Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Nhiều bằng chứng khẳng định ông Cao Toàn Mỹ và VNG phản bội Tổ quốc!


Bị hại Cao Toàn Mỹ ngày 27/6 tại tòa. Ảnh: VnExpress


Đại gia Cao Toàn Mỹ hiện được nhiều người biết đến qua vụ kiện tụng “tình – tiền” mãi chưa có hồi kết với cô hoa hậu Phương Nga, nhưng ít ai biết rằng ông Mỹ từng là một trong những người sáng lập công ty CP VNG (VNG Corp) chuyên phân phối phần mềm và các trò chơi trực tuyến, thương mại điện tử…, là chủ nhân của mạng xã hội phổ biến Zing me, Zalo. Đáng chú ý, VNG từng dính nghi vấn đã bị công ty công nghệ lớn của Trung Quốc là Tencent thâu tóm và toàn bộ quyền điều hành, quản lý VNG đã nhượng lại cho công ty TQ. Mặc dù thông tin này đã cũ nhưng cho đến thời điểm hiện tại, việc VNG có hỗ trợ TQ thôn tính và theo dõi toàn bộ người dùng Internet Việt hay không vẫn là dấu chấm hỏi lớn?

Sản phẩm ZIng của VNG toàn chữ tượng hình của nhân vật Trung Quốc
VNG là của Trung Quốc?

Thông tin này xuất phát từ một bài viết trên tinhte.vn xuất hiện vào tháng 07/2012. Theo người này thì “VNG đã bị Tencent thâu tóm, TGĐ VNG là Lê Hồng Minh chỉ còn 1% cổ phần và sắp rời khỏi công ty” và “Do luật quy định không quá 50% do vậy Tencent trên giấy tờ hiện đang sở hữu 49% zing, thực chất những người nội bộ của zing đều biết Tencent hiện nắm hơn 70% cổ phần và đã nắm quyền chi phối và điều hành toàn bộ hoạt động của zing”. Chưa biết độ xác tín của thông tin này tới đâu, con số 70% là thật hay giả, nhưng bài viết sẽ phân tích chứng minh khả năng Tencent thâu tóm VNG là hoàn toàn có thể xảy ra.

Tin đồn này xuất hiện từ đâu? Đó là từ mối quan hệ thân thiết giữa VNG – Tencent. Theo báo cáo tài chính năm 2011 của VNG thì Tencent được chú ý là cổ đông lớn của VNG, trong đó có hai người thuộc Tencent là thành viên HĐQT của VNG: Lau Chi Ping Martin (chủ tịch ủy ban đầu tư của Tencent Holdings) và ông Johnny Shen Hao. Tuy nhiên, khi vụ việc bị phanh phui vào năm 2012, VNG lại xoa dịu dư luận khi xác nhận “VNG là công ty Việt Nam với tỉ lệ cổ phần kiểm soát luôn luôn là các cá nhân và tổ chức Việt Nam” và ém nhẹm số cổ phần mà Tencent và các cổ đông khác đang nắm giữ. VNG những tưởng câu trả lời trên sẽ xóa sạch mọi nghi ngờ từ dư luận, nào ngờ chính sự bất nhất giữa các thông tin báo cáo và phát ngôn của mình, VNG tự chứng tỏ mình chỉ là kẻ “cõng rắn cắn gà nhà”, “đuổi cọp cửa trước rước beo cửa sau”.

Khi rơi vào bước đường cùng, VNG tự nghĩ ra kế sách cho rằng mình đang bị “đối thủ trong ngành lật đổ”. Tuy nhiên, lật lại thông tin từ phía Tencent, mọi chuyện có vẻ “đúng như lời đồn”. Theo báo cáo tài chính của Tencent năm 2011, thì công ty này nắm 31,25% cổ phần tại một công ty game online ở Đông Nam Á. Mặc dù không chỉ đích danh nhưng khả năng số phần trăm đầu tư này là vào VNG, vì năm 2008 Tencent đề cập việc mua 20,2% vốn của một công ty internet tại Việt Nam, mà VNG là công ty duy nhất Tencent đầu tư. Cùng năm đó, cựu giám đốc M&A của Tencent đã chuyển sang phụ trách tài chính tại VNG. Như vậy, 31,25% quyền sở hữu mà Tencent nói đến chính là VNG.

Tencent được chú ý là cổ đông lớn của VNG
Johnny Shen Hao –  thành viên HĐQT của VNG cũng là nhân viên của Tencent
Đó là trên mặt giấy tờ, báo cáo tài chính do công ty đề ra, việc Tencent trên thực tế đã chiếm bao nhiêu quyền sở hữu của VNG thì không thể xác thực được. Tuy nhiên, con số 31,25% mà Tencent đưa ra chắc chắn nhỏ hơn 49% vì công ty VNG là công ty đại chúng và theo luật thì công ty nước ngoài không được sở hữu quá 49% cổ phần. Nhưng, điều này không có nghĩa Tencent không thể thâu tóm VNG. Trong trường hợp VNG hủy tư cách công ty đại chúng, thì đối tác nước ngoài là TQ hoàn toàn có thể sở hữu trên 49% cổ phiếu VNG và VNG chính thức nằm gọn trong tay người TQ!

Nhiều bằng chứng khẳng định “VNG phản bội Tổ quốc”

VNG khi mới thành lập năm 2004 có tên gọi chính thức là VinaGame, nhưng không hiểu sao tới 2008 lại đổi thương hiệu thành VNG Corp (trùng hợp với thời gian Tencent thông báo mua 20,2% vốn của 1 công ty internet tại Việt Nam). Có hay chăng việc đổi tên là nhằm xác định VNG không còn là công ty Vina – Việt Nam nữa, mà đã thuộc công ty khác?

Bên cạnh đó, game do VNG sản xuất toàn bộ được mua lại từ Trung Quốc, thậm chí trong game vẫn xuất hiện đầy chữ tượng hình của nước này, trong đó có game Võ Lâm Truyền Kỳ rất được ưa chuộng tại Việt Nam thời điểm đó.

Chưa hết, ứng dụng Zing do VNG sản xuất được cho là bản Việt hóa lại từ ứng dụng QQ của Tencent. Giống về cả hình thức, giao diện, Zing thậm chí còn cấm các thành viên sử dụng hai từ “Hoàng Sa”, “Trường Sa”. Liệu đây chỉ là sự trùng hợp như VNG giải thích là do “bộ lọc” đã được cài đặt từ trước? Nếu thật sự không liên quan đến chính trị, tại sao Zing lại lọc đúng những “từ nhạy cảm” này mà bỏ qua vô số những từ chính trị khác? Mục đích sau cùng là gì? Phải chăng bộ lọc của Zing cũng tương tự bộ lọc đã được cài đặt sẵn cho QQ trước đó, để tránh người dùng TQ lẫn Việt Nam bàn luận về vấn đề trên Biển Đông?

Mp3.zing.vn gõ từ khóa “Gần lắm Trường Sa” tên bài hát do ca sĩ Thanh Thúy trình bày, thì thấy phần bình luận về Trường Sa, Hoàng Sa đã bị mã hóa bằng dấu “***”.
Rõ ràng, VNG vốn dĩ không thuần Việt như công ty này quảng bá khi mà không chỉ người quản lý là người TQ, mà đến đội ngũ nhân viên đa phần cũng là người TQ và người Việt gốc Hoa. Việc lãnh đạo VNG dễ dàng để cho một công ty TQ nắm số cổ phần lớn như vậy, cùng với việc dễ dàng sử dụng hệ thống hạ tầng TQ khiến người ta lo ngại về một thỏa thuận ngầm song phương, liệu hàng trục triệu người dùng Việt có bị bán đứng hay không?

Zalo cũng là một dịch vụ tích hợp xuất phát từ Zing. Hiện nay ứng dụng nhắn tin này đang được sử dụng phổ biến và hiện đã đạt mốc 70 triệu người dùng. Thử tưởng tượng, nếu VNG thực sự bị Trung Quốc thâu tóm, chuyện gì sẽ xảy ra? Nếu Tencent nắm quyền kiểm soát Zing, cũng là Zalo thì rõ ràng Tencent đã kiểm soát toàn bộ người dùng, tức con số 70 triệu. Đồng nghĩa với việc 70 triệu user Việt có thể đã bị công ty Trung Quốc theo dõi và nắm mọi hoạt động từ giao tiếp, giải trí, vị trí,… và được chính quyền TQ sử dụng để thu thập thông tin, bí mật quốc gia phục vụ cho âm mưu phá hoại kinh tế và xâm lược Việt Nam?

Có hay không việc khối tài sản khủng của ông Cao Toàn Mỹ có được là nhờ âm thầm chuyển nhượng VNG cho TQ với giá hời? Phải chăng Tencent đã có những ưu đãi lớn dành cho các lãnh đạo VNG để một công ty “từng thuần Việt” sẵn sàng bán đứng đồng bào cho kẻ địch luôn chừng chực nuốt chửng quốc gia? Nếu thực sự giữa VNG và công ty TQ có thỏa thuận ngầm, vậy VNG cho phép TQ thăm dò những thông gì? Phải chăng những thông tin đó đã dẫn tới hàng loạt hành động “xâm lược” trên biển lẫn trên cạn của TQ hiện nay: TQ ngang nhiên đưa giàn khoan tiến sâu vào Biển Đông, doanh nghiệp TQ đang dần thâu tóm các công ty Việt, nông sản Việt lao đao vì thương lái Trung Quốc,… khiến cho tình hình an ninh quốc phòng, kinh tế, xã hội Việt Nam ngày càng rối loạn những năm vừa qua?

Nguồn: Tinhte.vn / Techz

(Blue)

Không có nhận xét nào: