Thứ Ba, 9 tháng 4, 2019

Mạn đàm thế sự (Kỳ 1): Trường Giang cuồn cuộn chảy về Đông, bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng

10:00, 08/04/2019

Tiếu đàm phong vân (Kỳ 1): Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông, bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng
Lời toà soạnCác dân tộc Á Đông có một nền văn minh vô cùng xán lạn. Lịch sử Á Đông nói chung, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, rất hào hùng, tràn đầy khí chất. Lịch sử 5000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu của người Á Đông, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Việt Nam, Trung Hoa… gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay.
Lịch sử 5000 năm giống như một vở kịch lớn, đã diễn dịch không biết bao nhiêu bi hoan ly hợp, ân oán ái thù, thành bại hưng suy, thiện ác trung gian. Ngày hôm nay nhìn lại những gì đã qua, chúng ta không khỏi thốt lên rằng: “Non xanh còn đứng đó, mấy độ bóng dương hồng”…
Xin chào quý khán thính giả! Hôm nay chúng ta bắt đầu đàm luận về lịch sử với chuyên đề “Mạn đàm thế sự”, còn được gọi là “Tiếu đàm phong vân” (bàn luận phong vân).

Tại sao Nhật Bản cấm dùng axit benzoic trong tương ớt?


Hơn 18.000 chai tương ớt Chin-su (nhập khẩu từ Việt Nam) vừa bị thu hồi tại Nhật Bản do có chứa chất bảo quản axit benzoic. Mặc dù axit benzoic được phép dùng trong một số thực phẩm tại Nhật Bản, tại sao Nhật Bản lại không cho phép dùng chất này trong tương ớt?
tuong ot
Theo Luật vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản, phụ gia axit benzoic (E210) không được sử dụng trong tương ớt. (Ảnh minh họa/Shutterstock)
Axit benzoic (C7H6O2 hoặc C6H5COOH) là hợp chất có tính chống vi sinh vật. 
Axit này và các sản phẩm điều chế từ nó như muối benzoate sodium, benzoate kali và benzoate calci (gọi chung là nhóm benzoat), được dùng rất phổ biến trong ngành chế biến thực phẩm và thức uống, với chức năng là chất bảo quản thực phẩm.
Axit này và các muối của nó có tác dụng làm chậm tiến trình phân hủy thực phẩm, thức uống qua việc ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm men và nấm mốc, từ đó tăng thời hạn sử dụng của sản phẩm.

Axit benzoic có trong tự nhiên hay không? 

Axit benzoic được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, như quả nam việt quất, việt quất đen, quả mận, quả mâm xôi, vỏ quế, đinh hương…

Dự án Bauxite Tây Nguyên thực sự có lợi nhuận và cần được mở rộng đầu tư?

Hòa Ái, RFA

Nhà máy Alumin Tân Rai xảy ra sự cố vỡ đê quai hồ chứa thải quặng bauxite hồi tháng 10 năm 2014.
Nhà máy Alumin Tân Rai xảy ra sự cố vỡ đê quai hồ chứa thải quặng bauxite hồi tháng 10 năm 2014.
 Courtesy: Ảnh chụp màn hình nld.com.vn
Bộ Công Thương, vào những ngày đầu tháng 4 cho biết hai nhà máy sản xuất alumin Tân Rai, ở Lâm Đồng và Nhân Cơ, ở Đắk Nông bắt đầu mang lại hiệu quả kinh tế nên sẽ đề nghị với Chính phủ và Quốc hội tăng công suất của hai nhà máy này và mở rộng đầu tư khai thác bauxite, ngành công nghiệp nhôm ở Tây Nguyên.
Giới chuyên gia nói gì liên quan thông tin vừa nêu?

Dự án bị phản đối

Dự án Bauxite Tây Nguyên từ năm 2001 được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ IX và vào tháng 11/2007 được người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký phê duyệt.
Ngay từ đầu, dự án Bauxite Tây Nguyên đã gặp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ từ giới chuyên gia khoa học lẫn kinh tế cùng nhiều nhân sĩ trí thức cũng như các quan chức cấp cao, Đại biểu Quốc hội và cả người dân bản địa vì cho rằng không có lợi cho quốc gia về nhiều mặt, nhất là sẽ gây ra hậu quả nặng nề cho môi trường của Việt Nam. Chúng tôi trích dẫn lại ý kiến phản biện của Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, một trong rất nhiều ý kiến mà Đài RFA ghi nhận 10 năm về trước:
“Nếu tiếp tục cho phát triển các dự án bauxite như cách làm hiện nay, về lâu dài cái giá phải trả của Việt Nam là không phát triển được cây công nghiệp trên vùng Tây Nguyên do thiếu nước ngọt, thổ nhưỡng đất bazan thay đổi và có nguy cơ làm mất và ô nhiễm nguồn nước ngọt để phát triển kinh tế cho các tỉnh vùng hạ lưu như Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh.”

VNTB - Thiếu hai chữ “nhân quyền”- nguồn cơn bối rối Việt Nam, thực tế và cơ sở lý luận


Phùng Hoài Ngọc

(VNTB) - Nhà trường không biết, không được dạy hai chữ ấy. 
Mặt khác, nhà cầm quyền sợ hãi kiêng tránh hai chữ ấy.
Khi có hành vi vi phạm nhân quyền, pháp luật xử nhẹ hều.
VIệt Nam bạo lực và bạo hành tràn lan, gồm nhiều nguyên nhân.




Cái ác và bạo lực diễn ra tràn lan trên các mặt:

Bạo hành gia đình

Phần lớn người phụ nữ và trẻ em phải chịu đựng, án mạng đã xảy ra đây đó. Cái giá phải trả cho đàn ông vũ phu là án mạng giết chồng. Con giết bố mẹ ông bà. Bà giết cháu vì mê tín dị đoan.v.v…

Bạo lực nhà trường

Nhiều năm nay. Còn bao nhiêu hiện tượng thầy - trò đánh nhau. học trò đập nhau, học trò đánh và hạ nhục và hành hạ bạn yếu hơn, thầy cô hành hạ học trò… chưa bao giờ nở rộ như bây giờ.

Trong khi đó, mọi nhà trường không hề biết đến hai chữ “Nhân Quyền”.

Bạo lực xã hội 

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2019

Nữ tiến sĩ gốc Việt phát minh ra loại pin có thể dùng đến 400 năm

09:18, 08/04/2019

pin
Cô Mya Lê Thái vô tình phát minh loại pin có thể dùng đến 400 năm. (Ảnh: Shutterstock)
Một cựu sinh viên gốc Việt của Đại học California Irvine Mỹ (UCI) đã tình cờ phát minh ra một loại pin có thể sử dụng đến 400 năm, mở ra một tương lai mới mà không bao giờ phải lo lắng việc thay pin.
Theo tờ The Epoch Times, cô Mya Lê Thái, cựu nghiên cứu sinh ở UCI đã vô tình phát triển ra nanobattery – trong khi cô đang nghiên cứu cách chế tạo pin sạc dây nano có chất lượng tốt hơn. Sau khi cô phủ một tập hợp các sợi nano vàng trong một loại gel điện phân, rồi đóng gói toàn bộ trong một chất điện phân làm bằng một chất gel giống như Plexiglas. Trong vòng 3 tháng thử nghiệm, cô đã tạo ra một mạch chịu được 200.000 chu kỳ điện tích chưa từng có.
Cô Mya Lê Thái, cựu nghiên cứu sinh ở UCI đã vô tình phát triển ra nanobattery. (Ảnh: Priscilla Iezzi)

Nhà nước CSVN ‘nợ ngập mặt,’ dân phải nuôi như ‘nuôi con nghiện’

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Trong ba tháng đầu năm 2019, chính phủ CSVN đã trả nợ 99,128 tỷ đồng ($4.27 tỷ), như vậy, bình quân mỗi ngày chính phủ trả nợ 1,101 tỷ đồng ($47.5 triệu), theo báo Tuổi Trẻ hôm 5 Tháng Tư.

Những dự án như đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông liên tục đội vốn ngàn tỉ đồng khiến nợ công tăng cao. (Hình: VnEconomy.vn)
Con số này được hiểu là tổng cộng các khoản nợ trong nước và nước ngoài, nhưng không có con số tương ứng vào các năm trước để so sánh.

Đáng lưu ý, các nguyên nhân dẫn đến việc chính phủ CSVN đang phải trả nợ $47.5 triệu mỗi ngày và lấy nguồn tiền đâu để trả nợ thì không được tờ báo của Thành Đoàn ở Sài Gòn đề cập.


Tờ Tuổi Trẻ cũng cho biết thêm: “Để cơ cấu lại nợ công về kỳ hạn nợ và lãi suất huy động, trong quý I, 2019, Bộ Tài Chính (CSVN) đã phát hành 69,500 tỷ đồng (gần $3 tỷ) trái phiếu chính phủ với kỳ hạn bình quân là 12.3 năm, lãi suất bình quân là 4.91% năm.”

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2019

Vì sao Bộ Công thương ép các tỉnh làm nhiệt điện than của nhà thầu TQ bằng mọi giá?

 


Trong những năm gần đây, TQ đã đóng cửa và giải tán khá nhiều nhà máy nhiệt điện vì tình trạng ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng, sức khỏe người dân ở mức cực kỳ báo động và tiến tới điện hạt nhân thay thế. Để gỡ gạc được tiền từ những đống sắt vụn khổng lồ này, đi kèm âm mưu bẫy nợ kinh tế, tiêu diệt nòi giống Việt Nam thì bài toán thanh lý đầy nham hiểm đã được đưa ra.
Việc Tàu Cộng đẩy mạnh chuyển giao công nghệ nhiệt điện than lạc hậu ra thế giới bằng hình thức cho vay vốn đã không còn lạ gì. Và dĩ nhiên Việt Nam là nước được ưu tiên nhất. Bởi vì TQ luôn muốn chiếm đất nước ta, biến dân Việt Nam thành dân tộc yếu hèn, bệnh tật triền miên, tinh thần chống Tàu, bảo vệ Biển Đông cũng vì thế mà mất đi.

Làm nhiệt điện với TQ thì thế nào, không nói thì nhiều người cũng đã quá hiểu. Các yếu tố như đội vốn, chậm tiến độ, th.am nh.ũng trong quá trình vận hành khai thác, giá nhiên liệu cao, hiệu suất thấp dẫn đến giá thành cao thì sức cạnh tranh thị trường kém. Và nguy báo lỗ có thể cầm chắc trong tay là hơn 90%. Rồi lại đắp chiếu, lại giải cứu. Và dĩ nhiên vẫn phải trả nợ, lãi cho Tàu. Tiền đâu ra mà trả chứ? Đi vay chỗ khác đập vào thì giờ ai cho vay nữa, hết thời hạn các nước cho Việt Nam vay ưu đãi rồi. Vậy không có tiền trả nợ cho Tàu thì thế nào nhỉ? Thôi rồi, Tàu nó không phải là cần tiền mà là lãnh thổ kia kìa, cứ nhìn Sri Lanka rồi sẽ rõ. Thế là “biên kia bên giới là nhà, bên này biên giới cùng là bên kia”. Đất nước dần rơi vào tầm kiểm soát của Trung Cộng. Đây mới chính là mục đích lớn nhất của TQ.

Đại Cồ Việt từng vuột mất cơ hội đánh chiếm Trung Quốc

Trong lịch sử vào thời nhà Lý, lúc hoàn cảnh đất nước bị kẹp giữa liên minh Tống – Chiêm, Đại Cồ Việt đã có một cơ hội rất tốt để tiến quân sang Trung Quốc đánh bại nhà Tống. Nhưng đến phút cuối cùng cơ hội này lại bị vuột mất…
Sự việc này liên quan đến một nhân vật lịch sử gây nhiều tranh cãi: chính quyền Trung Quốc ngày nay tuyên truyền rằng ông là người đã đứng lên khởi nghĩa chống lại nhà nước phong kiến; phía Việt Nam thì từng tôn vinh ông như một hình tượng đoàn kết các dân tộc thiểu số chống lại ngoại xâm; có người xem ông là một thế lực tự trị; cũng có người gọi ông là giặc loạn; lại có người coi ông như một vị anh hùng dân tộc. Ông là Nùng Trí Cao.
Nùng Trí Cao
Nùng Trí Cao là người đã khiến quân Tống khiếp đảm, khiến danh tướng Địch Thanh phải vất vả. Trong ảnh là tạo hình danh tướng Địch Thanh và chùa Trúc Lâm Bản Giốc, nơi có thờ Nùng Trí Cao. (Ảnh tổng hợp – Ảnh gốc: Tai Do Khac, taybacvietnam.wordpress.com)

Trần Quốc Tuấn và lá số thánh nhân bất bại – P2

Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng trong cuộc chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất, Trần Quốc Tuấn chỉ là một tướng trẻ, chưa thể trực tiếp cầm quân chỉ huy, và những người có công lớn nhất chình là tướng Lê Tần và Thái sư Trần Thủ Độ. Tuy nhiên, những ghi chép trong cuốn “Đông A di sự” lại cho thấy một việc hoàn toàn khác. Cuốn sách này không chỉ hé lộ về nội tình của nhà Trần mà còn trả lại năm sinh cho Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, điều từng gây tranh cãi trong giới những người yêu thích tử vi ở Việt Nam.
Tiếp nối kỳ 1, chúng ta đã biết được nội tình của nhà Trần trước cuộc chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất. Theo đó, thái sư Trần Thủ Độ nắm gần như toàn bộ quyền lực trong tay, nhưng vì để có được đội quân tinh nhuệ nhất của đất nước thời bấy giờ, vua Trần Thái Tông chỉ định Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trở thành Tiết chế tổng chỉ huy quân đội. Tuy nhiên, thực quyền lại không được trao vào tay Trần Quốc Tuấn, đây là điều chính sử có ghi nhận. Nhưng trong cuốn “Đông A di sự” mà chúng ta đã nhắc tới ở kỳ trước, những sự việc sau đó lại không hề được chính sử nhắc tới…

Nguy cơ cận kề

Năm 1257, tin tức về đại quân Mông Cổ đang chuẩn bị các bước tiến đánh Đại Việt dồn dập báo về, cả nước đang chuẩn bị chống lại đội quân hiếu chiến nhất lịch sử. Nhưng trong triều đình, chức Tiết chế vẫn chưa có ai nắm, Trần Quốc Tuấn dù được chỉ định nhưng nhà vua do dự chưa ban chiếu chỉ. Trong Hoàng thân nhiều người còn nghi ngại Trần Quốc Tuấn có thể theo lời trăn trối của cha mà nổi cuộc binh biến cướp ngôi.
Tháng 8 năm 1257, thủ lĩnh đạo dân binh, trấn thủ biên giới là Hà Khuất khẩn cấp báo tin tướng Mông Cổ là Ngột Lương Hơp Thai dàn đại quân ở biên giới, uy hiếp, đe dọa, sai sứ giả đến chiêu hàng.
Lý Long Tường
Vó ngựa quân Mông Cổ gieo rắc kinh hoàng khắp thế giới. (Ảnh từ Pinterest)

Trung Quốc trở thành ‘nguy cơ mới’ với NATO sau Nga

10:22, 05/04/2019

Hình ảnh các binh sĩ tại một căn cứ quân sự Anh vẫy cờ của NATO và một số quốc gia thành viên. (Ảnh: Finnbarr Webster/Getty Images).
Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu (EU) đã liên tiếp xác định Trung Quốc là đối thủ. Khối NATO cũng bắt đầu chuyển trọng tâm từ Nga sang Trung Quốc, gần đây, họ đã chính thức thảo luận về hàng loạt các mối đe dọa đến từ Trung Quốc.
The Wall Street Journal đưa tin hôm thứ Tư (3/4), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang quan tâm đến quốc phòng châu Âu, và hiện tập trung sự chú ý của họ về những thách thức an ninh từ Trung Quốc.
Sau khi NATO tập trung sự chú ý của họ vào Nga trong nhiều năm, trong tuần này, lần đầu tiên các ngoại trưởng NATO đã bắt đầu thảo luận về các mối đe dọa mang tên Trung Quốc – liên quan đến các vấn đề từ Vòng Bắc Cực (Arctic Circle) cho đến mạng lưới thông tin của các nước thành viên. NATO hiện đang đánh giá xem Trung Quốc có thể mang đến những mối đe doạ nào và NATO nên ứng phó ra sao.

Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ – P1: Đánh Chiêm Thành


Các đời chúa Nguyễn khởi đầu từ khi Nguyễn Hoàng đến trấn thủ vùng Thuận Hóa, Quảng Nam. Phần lãnh địa của chúa Nguyễn khi đó chỉ kéo dài đến Quảng Nam. Thế nhưng các đời chúa Nguyễn thông qua khai khẩn đất đai tiến về phía Nam, đã khiến lãnh thổ Đại Việt dần dần mở rộng.
Tượng chúa Nguyễn Hoàng.
Tượng chúa Nguyễn Hoàng. (Ảnh từ lichsunuocvietnam.com)
Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc, một số trung thần với nhà Lê chạy sang nước láng giềng lánh nạn, chờ cơ hội trở về khôi phục nhà Lê, trong số đó có Hữu Vệ Điện Tiền Tướng quân An Thanh Hầu Nguyễn Kim.
Nguyễn Kim chạy sang Ai Lao (ngày nay thuộc Lào, giáp với các tỉnh miền Trung của Việt Nam) được vua Xạ Đẩu giúp đỡ, cho mượn đất Sầm Châu để dựng bản doanh, chiêu mộ quân sỹ. Nguyễn Kim tìm con cháu nhà Lê, cuối cùng tìm được Hoàng thất Lê Duy Ninh, tôn lên làm vua, hiệu là Lê Trang Tông.