Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Ban chỉ đạo Tây Nam bộ 'rút ruột' ngân sách như thế nào?

02/08/2017 11:07 GMT+7


Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (2016 - 2021)[sửa | sửa mã nguồn]

Trưởng ban[sửa | sửa mã nguồn]

Phó Trưởng ban[sửa | sửa mã nguồn]

TTO - Lập chứng từ khống, nhập nhèm trong nhiều khoản chi tổ chức sự kiện, đi công tác Nhật Bản, châu Âu... Hàng trăm tỉ đồng ngân sách nhà nước đã được Ban chỉ đạo Tây Nam bộ phù phép, rút ruột như thế nào?
Ban chỉ đạo Tây Nam bộ 'rút ruột' ngân sách như thế nào?
Ông Nguyễn Phong Quang, nguyên phó trưởng Ban thường trực BCĐ Tây Nam bộ, hiện là chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam bộ vẫn sử dụng chiếc xe công thời ông còn là phó trưởng Ban thường trực BCĐ Tây Nam bộ - Ảnh: CHÍ QUỐC
Theo kết luận của đoàn kiểm tra Ủy ban Kiểm tra trung ương (UBKTTƯ), qua kiểm tra ra soát việc thu chi, quản lý tài chính tại cơ quan thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) Tây Nam bộ trong vòng 5 năm 2011-2016, phát hiện cơ quan này đã vi phạm nguyên tắc tài chính rất nghiêm trọng.
Tổ chức rút ruột ngân sách nhà nước tinh vi
Cụ thể, trong số tiền khoảng trên 100 tỉ đồng bỏ ngoài sổ sách kế toán, qua kiểm tra phát hiện bộ phận kế toán tài chính gồm các ông Nguyễn Thanh Hải - nguyên chánh Văn phòng, bà Lê Thị Thu Hằng - nguyên phó chánh Văn phòng kiêm kế toán trưởng và bà Sơn Thị Quanh Ni - thủ quỹ cơ quan BCĐ Tây Nam bộ, đã có các thủ đoạn tinh vi, có tổ chức nhằm rút ruột tiền ngân sách của Nhà nước.
Điển hình là khoản thanh toán số tiền trên 3,6 tỉ đồng mua xăng phục vụ công tác trong hai năm 2013-2014.
Theo đó, Vụ công tác lãnh đạo BCĐ Tây Nam bộ có chỉ đạo bộ phận văn phòng và kế toán ký 14 hợp đồng mua xăng cho đội xe của cơ quan thường trực BCĐ đi công tác với 3 cửa hàng xăng dầu ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Theo hợp đồng, sau khi hai bên ký kết hợp đồng, cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn bán xăng và BCĐ Tây Nam bộ chuyển tiền qua hệ thống kho bạc trả cho cửa hàng xăng dầu.
Thế nhưng, sau khi kho bạc nhà nước chuyển tiền cho cửa hàng xăng dầu, thay vì nhận khối lượng xăng thực tế hàng tháng, bà Hằng nại lý do cơ quan vừa có nhu cầu đổ xăng vừa có nhu cầu rút tiền mặt để chi công tác phí của lãnh đạo và cán bộ đi công tác nên đến cửa hàng xăng dầu đề nghị được rút tiền mặt.
Với cách làm này, trong vòng 2 năm 2013-2014, hơn phân nửa 3,6 tỉ đồng nói trên được cơ quan lấy tiền mặt từ chủ cửa hàng xăng dầu nhưng thực tế hóa đơn thể hiện mua xăng đàng hoàng, qua mặt cơ quan giám sát về tài chính.
Không chỉ vậy, bộ phận kế toán tài chính cơ quan bị đoàn kiểm tra phát hiện một số vụ việc thanh toán khá bất thường, không đúng qui định như khoản thanh toán tiền vé máy bay đi công tác của lãnh đạo và cán bộ cơ quan BCĐ Tây Nam bộ trong quí 2-2016 lên đến 600 triệu đồng.
Qua kiểm tra, có hiện tượng lập khống, nâng số người đi công tác để thanh toán khi toàn bộ các cán bộ đi công tác bằng máy bay, nhưng thủ tục thanh toán không có bất cứ thẻ lên tàu bay nào mà chỉ thể hiện qua hóa đơn thanh toán một cục.
Chưa kể nhiều người không thuộc diện được thanh toán vé máy bay đi công tác bằng ngân sách như nghệ sĩ, ca sĩ… 
Đặc biệt, đoàn kiểm tra còn phát hiện khoản thanh toán tiền cho hai chuyến đi công tác của ông Nguyễn Phong Quang - nguyên phó trưởng Ban thường trực BCĐ Tây Nam bộ và ông Nguyễn Quốc Việt - phó ban chỉ đạo, đi công tác Nhật Bản và châu Âu với số tiền thanh toán khoảng trên 600 triệu đồng, vượt so với qui định mà bộ phận kế toán của cơ quan này không giải trình được...
Ban chỉ đạo Tây Nam bộ 'rút ruột' ngân sách như thế nào?
Ông Nguyễn Quốc Việt (trái), phó trưởng BCĐ Tây Nam bộ và ông Nguyễn Thanh Hải, nguyên chánh Văn phòng BCĐ Tây Nam bộ, hiện là phó chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam bộ - Ảnh: CHÍ QUỐC
Nhập nhèm trong nhiều khoản chi tổ chức sự kiện
Với các hợp đồng tổ chức các sự kiện diễn đàn kinh tế đồng bằng sông Cửu Long các năm 2012 - 2016, các sự kiện nghĩa tình biên giới, biển đảo, tuần lễ du lịch xanh… đoàn kiểm tra kiểm tra phát hiện trong số 24 hợp đồng tổ chức sự kiện cơ quan BCĐ Tây Nam bộ ký với 4 đơn vị tổ chức sự kiện với tổng số tiền thanh toán gần 12,9 tỉ đồng có nhiều sai phạm nghiêm trọng.
Điển hình là hợp đồng kinh tế giữa BCĐ Tây Nam bộ ký với Công ty cổ phần truyền thông và quảng cáo Thế Hệ Trẻ, công ty được "ưu ái" ký 17/24 hợp đồng kinh tế với BCĐ Tây Nam bộ.
Qua rà soát, phát hiện các hợp đồng đều lập theo mẫu giống nhau. Tổng trị giá ghi nhận trong hợp đồng và giá trị bên A đã thanh toán cho bên B trên 8 tỉ đồng. Trong đó, có 1 hợp đồng không có chữ ký, không đóng dấu của bên A; 1 hợp đồng có chữ ký, nhưng không đóng dấu; 9/13 hợp đồng không có dự toán.
Toàn bộ dự toán không ghi ngày, tháng ký tên, đóng dấu của đơn vị dự toán và không có hồ sơ, tài liệu kèm theo thể hiện bảng dự toán đã được phê duyệt, chấp thuận để làm căn cứ ghi giá trị hợp đồng...
Căn cứ quy định pháp luật, điều 5 của các hợp đồng và các cơ sở nêu trên, đoàn kiểm tra bước đầu nhận định 17 hồ sơ chưa đủ điều kiện để thanh toán nhưng BCĐ Tây Nam bộ đã thanh toán cho công ty này.
Ngoài ra, đoàn kiểm tra còn phát hiện những khoản chi tiền ngân sách rất lạ. Điển hình năm 2015, BCĐ Tây Nam bộ chi khống số tiền gần 800 triệu đồng thanh toán tiền mua sắm trang thiết bị nhà khách Tây Nam bộ cho Công ty cổ phần xây dựng Mùa Xuân, nhưng công ty này là nhà thầu xây dựng công trình không phải là công ty mua sắm cung cấp thiết bị.  
Ban chỉ đạo Tây Nam bộ 'rút ruột' ngân sách như thế nào?
Ông Nguyễn Thanh Hải, nguyên chánh Văn phòng BCĐ Tây Nam bộ - Ảnh: CHÍ QUỐC
Sử dụng xe công biển 80A sai qui định
Xung quanh việc sử dụng xe công biển xanh, theo UBKTTƯ, ông Nguyễn Phong Quang - nguyên phó trưởng BCĐ Tây Nam bộ, đã không gương mẫu khi biết Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo là tổ chức xã hội không thuộc diện được cấp xe biển 80A, nhưng vẫn có văn bản xin Bộ Tài chính cấp chiếc xe Camry biển số 80A-01166 để ông sử dụng khi đang giữ chức phó trưởng BCĐ Tây Nam bộ.
Việc này là sai qui định.
Ban chỉ đạo Tây Nam bộ 'rút ruột' ngân sách như thế nào?
Trụ sở Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam bộ tại quận Cái Răng, TP Cần Thơ - Ảnh: CHÍ QUỐC
Lấy đất nhà nước làm Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo sai qui định
Theo thông báo kết luận của UBKTTƯ, ông Nguyễn Phong Quang vi phạm trong việc chuyển giao hơn 2000mđất của cơ quan BCĐ Tây Nam bộ cho Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam bộ. Vi phạm quy định của Đảng trong việc tự nhận đề cử chức chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam bộ.
Cụ thể khi đang giữ chức phó Ban thường trực BCĐ Tây Nam bộ, ông Quang đã ký văn bản gửi Bộ Nội vụ xin thành lập Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam bộ. 
Ngày 30-6-2015, thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng đã ký thành lập Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam bộ. Sau khi có quyết định ông Quang kiêm chủ tịch hội này.
Ngày 9-8-2015, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam bộ được phép xây dựng trụ sở trên diện tích 1.075m2 tại khu đô thị Phú An, P.Phú Thứ, Q.Cái Răng với quy mô 1 trệt 1 lầu, tổng kinh phí đầu tư 14 tỉ đồng do một ngân hàng tài trợ theo phương thức chìa khóa trao tay.
Điều đáng nói, trụ sở này được xây dựng trên khu đất thuộc BCĐ Tây Nam bộ. Để hợp thức hóa, ông Quang chỉ đạo ông Nguyễn Quốc Việt ký văn bản đề nghị UBND TP Cần Thơ giao đất của BCĐ Tây Nam bộ cho Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo mà không đưa ra bàn bạc trong tập thể lãnh đạo ban.
Từ văn bản này, sau đó ông Nguyễn Văn Sử - giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường TP Cần Thơ (em ruột ông Quang), nhanh chóng hoàn tất các thủ tục đề nghị UBND TP Cần Thơ ký quyết định giao đất của cơ quan BCĐ Tây Nam bộ cho Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo xây dựng trụ sở hội và hội trường Phương Nam.
MINH QUÂNhttp://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170802/ban-chi-dao-tay-nam-bo-rut-ruot-ngan-sach-nhu-the-nao/1362385.html

"HIẾU GIÓ" SẮP VỀ VIỆT NAM ĐẦU THÚ

La Quán Cơm.
Kết quả hình ảnh cho Bùi Thanh Hiếu


Theo một nguồn thạo tin: " Hiếu Gió" ( blogger Bùi Thanh Hiếu) theo gương đàn anh Trịnh Xuân Thanh đang sắp xếp hành lý để về Việt Nam đầu thú...
Sở dĩ Hiếu Gió quyết định ra đầu thú do bởi 2 thúc bách sau đây:

1/ Hiếu Gió đã đưa lên mạng một số thông tin gây bất lợi cho một số quan chức cao cấp của Đảng và Nhà nước Việt Nam...

-Những thông tin tỷ như việc Hiếu Gió đưa ý kiến tố giác của Trịnh Xuân Thanh về việc Formosa đã hối lộ 1 quan chức cao cấp của Đảng 1 tượng Cụ Hồ bằng vàng ròng nặng 50 kg; Theo thời giá vàng hiện tại ước khoảng 350 tỷ VNĐ...
-Hiếu Gió đã dựng chuyện ông Nguyễn Phú Trọng thông qua Hữu Thỉnh-Chủ tịch Hội Nhà văn VN dúi cho blogger Phạm Viết Đào 200 triệu VNĐ, khoảng 10.000 USD để lên mạng viết bái " bôi bác" đồng chí X...
Những thông tin trên đều có thể dính 258, 79, 88...

2/ Việt kiều tại Đức hiện đang bị cái "vòng kim cô" rất khắc nghiệt 

Số là: Do lực lượng Việt kiều tại Đức đông, bên cạnh những người làm ăn lương thiện, tuân thủ luật pháp Đức thì cũng đã xuất hiện các băng nhóm tội phạm người Việt. Để đối phó với các băng nhóm tội phạm này, lực lượng chống tội phạm Đức phải nhờ sự hợp tác của cảnh sát Việt Nam. Vì đối với người Đức thì một mặt họ không biết tiếng Việt, mặt khác họ không thể phân biệt được đâu là người Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cămpuchia...
Vì thế nên trong bộ máy chống tội phạm tại Đức có một số nhân viên là người Việt tham gia bộ máy này...
Đây là những người do Bộ Công an VN cử sang ăn lương Đức và canh chừng người Việt Nam. Rất có thể Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam " đầu thú" là do bởi sức ép của cái vòng kim cô này...
Như vậy chính sách hợp tác chống tội phạm của cảnh sát Đức đã trở thành con dao 2 lưỡi, một vòng kim cô vô hình đối với Việt kiều Đức..
Đây là lý do thứ 2 sau Trịnh Xuân Thanh, Hiếu Gió cũng sẽ về Việt Nam đầu thú để hưởng lượng khoan hồng dăm bảy năm tù...

L.Q.C.

Ấn Độ sẽ cử hàng chục chiến hạm đến Biển Đông hỗ trợ Việt Nam bảo vệ giàn khoan

(Thời sự) - Chỉ huy Hải quân của Ấn Độ, Đô đốc Sunil Lanba tuyên bố Ấn Độ có sẵn kế hoạch đưa một hạm đội tàu chiến hỗn hợp đến khu vực Biển Đông nếu xảy ra chiến tranh toàn diện với Trung Quốc.

 Hạm đội tàu sân bay Ấn Độ.
Hạm đội tàu sân bay Ấn Độ.
Ngày 30/7, thời báo Ấn Độ “Dainik Jagran” đã có bài phỏng vấn với chỉ huy Hải quân của nước này. Khi được hỏi “Trước tình hình ngày một căng thẳng đang diễn ra giữa Trung Quốc và Ấn Độ, lực lượng Hải quân có những kế hoạch tác chiến như thế nào nếu xảy ra một cuộc chiến toàn diện với Trung Quốc? ”, Đô đốc Sunil Lanba đã có những chia sẻ thẳng thắn về việc bảo vệ hải phận Ấn Độ cũng như các lợi ích của Ấn Độ tại nước ngoài.
Đô Đốc Sunil Lanba, chỉ huy Hải quân của Ấn Độ.
Đô Đốc Sunil Lanba, chỉ huy Hải quân của Ấn Độ.
Đô đốc Sunil Lanba cho biết, ngoài tăng cường lực lượng vũ trang, siết chặt an ninh để giữ an toàn cho các đường biên giới trên biển. Ấn Độ cũng chuẩn bị những phương án để đáp trả, phong tỏa đường biển, ngăn chặn đường tiếp nhiên liệu của Trung Quốc khi đi qua vùng biển Ấn Độ Dương. Hơn hết là phía Hải quân Ấn Độ sẽ tích cực hỗ trợ nhiều mặt cho các đồng minh, đặc biệt để bảo vệ các giàn khoan của Ấn Độ tại Biển Đông, nơi Việt Nam và Trung Quốc đang có căng thẳng về chủ quyền.
Hẳn ai cũng biết, Việt Nam và Ấn Độ là đối tác cùng khai thác dầu khí tại Biển Đông. Mặc cho Trung Quốc phản đối hoạt động khai thác dầu khí của Ấn Độ ở khu vực ngoài khơi của Việt Nam, lấy lí do phi pháp là khu vực hai lô trên “thuộc chủ quyền của Trung Quốc”. Công ty dầu khí nhà nước Ấn Độ ONGC Videsh Ltd (OVL) vẫn tiếp tục hợp tác thăm dò sau khi Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi của mình.
Một giàn khoan khai thác dầu ngoài khơi của công ty dầu khí Ấn Độ ONGC.
Một giàn khoan khai thác dầu ngoài khơi của công ty dầu khí Ấn Độ ONGC.
Đô đốc Sunil Lanba cũng cho biết Hải quân Ấn Độ cũng đã có sẵn kế hoạch đưa một hạm đội tàu chiến hỗn hợp bao gồm tàu sân bay, tàu khu trục, tàu ngầm hạt nhân và lực lượng thủy quân lục chiến Ấn Độ đến khu vực Biển Đông nếu xảy ra chiến tranh toàn diện với Trung Quốc.
Đối đầu biên giới Trung – Ấn bắt đầu vào trung tuần tháng 6/2017. Theo báo chí Ấn Độ, quân đội Trung Quốc đã vượt qua biên giới Trung – Ấn, tiến vào bang Sikkim ở khu vực đông bắc để xây dựng đường sá.
Để ngăn chặn quân đội Trung Quốc, lực lượng biên phòng Ấn Độ đã kiên quyết ứng phó với phía Trung Quốc. Sau đó, hai bên không ngừng tăng quân ở khu vực biên giới, tình hình căng thẳng liên tục leo thang.
Hiện nay, Ấn Độ sở hữu khoảng 120 – 130 đầu đạn hạt nhân và đã phát triển được tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-5 có thể vươn tới toàn bộ Trung Quốc. Cùng với những diễn biến xấu đi của quan hệ Trung – Ấn, những vũ khí hạt nhân này của Ấn Độ cũng có tác dụng răn đe rất lớn.

Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa bất ngờ gửi đơn xin thôi việc

Tờ Dân trí dẫn nguồn tin riêng cho biết, Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa đã bất ngờ nộp đơn xin thôi việc tới ban lãnh đạo Bộ Công thương. Tối 1/8, Bộ Công thương đã xác nhận thông tin này.
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa trong một phiên họp tại TP.HCM - Ảnh: Quang Định/Tuổi trẻ
Theo đó, trong các ngày chủ nhật và thứ 2 (ngày 30,31/7) vừa qua, bà Thoa vẫn có lịch hoạt động tại Bộ, nhưng đến thứ 3 (ngày 1/8), bà Thoa đã tạm nghỉ phép.

Tuy nhiên, hiện bà Thoa là cán bộ do Ban Bí thư T.Ư quản lý, nên quyền quyết định cho bà Thoa nghỉ việc hay không, không thuộc thẩm quyền của Bộ Công thương mà do cấp cao hơn quyết định.

Do đó, theo quy trình, đơn xin thôi việc của bà Thoa sẽ được Ban cán sự Đảng Bộ Công thương, Ban cán sự Đảng Chính phủ xác định và báo cáo lên Ban Bí thư T.Ư xem xét, quyết định.

Hiện nay, một số công việc mà Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa được phân công đảm nhiệm ở Bộ Công thương tạm thời đang được lãnh đạo Bộ giao cho một Thứ trưởng khác phụ trách, điều hành thay trong thời gian bà Thoa xin nghỉ phép.
Trước đó, ngày 3/7/2017, tại kỳ họp thứ 15 của Ủy ban Kiểm tra trung ương, UBKT TƯ đã có kết luận về việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với bà Hồ Thị Kim Thoa, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công thương.

Theo đó, trong thời gian giữ các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Bóng đèn Điện Quang, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang (tháng 1-2004 đến 5-2010), bà Hồ Thị Kim Thoa đã có các vi phạm, khuyết điểm:

- Vi phạm trình tự, thủ tục trong việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, chậm báo cáo, chưa tổ chức bàn giao giữa doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần theo quy định của pháp luật; không báo cáo Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) xử lý và xử lý không đúng số tiền lãi vay được ngân hàng cho miễn 6,7 tỷ đồng.

- Thực hiện không đúng, không đầy đủ các thủ tục theo quy định, quyết định của Nhà nước về quản lý đất đai trong quá trình Công ty Điện Quang ký hợp đồng và phụ lục hợp đồng về hợp tác đầu tư tại khu đất số 12 Tôn Đản, Thành phố Hồ Chí Minh với Công ty Constrexim - Bộ Xây dựng, khi chưa được chủ sở hữu và cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn, chấp thuận.

Không báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xử lý và xử lý không đúng khoản thu 30 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng quyền khai thác, sử dụng khu đất 12 Tôn Đản.

- Mua cổ phần vượt mức quy định; chuyển nhượng cổ phần không đúng quy định của Điều lệ của Công ty. Việc chuyển nhượng phần vốn góp của Nhà nước vào Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Điện Quang không báo cáo, xin ý kiến chủ sở hữu là vi phạm quy định về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

- Trong thời gian dài, nhiều lần kê khai tài sản, thu nhập không đúng, không đầy đủ theo quy định về kê khai tài sản, thu nhập, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm.

UBKT TƯ nhận thấy những vi phạm, khuyết điểm của bà Kim Thoa là nghiêm trọng, đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật.
Mới đây, ngày 31/7, UBKT TƯ đã có thông tin cụ thể về phiên họp kỳ thứ 16 diễn ra từ 25 đến 27/72017 về nhiều vấn đề, trong đó có việc xem xét kỷ luật Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa.

Theo đó, UBKT T.Ư đã xem xét các vi phạm, khuyết điểm bà Thoa trong thời gian giữ các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty bóng đèn Điện Quang, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty bóng đèn Điện Quang (từ 1.2004-5.2010) và nhận thấy những vi phạm, khuyết điểm là nghiêm trọng nên quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo; đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm các chức vụ hiện nay của bà Hồ Thị Kim Thoa.

Tuy nhiên, đại diện của Bộ Công thương cho biết, hiện Bộ Công thương mới nắm bắt thông tin về kỷ luật Thứ trưởng Thoa qua thông cáo báo chí của Ủy ban Kiểm tra T.Ư, nên Bộ vẫn đang chờ thông báo chính thức từ Ủy ban Kiểm tra T.Ư để tiến hành theo quy trình xử lý cán bộ.

Ánh Dương 

(VietTimes)

Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

Ông Trần Quốc Vượng thay ông Đinh Thế Huynh làm thường trực Ban Bí thư

Trong thời gian ông Đinh Thế Huynh điều trị bệnh, Bộ chính trị phân công ông Trần Quốc Vượng tham gia thường trực Ban Bí thư.

Ngày 1/8, Văn phòng Trung ương Đảng thông báo ý kiến của Bộ Chính trị về việc phân công cán bộ tham gia Thường trực Ban Bí thư.
Theo đó, tại phiên họp ngày 28/7, sau khi xem xét đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương về việc phân công Ủy viên Bộ Chính trị tham gia Thường trực Ban Bí thư, Bộ Chính trị đã quyết định phân công Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng tham gia Thường trực Ban Bí thư trong thời gian ông Đinh Thế Huynh điều trị bệnh.
Theo thông báo, ông Trần Quốc Vượng bắt đầu thực hiện nhiệm vụ từ ngày 1/8/2017.
ong-tran-quoc-vuong-thay-ong-dinh-the-huynh-lam-thuong-truc-ban-bi-thu
Ông Trần Quốc Vượng.
Ông Trần Quốc Vượng 64 tuổi, quê ở xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành trung ương khóa 10, 11, 12; Ủy viên Bộ Chính trị khóa 12; Đại biểu Quốc hội khóa 12, 13.
Tháng 11/2006, khi đang là Phó Chánh Văn phòng thường trực Văn phòng Trung ương Đảng, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Viện trưởng thường trực Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Sau đó, ông được Quốc hội bầu là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và được Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ định giữ chức vụ Bí thư Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Từ tháng 7/2011, ông được bổ nhiệm chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Tháng 5/2013, tại Hội nghị Trung ương 7 khoá XI, ông được bầu bổ sung vào Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Tháng 1/2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa 12.
Hoàng Thùy 

Infographic: Bà Hồ Thị Kim Thoa "thao túng" Điện Quang thế nào?

 01/08/2017 13:35

(NLĐO) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận những vi phạm của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa là rất nghiêm trọng

Infographic: Bà Hồ Thị Kim Thoa thao túng Điện Quang thế nào? - Ảnh 1.
Infographic: Vương Fương Anh; dữ liệu: Phương Nhung

'Biệt phủ' của mẹ anh hùng

NIỀM ĐAU CỦA MẸ, XƯƠNG MÁU CỦA CON - KỲ 6:


30/07/2017 09:31 GMT+7
TTO - Trong một lần vận động thanh niên tòng quân ra chiến trường Tây Nam, bà Quờn bất ngờ khi nhìn thấy chàng trai đầu tiên đứng ra xung phong lên đường là... con trai mình: Huỳnh Minh Kỳ.
'Biệt phủ' của mẹ anh hùng
Mẹ Quờn (ngồi xe lăn) và chị Xíu trong “biệt phủ” của mình - Ảnh: HOÀNG QUÂN
Chàng trai ấy đã nghe theo lời của chính mẹ mình, xung phong ra trận, để rồi không bao giờ trở về nữa.
Mỗi lần nhắc tới anh tui là má khóc. Má đau khổ vì anh ấy nhiều lắm...
Chị HUỲNH THỊ BÉ XÍU
Mẹ vận động, con xung phong
Đã 30 năm rồi, từ khi mẹ VN anh hùng Trần Thị Quờn, 81 tuổi, vẫn cố không tin tờ giấy trên tay mình là giấy báo anh Kỳ ngã xuống ngoài chiến trận.
Đến giờ, mẹ hay nói mình không nhớ gì cả. Chỉ có những giọt nước mắt lập trình nỗi đau, mỗi khi ai nhắc đến tên con thì rơi xuống.
Người em ruột của mẹ kể lại lúc đó mẹ công tác ở hội phụ nữ xã. Thống nhất rồi, nhưng đất nước vẫn còn chưa yên tiếng súng.
Mẹ Quờn tham gia đội vận động thanh niên tình nguyện lên đường bảo vệ biên giới Tây Nam. Lúc này Huỳnh Minh Kỳ - con trai mẹ - đang là chốt trưởng bảo vệ rừng của Lâm trường Sông Trẹm.
Kỳ là một thanh niên tốt người, tốt tánh, không ít gia đình có con gái ngỏ ý muốn gả con. Nhưng, nhà nghèo, mất cha, lại phải phụ mẹ gánh gồng nuôi hai em nhỏ nên anh đã không tính đến chuyện lập gia đình.
Khi Kỳ xung phong đi đánh giặc, mẹ nhớ lại: “Tôi mừng lắm. Vậy là nó có máu của cha, ông, cậu nó. Anh hùng như vậy mới phải. Cảnh nhà khó khăn trăm bề, nhưng khi con tui xung phong giúp nước thì tui ủng hộ ngay”.
Chú Ba Quý, lúc ấy là giám đốc lâm trường, đứng ra tổ chức liên hoan cho lính của mình nhập ngũ. Kỳ ra đi với một lời hứa là khi nào bờ cõi bình yên sẽ quay về.
Thế rồi, trong một lần truy quét tàn dư của quân Khmer Đỏ, ngày 5-1-1988, bị phục kích, thượng sĩ Huỳnh Minh Kỳ (trung đội phó, đại đội 6, tiểu đoàn 5, trung đoàn 69, Sư đoàn 5) đã hi sinh.
Chị Huỳnh Thị Bé Xíu (45 tuổi, em kế anh Kỳ) cho biết: “Mỗi lần nhắc tới anh tui là má khóc. Má đau khổ vì anh ấy nhiều lắm”.
Những người hùng lần lượt ra đi
Đời mẹ, đó là lần thứ 4 phải đón nhận tin người thân mình ngã xuống. Mẹ chỉ biết khóc. Hết khóc cha, khóc em, khóc chồng rồi giờ lại khóc con.
Nỗi đau như dòng sông cứ sâu dần, sâu dần... sau mỗi tờ giấy báo tử.
Thời chiến, phụ nữ vùng bưng biền ít nhiều thần tượng những người hùng cầm súng. Mẹ Quờn nói cuộc đời mẹ luôn có những người hùng như vậy.
Nhưng không có nỗi đau nào bằng việc lần lượt tiễn những người hùng ra đi, rồi họ không bao giờ trở lại.
Hết cha, rồi em trai mẹ cầm súng, rồi hi sinh trên đất này. Lớn lên, hoàn cảnh đã đưa mẹ gặp và yêu một chiến sĩ của tiểu đoàn 306.
Ông Huỳnh Văn Lác (Sáu Đông) là một người nổi tiếng trong đội quân thiện chiến đó. Nhưng rồi, trong một trận đánh ác liệt, ông cũng đã hi sinh.
Đồng đội kể rằng trước khi rút quân, họ chỉ kịp chôn ông cùng 10 liệt sĩ khác trong một hố chôn tập thể.
Lúc ông Sáu Đông hi sinh, người con trai duy nhất của hai người còn ẵm ngửa trên tay. Do công tác giao liên phải di chuyển nhiều, người con vừa dứt sữa thì mẹ gửi cho người thân chăm sóc.
Trong những năm tháng lăn lộn bám dân, mẹ Quờn gá nghĩa với một anh bộ đội tiểu đoàn U Minh 2. Hai người có với nhau ba mặt con, người con trai đầu là anh Huỳnh Minh Kỳ và hai em gái.
Trước ngày giải phóng, sau một cuộc hành quân, người chồng sau của mẹ không bao giờ trở về, ông mất tích từ đó đến nay không một tin tức gì.
Rốt cuộc những người hùng trong đời mẹ Quờn cũng đã lần lượt bỏ bà ra đi, không một ai ở lại với bà.
Để rồi khi hòa bình lập lại, mẹ phải dắt díu mấy đứa con thơ đi khắp nơi làm thuê kiếm sống. Ai kêu gì, mướn gì cũng làm, mẹ không từ chối. Lang bạt ăn nhờ ở đậu nên không đứa nào được học hành tới nơi tới chốn.
'Biệt phủ' của mẹ anh hùng
Chị Xíu, con gái mẹ Quờn, chỉ lên trần nhà dột nát phải vá bằng tấm nilông - Ảnh: HOÀNG QUÂN
Ngôi nhà của người mẹ anh hùng
Năm 2006, chính quyền xã Trí Phải (huyện Thới Bình, Cà Mau) thấy hoàn cảnh mẹ quá nghèo nên quyết định xây nhà tình nghĩa cho mẹ.
Nhưng với một điều kiện là mẹ phải... có đất. Điều đó quá khó đối với mẹ.
Thấy vậy, chòm xóm, anh chị em xa gần ngồi lại gom góp, hùn tiền để đủ mua cho mẹ một cái líp nhỏ trồng mía của bà con thương tình nhường lại, ngang khoảng 8m, dài 20m. Nơi nương náu của mẹ chính thức mọc lên từ đó.
Cách trung tâm xã chỉ vài cây số, nhưng ngôi nhà của mẹ dường như biệt lập với thế giới bên ngoài. Căn nhà nằm lọt thỏm giữa hoang vu đất ruộng của hàng xóm, không có lối đi lại.
Phía trước là con kênh, muốn giao tiếp với thế giới bên ngoài, hai mẹ con phải “vượt sông” trên chiếc phà tự tạo bằng những thùng phuy. 
Hôm chúng tôi tới nhà, mưa đang rơi nặng hạt. Căn nhà tình nghĩa cũ kỹ không còn làm tròn nghĩa vụ che nắng mưa của nó.
Mẹ Quờn đang nằm trên chiếc nệm mỏng manh, bị dột ướt. Phía trên đầu mẹ là trần nhà được căng tấm cao su để chống dột.
Nhìn lớp bụi dày, có lẽ nó đã được căng ở đó lâu lắm rồi. Nghe có người đến thăm, mẹ nhất quyết kêu con đỡ dậy để tiếp chuyện, không quên nhắc “các chú cẩn thận kẻo nước dột trúng đầu”.
Mưa rồi cũng tạnh, mẹ dù rất yếu nhưng vẫn cố ngồi xe lăn để đưa chúng tôi tham quan “biệt phủ” của mình. Bên hiên hè và nhà sau lợp lá dột nát trên nền đất lồi lõm.
Căn nhà chính còn tươm tất được xây hơn chục năm nhưng đã mục thấm và dột nhiều nơi. Cách đây mấy năm, xã có hỗ trợ sửa chữa, nhưng giờ đã xuống cấp nhiều. Mỗi khi mưa lớn chị Bé Xíu lại tất tả che chắn chỗ này chỗ kia.
Cách đây ít lâu, chỗ dột trơn nên mẹ trượt té khi bước xuống võng, vỡ xương chậu.
Chi phí thuốc đặc trị gia đình không kham nổi, ngân sách xã hỗ trợ cũng có hạn, thế là chị Bé Xíu phải nhờ người vay nóng bên ngoài để điều trị cho mẹ. Chị nói, số tiền nợ đó đến giờ cũng không biết sao trả được.
Chị Bé Xíu là con gái lớn của mẹ. Chị có chồng ba con, nhưng cảnh nhà vợ nghèo khiến chồng chị ngán ngẩm dẫn ba đứa con đi biệt xứ.
Chị về với mẹ để lo cho bà miếng cơm manh áo. Hai mẹ con sống nhờ vào đồng trợ cấp liệt sĩ.
“Khổ lắm, hàng chục năm trời sống lay lắt, hai mẹ con cứ vậy mà sống. Tui thì lặn lội giăng lưới cắm câu, nhiều lúc túng quá bắt ốc bươu vàng về kho tiêu cho mẹ ăn” - chị Xíu kể trong nước mắt.
Hàng xóm nói mẹ Quờn mới chỉ bớt khổ từ hơn một năm nay, kể từ khi được công nhận bà mẹ VN anh hùng.
2 mẹ con đều là mẹ anh hùng
Trường hợp của mẹ Quờn khá hi hữu khi mẹ của mẹ Quờn cũng là mẹ VN anh hùng - bà Lê Thị Hai, có chồng và con hi sinh. Mẹ Hai được truy phong anh hùng năm 2015 khi đã mất.
Năm 2016, mẹ Quờn nhận được danh hiệu anh hùng vì cũng có chồng và con hi sinh. Hai mẹ con đều là anh hùng và có cuộc đời giống y như nhau: cùng nghèo khổ và cùng có chồng, con hi sinh cho Tổ quốc.
___________
Kỳ tới: Mỗi người con một cuộc chiến tranh
HOÀNG QUÂN - TIẾN TRÌNH

“TRƯỜNG SA” TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN LỚP 3 TRUNG QUỐC NHƯ THẾ NÀY

Phùng Hoài Ngọc

Chủ nhật ngày 30 tháng 7 năm 2017 7:48 AM



Phùng Hoài Ngọc
“TRƯỜNG SA” TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN LỚP 3 TRUNG QUỐC NHƯ THẾ NÀY

Tiếp theo phần 1, mời bạn hãy xem Trung cộng đặt quần đảo Trường Sa vào đầu óc non nớt của học sinh lớp Ba ở tỉnh Giang Tô để dụ dỗ hun đúc tham vọng nhi đồng như thế này.
苏教版三年级语文下册
(Tô giáo bản tam niên cấp Ngữ văn hạ sách
: Bản in của tỉnh Giang Tô: Ngữ văn lớp Ba quyển hạ (tập 2)
*
課文 2:“美丽的南沙群岛”

KHOÁ VĂN 2: “MỸ LỆ ĐÍCH NAM SA QUẦN ĐẢO”

BÀI HỌC SỐ 2: “QUẦN ĐẢO NAM SA MỸ LỆ”

*
1.
Theo truyền thuyết, một tiên nữ giáng cõi trần, ném xuống vùng biển rộng lớn xa xôi phía Nam Trung Quốc từng xâu chuỗi hạt trân châu bóng ngời, đó là quần đảo Nam Sa mỹ lệ. Nam Sa quần đảo nằm ở chót cực nam của tổ quốc chúng ta, với hơn hai trăm đảo nhỏ, những tảng đá lớn ngầm bủa giăng chằng chịt bày ra như bàn cờ.

Tổ tiên chúng ta từ rất sớm, trên hai ngàn năm trước đã lái những chiếc thuyền vượt qua biển lớn đến vùng này, bắt cá, vỡ đất hoang trên các đảo nhỏ, trồng cây. Nam Sa mênh mang, qua từng hòn đảo, dừng lại đó, tổ tiên ta đã thắp lên những ngọn khói hương cho buôn bán sầm uất.

2.
Nam Sa là một kho tàng chứa bảo vật màu lam khổng lồ của tổ quốc. Nàng tiên nữ đã cho chúng ta một nguồn sinh vật biển quý giá với số lượng nhiều khó đo lường được, cất giữ che giấu một nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú, lưu trữ nguồn năng lượng biển dùng không bao giờ hết. Dưới những tầng cát sâu, chứa đựng trữ lượng dầu khí vô cùng dồi dào mà thiên hạ ca tụng là “vịnh Ba Tư thứ hai”.

3.
Nam Sa cũng là một thế giới đẹp mê người. Trời xanh một màu xanh lam ngọc, biển là một khối ngọc phỉ thúy. Trông xa, trời nước nối liền, phỉ thủy hòa lẫn lam ngọc hợp bích, diện mạo thật hùng tráng, sung mãn. Cúi nhìn nước biển xanh trong, sáng ngời thấy rõ những con tôm hùm, cá chim, rùa biển ngũ sắc rực rỡ, khiến tâm hồn con người rất phóng khoáng vui vẻ. Những làn sóng xanh bao la bát ngát trên vùng biển Nam Sa, miên man sóng bạc đầu, từng lớp từng lớp nâng đỡ rồi tung lên những bọt sóng tuyệt đẹp, chừng như đang nhảy múa dâng hoa chào đón mọi người. Có thể khẳng định, quần đảo Nam Sa trong tương lai sẽ là một nơi thắng cảnh cực kỳ hấp dẫn du khách bốn phương.

***
NGUYÊN VĂN HAI TRANG (ảnh) DƯỚI ĐÂY TRÍCH TỪ SÁCH NGỮ VĂN LỚP 3 XUấT BảN ở GIANG TÔ (bản scan, trên mạng China) :


CHÚ THÍCH

Việt Nam gọi quần đảo Trường Sa, TQ gọi Nam Sa, tiếng Anh gọi Spratly Islands.

Trường Sa diện tích gần 160.000 km, kích thước 800 kmx 600 km, khoảng 160 đảo nhỏ-cồn cát-rạn đá ngầm-bãi cát ngầm/bãi cạn-bãi ngầm đã đặt tên (phía TQ),

Tổng diện tích đất nổi thường xuyên của quần đảo rất nhỏ, không quá 5 km² tới 11 km², phần còn lại bị chìm khuất khi thủy triều lên. Đảo Song Tử Tây là đảo san hô, cao nhất với cao độ 4 m so với mực nước biển.

Hiện còn tranh chấp giữa Việt Nam với Brunei, Philippins, Malaysia, Đài Loan và Trung Quốc (riêng TQ và Đài Loan tự ý vạch ra đường chữ U-chín khúc- lưỡi bò tham lam trùm tất cả).

Trung cộng đã cho xây các đảo nhân tạo nhô lên trên các bãi ngầm, đảo ngầm ở Trường Sa làm căn cứ quân sự và công bố hoàn thành. Giới bình luận quốc tế cho rằng quốc tế sẽ không công nhận những “lãnh địa” nhân tạo.

Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Khi sắp kết thúc bài viết này, chúng tôi mới nghe tin: hai quần đảo HS-TS đã vào chương trình học (có lẽ ngoại khóa thôi) của các trường học phổ thông ở Sài Gòn- TP.HCM từ năm học 2015.

Vậy là, Sài Gòn đã đi trước Hà Nội một bước.

**


Nhớ lại chuyện ở Việt Nam, năm 2007 những người yêu nước tự nguyện đi biểu tình đòi hai quần đảo, một lão bí thư chi bộ ở vùng Sài Gòn (TP.HCM) le te xăng xái đi mắng mỏ những người biểu tình. Một phóng viên chià mic ra phỏng vấn, lão đáp tỉnh queo rằng “có cái bãi hoang chim ỉa thôi mà đòi ầm ĩ làm chi”. Đó là một kiểu bí thư chi bộ điển hình ở Việt Nam, chả cần biết quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là cái ất giáp gì, cũng như nhiều việc khác, bí thư chi bộ chẳng cần tư duy, chỉ cần nói dựa theo ý cấp trên là xong.

Đáng buồn và thương hại biết bao !

P.H.N
(Phùng Hoài Ngọc dịch, Minh Nguyệt hiệu đính)

- xin bấm vào từng trang coi rõ hơn
(Nguồn: 
http://www.szxuexiao.com/keben/html/438.html )

Nguyễn Tấn Dũng trúng đậm hàng nghìn tỷ đồng sau vụ Trầm Bê Sacombank; Vụ ông Trầm Bê: Bộ Công an bắt 16 người; Infographic: Hành trình xộ khám của đại gia Trầm Bê



Chiều ngày 1-8, Bộ Công an chính thức phát đi thông báo liên quan đến việc khởi tố, bắt giam ông Trầm Bê cùng một loạt bị can khác.
Vụ ông Trầm Bê: Bộ Công an bắt 16 người - ảnh 1
Bị can Phan Huy Khang (trái) và Trầm Bê
Theo đó, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đang thụ lý điều tra vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Tiên Phong Bank; Sacombank; BIDV và Ngân hàng Xây dựng.
Căn cứ kết quả điều tra, tài liệu chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra vụ án, ngày 31-7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với 25 đối tượng về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và ra Lệnh bắt tạm giam đối với 16 bị can.
Cùng ngày, Viện KSND tối cao đã phê chuẩn các Quyết định và Lệnh của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; trong đó có:

- Bị can Trầm Bê, sinh năm 1959, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank.
- Bị can Phan Huy Khang, sinh năm 1973, nguyên Tổng Giám đốc Sacombank.
Ngày 1-8, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định và Lệnh đối với các bị can đồng thời khẩn trương điều tra mở rộng, thu hồi tài sản để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan đến vụ án Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - VNCB), nguyên chủ tịch HĐTV kiêm tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh - gọi tắt Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). 
Theo thông tin ban đầu, ông Trầm Bê đã tiếp tay cho Phạm Công Danh và đồng phạm trong việc gửi tiền sang Sacombank bảo lãnh và trả nợ thay cho 6 công ty do ông Danh thành lập trên hồ sơ vay vốn tại Sacombank, gây thiệt hại cho VNCB hơn 1.800 tỉ đồng.
Theo hồ sơ, ông Phạm Công Danh và đồng phạm đã thông đồng lấy tiền của VNCB gửi qua Sacombank làm tài sản bảo lãnh, nhằm mục đích trả nợ thay cho 6 công ty do ông Danh thành lập và điều hành đứng tên trên hồ sơ vay vốn Sacombank, gây thiệt hại cho VNCB hơn 1.800 tỉ đồng.
TUYẾN PHAN

Infographic: Hành trình xộ khám của đại gia Trầm Bê


01/08/2017 17:19

(NLĐO) - Ông Trầm Bê bị bắt vì gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng, liên quan đến vụ án Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - VNCB

Infographic: Hành trình xộ khám của đại gia Trầm Bê - Ảnh 1.
Infographic: Hành trình xộ khám của đại gia Trầm Bê - Ảnh 2.
Infographic: Vương Fương Anh; dữ liệu: Gia Hy