Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

Trời âm u lâu ngày mà không mưa, ( giống HN mấy ngày qua) là dấu hiệu có đại thần mưu phản

Vì sao khi nhìn thấy trời âm u mây mù, các bậc đế vương xưa đều khiếp sợ?

-“Bậc đế vương không hợp với phép tắc, hạ thần cường thịnh mà che khuất cả đấng minh quân, khác chi mây mù”;
- “Từ tháng Một tới nay, trời âm u suốt mấy ngày. U ám lâu ngày không mưa, sẽ gây loạn khí. Có người hiền mà không dùng thì cũng như trời âm u lâu ngày mà không mưa vậy”.
Trong mắt người xưa, mây mù là một hiện tượng tự nhiên rất đáng sợ. Các bậc đế vương thường cho rằng đó là biểu hiện của điềm báo chẳng lành. Vậy thực hư chuyện này ra sao? 
Trong những năm gần đây, mây mù xuất hiện dày đặc ở Trung Quốc, đặc biệt là Bắc Kinh. Khảo sát tư liệu lịch sử, người ta phát hiện rằng sau thời Minh Thanh thời tiết mây mù mới nhiều lên, trước triều Nguyên thì đặc biệt ít. Tuy nhiên thành phố trước triều Nguyên khá nhỏ, vả lại cuối thời nhà Minh thời kỳ sông băng kéo dài cũng tạo ra nhiều mây mù hơn. 
Kỳ thực, trong sử sách cũng ghi chép không ít về mây mù, tập trung trong các cuốn “Ngũ Hành Chí” và một vài cuốn sách bốc quẻ. Ngoài ra về cách dùng từ, ví dụ trong “Ngũ Hành Chí”, chữ “mây mù” xuất hiện khá muộn, đại khái kể từ “Tân Đường thư” (soạn xong năm 1054) mới xuất hiện. 
Tuy nhiên hiện tượng tự nhiên này sớm đã tồn tại với những tên gọi như: trời âm u lâu ngày không mưa, u ám dài ngày, mịt mù, sương, quỷ đêm, âm u trường kỳ,… đều là để chỉ cùng một hiện tượng mây mù như ngày nay. 

Mây mù xuất hiện dày đặc ở Trung Quốc, đặc biệt là Bắc Kinh (Ảnh dẫn theo khoahoc.tv)

Trời âm u lâu ngày mà không mưa, là có đại thần mưu phản
Trong “Hán Thư – Ngũ Hành Ký” chép: Hán Tuyên Đế, hiệu là Lưu Hạ lên ngôi chưa bao lâu thì trời âm u, ngày đêm đều không nhìn thấy ánh mặt trăng, mặt trời. Lưu Hạ muốn ra ngoài, đại thần Hạ Hầu Thắng chặn xe lại can ngăn rằng: “Trời âm u lâu ngày mà không mưa, là có đại thần mưu phản. Bệ hạ không thể ra ngoài”. 
Lưu Hạ không nghe lời khuyên ngăn, cho nhốt Hạ Hầu Thắng lại. Đại tướng quân Hoắc Quang nghe thấy chuyện này thì giật mình thất kinh, ban đầu cho rằng Trương An Thế để lộ thông tin. Sau đó Hoắc Quang nhanh chóng tới hỏi Hạ Hầu Thắng vì sao đoán ra được chuyện này. Hạ Hầu Thắng nói:
Trong ‘Hồng Phạm Ngũ Hành Truyện’ viết rằng Đường vua thay đổi thì sẽ xuất hiện thời tiết u ám dài ngày, điều này ám chỉ rằng có kẻ dưới muốn đánh đổ người trên’. Ta không dám nói rõ, cho nên mới nói là có đại thần mưu phản”. 
Hoắc Quang nghe xong vô cùng kinh sợ, sau này lại càng tin vào thầy mo và những điềm ứng báo hơn. Quả nhiên, vài hôm sau, họ Hoắc đã phế bỏ Lưu Hạ, chính là ứng nghiệm với điềm báo “u ám dài ngày”. 
Trong cuốn “Hán Thư” cũng đưa ra dẫn chứng về “Dịch Truyện” của Kinh Phòng (Một học giả người Hán từ năm 77 – 37 TCN) có ghi chép 3 loại thời tiết: Ráng mây màu, trời mù mịt, sương mù và ý nghĩa của quẻ bốc. Trong từ ngữ hiện đại, ráng mây màu chỉ cầu vồng, trời mù mịt là u ám dài ngày mà không mưa, giống với sương mù. 
Kinh Phòng kết hợp với quẻ bốc, đã kê ra rất nhiều kiểu u ám. Ví như, đại thần mưu phản thì xuất hiện mây mờ che phủ, không thấy ánh mặt trời. Quân thần không đồng lòng sẽ xuất hiện thời tiết trên mây dưới mù, gió nổi 3 lần mới có thể hóa giải.
Đại thần không có đức mà nhận bổng lộc thì xuất hiện ráng mây trắng. Đại thần cướp công, kiêu ngạo, trời lại xuất hiện ráng mây vàng. Đại thần kể lể công trạng với hoàng đế, mong cầu ban thưởng, ráng mây tím pha lẫn sắc đỏ. 
Theo nguyên lý quẻ bốc trong Ngũ hành, thì Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ đều sẽ sinh ra những điều bất thường, khiến thời tiết, thiên tượng biến đổi mạnh mẽ, gây ra hiện tượng kỳ quái như “Nhật nguyệt di chuyển hỗn loạn, các vì sao xoay vần ngược”. 
Mây mù cũng là một trong số những hiện tượng kỳ quái đó. Về cơ bản thì biểu hiện của nó là “u ám dài ngày không mưa”, ngầm ám chỉ “Bậc đế vương không hợp với phép tắc, hạ thần cường thịnh mà che khuất cả đấng minh quân, khác chi mây mù”. 

“Hạ thần cường thịnh mà che khuất cả đấng minh quân, khác chi mây mù” (Ảnh dẫn theo xemphimso.com)

Mây mù dày đặc, ngôi mộ tự dịch chuyển, thiên hạ ắt sẽ bị phân chia
Đương nhiên cũng có những biểu hiện chi tiết cụ thể khác biệt, ví như khi mây mù màu đen xuất hiện thì nghiêng về “Thủy” trong ngũ hành, điều bất thường sẽ xảy ra. Khi xuất hiện ráng mây màu vàng lại nghiêng về “Thổ” trong ngũ hành, là dấu hiệu của thay đổi khác thường.
Thời xưa, trong dân gian, hiện tượng mây mù cũng dẫn tới không ít những chuyện kỳ lạ. Như vào những năm Đường Thiên Bảo, tại Văn Hương, Quắc Châu sau khi mưa to, bầu trời trở nên u ám, như có sương mù hoặc mây mù dày đặc.Khi nắng lên, mọi người phát hiện ra ngôi mộ của Nữ Oa không còn nằm tại vị trí ban đầu nữa. 
7 năm sau, vào một đêm mưa gió, ngư dân bên bờ sông nghe thấy tiếng gió gào thét và sấm sét vang trời. Sáng sớm hôm sau thì thấy mộ của Nữ Oa đã trồi lên mặt đất, lúc đó gọi là gò đất Phong Lăng. Xảy ra hiện tượng thần bí như vậy, dù đúng dù sai, không rõ nguyên nhân, chỉ nghe thầy bói phán rằng: “Ngôi mộ tự dịch chuyển, thiên hạ ắt sẽ bị phân chia“.  Quả nhiên sau đó đã  xảy ra cuộc biến loạn kéo dài từ năm 755 đến năm 763, được gọi là Thiên Bảo chi loạn.
Khi vận nước sắp suy thường hay xuất hiện những điềm quái gở
Tóm lại trong mắt cổ nhân, mây mù không phải là thứ tốt đẹp, đặc biệt các bậc đế vương đều vô cùng khiếp sợ nó, coi như điềm báo không may mắn. Trong “Ngũ Hán Thư – Ngũ Hành Chí” có chép: Từ sau khi Quang Vũ Đế phục hưng nhà Hán thì không còn ghi chép gì về trời âm u lâu ngày không mưa nữa”. 
Kỳ thực không phải như vậy. Vào thời Hán Thuận Đế, thượng thư Lang Nghĩ nói rằng: “Từ tháng Một tới nay, trời âm u suốt mấy ngày. U ám lâu ngày không mưa, sẽ gây loạn khí. Có người hiền mà không dùng thì cũng như trời âm u lâu ngày mà không mưa vậy”.
Thời nhà Kim cũng có một câu chuyện viết rằng, khi Ai Tông vừa mới lên ngôi, phong thái hậu và thái phi làm hoàng thái hậu. Đột nhiên lúc đó gió lớn cuốn lên rất cao, thổi bay cả mái ngói, mây đen liên tiếp kéo đến, che khuất ánh mặt trời, còn có khí vàng xung thiên. 
Thái Hậu nằm mơ thì thấy vài vạn người ăn mày cứ đi theo sau mình. Bà rất khó chịu, bốc quẻ thì phán rằng: Thái hậu là mẹ của thiên hạ, bách tính đói khổ lầm than thì đương nhiên phải kể lể với bà”.  
Nghe xong thái hậu gấp rút bày cháo và thuốc cứu tế tại kinh thành nhằm vỗ về thiên hạ. Khi hai triều Minh Thanh xuất hiện mây mù, hoàng thất từng lệnh cho văn võ bá quan ăn chay 3 ngày, đồng thời cấm thiên hạ giết mổ “để mong cảm động trời xanh, ban cho mưa rào sau cơn hạn hán“.
Trong “Phong thần diễn nghĩa”, một bộ tiểu thuyết thần tiên nổi tiếng, người ta hay bắt gặp câu nói này: “Nước sắp vong tất có yêu nghiệt“. Ý tứ của nó chính là khi vận nước sắp suy thường hay xuất hiện những điềm quái gở.
Người vô đạo thì trời đất đều giận, Thần Phật không dung. Những chuyện thời tiết kỳ lạ thường là điềm báo tai hoạ sắp xảy ra. Người xưa giảng về “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hoà” cũng chính là có ý tứ đó. Khi lòng người thuần thiện thì đạo trời cũng mới sáng tỏ, phong thuỷ mới có thể ứng nghiệm, vũ trụ giao hoà, âm dương cân bằng, thiên tai nghịch hoạ cũng không còn xuất hiện.
Hiểu Liên biên dịch 
Xem thêm:

Không có nhận xét nào: