Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Thử so sánh "thiên chức" của các ” blogger” cóc ở Tứ Xuyên với các blogger thế sự ở Việt Nam…

Phạm Viết Đào
Tờ Hoa Tây Đô thị Nhật báo, xuất bản tại Tứ Xuyên, đưa tin hàng chục ngàn con cóc đột nhiên rời bỏ chỗ ở của chúng tràn qua những con đường của Miên Dương, thành phố lớn thứ hai của tỉnh Tứ Xuyên. Xe hơi cán chết chúng rất nhiều nhưng chúng vẫn không lùi bước ?!

“Về trận động đất Tứ Xuyên năm 2008 (Trung Sìchuān dà dìzhèn) được WikiPedia viết:”là một trận động đất xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên thuộc tây nam Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chấn tâm thuộc huyện Vấn Xuyên, Châu tự trị dân tộc Tạng, dân tộc Khương A Bá, cách Thành Đô, thủ phủ Tứ Xuyên, khoảng 90 km về phía Tây - Tây Bắc. Trận động đất này xảy ra vào lúc 06:28:01.42 UTC (14:28:01.42 giờ địa phương) ngày 12 tháng 5năm 2008. Cơn địa chấn này có cường độ 7,8 độ Richter theo Ủy ban Địa chấn Nhà nước Trung Quốc và 7,9 Mw theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ(USGS)[2][3] Trận động đất này đã tác động đến nhiều khu vực cách xa tâm chấn như: Bắc Kinh (cách 1500 km về phía Đông Bắc), Thượng Hải (cách 1700 km về phía Đông),[4] Pakistan,[5] Thái Lan,[5] và thủ đô Hà Nội của Việt Nam.[6].
Đây là trận động đất mạnh và thảm khốc nhất xảy ra tại Trung Quốc kể từ sau trận Động đất Đường Sơn 1976, giết chết hơn 250.000 người.”
Trong khi trận động đất kinh hoàng dữ dội như vậy xảy ra tại một địa bàn lớn mà không một cơ quan quan trắc địa chấn nào của thế giới dự báo, phát hiện được. Trong khi đó thì ngày 10-5-2008, tờ Hoa Tây Đô thị Nhật báo, xuất bản tại Tứ Xuyên, đưa tin hàng chục ngàn con cóc đột nhiên rời bỏ chỗ ở của chúng tràn qua những con đường của Miên Dương, thành phố lớn thứ hai của tỉnh Tứ Xuyên. Xe hơi cán chết chúng rất nhiều nhưng chúng vẫn không lùi bước. Miên Dương rất gần huyện Vấn Xuyên, trung tâm địa chấn.
Dẫn lời giám đốc sở lâm nghiệp tỉnh, tờ báo cho biết hiện tượng cóc di cư này là hoàn toàn bình thường. Hơn nữa nó chứng tỏ hệ thống môi trường địa phương đã được cải thiện.
Nếu hỏi lại ngay bây giờ chắc hẳn vị giám đốc này sẽ có một nhận định khác. Đó là thú vật có giác quan nhạy bén hơn con người, có thể cảm nhận được những động kiến tạo bất thường của lớp vỏ trái đất dẫn đến động đất. Hiện tượng cóc di cư cũng được ghi nhận cách nay vài tuần ở Đài Châu, tỉnh Giang Tô.
Tại thành phố Mãn Châu, cách trung tâm địa chấn 96 km, cư dân mạng Internet cho biết trước khi thảm họa xảy ra vài tuần có hơn một triệu con bướm nháo nhác bay qua. Có thể đây cũng là một điềm báo động đất. Nhận định này cư dân mạng chỉ biết sau khi hàng chục ngàn người chết vì động đất.
Giá như một người trong bộ máy chức năng của Chính phủ Trung Quốc trước khi xảy ra trận động đất năm 2008 ở Tứ Xuyên có được một người có được dự cảm ngang với những chú cóc, hoặc họ lưu ý tới hiện tượng dị thường này của tự nhiên để cảnh báo thì họ lại quan liệu, vô cảm dẫn tới việc 250.000 người đã bỏ mạng cùng với bao thành phố, làng mạc bị huỷ diệt…
Giới sinh vật học thế giới cho rằng: những chú cóc ở Tứ Xuyên chính là những “blogger” của tự nhiên, chúng cảm nhận và thông tin những biến động bất thường của tự nhiện sẽ xảy đến nhờ vào các giác quan đặc biệt vô cùng nhạy cảm của chúng.
Hiện nay, tại nhiều quốc gia và trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, giới văn nghệ sĩ vẫn được coi là tầng lớp nhạy cảm của xã hội.Ở nhiều quốc gia, triều đại luôn ban hành các chính sách, luôn có các hình thức chăm lo, theo dõi, tạo điều kiện cho giới này được phát triển đúng thiên chức để họ; giúp họ phát triển được thiên chức dự cảm xã hội giống như các chú cóc đối với tự nhiên.Những dự cảm của họ chính là những thông tin bổ ích giúp cho nhà quản trị điều chỉnh các chính sách quản trị xã hội thích ứng…
Hiện tượng các “blogger” cóc ở Tứ Xuyên bị ôtô cán chết rất nhiều nhưng chúng vẫn không lùi bước làm cho chúng ta liên tưởng tới hiện tượng bắt bớ, trấn áp tàn khốc của các nhà cầm quyền nhiều quốc gia với văn nghệ sĩ trong đó có Việt Nam; việc trấn áp những việc làm theo thiên chức hậu quả là những dự cảm của họ bị méo mó, biến dạng hoặc liệt cảm...
Dẫu sao ở Tứ Xuyên, vào thời điểm 2008, giới chức ở thành phố này đã không vì để bảo vệ sự sạch sẽ nhân tạo của môi trường thành phố mà ra lệnh cho tàn sát các chú cóc như vụ tàn sát ở quảng trường Thiên An Môn ?
Trong khi đó thì tại nhiều quốc gia các “blogger” cóc vẫn bị coi là kẻ gây ra những điều phiền toái, xâm phạm lợi ích của chính quyền, nhà nước, gây bất ổn xã hội; họ bị xếp vào ngang với thế lực thù địch phải bị tiễu trừ, trấn áp tới nơi tới chốn.
Ngay từ thời Đông Chu, cô bé mặc áo đỏ phát tán ở chợ bài đồng dao: Thỏ mọc thì ác phải tà; yểm hồ bất hoặc ấy là mất Chu đã bị nhà Chu…đã bị vua Chu xếp vào hành vi tuyên truyền chống nhà nước. Nha Chu đã ban hành hình phạt, trị tội cả cha anh những kẻ mặc áo đỏ hoang báo, phát tán bào đồng dao trên. Trong khi đó, đáng lý ra phải tích cực sửa sang chinh sự trước những thông tin do blogger-cô bé quàng khăn đỏ cung cấp…kết cục đã dẫn tới cảnh chém giết thời chiến quốc hàng trăm năm sau….
Có thể khẳng định rằng: hiện tượng blogger chính trị- xã hội-thiên nhiên là một thiết chế tự nhiên của tạo hoá; thiết chế dự cảm này nhằm giúp tái tạo sự cân bằng cần thiết, nó tồn tại song hành với tự nhiên và xã hội loài người trong suốt tiến trình lịch sử phát triển của xã hội loài người !

P.V.Đ.

Không có nhận xét nào: