Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

DUY PHONG CÓ "CƯA ĐÔI" KHOẢN TIỀN 200 TRIỆU VNĐ NHẬN CỦA GĐ SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ YÊN BÁI ?

Phuong Nong đã chia sẻ bài viết của Hào Song Trần.
9 giờ
"BIỆT PHỦ" GĐ SỞ KH-ĐT YÊN BÁI: VÌ SAO BÁO PHÁPLUẬTPLUS GỠ BÀI? 
(Nhà báo Duy Phong làm trung gian?)
1) 16/6/2017, Duy Phong gặp GĐ Sở KH-ĐT Yên Bái:
Sáng nay, 28-6, trong cuộc họp báo của VP Bộ Công an Tướng Đỗ Kim Tuyến cho biết:
"Theo tài liệu điều tra, trước khi nhà báo Duy Phong bị bắt quả tang nhận 50 triệu của một doanh nghiệp thì ngày 16-6, ông Phong đã lên Yên Bái gặp ông Vũ Xuân Sáng, giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Yên Bái.
Trong cuộc gặp này ông Phong đã cung cấp một số thông tin vi phạm liên quan đến ông Sáng và yêu cầu chuyển 200 triệu để bỏ qua những sai phạm này. Thời điểm đó ông Sáng không đủ tiền nên chuyển trước 100 triệu đồng, buổi chiều ông Sáng tiếp tục chuyển cho ông Phong 100 triệu đồng nữa"
http://tuoitre.vn/…/bo-cong-an-nha-bao-duy-pho…/1339734.html
Duy Phong là nhà báo của GiáoDục.net. Về "Biệt phủ Yên Bái", báo này mới đăng/đề cập 2 bài biệt phủ của Phạm Văn Quý (GĐ Sở Tài Môi) và Đặng Trần Chiêu (GĐ Sở CA).
2) Ngày 15/6/2017, báo Pháp Luật Plus (PL+) của Bộ Tư pháp, đăng bài biệt phủ của GĐ Sở KH-ĐT Yên Bái, với tiêu đề: "Sau biệt phủ khủng của Giám đốc Sở TNMT, phát hiện thêm dinh thự nguy nga của gia đình Giám đốc Sở KH&ĐT Yên Bái"
http://www.phapluatplus.vn/sau-biet-phu-khung-cua-giam-doc-…
...
Các Fbkers & một số trang đăng lại có dẫn nguồn từ Phapluatplus.vn (PL+). Thế nhưng sau đó vài ngày & nay không còn bài này trên PL+ nữa. Bây giờ vào link bài đó (có ảnh) nhưng không có bài đó nữa! (hình hiện ở link là một cán bộ Phường/Dân phố đã lời phóng viên PL+)
3) Đối chiếu với "tài liệu điều tra" mà Tướng Tuyến cung cấp cho báo chí. Câu hỏi đặt ra là:
- Phải chăng 200 triệu (như Tướng Tuyến nói) Duy Phong (GDN) nhận nhưng tại sao PhapLuatPlus lại gỡ bài?
- Hay là Nhà báo Duy Phong chỉ là "đầu mối trung gian" cho PhapLuatPlus mà lãnh đạo Giaoduc.net.vn không biết?
- Nhà báo Duy Phong có "cưa đôi" cho PL+ để... gỡ bài không?
Ai biết gỉai thích giùm coi?
Bài đăng trên Pháp luật Plus đang được trang khác lưu giữ:
Dư luận chưa hết xôn xao về biệt phủ của Giám đốc Sở TNMT Yên Bái thì đến lượt tư dinh của Giám đốc Sở KH&ĐT khiến người dân phố núi sốc.
Thông tin phản ánh về hiện tượng giàu có bất thường biểu hiện nhiều nghi vấn của một vị quan chức, thuộc Sở kế hoạch & đầu tư tỉnh Yên Bái, có nội dung nêu rõ những hạng mục sai phạm như lợi dụng chức quyền luân chuyển cán bộ, đưa người nhà vào Sở không đúng quy trình.
Đấu thầu sai quy định công trình Ngòi Thia khi chưa có hiệu lực đã tiến hành thi công, và có dấu hiệu tham nhũng từ các dự án WB (tổ chức khống lớp tập huấn rút 6 tỷ đồng của nhà nước). Cùng với đó là một ngôi dinh thự khủng của lãnh đạo Sở KH&ĐT.
Điểm nhấn bề ngoài là ngôi biệt thự vừa được hoàn thiện đưa vào sử dụng gần 1 năm nay, có giá trị nhiều tỷ đồng của gia đình Giám đốc Sở nằm ở vị trí đắc địa giữa trung tâm TP Yên Bái.
Dinh thu nguy nga cua gia dinh Giam doc So KH&DT Yen Bai

Dinh thu nguy nga cua gia dinh Giam doc So KH&DT Yen Bai-Hinh-2

Dinh thu nguy nga cua gia dinh Giam doc So KH&DT Yen Bai-Hinh-3

Dinh thu nguy nga cua gia dinh Giam doc So KH&DT Yen Bai-Hinh-4
Ngôi biệt thự đồ sộ của gia đình Giám đốc Sở Kế hoạch & đầu tư tỉnh Yên Bái, luôn cửa đóng then cài (Ảnh: Tiến Vũ)
Với chiều ngang khoảng gần 20m bám mặt đường Nguyễn Tất Thành, có khuôn viên tường rào bao bọc ngôi biệt thự nổi bật giữa những nhà dân xung quanh về sự hoành tráng bề thế đường nét sắc sảo nhưng lại luôn trong tình trạng cửa đóng then cài rất bí hiểm.
Để xác minh thông tin phản ánh của người dân, ngày 14/6/2017 phóng viên Pháp luật Plus đã có mặt tại tỉnh Yên Bái để ghi nhận sự việc.
Tuy nhiên, sau khi được xem hình ảnh và hỏi về ngôi biệt thự đồ sộ nằm tại tổ dân phố 12, thì cả Chủ tịch và phó Chủ tịch phường Yên Thịnh đều lắc đầu không rõ của ai và có từ bao giờ, phải chờ mất một lúc để gọi điện thoại xác minh, ông Hoàng Trung Phi - Chủ tịch phường Yên Thịnh mới có câu trả lời.
"Đó là ngôi nhà của ông Vũ Xuân Sáng - Giám đốc Sở Kế hoạch & đầu tư tỉnh Yên Bái, còn nó được xây dựng khi nào và đứng tên ai thì phải hỏi cán bộ địa chính, nhưng hôm nay thì cán bộ ấy đi tăng cường trên thành phố rồi"
Dinh thu nguy nga cua gia dinh Giam doc So KH&DT Yen Bai-Hinh-5
Ông Hoàng Trung Phi - Chủ tịch UBND phường Yên Thịnh (Ảnh: Tiến vũ)
Còn ông Phạm Đức Thiện - Tổ trưởng dân phố 12 thì cho rằng: "ÔngNguyễn Xuân Sáng là Giám đốc sở Kế hoạch & đầu tư tỉnh, nhưng khi về sinh sống tại địa phương không hề tuân thủ bất kỳ quy định nào của tổ xóm, phớt lờ các khoản đóng góp, thậm chí không thèm khai báo hộ khẩu nên tổ 12 chúng tôi cũng không nắm rõ là gia đình có bao nhiêu người, chỉ biết hình như vợ ông ấy là thượng tá Công an thì phải"
Ông Chu Đức Miền - Bí thư chi bộ tổ 12 cũng nhận xét: "Không biết trước đó ở nơi khác thế nào, chứ từ khi về địa phương chúng tôi thì gia đình ông Vũ Xuân Sáng sống khép kín không quan hệ với ai và không tham gia bất cứ sinh hoạt gì với tổ xóm, bên Công an cũng không thông báo về cơ sở, nếu đúng nguyên tắc thì ông Sáng phải mang sổ hộ khẩu tới tổ trưởng dân phố để khai báo nhưng đằng này thì không, có thể vì họ là lãnh đạo cấp cao nên không cần thiết làm việc đó".
Dinh thu nguy nga cua gia dinh Giam doc So KH&DT Yen Bai-Hinh-6

Dinh thu nguy nga cua gia dinh Giam doc So KH&DT Yen Bai-Hinh-7
Dinh thự nguy nga của gia đình Giám đốc Sở KH&ĐT Yên Bái.
Cũng trong ngày 14/6, phóng viên tới UBND TP Yên Bái để dặt lịch làm việc nhưng ông Nguyễn Xuân Thủy - Chủ tịch TP đi vắng, ông Nguyễn Thanh Tú - Chánh văn phòng UBND thành phố nhận được câu hỏi đã trả lời không nắm rõ sẽ xin ý kiến lãnh đạo và liên lạc lại sau.
Chiều ngày 14/6, phóng viên đã tìm tới Sở Kế hoạch & đầu tư tỉnh Yên Bái thì nhận được câu trả lời là lãnh đạo đi họp. Liên lạc qua điện thoại, ông Vũ Xuân Sáng - Giám đốc Sở cho biết: "Tôi đang đi họp, dạo này họp liên miên, mai vẫn phải họp nên không thể hẹn trước được lịch làm việc với các anh được "
Dinh thu nguy nga cua gia dinh Giam doc So KH&DT Yen Bai-Hinh-8
Phía sau ngôi biệt thự khủng (Ảnh: Tiến Vũ)
Vậy có hay không việc luân chuyển cán bộ, đưa người nhà vào làm việc tại Sở sai quy trình, đấu thầu công trình Ngòi Thia chưa có hiệu lực đã tiến hành thi công, và có dấu hiệu tham nhũng từ các dự án WB (tổ chức khống lớp tập huấn rút 6 tỷ đồng của nhà nước)?
Đề nghị UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc, làm rõ những thông tin phản ánh của người dân liên quan đến những dấu hiệu sai phạm của lãnh đạo Sở KH&ĐT Yên Bái.
Theo Tiến Vũ/Pháp Luật Plus
http://khoeplus24h.vn/thoi-su/dinh-thu-nguy-nga-cua-gia-dinh-giam-doc-so-khdt-yen-bai-752019.html

Nội các Trần Trọng Kim: 5 thành tựu trong 4 tháng


  • 5 giờ trước
Nội các Trần Trọng KimBản quyền hình ảnhNGHIENCUULICHSU
Image captionNội các Trần Trọng Kim chỉ tồn tại hơn bốn tháng
Chỉ trong bốn tháng làm việc với chủ quyền và độc lập rất hạn chế, Chính phủ Trần Trọng Kim đã tạo biểu tượng, đặt nền tảng về pháp lý và giáo dục cho Việt Nam nhiều năm sau.
Nội các Đế quốc Việt Nam của học giả Trần Trọng Kim (1883-1953) tồn tại từ ngày 17/04 đến 25/08 năm 1945 gồm toàn các trí thức: một giáo sư, hai kỹ sư, bốn bác sĩ, bốn luật sư.
Đó là các ông Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Hồ Tá Khanh, Trịnh Đình Thảo, Trần Trọng Kim, Vũ Ngọc Anh, Trần Văn Chương, Trần Đình Nam, Vũ Văn Hiền, Phan Anh và Nguyễn Hữu Thi.
Nhân chuyện một cuốn sách của Trần Trọng Kim vừa bị thu hồi ở Việt Nam, các bạn tìm hiểu ít nhất năm việc lớn chính phủ của ông làm được năm 1945:
1. Lập lại quốc hiệu Việt Nam
Đây là tên nước 'ước mơ' của Hoàng đế Gia Long nhưng không được Thanh triều công nhận.
Tên nước Đại Nam do Vua Minh Mạng đặt đã bị Pháp xóa để lập ra Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ trong Liên bang Đông Dương.
Được Nhật Bản trao trả 'độc lập', vua Bảo Đại và chính phủ đã nhanh chóng tuyên bố quốc hiệu là Việt Nam.
Đây cũng là cái tên mà Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu đặt cho các đảng phục quốc, cách mạng.
Riêng phái cộng sản chưa dùng tên này cho ba đảng đầu tiên của họ mà từ 1930 đã hợp nhất thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
Quốc hiệu Việt Nam do chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố với thế giới sau đã thành tên nước cho cả hai chế độ ở Nam và Bắc đến 1975 và ngày nay.
Đế quốc Việt Nam năm Bảo Đại 20 chọn cờ vàng ba sọc đỏ với một sọc đứt quãng theo quẻ Ly của Kinh Dịch làm quốc kỳ.
Nhà Nho học Trần Trọng Kim dẫn sử để nói đó là màu cờ vàng của Triệu Thị Trinh khi khởi nghĩa chống quân Ngô.
2.Dùng tiếng Việt làm quốc ngữ và Việt hóa giáo dục
Dù có một số nỗ lực dùng tiếng Nhật thời Nhật Bản chiếm Đông Dương, tiếng Pháp vẫn là ngôn ngữ hành chính bên cạnh tiếng Việt và một số văn bản Hán ngữ đến năm 1945.
Hà NộiBản quyền hình ảnhCULTURE CLUB/GETTY IMAGES
Image captionHà Nội thời Pháp: phố mang tên nhà thám hiểm thực dân Jean Dupuis ở lối vào Ô Quan Chưởng
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, Bộ trưởng Giáo dục, đóng vai trò chính trong việc ra quyết định dùng tiếng Việt hệ quốc ngữ thay tiếng Pháp.
Ông soạn các sách giáo khoa, gồm cả sách toán, kỹ thuật lần đầu bằng tiếng Việt và đưa bộ Quốc văn Giáo khoa thư vào áp dụng ngay trong niên học 1945-46 tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
Đây là cơ sở cho chương trình trung học trên toàn Việt Nam ở cả hai miền dưới hai chế độ đối nghịch.
Các sách giáo khoa chịu ảnh hưởng của giai đoạn Hoàng Xuân Hãn vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu từ 1936 đến 1947.
Đó là thời gian ông xuất bản tiểu sử Lý Thường Kiệt và La Sơn phu tử, soạn từ vựng danh từ khoa học Toán Lý Hóa cho người Việt Nam.
3.Đòi lại miền Nam để thống nhất lãnh thổ
Theo sử gia Lê Mạnh Hùng, ngày 16/06, Vua Bảo Đại ra tuyên bố thống nhất tương lai của ba kỳ về một.
Chính phủ Trần Trọng Kim cũng ngay lập tức đàm phán với Nhật để đòi lại ba thành phố trực trị của người Pháp trước đó là Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng.
Cuộc gặp của Trần Trọng Kim với gặp Trung tướng Yuitsu Tsuchihashi, Tư lệnh Quân đoàn 38 của Nhật tại Đông Dương trong tháng 7 đã đem lại kết quả quan trọng.
Quân đội Nhật Hoàng vào Hà Nội năm 1941Bản quyền hình ảnhPOPPERFOTO/GETTY IMAGES
Image captionQuân Nhật đi xe đạp qua cầu Long Biên vào Hà Nội tháng 9/1941
Tân chính phủ Việt Nam được bổ nhiệm lãnh đạo ba đô thị lớn: Trần Văn Lai làm Thị trưởng Hà Nội, Vũ Trọng Khanh làm Thị trưởng Hải Phòng và Nguyễn Khoa Phong làm Thị trưởng Tourane (Đà Nẵng).
Ở Hà Nội, bác sĩ Trần Văn Lai đã cho đổi tên phố từ tên Pháp sang tên những vị anh hùng dân tộc Việt Nam.
Sang tháng 8/1945, Nhật Bản đồng ý trao trả Nam Kỳ cho chính phủ Trần Trọng Kim và ông Nguyễn Văn Sâm được bổ nhiệm làm Khâm Sai Nam Kỳ.
Không có quân đội riêng, chính phủ Trần Trọng Kim chỉ dựa vào tình thế và quyết tâm của các trí thức để đàm phán với Nhật Bản.
Nhưng về mặt chính trị, tâm lý dân tộc và hành chính, nhận lại Nam Kỳ là thành tựu có tính biểu tượng quan trọng.
Hành động này không chỉ xóa nỗi nhục bại trận - cuộc chiến mất nước của Đại Nam bắt đầu từ Nam Kỳ - mà còn duy trì giấc mơ thống nhất ba miền các bậc tiền bối nuôi dưỡng.
4.Soạn hiến pháp nhấn mạnh tự do và độc lập
Dù không có thực quyền và không được các đại cường công nhận - bởi là chính quyền có quan hệ mật thiết với Đế quốc Nhật - Trần Trọng Kim, đã lập ra Hội đồng dự thảo Hiến pháp.
Hồ Chí Minh và công dân Vĩnh ThụyBản quyền hình ảnhNGHIENCUULICHSU
Image captionSau khi trao quyền lại cho chính phủ Việt Minh, cựu hoàng Bảo Đại khi đó ngoài 30 tuổi, giữ chức Cố vấn tối cao một thời gian với cái tên công dân Vĩnh Thụy
Hội đồng gồm các trí thức, văn nghệ sỹ nổi tiếng: Phan Anh, Nguyễn Tường Long, Vũ Đình Hòe, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Thai Mai, Tôn Quang Phiệt, Hồ Tá Khanh, Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Văn Thinh, Hồ Hữu Tường.
Hiến pháp công nhận tự do lập nghiệp đoàn, các hội nghề nghiệp.
Tổng hội Công chức ra đời để làm lực lượng chính trị ủng hộ cho tân chính phủ.
Các hội đoàn thanh niên sau là cơ sở cho các phong trào vũ trang chống Pháp của cả phe cộng sản và cộng hòa.
Trong Tuyên chiếu 03/05/1945, vua Bảo Đại đã viết:
"Muốn cải-tạo quốc-gia, chính-phủ cần hành động cho quy-củ nghĩa là phải có hiến pháp.
Hiến pháp tương lai của Việt-Nam sẽ căn cứ vào sự hợp nhất quốc-gia, sự quân dân cộng tác, và những quyền tự do chính-trị tôn-giáo cùng nghiệp-đoàn của nhân-dân."
Đặc biệt, theo lời nhà vua, "Chính phủ ngày nay không phải phụng sự một cá nhân hay một đảng phái nào cả."
Tuy nhiên, hoạt động lập pháp này đã không hoàn tất được vì các công việc cấp bách hơn như cứu đói cho miền Bắc.
Theo sử gia Trần Gia Phụng, chính phủ Trần Trọng Kim tuy được Nhật hậu thuẫn, nhưng từ khi thành lập cho đến khi giải tán, đã hoạt động độc lập và không lệ thuộc người Nhật.
5. Rút lui và trao quyền cho thế hệ cách mạng
Các hạn chế của chính phủ Trần Trọng Kim đã được nói đến nhiều, gồm cả việc không có Quốc hội, không có quân đội và không được nước nào công nhận ngoài Đế quốc Nhật Bản.
Nội các này đã tan rã trong làn sóng cách mạng nổi lên và mục tiêu giành giật vùng ảnh hưởng của các đại cường.
Ý thức được những vấn đề đó, các trí thức trong chính phủ này đã chọn con đường trao lại quyền lực không đổ máu cho một chính quyền do Việt Minh lãnh đạo.
Được biết vua Bảo Đại đã không cho binh lính mai phục bắn vào nhóm thanh niên theo Việt Minh trèo lên kỳ đài ở Huế hạ cờ vàng và kéo cờ đỏ sao vàng lên cột ngày 21/08.
HuếBản quyền hình ảnhTHIERRY ORBAN/GETTY IMAGES
Image captionNội các Trần Trọng Kim của Đế quốc Việt Nam rút lui để cũng khép lại thời kỳ quân chủ để chuyển sang cách mạng và cộng hòa
Tại Hà Nội, tuần hành của Tổng hội Công chức ngày 19/08 bị 'cướp cờ' biến thành biểu tình ủng hộ cuộc cách mạng do những người cộng sản lãnh đạo.
Dù vậy, Khâm sai Đại thần Phan Kế Toại đã không cho Bảo an binh bắn vào đoàn biểu tình và cũng không yêu cầu quân Nhật can thiệp.
Là chính phủ chuyên viên đầu tiên của Việt Nam thời hiện đại, nội các Trần Trọng Kim đã rút lui trong hòa bình để trao quyền lại cho thế hệ các chính khách và nhà làm cách mạng chuyên nghiệp.
Theo chính lời ông Trần Trọng Kim kể lại, quốc gia Việt Nam đã nhanh chóng rơi vào giai đoạn tàn sát lẫn nhau giữa Việt Minh và Việt Nam Quốc Dân Đảng trong các năm 1945-46.
Về thể chế, Đế quốc Việt Nam rút lui đã khép lại thời kỳ quân chủ để chuyển sang cộng hòa với các tiến bộ và hệ lụy như đã biết về sau.

Chủ đề lịch sử: