Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

Nhà báo Duy Phong bị bắt ở Yên Bái: Đề nghị Cục điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vào cuộc

MINH ĐỨC 28/06/2017 19:20 GMT+7

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân đề nghị Cục điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cùng vào cuộc đề điều tra vụ việc nhà báo Duy Phong bị bắt để đảm bảo sự khách quan, công bằng.




Trong buổi họp sáng 28/6, Trung tướng Đỗ Kim Tuyến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an cho biết đã có báo cáo ban đầu của Công an tỉnh Yên Bái về việc CATP Yên Bái bắt giữ nhà báo Duy Phong ngày 22/6.
“Đến nay, theo báo cáo của Công an Yên Bái, ngày 16/6, PV Duy Phong đã lên Yên Bái gặp ông Vũ Xuân Sáng, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư, nêu một số vi phạm của Sở. Đồng thời, PV Phong cung cấp một số thông tin để giải quyết, yêu cầu ông Sáng chuyển 200 triệu đồng.
Thời điểm đó, ông Sáng không có đủ tiền nên chuyển cho Phong 100 triệu đồng, chiều chuyển tiếp 100 triệu đồng”, trung tướng Tuyến thông tin.
le thanh van -2
 Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân đề nghị Cục điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cùng vào cuộc đề điều tra vụ việc nhà báo Duy Phong bị bắt để đảm bảo sự khách quan, công bằng.
Trả lời VTC News chiều 28/6, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) - TS luật học, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đặc biệt quan tâm đến những tình tiết mới của vụ án bắt nhà báo Duy Phong.
Ông Vân đặt vấn đề nếu hành vi của ông Sáng đưa 200 triệu cho nhà báo Duy Phong là có thật thì sẽ cần quan tâm đến việc khởi tố, cấu thành tội "đưa và nhận hối lộ".
"Nếu cấu thành tội đưa hối lộ thì phải khởi tố cả người đưa hối lộ và người nhận hối lộ. Theo như tôi được biết thì công an TP Yên Bái khởi tố nhà báo Duy Phong về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản của người khác. Nếu như thế thì cấu thành tội phạm cũng sẽ khác. 
Nếu là tội lợi dụng chức vụ quyền hạn thì yếu tố cấu thành tội phạm sẽ khác. Điều này công an phải làm rõ để thông tin cho dư luận", đại biểu Lê Thanh Vân đặt vấn đề. 
Vị đại biểu Quốc hội Cà Mau này cho rằng hiện nay có tình tiết mới là việc ông Vũ Xuân Sáng đưa 200 triệu cho nhà báo Duy Phong nên quá trình diễn biến vụ việc rất phức tạp và điều đó có thể chuyển biến sang tội danh khác.
"Quá trình điều tra cần làm rõ thông tin chuyển đổi tội danh. Không chỉ người nhận hối lộ bị khởi tố mà cả người đưa hối lộ cũng sẽ bị khởi tố. Điều này đã quy định cụ thể trong luật hình sự", đại biểu Lê Thanh Vân nói.
Tuy nhiên, dưới góc độ của một người nghiên cứu luật, đại biểu Lê Thanh Vân nhận thấy công an TP Yên Bái đã không trả lời được các câu hỏi của phóng viên liên quan đến vai trò của những người trong bữa ăn ngày hôm đó là ông Thực (giám đốc doanh nghiệp) và anh Công (bạn của nhà báo Lê Duy Phong).
“Không biết vì động cơ, mục đích gì mà ông Thực dúi cho ông Phong 50 triệu?”, vị tiến sĩ luật học này cũng đặt câu hỏi.
Đại biểu Lê Thanh Vân cho biết: "Hiện nay dư luận cũng đặt ra câu hỏi có hay không có mối liên hệ giữa việc nhà báo Duy Phong – đang là tác giả của hàng loạt phóng sự về biệt phủ ở Yên Bái thì lại bị bắt vì tội lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản của người khác". 
Video: Nhà báo Lê Duy Phong đã nhận 200 triệu từ Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Yên Bái
Theo pháp luật hiện hành, thì những vụ án không nghiệm trọng thì sẽ do cơ quan điều tra cấp huyện xử lý. Nhưng trong vụ án này, chủ thể đặc biệt vì liên quan đến em trai của Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái. Ngoài ra, nhà báo Duy Phong cũng có bài về biệt phủ của giám đốc Công an tỉnh Yên Bái.
“Dư luận đặt ra câu hỏi có hay không mối liên hệ, tình cờ, ngẫu nhiên. Thậm chí, có người đặt ra câu hỏi có hay không việc gài bẫy. Bộ Công an phải có chỉ đạo, phải giám sát chặt chẽ để minh bạc thông tin này và trả lời trước công luận", đại biểu Lê Thanh Vân đặt câu hỏi.
Bình luận về việc việc có cần chuyển vụ việc lên Bộ Công an điều tra hay không, ông Vân cho rằng vấn đề này thuộc thẩm quyền của Bộ Công an.
Vị đại biểu Cà Mau thẳng thắn bày tỏ nếu Bộ Công an thấy có nhiều vấn đề nếu để ở tỉnh thì sẽ không khách quan thì có thể tự điều tra. Thậm chí là có sự tham gia của luật sư, có sự chứng kiến của báo chí.
"Với vấn đề dư luận cả nước quan tâm như vậy thì động thái của Bộ Công an rất quan trọng. Phải có cách làm thật sự minh bạch, công khai, khách quan thì sẽ giải toả được nghi ngờ của dư luận.
Dư luận cũng đặt ra vấn đề với chủ thể đặc biệt là em trai Bí thư tỉnh uỷ và Giám đốc Công an tỉnh thì cơ quan công an TP Yên Bái điều tra sẽ không đảm bảo tính khách quan", ông Vân nêu quan điểm.
Hiện tại, Bộ Công an đã cử đoàn giám sát chặt chẽ quá trình điều tra ở Yên Bái. Nhưng theo quan điểm của ông Vân, điều đó là chưa đủ.
"Để khách quan thì nên có cả cơ quan chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vào cuộc. Đó là Cục điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Ngoài ra, cần có sự tham gia của luật sư ngay từ đầu quá trình điều tra vụ án, dưới sự giám sát của báo chí.
Nếu thế thì vấn đề sẽ minh bạch, rõ ràng, khách quan thôi. Vụ án này có những yếu tố phức tạp, không hề ngẫu nhiên. Vì vậy, vụ việc này được dư luận rất quan tâm, đặt ra nhiều nghi ngờ. Vấn đề hiện nay là các cơ quan chức năng phải giải toả nghi ngờ của dư luận", đại biểu Lê Thanh Vân nói.
img_1082-1341218
Nhà báo Lê Duy Phong tại thời điểm bị bắt quả tang. (Ảnh: CTV)  
Trước đó, ngày 26/6, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái) đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và tạm giam 4 tháng với ông Lê Duy Phong (32 tuổi, quê Thanh Hóa) - Trưởng ban Bạn đọc Báo điện tử Giáo dục Việt Nam - để điều tra hành vi Lạm dụng chức vụ, chiếm đoạt tài sản của doanh nghiệp.
Ngày 22/6, ông Lê Duy Phong đi ô tô mang BKS 30E – 35481 tới một nhà hàng ở phường Nguyễn Thái Học (thành phố Yên Bái).
Tại đây, ông Phong đã có hành vi nhận tiền của một doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh. Tới khoảng 12h45 cùng ngày, khi hai bên đang giao dịch, tiền được để trên mặt bàn thì ông Phong bị cơ quan công an thành phố Yên Bái bắt quả tang.
Được biết, ông Phong là Trưởng Ban Bạn đọc của Báo Giáo dục Việt Nam (giaoduc.net.vn) và đã được cấp thẻ nhà báo.
Video: Vụ bắt nhà báo Duy Phong: Thông tin 'gài bẫy' chưa kiểm chứng
Công an tỉnh Yên Bái đã lên tiếng thông tin chính thức về vụ việc trên. Thượng tá Chu Văn Hải, Phó trưởng Phòng tham mưu, Công an tỉnh Yên Bái cho hay, tại thời điểm bắt quả tang, công an xác định Lê Duy Phong nhận 50 triệu đồng của phía doanh nghiệp, tuy nhiên, vị này từ chối tiết lộ thông tin của doanh nghiệp này vì cho rằng cần phải bảo vệ thông tin của bị hại.
Ngoài ra, theo lời khai ban đầu, Phong cũng nhận hàng trăm triệu đồng của một số cá nhân, doanh nghiệp khác trên địa bàn.
Vụ việc đang được cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ.
Dùng 200 triệu đồng để 'mua' sự im lặng, Giám đốc Sở ở Yên Bái bị xử lý thế nào?
Các luật sư đã đưa ra quan điểm của mình về việc Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Yên Bái sẽ bị xử lý...
Bộ Công an thông tin vụ nhà báo Duy Phong bị bắt tại Yên Bái
Bộ Công an thông tin vụ việc Công an tỉnh Yên Bái bắt giữ nhà báo Lê Duy Phong (Báo Giáo dục Việt Nam).
Sẽ điều tra 'dấu hiệu hối lộ' nhà báo của Giám đốc Sở ở Yên Bái
Liên quan hành vi đưa 200 triệu đồng của Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Yên Bái, Phó tổng cục trưởng Tổng...

Không có nhận xét nào: