Hai
Xe Ôm.
Tối qua, vào lúc 22 h, 28/6/2017 diễn ra một cuộc họp
quan trọng của một số yếu nhân của tỉnh Yên Bái được tổ chức bí mật tại một
trang trại nằm lọt giữa rừng hoang vu…
Nơi họp là một căn phòng đơn sơ nhưng kín đáo; phòng
không sử ụng ánh sang điện mà dùng ánh sang nến vừa đủ để nhận mặt những người
tham gia cuộc họp này bằng mắt thường…
Tại cuộc họp này có sự tham gia khoảng 20 người, do bà Y.
một yếu nhân quan trọng chủ trì, ông Q., ông C., ông K., một quan chức ở Đài
truyền hình Yên Bái…
Mở đầu cuộc họp, bà Y. chủ trì đứng lên tuyên bố:
-Hôm nay tôi mời các chú tới đây để bàn cách hóa giải, đối
phó những cuộc tấn công hiểm ác, có tổ chức gây rối nội bộ tỉnh Yên Bái của mấy
tay chống phá đang phối hợp với đội quân báo chí; Tôi yêu cầu tại cuộc họp này
không một ai được ghi âm, chụp ảnh…Cuộc gặp này tổ chức tị đây để tránh tai mắt
thiên hạ.Cuộc họp tiếp sau sẽ được thông tin qua thư điện tử và địa điểm họp được
thông báo sau…
Hiện nay, tôi đã cho lập và trao cho mỗi chú một hộp thư
điện tử mới, với mật khẩu mới và tôi nghiêm cấm trao đổi qua các hộp thư đã
quen sử dụng khi trao đổi thông tin nội bộ với nhau. Thứ 2, khi trao đổi “meo”
với nhau không được sử dụng máy cơ quan hay máy của gia đình riêng mà phải ra
các quán nét công công.
Người phụ nữ chủ trì cho người mang tới cho mộ số người dự
họp một tờ giấy trong đó ghi email và mật khẩu. Bà Y. cho biết: “meo” của tôi
là Chihaiyen@gmail.com...
Trong meo trao đổi thông tin tôi đề nghị sử dụng tối đa
những thuật ngữ, tiếng lóng, tôi đã cho ghi sẵn và hướng dẫn sử dụng cụ thể…Hôm
nay, tôi yêu cầu các chú quán triệt mấy chủ trương và mấy điều sau đây vì tình
hình đang hết sức cấp bách, nước sôi lửa bỏng:
1/ Vừa qua, chú C. cho triển khai bắt giữ tay nhà báo
cùng với những thông tin, lấy lời khai ban đầu như vậy là tốt. Yêu cầu trong mấy
ngày tới phải buộc đối tượng này khai ra các đường giây đã liên hệ với hắn, các
cá nhân đang ngồi ở các vị trí trọng yếu trong các ban ngành của Yên Bái đã
cung cấp thông tin, chi tiền cho tay nhà báo này đánh chúng ta…
2/ Chú C. phải tiếp tục bố trí người giám sát nửa kín nửa
hở một số đối tượng cộm cán xưa nay vẫn có dấu hiệu chống đối, bất mãn để dằn mặt,
răn đe để các đối tượng này dịp này vùng lên hợp tác vào hùa với cánh nổi dậy,
với báo chí, với thanh tra… Các chú phải đề cao cảnh giác, để ý mấy thằng cấp
phó đang nhăm nhe dậu đổ bìm leo trong dịp này đấy nhé…
3/ Chú K. phải kết hợp với chú S. để hợp để tạo bằng chứng
hợp thức hóa cái khoản tiền 200 triệu đưa cho tay nhà báo để cải biến khoản tiền
này không phải là khoản hối lộ, mua sự im lặng… Phải biến nó thành khoản tiền
ép buộc phải đưa và do bị ép buộc nên chú S. đã nhân kế địch làm kế ta: chịu nộp
tiền để tìm ra thủ phạm băng nhóm tống tiền…quan chức Yên Bái. Chú C. phải giúp
chú S.
4. Chú Q. phải nhanh chóng tìm phương án giải trình với
đoàn thanh tra về biệt phủ của chú; Phải báo cáo khẩn trương trước với tôi và nếu
cần tham khảo ý kiến của người nao tôi sẽ “ meo” trực tiếp cho người đó…
Phương châm giải trình là cố gắng vận dụng phương thức
hóa mù ra mưa, đắm đò giặt mẹt, hoãn binh chi kế cù nhầy và đẩy bùn sang ao…
5. Chú C. phải thiết lập đường giây với Bộ CA để làm sao
đẩy cái việc thanh tra biệt phủ của người thân của chú vào cái thế “ hoãn binh
chi kế”; “nói dzậy mà không phải dzậy”…Đẩy việc thanh tra biệt phủ của người
thân của chú lên B. là một lối thoát có lợi cho ta trong tình thế hiện nay; Đẩy
lên đó được rồi tôi và chủ sẽ tính tiếp để hóa giải vụ này…
6/ Chú ở Đài truyền hình phải khẩn trương thiết lập quan
hệ chặt chẽ với Ban Tuyên giáo, Bộ 4 T với VTV: chú cứ nhân danh tôi, tất nhiên
tôi cũng sẽ tìm cách tiếp cận họ để danh nghĩa là xin ý kiến chỉ đạo của họ để
hợp tác với đội quân báo chí sớm lập lại trật tự về các vụ lộn xộn vừa qua sao
cho vừa đúng pháp luật, kỷ cương nhưng lại đảm bảo được ổn định nội bộ, tránh đổ
vỡ xáo trộn lớn, giải quyết vừa nghiêm vừa có lý có tình và tránh không bị thế
lực thù địch lợi dụng, xía vào; tránh đánh chuột làm vỡ toang bình…
Chú cứ báo cáo với họ như vậy, nếu cần chú cứ phi lên Hà
Nội trực tiếp gặp họ; Đừng ngại chi phí tốn kém…Mình ra vẻ khiêm nhường, xin sự
chỉ đạo bày vẽ của họ nhưng thực chất là để dò cho ra manh mối và cách thức,
các mũi tiến công của các đối thủ đang đánh ta để mà ứng phó cho kịp thời…
Hiện tại,tôi mới nghĩ ra được 6 việc cần làm ngay; Chú
nào có cao kiến, đối sách gì hay đề nghị cho chị biết thêm…
Nếu không có ý kiến gì thêm, đề nghị các chủ về nghỉ và bắt
tay vào ngay công việc từ tối nay, ngày mai…Nhớ mọi việc thường ngày vẫn phải
giữ vẻ bình thường.
Những nội dung ghi lại trên đây là do Hai Xe Ôm tưởng tượng
và phịa ra để các vị đọc cho vui nhân thế sự Yên Bái đang căng thẳng…
H.X.Ô.
Những thông tin “tuyệt vời” từ Yên Bái
(Dân trí) - Xin nói luôn, đây không phải là những tin vui mà là tin buồn, rất buồn. Song, nó lại rất “tuyệt vời” bởi đó là cách hành xử khó có thể khác trong hoàn cảnh hiện nay. Những thông tin “tuyệt vời” trong chua xót.
Để làm rõ, xin được nói về điều “tuyệt vời” thứ nhất, đó là Thanh tra Chính phủ đã chính thức đảm nhiệm nhiệm vụ thanh tra tài sản của ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường theo lời đề nghị từ Yên Bái.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) cho biết: “Theo chức năng, nhiệm vụ thì việc thanh tra vẫn thuộc thẩm quyền của Yên Bái, nhưng họ băn khoăn về việc nếu giao Thanh tra tỉnh Yên Bái thanh tra lãnh đạo tỉnh này thì không khách quan nên đã đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ giúp đỡ.
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy đã trực tiếp ký văn bản đề nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc. Về mặt luật pháp thì không có vấn đề gì cả. Nó thể hiện sự cầu thị, minh bạch, khách quan và tôi thấy rằng điều đó tốt, không có vấn đề gì cả”.
Người viết bài này cho rằng đây là quyết định tuyệt vời còn bởi nó đã đạt tới sự hợp lý, hợp tình và hợp lòng dân.
Nói hợp lý là bởi trước một vụ việc khó khăn, vượt quá khả năng của mình, Yên Bái đã chủ động đề nghị Thanh tra Chính phủ giúp đỡ là đúng và tốt.
Nói hợp tình bởi lẽ việc thanh tra tài sản một quan chức địa phương vốn là vấn đề tế nhị, nhất là trong trường hợp này, ông Quý lại là em trai của vị Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Yên Bái. Việc đề nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc không phải không tin Thanh tra tỉnh mà là giải pháp mang tính hợp tình, “đỡ” không để anh em địa phương có thể bị rơi vào tình huống khó xử.
Nói hợp lòng dân bởi đây là điều dư luận cả nước quan tâm, nhiều đại biểu và nguyên đại biểu Quốc hội mong muốn. Một điều tế nhị là nếu để Thanh tra Yên Bái, dù kết luận khách quan đến đâu cũng khó có sự thuyết phục. Đến như tại các giải bóng đá, những người được phân công cầm còi không bao giờ có cùng quốc gia với các đội tham gia thi đấu trên sân.
Vì thế trong vụ việc này, có thể nói đây là phương án tuyệt vời nhất hiện nay.
Cái “tuyệt vời” thứ hai, tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công an sáng 28/6, PV Dân trí đặt câu hỏi, Bộ Công an có tiến hành thanh tra, kiểm tra khối tài sản “khủng” được cho là của Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu - Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái như Thanh tra Chính phủ đang thực hiện đối với khối tài sản của ông GĐ Quý, Trung tướng Nguyễn Văn Lưu - Chánh Thanh tra Bộ Công an cho biết:
“Bộ sẽ tiến hành nắm tình hình, căn cứ luật thanh tra và các quy định của Chính phủ về kê khai, minh bạch tài sản, nếu đủ căn cứ sẽ tiến hành thanh tra, làm rõ. Khi có kết luận thanh tra, Bộ sẽ có thông tin chính thức tới các cơ quan báo chí”.
Điều này thể hiện tinh thần nghiêm túc, thẳng thắn, minh bạch của Bộ Công an trước dư luận nhân dân và phản ánh của báo chí.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Quốc Hùng, Nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đề nghị nên thanh tra cả dinh thự của gia đình ông Chiêu.
Việc Bộ Công an thanh tra làm rõ không chỉ nhằm phát hiện ra những sai phạm mà còn chính thức khẳng định đây là tài sản do công sức của ông Chiêu và gia đình nếu điều đó là chính đáng. Không sung sướng gì khi ở trong một tòa nhà do mồ hôi công sức bỏ ra mà luôn chịu những lời dèm pha, dị nghị không đáng có.
“Tuyệt vời” thứ ba, trong buổi họp báo sáng 28/6, trả lời các câu hỏi về việc bắt giữ, khởi tố nhà báo Duy Phong, Trung tướng Đỗ Kim Tuyến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an cho biết:
“Đến nay, theo báo cáo của Công an Yên Bái, ngày 16/6, PV Duy Phong đã lên Yên Bái gặp ông Vũ Xuân Sáng, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư, nêu một số vi phạm. Đồng thời, PV Phong cung cấp một số thông tin để giải quyết, yêu cầu ông Sáng chuyển 200 triệu đồng.
Thời điểm đó, ông Sáng không có đủ tiền nên chuyển cho Phong 100 triệu đồng, chiều chuyển tiếp 100 triệu đồng”. Điều này cho thấy việc bắt giữ, khởi tố nhà báo Duy Phong đã nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Công an.
Tuy nhiên, giống như trường hợp thanh tra đối với tài sản của ông Quý, dư luận mong rằng Bộ Công an trực tiếp điều tra vụ việc theo qui định tại Điều 169 Bộ luật tố tụng hình sự “Cơ quan điều tra cấp trên rút vụ án để điều tra” bởi nói gì thì nói, việc một nhà báo đang có loạt bài phản ánh về tài sản khủng của một số lãnh đạo địa phương, trong đó có cơ ngơi của vị Giám đốc Công an tỉnh mà Công an địa phương lại khởi tố, bắt giữ điều tra (dù trong một vụ việc khác) nhà báo này thì khó tránh khỏi sự hoài nghi từ dư luận.
Một điều rất đáng được lưu ý, như đã nói ở trên, Trung tướng Tuyến cho biết, theo báo cao của Công an Yên Bái, PV Duy Phong đã nhận 200 triệu đồng từ ông Vũ Xuân Sáng thì cũng nên triệu tập ông này để điều tra, làm rõ. Đừng để dư luận lại một lần nữa thốt lên: “Luật cho dân còn lệ cho quan”.
Cách đây mấy hôm, tiếp xúc với cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chia sẻ: “Tôi nói nhiều lần là chẳng thích gì kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình, thậm chí là rất day dứt, đau xót, nhưng phải kỷ luật thôi và vi phạm pháp luật thì phải xử lý”.
Là người dân, người viết bài này cũng chẳng vui sướng gì khi một lãnh đạo nào đó bị kỉ luật và là nhà báo, càng “day dứt, đau xót” khi đồng nghiệp của mình sa vòng lao lý.
Song, sẽ không chỉ đau xót mà còn xấu hổ hơn nếu như trong đội ngũ của mình còn có những nhà báo đi tống tiền người dân. Do đó, việc làm rõ hành vi của PV Duy Phong một cách trung thực, minh bạch chính là mong muốn của những người làm báo Việt Nam chân chính.
Trở lại với cụm từ “tuyệt vời” (được cho trong ngoặc kép), dù đau xót nhưng xin nhắc lại, đó là cách hành xử tốt nhất trong tình hình hiện nay và xin được một lần nữa nhắc lại, đó là những thông tin “đau xót tuyệt vời” từ Yên Bái.
Bùi Hoàng Tám
Bộ Công an xem xét thanh tra “biệt phủ” của Giám đốc Công an Yên Bái
Trước dư luận xôn xao về “biệt phủ” của Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái, Chánh Thanh tra Bộ Công an khẳng định, Bộ sẽ xem xét, nếu đủ căn cứ sẽ tiến hành thanh tra.
Trung tướng Nguyễn Văn Lưu – Chánh Thanh tra Bộ Công an trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề tài sản của Giám đốc Công an Yên Bái
Thời gian gần đây, dư luận xôn xao về khối tài sản “khủng” được cho là của Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu – Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái.
Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công an sáng 28/6, PV Dân trí đặt câu hỏi, Bộ Công an có tiến hành thanh tra, kiểm tra khối tài sản này như Thanh tra Chính phủ đang thực hiện đối với khối tài sản của Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường Yên Bái Phạm Sỹ Quý?
Trung tướng Nguyễn Văn Lưu – Chánh Thanh tra Bộ Công an – cho hay, Bộ mới chỉ nhận được thông tin trên qua báo chí.
“Bộ sẽ tiến hành nắm tình hình, căn cứ luật thanh tra và các quy định của Chính phủ về kê khai, minh bạch tài sản, nếu đủ căn cứ sẽ tiến hành thanh tra, làm rõ. Khi có kết luận thanh tra, Bộ sẽ có thông tin chính thức tới các cơ quan báo chí.” – Chánh Thanh tra Bộ Công an khẳng định.
Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu được cho là sở hữu một khu “biệt phủ” thuộc hàng lớn nhất tỉnh Yên Bái, nằm trên một quả đồi, cạnh đường đôi Nguyễn Tất Thành, tổ 44, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái.
Liên quan đến khối tài sản của gia đình ông Phạm Sỹ Quý – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái, Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) đang tiến hành thanh tra, làm rõ nguồn gốc khối tài sản này.
Theo ông Phạm Trọng Đạt – Cục trưởng Cục Chống tham nhũng – thẩm quyền thanh tra tài sản của ông Phạm Sỹ Quý thuộc tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, do ông Phạm Sỹ Quý là em trai của bà Phạm Thị Thanh Trà – Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái – nên để đảm bảo tính khách quan, minh bạch thông tin với dư luận, Yên Bái đã đề nghị cơ quan trung ương vào cuộc.
Tổng Thanh tra Chính phủ đã giao Cục Chống tham nhũng thực hiện việc thanh tra khối tài sản của gia đình ông Phạm Sỹ Quý sau những lùm xùm thời gian vừa qua.
nguồn : Dantri.vn
Giám đốc sở chuyển 200 triệu cho nhà báo: có phải đưa hối lộ?
TTO - Giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư tỉnh Yên Bái đưa 200 triệu cho nhà báo Duy Phong để nhà báo này không viết bài liên quan đến dinh thự đồ sộ của gia đình ông, đây có phải là hành vi đưa hối lộ?
Trung tướng Đỗ Kim Tuyến, phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, trả lời các câu hỏi của phóng viên báo chí - Ảnh: D.TẤN |
Tại cuộc họp báo thông tin tình hình kết quả công tác ngành công an 6 tháng đầu năm do Bộ Công an tổ chức ngày 28-6, nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh việc bắt giữ nhà báo Duy Phong.
Trung tướng Đỗ Kim Tuyến, phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, cho biết: theo tài liệu điều tra, trước khi nhà báo Duy Phong - trưởng ban bạn đọc báo điện tử Giáo Dục Việt Nam - bị bắt quả tang ngày 22-6 do nhận 50 triệu đồng của một doanh nghiệp thì ngày 16-6, ông Phong đã lên Yên Bái gặp ông Vũ Xuân Sáng, giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư tỉnh Yên Bái.
Trong cuộc gặp, ông Phong đã cung cấp một số thông tin vi phạm liên quan đến ông Sáng và yêu cầu chuyển 200 triệu đồng để bỏ qua những sai phạm này. Trong ngày, ông Sáng chuyển hai lần tiền, tổng cộng 200 triệu đồng cho ông Duy Phong.
Do đó, ngày 23-6 cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam nhà báo Duy Phong để điều tra về hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Dư luận đang đặt ra câu hỏi: như vậy, hành vi của giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư Yên Bái có bị xử lý về tội đưa hối lộ hay không?
Về việc này, trung tướng Đỗ Kim Tuyến cho biết cơ quan công an đang tập trung điều tra làm rõ và không thể trả lời khi chưa có kết luận. “Sau khi có kết quả điều tra, nếu đủ căn cứ việc đưa hối lộ thì xử lý” - ông Tuyến nói.
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, Công an TP Yên Bái đang tiến hành triệu tập và làm việc với ông Sáng về số tiền 200 triệu đã đưa cho nhà báo Duy Phong. Nguồn tin của Tuổi Trẻ cũng cho biết lý do ông Sáng đưa tiền cho nhà báo là để bỏ qua, không viết bài liên quan đến dinh thự đồ sộ của gia đình ông.
Lại thêm “biệt phủ của giám đốc Công an tỉnh Yên Bái”?
Liên quan đến thông tin về khu biệt phủ nghi là của ông Đặng Trần Chiêu - giám đốc Công an tỉnh Yên Bái - được thông tin trên báo chí thời gian qua, trung tướng Nguyễn Văn Lưu - chánh thanh tra
Bộ Công an - cho biết đã nắm được thông tin này qua
báo chí.
“Tới đây chúng tôi sẽ nắm lại tình hình về kê khai tài sản và căn cứ vào Luật thanh tra, nếu đủ căn cứ sẽ tiến hành thanh tra làm rõ và thông tin công khai trên báo chí” - ông Lưu khẳng định.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét