Tài liệu nghiên
cứu giảng dạy dành cho sinh viên sĩ quan của Tự vệ đội, Cục Phòng vệ Nhật Bản
Nghiên cứu viên Nakamura Masanori,
Tùy viên quân sự Đại sứ quán Nhật tại Hà Nội giai đoạn 1984
Trận chiến Lão Sơn, (Các cao điểm
tại khu vực cửa khẩu Thanh Thủy trong đó có cao điểm 1509), được xem là trận
chiến đẫm máu, khốc liệt nhất trong vùng Á Châu gần đây nhất. Cuộc chiến nổ ra
tại một số căn cứ quân sự của Việt Nam tại điểm cao 1509 và điểm cao 1250, hai
cao điểm này nằm dọc theo biên giới Việt Trung mà phía Trung Quốc gọi là Lão
Sơn và Giả Âm Sơn. Để chiếm được 2 cao điểm này Giải phóng quân Trung Quốc đã tạo
ra một cuộc xung đột võ trang với quy mô lớn. Lịch sử quân sự Trung Quốc gọi cuộc
chiến chiếm 2 điểm cao này là Chiến dịch Lưỡng Sơn.
Trận chiến Lão Sơn bắt đầu vào
ngày 2 tháng 4 năm 1984 khởi màn bằng trận tấn công tổng lực bằng pháo binh vào
căn cứ quân sự của quân đội Việt Nam.
Cuộc giao tranh quân sự giữa quân
đội hai nước Việt Nam và Trung Quốc chia thành ba giai đoạn.
Giai
đoạn 1:
Từ 2 tháng 4 đến 15 tháng 4 năm 1984
Giai
đoạn 2:
Từ 2 tháng 6 đến 10 tháng 7 năm 1984
Giai
đoạn 3:
Từ 12 tháng 7 đến ngày 14 tháng 7 năm 1984
Trận chiến kết thúc vào ngày 14
tháng 7 năm 1984 bằng một trận đánh cảm tử của các binh sĩ Việt Nam. Phía Trung
Quốc đã phản công bằng pháo binh và hỏa lực mạnh để tử thủ Lão Sơn. Sau trận
chiến này, với số thương vong quá lớn, quân đội Việt Nam đã hoàn toàn bỏ cuộc.
Lãnh thổ Việt Nam đã mất vùng Núi Đất (Lão Sơn) vào tay Trung Quốc từ đó.
Quá
trình giao tranh
Ngày 2 tháng 4 năm 1984 quân đội
Trung Quốc bắt đầu pháo kích đại quy mô vào các cao điểm xung quanh 1509 của Việt
Nam, mở đầu cho trận giao tranh. Cuộc pháo kích kéo dài 26 ngày cho đến ngày 27
tháng 4 năm 1984.
Ngày 28 tháng 4, qua thông tin
tình báo biết được phía Việt Nam đang chuẩn bị thay quân tại điểm cao này. Vào
lúc quân số của phía Việt Nam đồn trú ít nhất ở căn cứ 1509, Tướng Dương Đắc
Chí đã ra lệnh cho Sư đoàn 40 và Sư đoàn 49 thuộc Quân đoàn 14 Quân khu Côn
Minh bắt đầu tấn công căn cứ hiểm yếu này. Mặc dầu với số quân áp đảo là hai sư
đoàn, nhưng trước sự thiện chiến và quả cảm của lực lượng nhỏ quân đội Việt Nam
đóng tại đó, phía Trung Quốc đã chịu nhiều tổn thất nặng nề. Phải sau 18 ngày
chiến đấu, quân đội Trung Quốc mới chiếm lĩnh được một phần của Lão Sơn và Giả
Âm Sơn vào ngày 15 tháng 5 năm 1984.
Rút kinh nghiệm từ lần giao tranh
này, tướng Dương Đắc Chí đã cho sử dụng hỏa tiễn liên trang để đối kháng và sau
đó dùng bộ binh tái chiếm căn cứ. Đối lại, quân đội Việt Nam dùng súng cối và
vũ khí hạng nhẹ, lưỡi lê với cách đánh cận chiến cảm tử bám sát vào quân đội
Trung Quốc để đánh nhằm giảm nguy cơ thương vong vì hỏa tiễn đã gây thương vong
khủng khiếp cho cả lực lượng hai bên. Tuy nhiên trước sự áp đảo về lực lượng và
vũ khí của Trung Quốc, phía Việt Nam đã chịu thất bại trong nỗ lực phòng thủ
căn cứ. Sau trận giao tranh này Trung Quốc chiếm được cao điểm 1509.
Giai
đoạn 3 của cuộc giao tranh
Bắt đầu từ ngày 12 tháng 7 đến
ngày 14 tháng 7/1984. Được thông tin tình báo chính xác từ một sĩ quan cao cấp
trong Cục quân báo Việt Nam, tướng Dương Đắc Chí đã nắm rõ toàn bộ kế hoạch
hành quân tái chiếm căn cứ của Việt Nam. Bằng cách bố trí pháo binh mạnh và hỏa
tiễn đa liên tranh tập trung vào các điểm quân đội Việt sẽ tập kết bên mạn sườn
núi ở cao độ 500 và 800, quân đội Trung Quốc chỉ còn chờ đợi quân đội Việt Nam
bước vào cửa tử bằng trận địa bao vây bằng hỏa tiễn và pháo.
Phía Việt Nam lần này với sự trợ
giúp của các cố vấn quân sự Liên Xô, lực lượng tấn công đã tổ chức nghi binh nhằm
đánh lạc hướng theo dõi của tình báo Trung Quốc bằng cách: chọn ra sáu trung
đoàn từ các sư đoàn 313, sư đoàn 316, sư đoàn 356, sư đoàn 312…
Kế hoạch hành quân nhằm chiếm lại
Cao điểm 1509 có mật danh là “MB 84, thu hồi lãnh thổ” đã được vạch
công phu. Tuy nhiên, cả tướng Văn Tiến Dũng và các cố vấn quân sự Liên Xô cũng
không ngờ là họ đã bị bán đứng bởi một sĩ quan cao cấp phản bội?
Ngày 12 tháng 7 năm 1984, sáu
trung đoàn quân Việt Nam lần lượt tập kết vào các địa điểm đã được tướng Dương
Đắc Chí đợi sẵn ở cao độ 500 và 800 bên dưới cao điểm 1509.
Năm giờ sáng giờ Việt Nam ngày 12
tháng 7, quân đội Việt Nam bắt đầu men theo triền núi để tổng công kích và trận
pháo kích bao vây tận diệt của tướng Dương Đắc Chí cũng bắt đầu.
Sau 17 tiếng đồng hồ pháo kích tập
trung vào các điểm đã biết trước dựa theo kế hoạch hành quân mang tên MB 84 của
Việt Nam, Tướng Dương Đắc Chí hoàn toàn đại thắng. Quân đội Việt Nam buộc phải
rút lui với số liệu thương vong do phía Trung Quốc công bố: khoảng 3700 thi thể
binh sĩ Việt Nam đã bị bỏ lại trên đỉnh Lão Sơn…”[1]
Ảnh
hưởng về mặt quân sự
Trận chiến Lão Sơn là một trận
chiến kinh điển trong các trận chiến hạn định phi quy ước. Chiến thắng của phía
Trung Quốc có thể kể công đầu là chiến thắng của mạng lưới tình báo Hoa Nam. Lực
lượng tình báo Hoa Nam đã cài cắm được điệp viên vào hàng ngũ sĩ quan cao cấp của
Việt Nam. Nếu không có thông tin tình báo từ Việt Nam, cục diện trận chiến Lão
Sơn có khả năng sẽ đi theo một hướng khác. Chắc chắn số thương vong khủng khiếp
sẽ đến với các Sư đoàn 40 và 49 của quân đội Trung Quốc bởi lối đánh cảm tử và
thiện chiến của binh sĩ Việt Nam.
Trận chiến Lão Sơn đã làm thay đổi
toàn bộ chiến thuật tấn công của quân đội Trung Quốc theo hướng hiện đại hóa.
Trong giai đoạn 3 của cuộc giao tranh, có thể nói đây là một sự tái diễn lại
cách đánh giữa quân đội Bắc Việt Nam với chiến thuật biển người, cận chiến với
quân đội Mỹ; kết hợp với chiến thuật tập trung pháo binh nhằm giảm thương vong
cho binh sĩ xung kích trong thời gian chiến tranh Việt Nam.
Từ chỗ tấn công theo chiến thuật
biển người là chiến thuật quân sự cổ điển của Trung Quốc với Việt Nam; tướng
Dương Đắc Chí đã thành công trong việc mạo hiểm ứng dụng chiến thuật tấn công
và phòng vệ tập trung bằng pháo binh, kết hợp với thông tin tình báo theo phong
cách tác chiến hiện đại của Mỹ.
Từ trận đánh này, cũng lộ rõ một
điểm yếu của quân đội Trung Quốc: đó là công tác hậu cần, vận tải của quân đội,
không có khả năng không vận để phục vụ cho việc tác chiến. Ví dụ để phục vụ cho
cuộc chiến họ phải huy động cả xe của dân sự để tải đạn dược và thương binh.
Về phía quân đội Việt Nam, mặc dầu
địa hình bất lợi nhưng với quyết tâm thu hồi lãnh thổ đã chọn chiến thuật tấn
công bằng biển người. Với sĩ khí của quân đội Việt Nam lúc đó, khả năng thu hồi
lại lãnh thổ trong trận chiến này rất cao, nhưng đồng nghĩa với việc chấp nhận
hàng ngàn binh sĩ phải hy sinh.
Có thể coi đây là một chiến thuật
hạ sách khi mà tướng Văn Tiến Dũng không còn con đường để chọn lựa. Tuy nhiên,
thất bại về phản gián của Việt Nam trong cuộc chiến này đã khiến Việt Nam phải
chấp nhận thất bại với gần 4000 binh sĩ thương vong (theo số liệu phía Trung Quốc
đưa ra).
Đây là một bài học quan trọng
trong công tác bảo mật mà các sĩ quan trẻ trong tương lai phải luôn tâm niệm
trong quá trình cầm binh tác chiến. Một sơ sót của người chỉ huy sẽ phải đổi bằng
máu xương của hàng ngàn binh sĩ trên mặt trận và mất đi lãnh thổ.
Về mặt ảnh hưởng quân sự thì, chiến
thắng Lão Sơn đã nâng cao sĩ khí cho quân đội Trung Quốc. Chiến thắng này tạo
cơ hội cho quân đội Trung Quốc chuyển mình từ một quân đội lạc hậu sang một đội
quân hiện đại, với kỹ thuật tác chiến hiện đại thay cho chiến thuật biển người
cố hữu. Đây là đà tiến để giới quân sự Trung quốc tạo ảnh hưởng lên giới chính
trị để hiện đại hóa quân đội. Với việc chiếm lĩnh Lão Sơn và Giả Âm Sơn, việc đặt
2 căn cứ tại đó, Trung Quốc đã có khả năng kiểm soát và khống chế về mặt quân sự
trên toàn bộ miền Bắc Việt Nam.
Trong một số lần hiếm hoi, các
đài duyên hải của lực lượng Hải thượng Tự vệ đội Nhật Bản dọc theo quần đảo
Okinawa, đã phát hiện bắt được các làn sóng phát theo hình thức nhiễu loạn số từ
đài phát vô tuyến có tọa độ xác định đặt trên đỉnh Lão Sơn.
Theo đánh giá của các chuyên gia
quân sự, nếu xảy ra một trận chiến phi quy ước giữa Việt Nam và Trung Quốc một
lần nữa, thì với hệ thống ra-da[2] và
đài phá sóng vô tuyến mạnh như vậy của Trung Quốc ở căn cứ Lão Sơn, có khả năng
toàn bộ hệ thống thông tin của lực lượng phòng không không quân tại miền Bắc của
Việt Nam, kể cả hệ thống thông tin của hàng không dân dụng sẽ bị tê liệt ngay tức
khắc; nếu bị quân đội Trung Quốc tiến hành gây nhiễu từ cụm đài của căn cứ này.
Chưa kể đến lợi thế về mặt tác chiến pháo binh cũng như hỏa tiễn tầm xa, với vị
trí Lão Sơn có khả năng khống chế quân đội Việt Nam trên một phần vùng miền Bắc
Việt Nam trong một cuộc chiến hạn định từ căn cứ quân sự lớn này.
Về phía Việt Nam, trận chiến này
đã khiến cho uy tín một số tướng lãnh quân đội với nhiều công trạng trong cuộc
chiến Việt Nam bị suy sụp, thất sủng. Nhiều tướng lãnh kinh nghiệm dày dạn chiến
trường bị thay thế bởi thế hệ tướng lĩnh trẻ chưa có kinh nghiệm tác chiến trên
những mặt trận lớn.
Một mất mát lớn khác đối với quân
đội Việt Nam trong thời kỳ này đó là: sự thất sủng của tướng Võ Nguyên Giáp trước
Ban lãnh đạo Chính phủ Việt Nam khi ông đưa ra yêu cầu giải quyết “Bài toán nước
lớn”.
Tướng Võ Nguyên Giáp chủ trương mở
một nền ngoại giao đa phương với phương Tây kể cả cựu thù là Mỹ và các nước
xung quanh, cùng với việc dừng lực lượng quân chính quy Việt Nam tại Lào đánh
quy hồi từ Lào sang Campuchia. Chủ trương của ông: giải phóng Campuchia xong
thì rút hết quân về nước, giao lại Campuchia cho Liên hợp quốc để giảm bớt sự
hy sinh của binh sĩ và ngân sách quốc gia. Tìm cách phá mở thế bao vây từ kinh
tế cho đến quân sự bởi các nước xung quanh.
Chủ trương này của tướng Võ
Nguyên Giáp đã không được Ban lãnh đạo Chính phủ Việt Nam đương thời đồng ý. Sự
thất sủng của một nhà chiến lược quân sự vĩ đại đã khiến giới quân đội của Việt
Nam dần dần bị xem nhẹ, đồng thời thế lực thân Trung Quốc trong giới chính trị
gia Việt Nam có cơ hội quật khởi trở lại.
Sau cái chết của Phạm Hùng – người
được cho là kiên trì đường lối chống Trung Quốc, bị chết một cách mờ ám tại
thành phố Hồ Chí Minh, có ý kiến nghi vấn có bàn tay của lực lượng tình báo Hoa
Nam, chính sách của lãnh đạo Việt Nam đã bắt đầu thay đổi…
Các chính sách về công tác tuyên
truyền chống Trung Quốc cũng dần dần bị loại bỏ từ dân chúng cho đến quân đội.
Cùng với chính sách đổi mới, quân đội Việt Nam đã thiên về làm kinh tế hơn đặt
nặng trọng tâm quốc phòng.
Sau thất bại ở cuộc hải chiến Nam
Sa (Trường Sa) vào tháng 3 năm 1988, có thể nói là quân đội Việt Nam đã đánh mất
vị thế của mình ở Á Châu. Việt Nam đã bị các chuyên gia quân sự đánh giá không
còn là một đội quân mạnh và thiện chiến nhất trong vùng Đông Nam Á nữa.
Ảnh hưởng về mặt chính trị
Đối với Trung Quốc: Chiến thắng của
trận chiến Lão Sơn trùng khớp với thời kỳ sĩ khí đang hồi phục lại ở Trung Quốc
nhờ vào hiệu quả của chính sách cải cách, khai phóng. Kết quả trận chiến đã chấp
cánh, tăng thêm uy tín cho Đặng Tiểu Bình trong việc chỉ đạo thể chế cầm quyền
của Trung Quốc.
Hệ thống thông tin của Trung Quốc
có thể nói đã tuyên truyền hết công suất về tin thắng lợi của quân đội Trung Quốc
trong trận chiến Lưỡng Sơn này. Báo chí Trung Quốc đã lợi dụng trận thắng này để
phát dương quốc uy và ca ngợi công lao chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình. Việc tuyên
truyền này khiến cho dân chúng Trung Quốc phần nhiều đều chỉ biết đến Chiến
tranh Biên giới Việt – Trung qua chiến thắng Lão Sơn năm 1984 chứ không phải trận
đại bại năm 1979.
Đối với Việt Nam: trận chiến Lưỡng
Sơn đã khiến phía Việt Nam tái nhận thức về kẻ thù truyền kiếp của họ chính là
Trung Quốc, tâm lý phục thù của người Việt đã trỗi dậy.
Cùng với sự sa lầy của quân đội
Việt Nam tại chiến trường Campuchia đã gây tổn thất lớn về nhân mạng binh sĩ, sự
gia tăng của thương phế binh, sự bao vây cấm vận kinh tế của thế giới, sự kiệt
quệ về kinh tế đã khiến sĩ khí của quân đội Việt Nam suy giảm…
Hà Minh Thành dịch
Đôi nét về Hà Minh Thành:
Theo FB “Tuy Hòa Dân” thì Hà Minh
Thành là dân du học ở Nhật trước 1975. Anh đó là con rể của ông Ishii Hajime
người đứng đầu lực lượng cảnh sát Nhật thời điểm năm 1994. Hà Minh Thành (tên thật là Hà
Chính Quang quê ở Tuy Hòa, Phú Yên) đã mất 2 năm trước, năm 2016 nghe tin mất vì bệnh ung thư tuyến
giáp.
Theo Hà Minh Thành, họ Hà của anh ở Phú Yên, có 1 người bà con là lính của quân đội Sài Gòn, đã hy sinh trong trận đánh bảo vệ Hoàng Sa năm 1974...
[1]Thực ra đây là
con số phía Trung Quốc gộp số thương vong của bộ đội ta trong các trận đánh tại
khu vực Thanh Thủy; Đến nay số thương vong phía Việt Nam đã công bố là 5000 bộ đội
cán bộ đã hy sinh…(PVĐ)
[2]Ra đa (phiên âm từ tiếng Pháp: radar) là thuật ngữ viết tắt của cụm Radio Angle Detection and Ranging (dò tìm và định vị góc bằng sóng vô tuyến)
trong tiếng
Anh. (Theo Wikipedia)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét