Vu Dinh Ky
Lý
Quang Diệu gặp Phạm Văn Đồng - Cuộc hội kiến của hai thủ tướng
Phạm
Văn Đồng đến Singapore vào ngày 16/10/1978. Tôi cảm thấy ông kiêu ngạo và khó
ưa.
Tôi
khởi đầu bằng sự đón chào ước vọng của Việt Nam muốn hợp tác cùng chúng tôi vì
hòa bình, ổn định và thịnh vượng nhưng khi nghe đài phát thanh Hà Nội và đọc
báo Nhân dân tôi trở nên dè dặt. Họ không thân thiện, thậm chí còn đe dọa. Ông
Đồng tuyên bố Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa và ông là một người cộng
sản. Học thuyết của ông là chủ nghĩa Mác–Lênin. Ông
đến Singapore để nói chuyện với tư cách Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Việt Nam phải đóng góp vào sự nghiệp cách mạng và hòa bình của
Đông Nam Á và thế giới. Điều này không liên quan gì đến Singapore.
Việt
Nam là một đất nước 50 triệu dân, một quốc gia kiên cường, thông minh và giàu
tài nguyên thiên nhiên. Cả Mỹ và Nhật đều bảo Việt Nam sẽ trở thành một nước
mạnh về kinh tế; Mỹ và Nhật, sẽ cần các mối quan hệ thương mại và kinh tế với
họ.
Sau
đó ông quay sang các quan hệ kinh tế với một đề nghị gây bất ngờ là Singapore
có thể đóng góp vào việc tái xây dựng Việt Nam. Tôi phản đối một cách lịch sự
rằng chúng tôi phải có được sự đáp trả cho hàng hóa và dịch vụ của mình, ông
nói thẳng thừng rằng nền kinh tế Việt Nam không phát triển và các khả năng
thương mại bị giới hạn. Đêm đó trong khi tôi đi bộ với ông đến tiệc chiêu đãi,
ông lại nói một lần nữa rằng Việt Nam không thể trao đổi mậu dịch nhưng cần
giúp đỡ; Singapore đã thu lợi từ chiến tranh Việt Nam, bán vật liệu chiến tranh
cho người Mỹ, do đó trách nhiệm của chúng tôi là phải giúp đỡ họ. Tôi lặng
người bởi thái độ ngạo mạn và hung hăng này.
Khi
chúng tôi trên xe chạy dọc khu cảng vào ngày hôm sau, ông thấy nhiều tàu bỏ
neo. Một lần nữa ông buộc tội chúng tôi đã thu lợi vô cùng lớn từ chiến tranh
Việt Nam và phát triển Singapore trên sự mất mát của họ vì thế trách nhiệm của
chúng tôi là giúp đỡ họ. Tôi hoài nghi. Tôi không thể hiểu tại sao chúng tôi
lại buộc phải giúp đỡ họ trong khi họ bị kiệt quệ bởi một cuộc chiến mà chúng
tôi không gây ra và chúng tôi không hề đóng bất cứ vai trò nào trong cuộc chiến
ấy. Tôi nói những nguyên liệu chiến tranh chính yếu chúng tôi cung cấp cho các
lực lượng Mỹ ở Việt Nam là POL (xăng, dầu và chất bôi trơn) xuất phát từ các
công ty dầu của Anh và Mỹ. Lợi nhuận cho Singapore là không đáng kể. Trông ông
có vẻ ngờ vực.
Tôi
nói chúng tôi chuẩn bị để giao dịch kinh tế chứ không phải để viện trợ không
hoàn lại. Ông không hài lòng. Chúng tôi chia tay lịch sự nhưng lạnh lùng.
Theo
Theo Bí quyết hóa rồng: Lịch sử Singapore 1965 - 2000/ From Third World to
First: The Singapore Story - 1965-2000.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét