Việt Nam và Trung Quốc thường có các cuộc trao đổi quốc phòng cấp cao. |
Hoàn cầu Thời báo, bản tiếng Anh, hôm Chủ nhật 18/06 có bài nói tham vọng của Việt Nam có thể "gây bất ổn về hợp tác trong vùng và khuấy động khả năng đối đầu".
Bài báo điểm lại các chuyến thăm Hoa Kỳ và Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gần đây với đánh giá rằng Hà Nội tỏ ra chủ động trong việc đóng một vai trò lớn hơn trong diễn biến cấp khu vực .
"Đứng trước Trung Quốc đang trỗi dậy, Việt Nam cần ve vãn các nước khác nằm ngoài khu vực để khống chế Trung Quốc tại Nam Hải (Biển Đông) và bảo vệ lợi ích của mình," tác giả Lý Khai Thịnh viết.
Mở rộng quan hệ bè bạn là tốt. Tuy nhiên, nếu ý định là canh chừng các láng giềng của mình thì nó chỉ tạo ra các yếu tố gây bất ổn trong tương lai mà thôi - Lý Khai Thịnh, Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải
Tuy nhiên tác giả cho rằng các chuyến thăm của ông Phúc không thay đổi thực tế chính trị bởi dàn lãnh đạo mới của Việt Nam quyết tâm duy trì quan hệ thân thiện với Trung Quốc khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đều đã thăm Bắc Kinh.
Bài báo nhấn mạnh thực tế rằng Việt Nam tỏ ra kiềm chế đối với vụ Philippines kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài mà không đẩy khủng hoảng leo thang và rằng nay tất cả các bên đều quyết tâm đàm phán để giải quyết tranh chấp.
Tại phiên họp lần thứ 14 vào giữa tháng Năm ở Trung Quốc về việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC), đại diện Trung Quốc và các nước Asean đã thống nhất được khung sườn cho Bộ quy tắc Ứng xử (COC) theo đó không chỉ cải thiện một cách đáng kể nỗ lực quản lý những khác biệt mà còn là một biểu hiện về tình báo và năng lực của các quốc gia thích hợp trong việc giải quyết tranh chấp trong vùng.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Tướng Phạm Trường Long tại Hà Nội. |
Các nước trong vùng, tác giả viết, nên hoan nghênh những ảnh hưởng tích cực từ các nước ngoài khu vực. Nhưng việc mang các nước từ bên ngoài khu vực không nên làm bất ổn hợp tác khu vực.
"Nếu các nước trong khu vực cạnh tranh nhau hoặc thậm chí rơi vào quỹ đạo của các cường quốc ngoài khu vực thì toàn bộ khu vực sẽ mất tính cạnh tranh.
"Xét về phương diện này, việc Việt Nam thường trao đổi với Hoa Kỳ và Nhật Bản về Nam Hải (Biển Đông) không nên được xem là việc làm tử tế. Việc Nhật Bản giúp Việt Nam nâng cấp tuần tuần tra là để xúi giục Việt Nam đối đầu trên biển.
"Mở rộng quan hệ bè bạn là tốt. Tuy nhiên, nếu ý định là canh chừng các láng giềng của mình thì nó chỉ tạo ra các yếu tố gây bất ổn trong tương lai mà thôi," Lý Khai Thịnh, nhà nghiên cứu từ Viện quan hệ Quốc tế thuộc Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải kết luận.
Bài của Hoàn Cầu Thời báo được đăng vào đúng dịp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc thăm Việt Nam nơi Tướng Phạm Trường Long đã gặp gỡ các lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam và nói rõ về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tân Hoa Xã tường thuật rằng ông Phạm trong chuyến thăm đã nhấn mạnh rằng "toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải [là tên gọi Trung Quốc dùng để chỉ Biển Đông] đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời thượng cổ."
Ông Phạm cũng ghi nhận tình thế hiện thời tại Biển Đông đã được ổn định và đang trở nên ngày càng tích cực hơn, đồng thời kêu gọi hai nước tuân theo sự nhận thức chung quan trọng các lãnh đạo đảng, nhà nước hai bên.
"Hai bên cần tăng cường đối thoại chiến lược và kiểm soát tốt các khác biệt, nhằm duy trì quan hệ chung cũng như nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định tại Biển Nam Hải," Tướng Phạm Trường Long nói.
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét