", Tổng bí thư nói.
(http://www.tamnhin.net.vn/tong-bi-thu-noi-hay-la-can-nhung-phai-co-chuyen-bien-trong-thuc-te-d2165.html )
(nguoivietdiendan.com) Hãy đọc lá thư này của nhà văn Phạm Viết Đào, bạn sẽ thấy sự nguy hiểm cho VN sẽ lớn thế nào nếu ngài đương Kim TT VN lại là người nói một đằng làm một nẻo. Nếu ông chống TQ thực, và ủng hộ tự do báo chí, tự do mạng thực, thì tình hình đã hoàn toàn khác cho các Bloger còn đang bị giam giữ rồi Hãy đọc bà "Vòng kim cô" của nhà văn bị bịt miệng này sẽ biết thêm nhiều điều đáng quí.
THƯ NGỎ CỦA NHÀ VĂN/BLOGGER PHẠM VIẾT ĐÀO GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG
Hà Nội, ngày 19 tháng 1 năm 2015
Kính thưa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng!
Tôi rất mừng vì thấy trong những ngày gần đây, tôi được nghe Thủ tướng phát biểu rất nhiều ý kiến khá thực tế về thực trạng thông tin trên các trang mạng xã hội cùng với những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về cách ứng xử với đời sống thông tin mạng.
Tôi nhận thấy: những ý kiến của Thủ tướng là khách quan, khoa học và có cả sự tinh tế của người am hiểu xã hội thông tin. Tôi hoàn toàn nhất trí và ủng hộ quan điểm của Thủ tướng khi phát biểu với cán bộ giúp việc của Chính phủ về cách ứng xử với thông tin trên mạng xã hội: Không thể ngăn cấm nó!
Trước một hiện tượng tự nhiên – xã hội khi người ta không thể ngăn, cấm thì phải tìm cách ứng xử văn minh – khoa học – nhân văn với chúng. Người Việt Nam có câu: sống chung với lũ… Thủ tướng là người quê gốc Nam Bộ chắc chắn hiểu sâu sắc về triết lý sống này, bởi khi con người ta muốn tồn tại thì buộc phải thích nghi với hoàn cảnh của tự nhiên – xã hội như lũ, lụt là một ví dụ điển hình… Mọi ý chí, tham vọng đi ngược, cưỡng chế lại những xu hướng, trào lưu, quy luật của tự nhiên-xã hội xưa đến này đều dẫn đến những hậu quả tiêu cực…
Tự do ngôn luận là quyền hiến định của tất cả các quốc gia trên thế giới và là một trong các chuẩn mực của một xã hội văn minh. Cha ông ta từng có câu: quyền ăn, quyền nói…đó là hai trong những quyền cơ bản nhất của con người từ thời thượng cổ. Đó là những thứ quyền không một thế chế chuyên chế, toàn trị nào có thể cấm đoán, triệt tiêu nó kể cả chế độ phát xít Hitler hay Tần Thuỷ Hoàng. Thiệu Công đời nhà Chu chẳng đã từng khuyên Chu Lệ Vương đừng nghĩ cách bịt mồm dân:
“... Đề phòng miệng dân còn hơn phòng lũ. Đê ngăn mà vỡ, thương tổn ắt nhiều, dân cũng như vậy. Thế nên người trị thủy phải cho sông được khơi thông, người trị dân phải cho dân được bày tỏ. Vậy nên thiên tử xử lý chính sự, phải sai công khanh cho tới liệt sĩ dâng thơ, nhạc quan dâng khúc hát, sử quan dâng sách, thái sư dâng bài trâm, kẻ mù dâng bài phú, kẻ thong manh dâng bài tụng, trăm quan can gián, dân chúng truyền lời, cận thần khuyên nhủ, thân thích góp ý, nhạc – sử bảo ban, bô lão chỉnh sửa, rồi vua cân nhắc. Vậy nên chính sự thi hành mới không trái đạo. Dân có miệng cũng như đất có núi sông vậy, của cải từ ấy mà ra; cũng như đất có chỗ phẳng trũng cao thấp, cái ăn cái mặc từ ấy mà ra. Qua lời truyền miệng, thành bại từ ấy rõ rệt. Làm việc tốt, ngừa việc xấu, ấy là cách tạo ra của cải, ăn mặc vậy. Dân suy nghĩ trong lòng mà phát lời ở miệng, chín chắn rồi làm. Nếu bịt miệng họ, liệu được bao lâu..." (Sử ký Tư Mã Thiên)
Đối với người dân Nam Bộ, trước cơn lũ hàng năm, người dân thường có 2 cách: Sống chung với nó bằng hệ thống thuyền bè hoặc tự nâng chỗ ở của mình lên bằng hệ thống đê điều…
Theo tôi, “hệ thống đê điều” trong lĩnh vực thông tin xã hội mà các quốc gia văn minh, phát triển vẫn sử dụng đó là: phải tăng cường chất lượng của việc cung cấp thông tin, chính thống… Điều này Thủ tướng cũng đã nhận thấy và đã giao trách nhiệm cho bộ máy giúp việc của Thủ tướng. Thủ tướng đã chỉ đạo cán bộ Văn phòng Chính phủ phải hoà nhập với Facebook và nhiều trang mạng xã hội khác để sống chung với chúng, tranh thủ nó... Tôi cho đó là một chủ trương đúng, sáng suốt, thực tế của Thủ tướng…
Thưa Thủ tướng!
Sở dĩ tôi mạo muội viết thư này cho Thủ tướng là vì tôi vừa bị Cơ quan An ninh Điều tra Hà Nội bắt giữ, khởi tố hình sự và đưa ra tòa xét xử với hình phạt 15 tháng tù với tội danh: “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân…” (Điều 258 Bộ luật Hình sự) do việc đưa thông tin lên mạng dưới hình thức blog.
Qua 15 tháng tù (từ 13/6/2013 tới 13/9/2014), nhất là qua những lần “đi cung” với một số cán bộ điều tra của cơ quan An ninh Điều tra Hà Nội, mặc dù họ không nói ra, nhưng tôi cảm nhận nhận được chính Tổng Cục An Ninh (Bộ Công An) là cơ quan quyết liệt xử lý hình sự đối với những bài tôi viết trên blog cá nhân và đã xử phạt tội 15 tháng tù.
Tôi còn nhớ ngày 19/6/2014, sau 7 ngày bị bắt, ông Nguyễn Đức Chung – Giám đốc Công an Hà Nội đã lệnh cho Tổ chuyên án áp giải tôi lên gặp ông tại trụ sở Sở Công an TP Hà Nội (87 Trần Hưng Đạo). Trong cuộc gặp này, sau khi nghe tôi trực tiếp trình bày, tất nhiên trước đó Tổ chuyên án cũng đã báo cáo với ông về những hành vi viết blog của tôi, Giám đốc Nguyễn Đức Chung đã nói với tôi trước cả Tổ chuyên án: Việc của anh (tức blogger P.V.Đ) tôi đã báo cáo và xin ý kiến của Bộ trưởng Trần Đại Quang và đã được đồng ý chuyển sang xử lý hành chính… Thế nhưng, cuối cùng thì tôi đã phải chấp hành mức án 15 tháng tù…
Theo cảm nhận của tôi, Tổng cục An Ninh (Bộ Công an) là cơ quan đã nhận lệnh trực tiếp từ Thủ tướng để xử lý hình sự bằng được việc viết blog của tôi và nhiều blogger khác…
Tôi khẳng định điều này vì trong suốt 3 tháng trời làm việc với một số điều tra viên của An ninh Điều tra Hà Nội, tôi cũng đã chứng minh, thuyết phục để họ thấy những bài viết trên blog của tôi nếu nghiêm khắc cũng chỉ dừng ở mức xử lý hành chính, phạt tiền… Mặc dù việc viết blog của tôi không hề mang lại một chút lợi ích vật chất nào cho bản thân.
Bằng cảm quan của mình, tôi thấy các cán bộ điều tra của Công an Hà Nội, cán bộ Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã chừng mực nào đó họ đã có những đồng cảm nhất định khi nghe tôi trực tiếp trình bày về mức độ đụng chạm trong các bài đưa lên blog cá nhân của tôi; điều này phần nào cũng đã được thể hiện trong Kết luận Điều tra và trong Cáo trạng của Viện Kiếm sát.
Thưa Thủ tướng!
Mọi chuyện đối với tôi đã qua đi; như người phương Đông có câu: trong cái rủi có cái may; việc tôi phải ở tù 15 tháng, tôi đã chấp hành xong và ra khỏi tù an toàn cũng là một loại trải nghiệm quý đối với một con người chọn nghề cấm bút như tôi. Tôi viết lên điều này không hề có ý oán trách gì Thủ tướng cả… Nếu sau này mà tôi viết được một cái gì đó, biết đâu tôi là quay lại cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho tôi vào tù… Vì nếu không có 15 tháng sống chung, gần gũi với gần 100 bạn tù thì làm sao tôi có được những vốn sống đó?!
Hôm nay, tôi mạo muội viết thư ngỏ gửi tới Thủ tướng nhân dịp Thủ tướng đang chú ý, quan tâm tới đời sống thông tin mạng, nhất là đối với ý kiến của Thủ tướng: “Không thể cấm thông tin trên mạng Internet”. Cái gì đã không thể cấm thì không nên xử lý hình sự. Do vậy mà, tôi với trải nghiệm của một blogger đã từng bị Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan chức năng xử phạt 15 tháng tù, kính mong Thủ tướng thôi không truy cứu trách nhiệm hình sự, thả tự do cho các blogger: Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Ngọc Già, Hồng Lê Thọ và các blogger khác vì tôi thấy những bài viết của họ cũng giống với các bài viết của tôi, mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng những hành vi đó vẫn nằm trong cái hàng lang của “tự do ngôn luận” mà luật pháp quy định và như lời Thủ tướng vừa phát biểu…
Tôi nghĩ, việc trả tự do cho các blogger, không truy cứu trách nhiệm hình sự họ là một minh chứng cho ý kiến gần đây của Thủ tướng về việc tôn trọng và tạo điều kiện cho xã hội thông tin được tự do phát triển. Việc này thuộc quyền hạn của Tổng Cục An Ninh (Bộ Công an) do Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo.
Tôi mong việc trả lại tự do, không truy cứu trách nhiệm sẽ là một trong những bằng chứng hùng hồn chứng tỏ: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người thật sự am hiểu xã hội thông tin, thật sự cầu thị, nói đi đôi với làm không sai một ly, một cắc; bởi như trong nhiều phim Trung Quốc, người Trung Quốc hay có câu gần như cử miệng của những đấng "quân vương phim" Tàu: Vua không thể nói chơi?!
Tôi biết Thủ tướng đang có nhiều hoạt động, việc làm để củng cố uý tín để được tín nhiệm trụ thêm một nhiệm kỳ nữa ở vị trí cao hơn hiện tại.
Tôi mong Thủ tướng hãy tiếp nhận ý kiến này của tôi và xem đây như một ý kiến góp ý chân thành.
Trân trọng!
Nhà văn/Blogger Phạm Viết Đào
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét