Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019

LỰC LƯỢNG HỖ TRỢ TBT-CTN CHỐNG THAM NHŨNG; THANH TRA CHÍNH PHỦ KHÔNG CÓ TÊN CHẮC LO NHẬN HỐI LỘ VÀ ĐI DU LỊCH NƯỚC NGOÀI?



Lực lượng hỗ trợ Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chống th.am nh.ũng thời gian qua là ai?

  Tin Tức


Ngoài phương cách phòng chống t.h.a.m.n.h.ũ.n.g của Đảng mà người đứng đầu là Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thì không thể thiếu những “cánh tay” đắc lực giúp ông diệt t.h.a.m.n.h.ũ.n.g. Họ là ai?


Thẳng thắn mà nói là dù được QH thông qua, Chủ tịch nước ký quyê’t định ban hành từ năm 2006 song trải qua hơn một thập kỷ, Luật phòng, chố’ng t.h.a.m.n.h.ũ.n.g không pha’t huy hiệu quả như mong đợi. Song gần đây, đặc biệt là từ khi “lò” chố’ng t.h.a.m.n.h.ũ.n.g được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “châm lửa”, nhiều lớn tưởng như bất khả x.â.m p.h.ạ.m đã bị đưa ra xe’t x,ử, mang lại niềm tin cho quần chúng nhân dân và sự phấn khởi đối với doanh nhân, doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó, góp phần to lớn trong tăng trưởng kinh tế cũng như tăng thứ hạng trong bảng xếp hạng thu hút đầu tư nước ngoài.
Trong một nhận định mới đây về kết quả bước đầu trong c.ô.ng cuộc phòng chố’ng t.h.a.m.n.h.ũ.n.g do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “nhóm lò” TS Nguyễn Quang Cương (Hiện đang là Giảng viên trường Đại học Quy Nhơn) cho rằng: Ngoài việc vận hành pha’t triển Đất nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, phải làm một việc bất đắc dĩ, là chỉ đạo cuộc chiê’n, diệt trừ t.h.a.m.n.h.ũ.n.g – một thứ giặc nội xâm. Thấm sâu tư tưởng: “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, ông đã bền gan, vững chí trước sự vấy bùn, chống trả của kẻ ác. Để hoạch định kế sách và tổ chức các đạo quân t.ấn c.ôn.g t.h.a.m.n.h.ũ.n.g!
Dù ai đó, cố nhoè môi phủ nhận, hay lật tâm x.u.yên t.ạc, thì cuộc Quét Rác Lịch sử của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và những cộng sự, đang diễn ra rất bài bản, quyê’t l.i.ệ.t.
  1. Ủy ban kiểm tra Trung ương
Ông Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư như một tướng lĩnh xuất să’c của cuộc chiê’n, ông đã chỉ huy dàn trận cả diện và điểm. Chỉ 20 tha’ng sau Đại hội 12, ông và cộng sự đã đa’nh 18 trận (c.ô.ng bố 18 kê’t luận) đanh thép !. Chưa bao giờ quan chức và cựu quan chức Việt bị ngã ngựa nhiều như lúc này. Từ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đến các Ủy viên TW như Nguyễn Xuân Anh (Đà Nẵng).



Các cựu Ủy viên TW như Vũ Huy Hoàng (Bộ Chính trị), Nguyễn Minh Quang (Bộ TNMT), Nguyễn Văn Thiện (Bình Định), Trần Văn Truyền… Các Chủ tịch và cựu Chủ tịch tỉnh như Huỳnh Đức Thơ (Đà Nẵng), Phạm Thế Dũng (Gia Lai), Lê Hữu Lộc (Bình Định)… Những cộm cán khác như: Hồ Thị Kim Thoa (TT.BCT), Võ Kim Cự (CT.LMHTXVN), Nguyễn Phong Quang (P.BCĐ.TNB), Trịnh Xuân Thanh (PCT.Hậu Giang), Nguyễn Anh Dũng (CT.HĐQTTập đoàn Hoá chất) vv…
Lần đầu tiên trong lịch sử, Ủy ban kinh tế Trung ương đã biến điều không thể trở thành có thể. Dù ai đó, cố nhoè môi phủ nhận, hay lật tâm x.u.yên t.ạc, thì cuộc Quét Rác Lịch sử của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và những cộng sự, đang diễn ra rất bài bản, quyê’t l.i.ệ.t.
2.Bộ Công an


Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm
Chủ soái là thượng tướng Tô Lâm và các tướng lĩnh đã chỉ huy đạo quân tinh nhuệ cùng các đơn vị liên quan đã đa’nh quyê’t l.i.ệ.t vào các cứ điểm lớn:
Lĩnh vực Ngân hàng: đòn đột pha’ từ Nguyễn Đức Kiên (ngân hàng ACB – sai phạm 2.400 tỉ đồng, kẻ thao túng tiền tệ). Đến Phạm Công Danh (TMCP, gây t.h.i.e.t h.a.i 18.000 tỉ đồng), Hà Văn Thắm (Oceanbank, gây t.h.i.e.t h.a.i 27. 000 tỉ đồng), Trầm Bê (Sacombank, gây t.h.i.e.t h.a.i 15.000 tỉ đồng), Đặng Thanh Bình (PTĐ. NHNN tiếp tay cho sai phạm) …
Lĩnh vực Dầu khí: Đinh La Thăng (CT.HĐTV.PVN), Nguyễn Xuân Sơn (CT.HĐTV.PVN), Ninh Văn Quỳnh (P.TGĐ.PVN), Lê Đình Mậu (kế toa’n trưởng PVN), Trịnh Xuân Thanh (CT.HĐQT PVC), Vũ Đức Thuận (TGĐ.PVC) …
Lĩnh vực khác: Vũ Quốc Hảo (ACLII), gây t.h.i.e.t h.a.i 10.000 tỉ đồng, Lê Hoà Bình (TGĐ.Cty 1/5) chiê’m đ.o.ạ.t 800 tỉ đồng, Châu Thị Thu Nga (GĐ Cty Housing) chiê’m đ.o.ạ.t 370 tỉ đồng, Dương Chí Dũng (CT.HĐQT Vinaline) t.h.a.m ô và gây t.h.i.e.t h.a.i 366 tỉ đồng, Huỳnh Ngọc Sĩ ( PGĐ.Sở GTVT,TP. HCM), ăn h.ố.i l.ộ 262.000 USD, Lê Xuân Giang (GĐ Cty Liên kê’t Việt) chiê’m đ.o.ạ.t 2.000 tỉ đồng … Và 1.456 bị can cộm cán khác thu về cho nhà nước 20.403 tỉ đồng …
3.. Ban Nội chính Trung ương
Là đại bản doanh của Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phòng chống t.h.a.m.n.h.ũ.n.g T.Ư, do ông Phan Đình Trạc chủ sự. Ngoài nhiệm vụ tham mưu cho Bộ chính trị, Ban bí thư về vụ việc, v.ụ a’n t.h.a.m.n.h.ũ.n.g lớn; thì thường xuyên chỉ đạo, gia’m sa’t c.ô.ng tác chô’ng t.h.a.m.n.h.ũ.n.g ở Bộ ngành và các địa phương. Chỉ riêng năm 2016, đã có 150 cuộc làm việc với bộ ngành và các tỉnh thành về chống t.h.a.m.n.h.ũ.n.g. Chỉ đạo, đề xuất xử lý 436 vụ việc, v.ụ a’n t.h.a.m.n.h.ũ.n.g thuộc chức trách của địa phương …

4. Các đoàn kiểm tra Trung ương


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là người cầm trịch liên tục lập các đoàn kiểm tra do các thành viên Ban chỉ đạo Trung ương, cầm lệnh bài của TBT xuống các địa phương. Để kiểm tra, gia’m sa’t, đôn đốc, đẩy nhanh pha’ án t.h.a.m.n.h.ũ.n.g. Chỉ tính riêng từ năm 2012 đến 2016 đã thành lập 32 đoàn, gia’m sa’t ở 15 Bộ và 43 tỉnh thành. Năm 2016, lập 7 đoàn kiểm tra 14 tỉnh thành. Năm 2017, lập 8 đoàn kiểm tra 20 tỉnh thành. Như vậy, vừa triển khai rộng khắp vừa kiểm tra, gia’m sa’t là một quy trình c.h.ặ.t chẽ, để cuộc chiê’n luôn trong tầm kiểm soát …
Khi số đông nhân dân đang xoã lòng thở than, oán trách… thì là lúc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vận c.ô.ng nội lực để tổ chức, chỉ huy các đạo quân diệt trừ giặc c.ư.ớ.p đã làm khổ nhân dân…Tư tưởng t.h.a.m.n.h.ũ.n.g, do một vài trùm đại c.ư.ớ.p dung dưỡng, đã sinh tủa ra Loài t.h.a.m.n.h.ũ.n.g, nhung nhúc bám rỉa đến tận làng quê, xóm núi.
Vì vậy, cùng một lúc, phải đa’nh tuyệt chủng là điều khó có thể. Tuy nhiên, việc đã đố’t, đang đố’t và sẽ đ.ố’t L.ò nung Lịch sử là điều có thực, như mặt trời hiện hữu hàng ngày. Dù ai đó, cố nhoè môi phủ nhận, hay lật tâm xuyên tạc, thì cuộc Quét Rác Lịch sử của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và những cộng sự, đang diễn ra rất bài bản, quyê’t l.i.ệ.t.
Theo Ngọn cờ
Cơ quan Thanh tra tỉnh Thanh Hoá. Ảnh: Q.D

Khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam cả đoàn thanh tra nhận hối lộ



Ngày 26.4, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Thanh Hoá đã đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam 4 tháng đối với cả 5 đối tượng thuộc đoàn thanh tra của Thanh tra tỉnh Thanh Hoá vì tội nhận hối lộ. 

Theo Trung tá Nguyễn Hữu Mạnh - Phó trưởng phòng Tham mưu, người phát ngôn Công an tỉnh Thanh Hóa, trong ngày 26.4, Thủ trưởng Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Thanh Hoá đã ký Quyết định số 12 ngày 26.4.2019 về tội nhận hối lộ, khởi tố bị can và lệnh tạm giam 4 tháng đối với 5 đối tượng thuộc đoàn thanh tra, Thanh tra tỉnh Thanh Hoá nhận tiền của đối tượng bị thanh tra. 
5 đối tượng này gồm: Ông Lê Mạnh Hà, SN 1962, Trưởng phòng Thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo 3 - Trưởng đoàn; bà Nguyễn Thị Cúc (SN 1964), thanh tra viên - Phó đoàn; ông Nguyễn Hưng (SN 1976), thanh tra viên - thành viên; ông Dương Văn Bằng (SN 1962), thanh tra viên chính - thành viên; và ông Nguyễn Quý Diễn (SN 1969), thanh tra viên - thành viên.
Đoàn thanh tra này từng "làm mưa làm gió" tại nhiều huyện thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá khi thực hiện các chương trình thanh tra.
Phương thức của đoàn thanh tra này là sau khi chỉ ra các sai phạm của đối tượng bị thanh tra, sẽ cử 1 thành viên trong đoàn gợi ý đối tượng bị thanh tra phải chi tiền để bỏ qua lỗi vi phạm. Bà Nguyễn Thị Cúc - Phó đoàn thường là người đứng ra nhận phong bì tiền của các đơn vị, sau đó ghi chép vào một cuốn sổ và tiến hành "phân bổ" cho các thành viên của đoàn thanh tra theo từng vị trí. 
Nhận được tin báo của người dân, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Thanh Hoá đã lên kế hoạch chi tiết, trinh sát, mật phục bà Cúc và các đối tượng khác trong đoàn thanh tra.
Đến ngày 18.4, Cơ quan ANĐT đã bắt quả tang bà Nguyễn Thị Cúc đang nhận hàng chục triệu đồng của đối tượng bị thanh tra.
Khám nhà bà Cúc, cơ quan điều tra phát hiện nhiều phong bì đựng tiền của doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn Thiệu Hoá. 
Trước đó, Công an tỉnh Thanh Hoá đã có công văn xin ý kiến Thường trực Tỉnh uỷ Thanh Hoá và Bộ Công an xử lý vụ việc.
Ở một diễn biến khác, vợ ông Lê Mạnh Hà (Trưởng phòng Thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo 3 - Trưởng đoàn thanh tra), là kế toán Trường THPT chuyên Lam Sơn bất ngờ xin thôi việc. Trường THPT chuyên Lam Sơn đang bị cơ quan chức năng thanh, kiểm tra và phát hiện nhiều sai phạm về quản lý và tài chính.
XUÂN HÙNG

Thanh tra Chính phủ nhận thiếu sót khi cử cán bộ sắp nghỉ hưu đi công tác nước ngoài

Chiều 11/4, Thanh tra Chính phủ đã thông tin liên quan đến việc cử các cán bộ thanh tra chuẩn bị nghỉ hưu đi công tác nước ngoài.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin của các cơ quan báo chí phản ánh việc Thanh tra Chính phủ cử cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu đi công tác nước ngoài, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành rà soát, kiểm tra.

Theo kết quả kiểm tra, rà soát, trong thời gian từ ngày 1/1/2018 đến tháng 3/2019, Thanh tra Chính phủ đã cử các đoàn đi công tác nước ngoài theo kế hoạch được phê duyệt để thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương như: đánh giá tình hình thực hiện các nội dung trong Bản ghi nhớ, trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ; tham dự các diễn đàn đa phương, hội nghị quốc tế về phòng, chống tham nhũng, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo… Bên cạnh đó Thanh tra Chính phủ còn cử ba đoàn đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm.

Căn cứ kế hoạch công tác, Thanh tra Chính phủ cử cán bộ, thành viên đoàn công tác là những cán bộ có trình độ, năng lực, kinh nghiệm phù hợp với mục đích, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ công tác.

Với các đoàn công tác làm nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương, dự các diễn đàn đa phương hoặc dự hội nghị quốc tế, Thanh tra Chính phủ cân nhắc, lựa chọn, quyết định nhân sự cho các đoàn công tác đa số là các cán bộ còn thời gian công tác lâu dài, có một số ít cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu. Các cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu tham gia đoàn đều đáp ứng yêu cầu về trình độ, năng lực và kinh nghiệm công tác. Việc cử cán bộ tham gia các đoàn công tác này đảm bảo mục đích, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, đúng với quy định của pháp luật.

Đối với ba đoàn đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài, Thanh tra Chính phủ đã cử bốn cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu (đã có văn bản thông báo trước sáu tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu) là những cán bộ có chuyên môn phù hợp với nội dung nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của đoàn công tác.

Tuy việc cử bốn cán bộ này không trái quy định của pháp luật nhưng do thời gian công tác còn lại ngắn nên Thanh tra Chính phủ nhận thấy chưa phù hợp với yêu cầu công tác lâu dài, đây là thiếu sót cần phải nghiêm túc chấn chỉnh kịp thời.

Với trách nhiệm người đứng đầu, Tổng Thanh tra Chính phủ thẳng thắn nhận trách nhiệm là chưa thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nhân sự cụ thể nên để xảy ra tình trạng trên và sẽ kiên quyết khắc phục.

Trước đó, ngày 9/4, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đã tổ chức họp, kiểm điểm rút kinh nghiệm trong việc tham mưu, đề xuất và quyết định cử cán bộ đi công tác nước ngoài. Bên cạnh đó, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cũng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát để sửa đổi Quy chế quản lý các hoạt động đối ngoại của Thanh tra Chính phủ theo hướng không cử cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu đi học tập, khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm ở nước ngoài nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác lâu dài; giám sát chặt chẽ việc tham mưu và quyết định cử cán bộ đi công tác nước ngoài đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu, hiệu quả và thiết thực.
Xuân Tùng (TTXVN)

Không có nhận xét nào: