Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

TRIỀU CỐNG

Đỗ Văn Ngà
8 giờ· 

Ngày 25/04/2019 ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã gặp Tập Cận Bình ngay khi đặt chân tới Trung Quốc. Theo Tân Hoa Xã cho biết, trong cuộc gặp gỡ này ông Tập và ông Phúc trao đổi nhiều vấn đề. Thực sự khi xem tin trên Tân Hoa Xã mọi người không thể không ái ngại cho số phận Việt Nam. Ở cuộc gặp gỡ này thể hiện rất rõ 2 phần. Phần thứ nhất là những lời giáo huấn của Tập Cận Bình, phần 2 là sự ngoan ngoãn vâng lời của Nguyễn Xuân Phúc.

A- Phần thứ nhất – Những lời giáo huấn ngang ngược của Tập Cận Bình.

1. Lời giáo huấn thứ nhất, ông Tập Cận lưu ý với ông Phúc rằng:
(trích) “Trung Quốc và Việt Nam là một cộng đồng có tương lai chung, có ý nghĩa chiến lược, và kêu gọi nỗ lực chung trong việc viết một chương mới trong việc phát triển hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước”.(hết trích)
Vậy câu hỏi đặt ra trong đoạn trích thứ nhất là, chiến lược ở đây là chiến lược của phía nào? Ai ra chiến lược và ai thi hành chiến lược ấy? Điều rõ ràng ở đây ai cũng thấy, sáng kiến “Một Vành Đai. Một Con Đường” là chiến lược do Tập đưa ra, và sáng kiến u mê “Hai Hành Lang, Một Vành Đai” là mảnh ghép mà phía Việt Nam đang mang đến dâng cho Trung Cộng. Đây là sự hợp nhất 2 mô hình kinh tế, cái nhỏ hơn được điều chỉnh cho phù hợp cái lớn hơn. Vậy có phải Trung Cộng đang dắt mũi Việt Nam nhập chung với nó không?


2. Lời giáo huấn thứ 2, ông Tập Cận Bình bảo:
(trích) “Cả hai bên nên tận dụng vai trò của cơ chế trao đổi giữa hai đảng cầm quyền để học hỏi lẫn nhau về kỷ luật đảng và quản lý nhà nước, ông Tập nói thêm rằng hai bên cũng nên tập trung vào nhiệm vụ chính là điều chỉnh Sáng kiến Vành đai và Con đường ( BRI) với kế hoạch "Hai hành lang và một vòng kinh tế" của Việt Nam, và hợp tác tiên tiến trong các lĩnh vực quan trọng bao gồm cơ sở hạ tầng, năng lực sản xuất và các khu vực hợp tác kinh tế xuyên biên giới” (hết trích)
Vậy câu hỏi dặt ra trong đoạn trích thứ 2 này là, “2 đảng cầm quyền học hỏi lẫn nhau” ở đây là thằng nào học hỏi thằng nào? Từ “học hỏi lẫn nhau” là một từ mị dân của Tập, và phía Việt Nam cũng dùng từ này để lừa gạt nhân dân. Thực tế, chỉ có Việt Nam học Tàu chứ tàu không bao giờ học hỏi Việt Nam cái gì cả. Mà từ “học hỏi” chỉ là cách nói tránh, đó thực chất là những chỉ thị của Tập buộc Việt Nam phải mang về áp dụng lên đầu nhân dân Việt Nam để thực hiện âm mưu thôn tính của Tập mà thôi. Mô hình kinh tế “KTTT định hướng XHCN” là bản sao của “XHCN mang màu sắc Trung Quốc”. Hay luật An Ninh Mạng, Luật Đặc Khu vv.. là những thứ Tàu chỉ chị cho ĐCSVN áp dụng trên dầu nhân dân Việt Nam.

3. Lời giáo huấn thứ 3, ông Tập cũng lưu ý với Nguyễn Xuân Phúc rằng:
(trích) “ông Tập kêu gọi trao đổi giữa người với người rộng hơn để truyền lại tình hữu nghị giữa hai nước cho các thế hệ tương lai, cũng như các hành động từ cả hai phía để bảo vệ hòa bình và ổn định hàng hải” (hết trích)
Trong đoạn trích thứ 3 này thì Tập đã thể hiện sự khốn nạn đến tột cùng. Ông ta nói “cả hai phía bảo vệ hòa bình và ổn định an ninh hàng hải”. Hãy xem Trung Quốc làm gì ở Biển Đông? Lấn chiếm, giết chết ngư dân và thiết lập các căn cứ quân sự trên các đảo đã chiếm của Việt Nam ở hoàng sa và Trường Sa. Đó là điều không cần phải bàn cãi. Tập Cận Bình thế, nhưng Nguyễn Xuân Phúc cúi đầu lắng nghe. Tại quê nhà, báo chí không ứ lên một tiếng để phản đối thái độ này của Tập là sao? Cực kỳ nhục nhã.

