Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Bộ Công an: Nhà báo Duy Phong từng nhận 200 triệu của giám đốc Sở

28/06/2017 11:36 GMT+7

TTO - Theo Bộ Công an nhà báo Duy Phong, trưởng ban bạn đọc Báo điện tử giáo dục Việt Nam bị bắt khi nhận tiền vẫn thuộc thẩm quyền điều tra của Công an TP Yên Bái, Bộ sẽ chỉ đạo, giám sát để đảm bảo điều tra khách quan.
Bộ Công an: Nhà báo Duy Phong từng nhận 200 triệu của giám đốc Sở
Ông Đỗ Kim Tuyển trả lời báo chí tại buổi họp báo - Ảnh: Danh Trọng
Ngày 28-6, Văn phòng Bộ Công an tổ chức họp báo thông tin tình hình kết quả công tác Công an 6 tháng đầu năm.
Tại buổi họp báo, nhiều PV quan tâm và đặt câu hỏi về việc dư luận đang thắc mắc có hay không chuyện Công an TP Yên Bái gài bẫy để bắt nhà báo và quan điểm của Bộ Công an như nào khi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đề nghị rút vụ việc lên Bộ để điều tra?
Ông Đỗ Kim Tuyến, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, cho biết đã nhận được báo cáo về vụ việc từ Công an TP Yên Bái.
Theo tài liệu điều tra, trước khi nhà báo Duy Phong bị bắt quả tang nhận 50 triệu của một doanh nghiệp thì ngày 16-6, ông Phong đã lên Yên Bái gặp ông Vũ Xuân Sáng, giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Yên Bái.
Trong cuộc gặp này ông Phong đã cung cấp một số thông tin vi phạm liên quan đến ông Sáng và yêu cầu chuyển 200 triệu để bỏ qua những sai phạm này. Thời điểm đó ông Sáng không đủ tiền nên chuyển trước 100 triệu đồng, buổi chiều ông Sáng tiếp tục chuyển cho ông Phong 100 triệu đồng nữa.
Cũng theo báo cáo của Công an Yên Bái gửi Bộ Công an, từ các thông tin nắm được, ngày 22-6 cơ quan Công an đã bắt quả tang nhà báo Duy Phong đang nhận 50 triệu của một doanh nghiệp. Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam nhà báo Duy Phong để điều tra về hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Liên quan đến hành vi đưa tiền của ông Sáng, trung tướng Đỗ Kim Tuyến cho biết cơ quan công an đang tập trung điều tra làm rõ và không thể trả lời khi chưa có kết luận.
“Sau khi có kết quả điều tra nếu đủ căn cứ việc đưa hối lộ thì xử lý. Vụ án mới bắt đầu, cơ quan công an cần thời gian để điều tra khách quan”, ông Tuyến nói.
Về kiến nghị của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Tuyến cho biết vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Công an TP Yên Bái. Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ chức năng thực hiện việc giám sát quá trình điều tra để đảm bảo quá trình điều tra khách quan đúng quy định của pháp luật.
Liên quan đến thông tin về khu biệt phủ nghi là của ông Đặng Trần Chiêu, giám đốc Công an tỉnh Yên Bái được thông tin trên báo chí thời gian qua, trung tướng Nguyễn Văn Lưu, phó chánh thanh tra Bộ Công an, cho biết đã nắm được thông tin này qua báo chí.
“Tới đây chúng tôi sẽ nắm lại tình hình về kê khai tài sản và căn cứ vào luật thanh tra nếu đủ căn cứ thì sẽ tiến hành thanh tra và làm rõ và thông tin công khai trên báo chí”, ông Lưu khẳng định.
THÂN HOÀNG



Bộ Công an thông tin về việc bắt nhà báo Duy Phong

Dân trí Trong buổi họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác công an 6 tháng đầu năm 2017, sáng nay 28/6, Trung tướng Đỗ Kim Tuyến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an đã trả lời các câu hỏi của phóng viên về những thông tin liên quan đến việc bắt giữ, khởi tố nhà báo Duy Phong, Báo Giáo dục Việt Nam.
 >> Khởi tố nhà báo Lê Duy Phong
 >> Một nhà báo bị bắt tại Yên Bái khi nhận tiền doanh nghiệp


Quang cảnh buổi họp báo sáng nay 28/6.
Quang cảnh buổi họp báo sáng nay 28/6.
Phóng viên đặt câu hỏi, lên quan đến vụ bắt giữ nhà báo Duy Phong, báo Giáo dục Việt Nam, Công an tỉnh đã báo cáo sự việc tới Bộ Công an như thế nào? Quan điểm của Bộ trong vụ việc này ra sao?
Trả lời câu hỏi, Trung tướng Đỗ Kim Tuyến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an cho biết đã có báo cáo ban đầu của Công an tỉnh Yên Bái về việc CATP Yên Bái bắt giữ nhà báo Duy Phong ngày 22/6.
“Đến nay, theo báo cáo của Công an Yên Bái, ngày 16/6, PV Duy Phong đã lên Yên Bái gặp ông Vũ Xuân Sáng, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư, nêu một số vi phạm. Đồng thời, PV Phong cung cấp một số thông tin để giải quyết, yêu cầu ông Sáng chuyển 200 triệu đồng.
Thời điểm đó, ông Sáng không có đủ tiền nên chuyển cho Phong 100 triệu đồng, chiều chuyển tiếp 100 triệu đồng” - Trung tướng Tuyến thông tin và cho biết, ngày 22/6, khi bị phát hiện, bắt giữ, nhà báo Duy Phong đã thừa nhận việc nhận tiền ngày 16/6.
Phóng viên đặt câu hỏi về việc Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Yên Bái Vũ Xuân Sáng đưa cho nhà báo Duy Phong 200 triệu đồng để không thông tin vấn đề liên quan đến ông này mà không báo sự việc tới cơ quan công an thì có bị xem xét, xử lý không?
Trung tướng Tuyến trả lời, chi tiết này cơ quan điều tra đang làm rõ. Vụ án đang trong quá trình điều tra nên không thông tin cụ thể được.
Về hành vi của ông Sáng, nếu kết quả điều tra thấy có đủ căn cứ, cơ quan điều tra sẽ xử lý.

Trung tướng Đỗ Kim Tuyến trả lời các câu hỏi của phóng viên
Trung tướng Đỗ Kim Tuyến trả lời các câu hỏi của phóng viên
Như đã đưa tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Yên Bái (Yên Bái) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với nhà báo Lê Duy Phong - Trưởng ban Bạn đọc Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Ông Phong bị bắt về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Vào hồi 12h45 ngày 22/6, cơ quan CSĐT Công an TP Yên Bái đã bắt ông Lê Duy Phong (32 tuổi, ở Hải Ninh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, thường trú tại phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội), Trưởng ban Bạn đọc Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, khi ông này được cho là có hành vi lợi dụng hoạt động báo chí để chiếm đoạt tài sản của một doanh nghiệp tại tổ 66, phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái.
Tiến Nguyên

Nguyễn trọng Tạo: VỤ ÁN HOA HẬU PHƯƠNG NGA – CAO TOÀN MỸ; Nguyễn Ngọc Ngạn: Chiến tranh Nga- Mỹ; Những câu nói "gây bão" của hoa hậu Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ tại tòa

Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn




 Thằng Mỹ nó đánh con Nga


Làm cho cả Việt Nam ta lên đồng


Chuyện rằng Nga có cái lồng


Mỹ thuê 16 tỷ đồng nhốt chim


Hợp đồng ký 7 năm liền


Chỉ chim Mỹ mới có quyền vào, ra


Ngày trôi qua, tháng trôi qua


Lồng Nga, chim Mỹ vào ra nhịp nhàng


Ban đầu chim Mỹ dịu dàng


Sau dùng như phá, tan hoang cả lồng







Nga lo, chấm dứt hợp đồng


(Sợ rằng tiếp tục thì lồng nát tan)


Đang vui bỗng đứt dây đàn


Bao nhiêu dự định nhỡ nhàng cả ra


Điên lên, Mỹ quyết đòi quà


Dựng lên câu chuyện bị Nga lừa tiền


Thế là Nga bị bắt liền


Tội này, nhẹ cũng chục niên trong tù


Ra toà, một sớm mùa thu


Bấy giờ Nga mới từ từ khai ra


“Hợp đồng chim Mỹ, lồng Nga”


Thế là được dịp dân ta lên đồng:


Thương Nga phận gái má hồng


Chửi cha thằng Mỹ đàn ông mà hèn


Mặn nồng đã bấy nhiêu phen


Sao mày lại nỡ đẩy em vào tròng?


Than ôi! tình nghĩa chim, lồng


Loanh quanh, chỉ mấy tỉ đồng là tan.


Nguyễn Ngọc Ngạn


(FB Nguyễn Ngọc Ngạn)


Những câu nói "gây bão" của hoa hậu Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ tại tòa

Ảnh: Pprz - Thiết kế: Thanh Tùng | 
Những câu nói "gây bão" của hoa hậu Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ tại  tòa

Trong 4 ngày xét xử, đại gia Cao Toàn Mỹ và bị cáo Phương Nga đã có những lời khai, phát ngôn khiến nhiều người bất ngờ.



Trong 4 ngày của tháng 6 (22,23,26,27), TAND TP HCM đã đưa ra xét xử bị cáo Trương Hồ Phương Nga (30 tuổi, ngụ TP Hà Nội) cùng đồng phạm Nguyễn Đức Thùy Dung ra xét xử với cáo buộc lừa đảo 16,5 tỷ đồng của ông Cao Toàn Mỹ.
Sau 4 ngày xét xử, tòa tạm dừng 1 ngày và sẽ tiếp tục mở lại vào ngày 29/6,
Những câu nói gây bão của hoa hậu Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ tại  tòa - Ảnh 2.
Những câu nói gây bão của hoa hậu Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ tại  tòa - Ảnh 3.
Những câu nói gây bão của hoa hậu Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ tại  tòa - Ảnh 4.
Những câu nói gây bão của hoa hậu Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ tại  tòa - Ảnh 5.
Những câu nói gây bão của hoa hậu Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ tại  tòa - Ảnh 6.
Những câu nói gây bão của hoa hậu Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ tại  tòa - Ảnh 7.
Những câu nói gây bão của hoa hậu Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ tại  tòa - Ảnh 8.
Những câu nói gây bão của hoa hậu Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ tại  tòa - Ảnh 9.
Những câu nói gây bão của hoa hậu Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ tại  tòa - Ảnh 10.
Những câu nói gây bão của hoa hậu Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ tại  tòa - Ảnh 11.
Video tạm dừng
Phương Nga: Anh Mỹ nhắn tin bảo sẽ để cho tôi không lấy được ai , không nhìn mặt được ai
Video tạm dừng
Phương Nga nói về bản thỏa thuận với Cao Toàn Mỹ (Clip: Team Video)
Video tạm dừng
Những câu nói đáng chú ý của Phương Nga và ông Cao Toàn Mỹ trong 2 ngày xét xử (Nguồn: Team video)
theo Thời đại

VỤ ÁN HOA HẬU PHƯƠNG NGA – CAO TOÀN MỸ
Lúc đầu mình cho rằng vụ án này chỉ chuyện tình-tiền vớ vẩn. Nhưng khi thẩm vấn trước tòa, các bị cáo, nguyên đơn, nhân chứng, luật sư đã khiến tôi giật mình. Đây là một vụ án mang tính xã hội rất rõ nét. Nhiều nhân vật đã tố cả CQĐT dẫn dắt lời khai, chuyển thư từ trại giam ra ngoài, tiết lộ lời khai cho nguyên đơn Cao Toàn Mỹ, v.v… Vì thế khi ra tòa, họ đều phản cung, vì họ không tin CQĐT và cả VKS. Rồi lại thêm nhân chứng được báo chí gọi là “nhân vật bí ẩn” Nguyễn Mai Phương từng móc nối dàn xếp lời khai cho người bị tố, người tố và người chứng, nhưng ra tòa (và nhờ cá báo chí) thì lu loa như người ngoài cuộc. Điều gì cũng bảo không gặp, không biết cho đến lúc các bằng chứng được đưa ra thì nhận loanh quanh, cứ là như người ngu, người lành. Dù bị công an dẫn giải đến tòa, lại không dám lộ mặt giữa phiên tòa, chỉ ngồi khai trong phòng kín. Đây là điều chưa từng thấy trong các phiên tòa ở Việt Nam, lại được tòa này chấp nhận. Nếu là người đàng hoàng thì làm sao phải trốn mặt như thế?
Tôi hiểu, khi bị dồn đến chân tường, các bị cáo (và cả nhân chứng, người yêu của bị cáo Dung) đã tung ra lời nói thật. Lời nói thật đã lột cái mặt nạ của của sự giả dối đến trơ trẽn được bảo trợ bằng những đồng tiền. Đó là một vấn đề xã hội đầy bức xúc trong các mối quan hệ thiếu trong sáng, ám muội, thật đáng lên án.
Dù vụ án chưa kết thúc, nhưng tôi cảm giác là nó đã kết thúc trong nhận thức của đa số theo dõi phiên tòa này. Nhưng mọi việc không đơn giản, nếu người ta vẫn bị khuất phục trước đồng tiền, coi đồng tiên hơn cả danh dự và nghề nghiệp.
Theo tôi, sau vụ án này sẽ mở ra một vụ án khác mà nhân vật trung tâm phải là người đàn bà “bí ẩn” Nguyễn Mai Phương và một số nhân vật khác. Một chùm quả báo sẽ phân xử cho những kẻ dối trá, lừa lọc, vì tiền mà làm cái ác.
Nguyễn Trọng Tạo
(Ảnh Phương Nga trước đây, và sau phiên tòa chiều 27/6/2017)

Trung Quốc 'săn lùng' thực phẩm khắp thế giới

Cả tỷ dân đang giàu lên và muốn ăn uống an toàn hơn là lý do Trung Quốc ra sức thâu tóm và đầu tư nông nghiệp khắp thế giới.

Nhờ cú bắt tay của chính phủ Mozambique và chính quyền tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), công ty Wanbao Grains & Oils được tạo điều kiện để đầu tư 250 triệu đôla vào tỉnh Gaza của quốc gia châu Phi. Nguồn vốn này được đổ vào để giải tỏa mặt bằng 20.000 hécta, đầu tư hệ thống tưới tiêu và máy móc để trồng lúa và ngô.
Trước làn sóng phản đối của cư dân địa phương vì cho rằng bị thất nghiệp và mất đồng cỏ chăn thả gia súc, trang trại của Wanbao bố trí hàng rào kiên cố với tháp canh và lực lượng bảo vệ có vũ trang.
Công ty này là một ví dụ về làn sóng thâu tóm hoặc thuê các trang trại ở nước ngoài của doanh nghiệp Trung Quốc trong thập niên gần đây. Mục tiêu nhằm giải quyết vấn đề đất đai canh tác trong nước ngày càng thu hẹp và 1,4 tỷ dân ngày càng ăn nhiều hơn.  
Tầng lớp trung lưu ngày càng tăng là lý do chính. Nhóm này có nhu cầu ăn nhiều hơn nhưng đồ ăn phải phong phú và an toàn hơn. Năm qua, Trung Quốc đã tiêu thụ một nửa sản lượng thịt heo và sữa bột của thế giới, một phần ba đậu nành và gạo.
Chính phủ Trung Quốc đang phải chi những khoản trợ cấp khổng lồ cho nông dân trong nước để trồng ngô và lúa, xây dựng kho dự trữ ngũ cốc và giảm nhu cầu nhập khẩu. Cả những trang trại ở nước ngoài như Wanbao cũng phải chịu những ràng buộc của chính phủ trong việc giao thương với thị trường ngũ cốc thế giới.
Không chỉ tìm đến các nước nghèo để thuê mua đất, nước này đang dần chú ý hơn đến các quốc gia phát triển. “Trung Quốc chỉ mới bắt đầu. Họ đang từng bước xây dựng sức mạnh và chuỗi cung ứng cho họ”, Kartini Samon - người điều hành chương trình Châu Á về hạt ngũ cốc – bình luận.
Số liệu của Viện Doanh nghiệp Mỹ và Tổ chức Heritage cho biết, các công ty Trung Quốc đã chi gần 52 tỷ đôla cho các hợp đồng nông nghiệp ở nước ngoài từ năm 2005. Các giao dịch liên quan đến ngành công nghiệp thực phẩm của nước này đã tăng 4 lần trong sáu năm qua.
“Ngày càng nhiều công ty Trung Quốc muốn mua các doanh nghiệp thực phẩm thực sự chất lượng, thay vì mua ồ ạt như trước đây”, ông Ian Proudfoot - Giám đốc mảng kinh doanh nông nghiệp của KPMG nhận xét. Bằng chứng là năm 2013, WH Group (Trung Quốc) thâu tóm Smithfield Foods, nhà sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới của Mỹ. Hay như thương vụ 43 tỷ đôla mua tại Tập đoàn Syngenta (Thụy Sỹ) của Tập đoàn Hóa chất Trung Quốc (ChemChina).
trung-quoc-san-lung-thuc-phm-khap-the-gioi
Trang trại bò sữa của Van Diemen's Land mà công ty Trung Quốc đã thâu tóm. Ảnh:Bloomberg
Số liệu của Tổ chức AEI/Heritage Foundation cho biết, trong 17 hợp đồng nông nghiệp do các công ty Trung Quốc thực hiện hai năm qua, chỉ có 2 ở các nước đang phát triển là Campuchia và Brazil. Trong khi đó, có 6 hợp đồng là ở Australia.
Tháng 2/2016, Moon Lake Investments của Trung Quốc chi 210 triệu đôla để thâu tóm công ty sữa lớn nhất Australia là Van Diemen’s Land. Ở một diễn biến khác, sau khi chính phủ Australia bác bỏ đề xuất cho Shanghai Pengxin mua lại nhà sản xuất thịt bò S. Kidman & Co, một công ty Trung Quốc khác là Shanghai CRED Real Estate Stock đã bắt tay với người phụ nữ giàu nhất Australia - Gina Rinehart, để cùng sở hữu một trang trại khổng lồ, diện tích lớn hơn cả Hàn Quốc.
Theo Bloomberg, với quy mô dân số và mức độ giàu có ngày càng tăng, sự xâm nhập của Trung Quốc vào lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm toàn cầu sẽ càng cao. Tất nhiên, nước này cũng không hoàn toàn thuận lợi. Không phải dự án nào cũng thành công như họ mong muốn.
Trang trại của Wanbao tại Mozambique là một kinh nghiệm. Lũ lụt đã xóa sổ vụ mùa 2012-2013 của công ty này. Hạn hán làm giảm khoảng 70% sản lượng thu hoạch vào vụ mùa sau đó. Đến nay, chỉ có 7.000 hécta trong số 20.000 hécta được gieo trồng. Đó là chưa kể sự bất bình của cư dân địa phương.
Viễn Thông (theo Bloomberg)