Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu (EU) đã liên tiếp xác định Trung Quốc là đối thủ. Khối NATO cũng bắt đầu chuyển trọng tâm từ Nga sang Trung Quốc, gần đây, họ đã chính thức thảo luận về hàng loạt các mối đe dọa đến từ Trung Quốc.
The Wall Street Journal đưa tin hôm thứ Tư (3/4), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang quan tâm đến quốc phòng châu Âu, và hiện tập trung sự chú ý của họ về những thách thức an ninh từ Trung Quốc.
Sau khi NATO tập trung sự chú ý của họ vào Nga trong nhiều năm, trong tuần này, lần đầu tiên các ngoại trưởng NATO đã bắt đầu thảo luận về các mối đe dọa mang tên Trung Quốc – liên quan đến các vấn đề từ Vòng Bắc Cực (Arctic Circle) cho đến mạng lưới thông tin của các nước thành viên. NATO hiện đang đánh giá xem Trung Quốc có thể mang đến những mối đe doạ nào và NATO nên ứng phó ra sao.

Mới đây, các ngoại trưởng các quốc gia thuộc khối NATO đã kỷ niệm 70 năm thành lập tổ chức tại Washington. Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg cũng đã đến thăm Hoa Kỳ từ thứ Ba đến thứ Năm.
Ông Stoltenberg đã gặp Tổng thống Trump tại Nhà Trắng hôm thứ Ba, và chủ trì cuộc họp ngoại trưởng NATO vào thứ Tư và thứ Năm.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. (Ảnh: Wikipedia)
Tờ The Wall Street Journal đã trích dẫn lời tuyên bố của Bắc Kinh rằng Trung Quốc “gần như là một quốc gia Bắc Cực” trên bề mặt địa lý, khiến một số đồng minh NATO lo lắng về kế hoạch Bắc Cực của Trung Quốc. 
Không chỉ vậy, Mỹ và các đồng minh cũng lo ngại về việc Trung Quốc tăng cường triển khai quân sự trên Biển Đông và mở rộng ảnh hưởng của họ thông qua kế hoạch cơ sở hạ tầng Vành đai Con đường.
Gần đây, Hoa Kỳ và Đan Mạch đã có những nỗ lực hợp tác, ngăn chặn thành công kế hoạch đầu tư vào sân bay Greenland ở Bắc Cực của Bắc Kinh – kế hoạch mà Mỹ và Châu Âu lo ngại Trung Quốc có thể lợi dụng điều này để đạt được các căn cứ quân sự tiềm năng và đe dọa an ninh xung quanh Vòng Bắc Cực.
Ngoài ra, Mỹ cũng đã đưa ra những cảnh báo về đầu tư vào cơ sở hạ tầng châu Âu của Trung Quốc, và gây áp lực buộc các đồng minh loại trừ Huawei ra khỏi dự án mạng 5G của họ, để ngăn chặn mối đe dọa an ninh viễn thông ở châu Âu từ các kế hoạch công nghệ của Trung Quốc. Các quan chức NATO cho biết, họ cũng lo lắng quân đội của họ không thể liên lạc một cách an toàn.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry lắng nghe Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu trước khi các thành viên của NATO ký Nghị định gia nhập để tiếp tục kết nạp vào liên minh của Montenegro trong cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao ngày 19/5/2016, tại Trụ sở NATO Brussels, Bỉ.
Truyền thông Đài Loan cũng đưa tin, Huawei 5G sẽ là một trong những chủ đề trọng tâm được bàn luận trong cuộc họp ngoại trưởng NATO. 
Vào ngày 13/3, ông Curtis Scaparrotti, chỉ huy Bộ Tư lệnh NATO và Bộ Tư lệnh Châu Âu Hoa Kỳ, đã cảnh báo, Hoa Kỳ sẽ không sử dụng mạng lưới có trụ sở tại Trung Quốc để liên lạc với các đồng minh. Nếu Đức hợp tác với mạng 5G của Huawei, lực lượng NATO sẽ đình chỉ liên lạc với quân đội đang đóng quân ở Đức của họ. Chính quyền Trump trước đó đã cảnh báo Đức rằng, nếu Huaweiđược phép tham gia xây dựng dự án mạng 5G của Đức, Hoa Kỳ sẽ hạn chế chia sẻ thông tin tình báo với Đức.
Còn ông Jens Stoltenber nói hôm 14/3, một số đồng minh NATO đã bày tỏ mối quan tâm về vai trò mạng 5G của Huawei và NATO rất coi trọng những mối quan tâm này và “đang trao đổi kỹ lưỡng về vấn đề này”, và: NATO cần đảm bảo liên lạc trong thời kỳ khủng hoảng, vì vậy phải đảm bảo một hệ thống viễn thông tức thời đáng tin cậy, nhưng vấn đề thương mại và đầu tư cơ sở hạ tầng ở các quốc gia thành viên không do NATO quyết định.
Giữa bối cảnh “chiến tranh lạnh” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có những bước chuyển biến mới, EU đã theo sát Hoa Kỳ và xác định rõ ràng lập trường cứng rắn của họ đối với Bắc Kinh. Gần đây, EU xác định Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh kinh tế” và là “đối thủ toàn diện” về mặt chính trị. 
Nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã đến thăm châu Âu vào tháng trước, và ký bản ghi nhớ “Vành đai Con đường” với Italy, nhưng tại Pháp, đã bị các nhà lãnh đạo Pháp, Đức và EU “tẩy chay”.
Thư Sách