B- Phần 2, những thái độ ngoan ngoãn của Nguyễn Xuân Phúc:

1. Thái độ ngoan ngoãn thứ nhất:
(trích) “ ông Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng huynh đệ, và có chung mục đích xã hội chủ nghĩa và mục tiêu phát triển chung, thêm vào đó, phía Việt Nam sẵn sàng xây dựng sức mạnh tổng hợp lớn hơn giữa kế hoạch phát triển BRI và Việt Nam.” (hết trích)
Câu hỏi là, Trung Quốc với Việt Nam là láng giềng là hiển nhiên, nhưng là “huynh đệ” là không phải. Từ hàng ngàn năm qua, Trung Quốc xem Việt Nam luôn là cái gai mà huynh vời đệ là thế nào? Nếu ĐCSVN không nắm quyền, mấy ông xem ĐCS Tàu là huynh là đệ là quyền của mấy ông. Nhưng các ông nắm quyền thì các ông không có quyền dùng quyền lợi quốc gia để dâng cho thằng “anh” cộng sản Tàu. Cho nên qua lời nói của ông Nguyễn Xuân Phúc, chúng ta thấy ngay đây là sự thuần phục không thể chối cãi của ĐCSVN trước ĐCS Tàu. Chấp nhận làm tay sai dưới danh phận là "đệ" .

2. Thái độ ngoan ngoãn tiếp theo:
(xin trích) “Việt Nam sẵn sàng tuân theo sự đồng thuận giữa hai bên và hợp tác với Trung Quốc để quản lý hợp lý các vấn đề hàng hải, để không ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quan hệ song phương” (hết trích)
Như vậy là Nguyễn Xuân Phúc đã sẵn sàng tuân theo "sự đồng thuận giữa hai bên”. Sự đồng thuận ở đây là gì? Là Trung Trung Quốc đưa ra “sáng kiến”, và Việt Nam tuân theo. Hay nói đúng hơn, đó là một sự vâng lệnh thiên triều mà thôi. Mà những lệnh đó, nó chứa mối nguy hoạ mất nước.
Như vậy, qua những gì mà Tân Hoa Xã đưa tin, một bức tranh thuần phục Tàu hiện lên khá rõ. Hàng loạt tờ báo trong nước dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên Giáo đã không hề nói rõ những gì giữa Nguyễn Xuân Phúc và Tập Cận Bình thảo luận. Cứ mỗi lần sang Bắc Kinh là triều cống. Hiện nay ĐCSVN không phải triều cống châu báu hay ngà voi mà triều cống vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc. Cứ mỗi chính sách của Trung Cộng ban ra là nhất nhất thi hành thì chừng 20 năm nữa, Việt Nam nào còn? Đất nước thực sự lâm nguy trong sự thờ ơ của nhân dân. Hết thuốc chữa rồi chăng?
- Đỗ Ngà -


(Multimedia) (BRF2019) Xi meets Vietnamese PM

Source: Xinhua| 2019-04-25 16:53:27|Editor: huaxia
Chinese President Xi Jinping (R) meets with Vietnamese Prime Minister Nguyen Xuan Phuc, who is here to attend the Second Belt and Road Forum for International Cooperation, at the Great Hall of the People in Beijing, capital of China, April 25, 2019. (Xinhua/Yin Bogu)
BEIJING, April 25 (Xinhua) -- Chinese President Xi Jinping on Thursday met with Vietnamese Prime Minister Nguyen Xuan Phuc, who is here to attend the Second Belt and Road Forum for International Cooperation.
Noting that China and Vietnam are a community of shared future with strategic significance, Xi called for joint efforts in writing a new chapter in developing the comprehensive strategic cooperation between the two countries.
Both sides should leverage the role of the exchange mechanism between the two ruling parties to learn from each other on party discipline and state governance, Xi said, adding that the two sides should also focus on the major task of aligning the Belt and Road Initiative (BRI) with Vietnam's "Two Corridors and One Economic Circle" plan, and advance cooperation in key areas including infrastructure, production capacity and cross-border economic cooperation zones.
Xi called for broader people-to-people exchanges to pass on the friendship between the two countries to future generations, as well as actions from both sides to safeguard maritime peace and stability.
Nguyen Xuan Phuc said Vietnam and China are fraternal neighbors, and share the same Socialist cause and common development goals, adding that the Vietnamese side is ready to build greater synergy between the BRI and Vietnam's development plan.
Vietnam is willing to follow the consensus between the two sides, and work with China to properly manage the maritime issues, so as not to affect the overall development of the bilateral ties, he said. Enditem

Không có nhận xét nào: