Thứ Ba, 16 tháng 4, 2019

6 ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam bị phá hủy dưới thời Pháp thuộc

0
2

(Báo Tinh Hoa) – Ngày 25/04/1882 quân phú đĩ Pháp tấn công thành Thăng Long Hà Nội, chúng ta mất Hà Nội vì vũ khí thô sơ, Tổng đốc Hoàng Diệu thảo tờ biểu tạ tội rồi lấy khăn bịt mắt tự vẫn, Hà Nội rơi vào tay Pháp. Việc đầu tiên khi mà lũ chúng nó thôn tính đc An Nam đó chính là việc chúng vơ vét đi của Việt Nam ta 228 viên kim cương, 226 món nữ trang có nạm kim cương, 271 đồ bằng vàng trong cung Từ Dũ và tại các đền, tôn miếu thờ… của người Việt Nam.

Hình ảnh thực dân Pháp cùng các cha xứ phá hủy Đền-Chùa tại Việt Nam thay vào đó là tượng giê-su
Chưa kể hàng vạn các thỏi bạc, vàng từ nhà Nguyễn đã bị lũ chúng nó cướp trắng mang về nước Pháp, hiện tại vẫn còn một số đồ mang dấu ấn An Nam được trưng bày tại 1 số bảo tàng Pháp, đó là minh chứng sâu sắc của lũ cướp cạn vô liêm sĩ mà luôn vỗ ngực tự cho chúng là “văn minh” là “thượng đẳng”.

Nhưng cái việc chúng cướp bóc cũng ko nói lên đc gì so với việc chúng tàn phá văn hoá của người Việt Nam bằng cách cho đập nát toàn bộ các đền thờ nơi thờ tự tứ Thánh, tứ phủ, các Mẫu, các thần linh đc văn hoá Việt Nam thờ tụng mà ngày nay đã đc Unesco công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
Ngoài phá đền miếu cổ ra lũ chúng nó cũng ko quên cán tất cả những ngôi chùa vốn có từ thời xa xưa mà người Việt đã dựng nên, đặc biệt là quân khốn nạn ngang nhiên phá bỏ ngôi chùaBáo Thiên Tự tại thời điểm đó đã đc hơn 900 năm tuổi, trong chùa có Tháp Báo Thiên là một trong An Nam tứ đại khí để dựng nên toà khâm sứ và nhà thờ lớn để duy trì cho sự thống trị vĩnh hằng của đức mẹ vô nhiễm.
Rồi Điện Kính Thiên, hàng ngàn ngôi chùa tại Bắc Bộ bị tàn phá nhân danh đức mẹ nhân từ? Ai khóc cho hàng triệu mạng người tại các nước thuộc địa đã bị bọn Pháp lấy xương làm củi đun nấu thép xây dựng nên kinh đô “ánh sáng”???

1. Quốc Tự Khải Tường – ngôi cổ tự bậc nhất Sài Gòn, Gia Định.

Quốc Tự Khải Tường.
Chùa Khải Tường là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Sài Gòn, trước đây tọa lạc trên một gò cao tại ấp Tân Lộc, thành Gia Định, nay là khu vực Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (số 28, Võ Văn Tần, Quận 3, TP HCM).
Lịch sử của chùa bắt đầu vào khoảng năm 1744, khi hai Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc cùng một nhà sư không rõ danh tính đến khu vực này lập am lá thờ Phật. Vài năm sau, nhà sư vô danh kia tách ra lập am riêng, cách am cũ không xa, để tiện việc tu hành.
Đến năm 1752, nhà sư vô danh tu bổ am lá trước đây thành chùa, và đặt tên là chùa Khải Tường, với ngụ ý là “mở rộng phước lành cho bá tánh”. Cũng khoảng thời gian đó, Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc tu bổ am lá thành chùa và đặt tên là chùa Từ Ân.
Theo sử nhà Nguyễn, chùa Khải Tường là nơi một người con trai của vua Gia Long là Nguyễn Phúc Đảm (về sau là vua Minh Mạng) được sinh gia trong thời gian chúa Nguyễn Phúc Ánh đến đây trốn tránh quân Tây Sơn.
Khi quân Pháp tấn công Gia Định năm 1859, Đại úy Thủy quân lục chiến Pháp Barbé đã chiếm giữ chùa Khải Tường. Barbé đã cho vứt bỏ tượng Phật và đuỏi các sư ra khỏi chùa. Một năm sau đó, viên sĩ quan này bị quân Việt phục kích giết chết khi cỡi ngựa đi tuần đêm từ chùa Khải Tường.
Thời gian sau đó, chùa Khải Tường trở thành một trường học của người Pháp và đến năm 1880 thì bị tháo dỡ.
Nhiều năm trôi qua, trên nền chùa bỏ hoang này, chính quyền Pháp cho xây cất một dinh thự dành cho quan chức trong bộ máy cai trị. Trong thời kỳ Ngô Đình Diệm cầm quyền, công trình được dùng làm Trường Đại học Y dược. Sau khi chế độ Diệm bị lật đổ, các các cố vấn quân sự Mỹ đã đến đây trú đóng.
Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, cơ sở trên được dùng làm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.

2. Quốc Tự Báo Thiên – kỳ quan một thời của kinh thành Thăng Long, Hà Nội.

Chùa Báo Thiên, tên đầy đủ là Sùng Khánh Báo Thiên Tự, từng là một ngôi chùa cổ kính, tráng lệ, đồ sộ vào bậc nhất Việt Nam. Chùa tọa lạc tại thôn Tiên Thị, huyện Thọ Xương, khu vực này ngày nay là phố Nhà Chung, nơi có Nhà thờ Lớn Hà Nội cùng nhiều trụ sở Công giáo khác.
Ngôi chùa này được vua Lý Thánh Tông cho xây dựng vào năm 1057. Chùa có một quả đại hồng chung nặng trên 7 tấn và Đại Thắng Tư Thiên bảo tháp (tháp Báo Thiên) có tầng trên cùng dát đồng, được xây dựng một năm sau khi chùa được xây xong.
Suốt hai triều Lý – Trần, chùa Báo Thiên là một ngôi quốc tự nổi tiếng của kinh đô Đại Việt. Vào năm 1427, quân Minh khi chiếm đóng nước ta đã phá tháp Báo Thiên, lấy chóp tháp đồng, nấu chảy đại hồng chung và tất cả những gì bằng đồng trong chùa để làm vũ khí chống lại nghĩa quân Lam Sơn.
Đến thời Hậu Lê, nền tháp bị phá được tôn cao bằng một đàn tràng và cho tới thế kỷ 19, chùa Báo Thiên luôn được trùng tu bảo tồn, là nơi cử hành các nghi lễ Phật giáo cầu cho quốc thái dân an mưa thuận gió hoà…
Năm 1873, sau khi đánh Hà Nội lần thứ nhất, thực dân Pháp đã chiếm đóng và giao toàn bộ chùa Báo Thiên cho Giám mục Paul-Francois Puginier làm nơi ở và làm việc tạm thời khi ông này về Hà Nội làm thông ngôn và cố vấn cho Garnier. Năm 1883, Giám mục Puginier đã phá hủy toàn bộ chùa Báo Thiên để kiến tạo Nhà thờ chính toà Hà Nội.
Nhà thờ lớn Hà Nội ngày nay xây trên nền chùa Báo Thiên.
Ngày nay, di tích còn lại của chùa Chùa báo Thiên chỉ là một ngôi giếng đá cổ. Giếng đá này nằm trong ngõ của một nhà giáo dân ở phố Nhà Chung, thuộc phần đất nhà thờ. Năm 2002 giếng đã bị người dân cho đổ đất, cát lấp đầy. Sau khi báo chí phản ảnh, các vị thẩm quyền của nhà thờ chính toà Hà Nội đã cho khai quật giếng cổ lên, di chuyển vào đặt trước hang đá bên trong khuôn viên nhà thờ.

3. Chùa Báo Ân – ngôi chùa yểu mệnh của Hà Nội.

Chùa Báo Ân là một ngôi chùa lớn và độc đáo từng tồn tại ở Hà Nội trong khoảng 5 thập niên của thế kỷ 19. Chùa khánh thành vào khoảng năm 1842, do Tổng đốc Hà Ninh là Nguyễn Đăng Giai đã quyên tiền dân xây dựng khu đất gần 100 mẫu ở bờ Đông hồ Gươm. Mặt trước chùa quay ra sông Hồng, mặt sau dựa vào hồ. Ảnh tư liệu do bác sĩ Hocquard thực hiện năm 1884.

Ngoài tên gọi chính thức, chùa Báo Ân còn có nhiều tên gọi khác như chùa Liên Trì (ao sen) vì nhà chính của chùa được bao bởi một hồ tròn đầy sen, chùa Nguyễn Đăng Giai – tên vị tổng đốc cho xây chùa, chùa Quan Thượng – chỉ hàm Thượng thư của quan Tổng đốc. Người Pháp thì gọi đây là chùa Khổ Hình (Pagode des Supplices) vì thấy ở chùa có hai bức ván vách chạm nổi cảnh hàng loạt khổ hình dành cho những kẻ có tội phải chịu ở thế giới bên kia (Cảnh Thập điện Diêm vương). Tranh vẽ lại từ ảnh của bác sĩ Hocquard, 1888.
Theo các tư liệu được lưu lại, chùa Báo Ân có 180 gian, kiến trúc phức tạp và cầu kỳ, có tới 180 gian và 36 nóc. Các chi tiết kiến trúc của chùa được tạo tác rất tinh tế. Ngoài ra chùa còn có một quần thể tượng lớn, nhiều bức được sơn son thiếp vàng hoặc khảm xà cừ, tạo hình sinh động. Tranh khắc dựa trên ảnh chụp của họa sĩ Taylor, 1892.

Bác sĩ Hocquard, đã chụp nhiều bức ảnh về chùa Báo Ân đã mô tả tỉ mỉ về ngôi chùa như sau: “Từ xa, tầm mắt khách thập phương đã bị những cái tháp chuông, cột trụ, tiểu tháp thu hút. Bước vào chánh điện, quy mô rộng lớn, giữa những hàng cột vàng son lộng lẫy, có đến trên hai trăm pho tượng thần Phật sắp hàng. Chính giữa là bàn thờ Đức Phật Thích Ca, cao 1m50, dát vàng từ đầu đến chân, ngồi trên tòa sen, đôi mắt lim dim nhìn xuống lòng bàn tay đặt ngửa trên đầu gối. Hai đại đệ tử đứng hầu hai bên…”.
Phía sau chùa Báo Ân có tháp Hòa Phong, là ngọn tháp cao 3 tầng, tầng 1 có 4 vòm cửa nên còn gọi là tứ môn tháp, một kiến trúc thường thấy trong các công trình của Phật giáo, tầng 2 có bốn góc xây trụ vuông đặt tượng bốn con nghê đều hướng về phía Đông, tầng ba ghi “Hòa Phong Tháp”, trên đỉnh nhô cao có trang trí bầu hồ lô. Tranh khắc dựa trên ảnh tư liệu do bác sĩ Hocquard thực hiện năm 1884.
Theo đề án quy hoạch lại Hà Nội, đầu năm 1886, viên Toàn quyền người Pháp là De Lanessan đã ra lệnh đốt hết các nhà lá quanh hồ Hoàn Kiếm, khiến khu vực quanh chùa Báo Ân chỉ còn là mảnh đất hoang tàn. Tới năm 1888, người Pháp đã phá hủy chùa để xây nhà bưu điện. Chỉ còn tháp Hòa Phong được giữ lại và là dấu tích kiến trúc duy nhất của chùa Báo Ân còn tồn tại đến nay.
Chùa Báo Ân là một ngôi chùa lớn và độc đáo từng tồn tại ở Hà Nội trong khoảng 5 thập niên của thế kỷ 19. Chùa khánh thành vào khoảng năm 1842, do Tổng đốc Hà Ninh là Nguyễn Đăng Giai đã quyên tiền dân xây dựng khu đất gần 100 mẫu ở bờ Đông hồ Gươm. Mặt trước chùa quay ra sông Hồng, mặt sau dựa vào hồ.
Ngoài tên gọi chính thức, chùa Báo Ân còn có nhiều tên gọi khác như chùa Liên Trì (ao sen) vì nhà chính của chùa được bao bởi một hồ tròn đầy sen, chùa Nguyễn Đăng Giai – tên vị tổng đốc cho xây chùa, chùa Quan Thượng – chỉ hàm Thượng thư của quan Tổng đốc. Người Pháp thì gọi đây là chùa Khổ Hình (Pagode des Supplices) vì thấy ở chùa có hai bức ván vách chạm nổi cảnh hàng loạt khổ hình dành cho những kẻ có tội phải chịu ở thế giới bên kia (Cảnh Thập điện Diêm vương).
Theo các tư liệu được lưu lại, chùa Báo Ân có kiến trúc phức tạp và cầu kỳ với 180 gian và 36 nóc. Các chi tiết kiến trúc của chùa được tạo tác rất tinh tế. Ngoài ra chùa còn có một quần thể tượng lớn, nhiều bức được sơn son thiếp vàng hoặc khảm xà cừ, tạo hình sinh động.
Phía sau chùa Báo Ân có tháp Hòa Phong, là ngọn tháp cao 3 tầng, tầng 1 có 4 vòm cửa nên còn gọi là tứ môn tháp, một kiến trúc thường thấy trong các công trình của Phật giáo, tầng 2 có bốn góc xây trụ vuông đặt tượng bốn con nghê đều hướng về phía Đông, tầng ba ghi “Hòa Phong Tháp”, trên đỉnh nhô cao có trang trí bầu hồ lô.
Sơ đồ mô tả chùa Báo Ân do trường Viễn đông Bác Cổ vẽ lại.
Theo đề án quy hoạch lại Hà Nội, đầu năm 1886, viên Toàn quyền người Pháp là De Lanessan đã ra lệnh đốt hết các nhà lá quanh hồ Hoàn Kiếm, khiến khu vực quanh chùa Báo Ân chỉ còn là mảnh đất hoang tàn. Tới năm 1888, người Pháp đã phá hủy chùa để xây nhà bưu điện. Chỉ còn tháp Hòa Phong được giữ lại và là dấu tích kiến trúc duy nhất của chùa Báo Ân còn tồn tại đến nay.

4. Quốc Tự Giác Hoàng, Kinh Đô Huế.

Quốc tự Giác Hoàng
Do ý chỉ của vua Minh Mạng (1820-1840), muốn xây dựng một ngôi chùa thờ Phật trên vùng đất phủ cũ của mình để tụ linh khí, cầu phước cho hoàng gia. Năm 1839, Bộ Công thiết kế bản vẽ, Bộ Binh tuyển chọn 500 lính thợ đảm trách xây dựng chùa. Theo bản vẽ hiện còn: chùa tọa lạc trên vùng đất rộng 29.069m2, ở góc Đông Nam (gần cửa Thượng Tứ) bên trong kinh thành, thuộc phường Thuận Thành, chùa quay mặt hướng Đông Nam.
Chùa được vua Minh Mạng ban tên “Ngự kiến Giác Hoàng Quốc Tự”. Bộ Lễ thỉnh Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định giữ chức Tăng cang, nắm giữ giềng mối đạo Phật tại kinh đô. Đây là nơi để tiếp sứ thần các nước trong khu vực đến chiêm bái, tổ chức các quốc lễ của triều đình, hoàng gia hàng năm. Vua Thiệu Trị xếp hạng Giác Hoàng là thắng cảnh thứ 17 trong số 20 danh thắng đất Thần kinh.
Sau khi Huế thất thủ năm 1885, quốc tự Giác Hoàng bị quân Pháp chiếm làm doanh trại. Đến năm 1902, chùa bị triệt hạ hoàn toàn để xây dựng “Cơ mật tân viện”, làm nơi hội họp giữa Nam triều với Chính phủ Bảo hộ Pháp.

5. Chùa Linh Hựu, Kinh Đô Huế.

Linh Hựu Quán.
Tháng 6 năm Kỷ Sửu (1829), vua Minh Mạng cho xây dựng quán Linh Hựu tại phường Ân Thịnh, bên trong kinh thành Huế.
Công trình này gồm điện Trùng Tiêu quay về hướng Nam. Hai bên xây tường lang nối liền với gác Từ Vần ở phía Đông và gác Tường quang ở phía Tây. Trước điện dựng tam quan hai tầng, xây la thành bao bọc chung quanh, có đường dẫn ra phường môn sát bến Ngự hà. Đây là nơi thờ phụng tiêu biểu cho Lão giáo.
Chùa bị Ngô Đình Khả phá để xây giáo đường. Ở Huế thời đó có truyền tụng mấy câu thơ châm biếm:
Khi xưa một cục cũng rằng không!
Bây chừ xây dựng cả một vùng
Đẹp mặt chúa cha trên thượng giới
Đau lòng con cháu với non sông!

6. Chùa Ba Làng (Lá Vằng), Quảng Trị

Theo tài liệu xưa còn lưu lại cho biết vào thời Minh Mạng (1820-1840) nhân dân 3 làng Thạch Hãn, Cổ Thành và Ba Trừ có chung nhau xây dựng một ngôi chùa khá lớn, thờ tự tượng pháp đầy đủ trang nghiêm tại vùng đất Lá Vằng (có nhiều cây lá vằng mọc hoang, người dân thường lấy lá phơi khô làm thuốc Nam) cách tỉnh thành Quảng Trị khoảng 6km.
Đến năm 1885, chùa bị đốt cháy và sau đó bị chiếm xây dựng thành nhà thờ La Vang. Kể từ đó, địa điểm này nhanh chóng phát triển và được Giáo hội Thiên Chúa giáo nâng lên hàng Tiểu vương cung thánh đường.
BBT Báo Tinh Hoa

Không có nhận xét nào: