Hàng loạt các sai phạm và bất cập trong quản lý tài chính của EVN đã được Thanh tra Chính phủ chỉ ra...
Hiện EVN vẫn còn nợ các đối tác, đơn vị phát điện khác khoảng 35.000 tỷ đồng.
Thanh tra Chính phủ vừa hoàn tất kết luận thanh tra việc quản lý vốn và đầu tư kinh doanh tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Đáng chú ý, trong quá trình thanh tra, hàng loạt các sai phạm và bất cập trong quản lý tài chính của EVN đã được chỉ ra, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng.
Tờ Tuổi Trẻ cho biết, theo kết luận thanh tra, tính đến hết năm 2011, công ty mẹ EVN đã đầu tư vốn ra ngoài lên đến trên 121.000 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ của công ty mẹ chỉ có gần 77.000 tỷ đồng. Việc EVN đầu tư ra ngoài doanh nghiệp vượt vốn điều lệ hơn 45.000 tỷ đã vi phạm quy định của Bộ Tài chính.
Đáng chú ý, mặc dù đầu tư ra ngoài cả trăm ngàn tỷ đồng nhưng EVN không thu được đồng lãi nào mà lỗ đến 2.195 tỷ đồng.
Việc kinh doanh thua lỗ này còn tập trung tại 7 công ty 100% vốn của EVN gồm các tổng công ty điện lực miền Bắc, miền Trung, miền Nam; Điện lực Hà Nội, Điện lực Tp.HCM; Nhiệt điện Uông Bí, Cần Thơ, với số tiền lỗ hơn 3.648 tỷ đồng.
Thanh tra Chính phủ xác định EVN đầu tư hơn 1 nghìn tỷ đồng vào những lĩnh vực nhiều rủi ro như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán nhưng vượt tỷ lệ vốn góp theo quy định như tại Công ty Tài chính Cổ phần điện lực, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình, Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình...
Đối với các đơn vị thành viên của EVN, Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra, xác định vi phạm không kém gì công ty mẹ khi đầu tư tràn lan ra ngoài và thua lỗ nghiêm trọng.
Điển hình là Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) không bảo toàn được vốn nhà nước do phải thực hiện kế hoạch lỗ EVN giao. Tính đến hết năm 2011 đơn vị này lỗ 3.145 tỷ đồng.
Mặc dù thua lỗ nặng nề nhưng NPT còn bị các tổng công ty điện lực chậm trễ trong việc thanh toán nợ sau khi bàn giao lưới điện 110kV cho các tổng công ty với giá trị hơn 1.000 tỷ đồng. Tương tự như NPT, Tổng công ty Điện lực Hà Nội cũng không bảo toàn được vốn trong năm 2011 do thực hiện kế hoạch lỗ EVN giao, vốn đầu tư của chủ sở hữu giảm hơn 328 tỷ đồng.
Các tổng công ty khác như Điện lực Miền Nam cũng được giao kế hoạch lỗ trong sản xuất kinh doanh lên đến hơn 1.200 tỉ đồng. Ngoài ra, hầu hết các tổng công ty được kiểm tra đều đầu tư ra ngoài ngành nghề kinh doanh chính với số tiền hàng trăm tỉ đồng…
Đáng chú ý, theo Thanh tra Chính phủ, trong 6 dự án nguồn điện của EVN, gồm nhiệt điện Ô Môn 1, nhiệt điện Phú Mỹ 1 và 4, nhiệt điện Nghi Sơn 1, nhiệt điện Hải Phòng 1, nhiệt điện Quảng Ninh 1, đều có hạng mục “khu nhà quản lý vận hành và sửa chữa”.
Tuy nhiên, trên thực tế đó là 355.000 m2 đất được xây dựng gồm nhà ở cho cán bộ với các loại biệt thự đơn lập, nhà song lập, nhà liền kề, chung cư cao tầng, có cơ sở hạ tầng đi kèm như nhà trẻ, bể bơi, sân tennis… với tổng giá trị đầu tư trên 595 tỷ đồng.
Theo Thanh tra Chính phủ, toàn bộ chi phí này nằm trong tổng mức đầu tư dự án nguồn điện, do đó sẽ được tính vào giá bán điện là không đúng quy định.
Đáng chú ý, trong khi tập đoàn chi hàng chục nghìn cho đầu tư ngoài ngành và bị thua lỗ thì EVN vẫn nợ cho các đối tác phát điện trong và ngoài ngành.
Cụ thể, đến hết năm 2011, Công ty Mua bán điện của EVN còn nợ hơn 22.000 tỷ đồng của các nhà máy phát điện, trong đó có hơn 10.000 tỷ đồng là nợ đã quá hạn thanh toán của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) hơn 9.200 tỷ đồng và Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) hơn 335 tỷ đồng.
Ngoài ra, công ty mẹ EVN còn hướng dẫn hạch toán chuyển nguồn vốn không đúng tại 11 dự án dẫn đến tiền lãi thu được biến thành tiền nằm trong giá thành sản xuất kinh doanh, làm tăng chi phí sản xuất điện.
Đối với việc đầu tư vào Công ty Viễn thông Điện lực (EVN Telecom), đến thời điểm bàn giao tài sản cho Viettel, EVN đã đầu tư vào công ty này hơn 2.425 tỷ đồng và EVN Telecom đã lỗ đến gần 3.000 tỷ đồng dẫn đến việc mất vốn nhà nước toàn bộ số tiền đã đầu tư.
Không những vậy, khi chuyển giao EVN Telecom cho Vietel, EVN còn ký bản thỏa thuận không thu phí trong vòng 30 năm đối với toàn bộ hệ thống cáp viễn thông chuyển giao sang Viettel, các tuyến cáp của Viettel đã, đang và sẽ triển khai trong toàn bộ hệ thống cột điện của EVN trong hiện tại và tương lai. Thỏa thuận này đã tạo điều kiện cho Viettel giảm được giá thành dịch vụ viễn thông, tăng doanh thu tương ứng trên 354 tỉ đồng/năm, tương đương hơn 10.600 tỷ đồng trong 30 năm.
Kết thúc thanh tra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý tài chính gần 1.100 tỷ đồng và 1,648 triệu USD vi phạm.
Đáng chú ý, trong quá trình thanh tra, hàng loạt các sai phạm và bất cập trong quản lý tài chính của EVN đã được chỉ ra, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng.
Tờ Tuổi Trẻ cho biết, theo kết luận thanh tra, tính đến hết năm 2011, công ty mẹ EVN đã đầu tư vốn ra ngoài lên đến trên 121.000 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ của công ty mẹ chỉ có gần 77.000 tỷ đồng. Việc EVN đầu tư ra ngoài doanh nghiệp vượt vốn điều lệ hơn 45.000 tỷ đã vi phạm quy định của Bộ Tài chính.
Đáng chú ý, mặc dù đầu tư ra ngoài cả trăm ngàn tỷ đồng nhưng EVN không thu được đồng lãi nào mà lỗ đến 2.195 tỷ đồng.
Việc kinh doanh thua lỗ này còn tập trung tại 7 công ty 100% vốn của EVN gồm các tổng công ty điện lực miền Bắc, miền Trung, miền Nam; Điện lực Hà Nội, Điện lực Tp.HCM; Nhiệt điện Uông Bí, Cần Thơ, với số tiền lỗ hơn 3.648 tỷ đồng.
Thanh tra Chính phủ xác định EVN đầu tư hơn 1 nghìn tỷ đồng vào những lĩnh vực nhiều rủi ro như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán nhưng vượt tỷ lệ vốn góp theo quy định như tại Công ty Tài chính Cổ phần điện lực, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình, Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình...
Đối với các đơn vị thành viên của EVN, Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra, xác định vi phạm không kém gì công ty mẹ khi đầu tư tràn lan ra ngoài và thua lỗ nghiêm trọng.
Điển hình là Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) không bảo toàn được vốn nhà nước do phải thực hiện kế hoạch lỗ EVN giao. Tính đến hết năm 2011 đơn vị này lỗ 3.145 tỷ đồng.
Mặc dù thua lỗ nặng nề nhưng NPT còn bị các tổng công ty điện lực chậm trễ trong việc thanh toán nợ sau khi bàn giao lưới điện 110kV cho các tổng công ty với giá trị hơn 1.000 tỷ đồng. Tương tự như NPT, Tổng công ty Điện lực Hà Nội cũng không bảo toàn được vốn trong năm 2011 do thực hiện kế hoạch lỗ EVN giao, vốn đầu tư của chủ sở hữu giảm hơn 328 tỷ đồng.
Các tổng công ty khác như Điện lực Miền Nam cũng được giao kế hoạch lỗ trong sản xuất kinh doanh lên đến hơn 1.200 tỉ đồng. Ngoài ra, hầu hết các tổng công ty được kiểm tra đều đầu tư ra ngoài ngành nghề kinh doanh chính với số tiền hàng trăm tỉ đồng…
Đáng chú ý, theo Thanh tra Chính phủ, trong 6 dự án nguồn điện của EVN, gồm nhiệt điện Ô Môn 1, nhiệt điện Phú Mỹ 1 và 4, nhiệt điện Nghi Sơn 1, nhiệt điện Hải Phòng 1, nhiệt điện Quảng Ninh 1, đều có hạng mục “khu nhà quản lý vận hành và sửa chữa”.
Tuy nhiên, trên thực tế đó là 355.000 m2 đất được xây dựng gồm nhà ở cho cán bộ với các loại biệt thự đơn lập, nhà song lập, nhà liền kề, chung cư cao tầng, có cơ sở hạ tầng đi kèm như nhà trẻ, bể bơi, sân tennis… với tổng giá trị đầu tư trên 595 tỷ đồng.
Theo Thanh tra Chính phủ, toàn bộ chi phí này nằm trong tổng mức đầu tư dự án nguồn điện, do đó sẽ được tính vào giá bán điện là không đúng quy định.
Đáng chú ý, trong khi tập đoàn chi hàng chục nghìn cho đầu tư ngoài ngành và bị thua lỗ thì EVN vẫn nợ cho các đối tác phát điện trong và ngoài ngành.
Cụ thể, đến hết năm 2011, Công ty Mua bán điện của EVN còn nợ hơn 22.000 tỷ đồng của các nhà máy phát điện, trong đó có hơn 10.000 tỷ đồng là nợ đã quá hạn thanh toán của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) hơn 9.200 tỷ đồng và Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) hơn 335 tỷ đồng.
Ngoài ra, công ty mẹ EVN còn hướng dẫn hạch toán chuyển nguồn vốn không đúng tại 11 dự án dẫn đến tiền lãi thu được biến thành tiền nằm trong giá thành sản xuất kinh doanh, làm tăng chi phí sản xuất điện.
Đối với việc đầu tư vào Công ty Viễn thông Điện lực (EVN Telecom), đến thời điểm bàn giao tài sản cho Viettel, EVN đã đầu tư vào công ty này hơn 2.425 tỷ đồng và EVN Telecom đã lỗ đến gần 3.000 tỷ đồng dẫn đến việc mất vốn nhà nước toàn bộ số tiền đã đầu tư.
Không những vậy, khi chuyển giao EVN Telecom cho Vietel, EVN còn ký bản thỏa thuận không thu phí trong vòng 30 năm đối với toàn bộ hệ thống cáp viễn thông chuyển giao sang Viettel, các tuyến cáp của Viettel đã, đang và sẽ triển khai trong toàn bộ hệ thống cột điện của EVN trong hiện tại và tương lai. Thỏa thuận này đã tạo điều kiện cho Viettel giảm được giá thành dịch vụ viễn thông, tăng doanh thu tương ứng trên 354 tỉ đồng/năm, tương đương hơn 10.600 tỷ đồng trong 30 năm.
Kết thúc thanh tra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý tài chính gần 1.100 tỷ đồng và 1,648 triệu USD vi phạm.
XEM THÊM
http://vneconomy.vn/doanh-nhan/tien-xay-biet-thu-san-tennis-evn-tinh-het-vao-gia-dien-20131007103439743.htm
Chau Nguyen Thi
\Theo đề xuất Bộ Công Thương, các báo cáo điều hành kinh doanh và phương án chỉ đạo, điều chỉnh giá mặt hàng xăng dầu chưa công bố; phương án chỉ đạo điều chỉnh giá điện chưa công bố sẽ là những thông tin được đóng dấu mật.
Mới đây, trong công văn xin ý kiến góp ý dự thảo Danh mục bí mật Nhà nước ngành công thương gửi tới các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Công thương đã đề xuất đưa 13 nội dung vào danh mục bí mật Nhà nước độ “Tối mật” của ngành và 30 nội dung xếp vào danh mục bí mật Nhà nước độ “Mật.”
Đáng chú ý, trong các danh mục được đề xuất xếp vào danh mục “Mật” có báo cáo điều hành kinh doanh và phương án chỉ đạo, điều chỉnh giá mặt hàng xăng dầu chưa công bố; phương án chỉ đạo điều chỉnh giá điện chưa công bố.
Hiện tại trên thực tế, các các phương án giá điện vẫn được coi là tài liệu mật trước khi công bố. Thông thường, việc tăng giá điện chỉ được thông báo rộng rãi vào đúng thời điểm quyết định tăng giá có hiệu lực, khiến nhiều doanh nghiệp sử dụng điện gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính.
Trước đó, trong một văn bản góp ý, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam VCCI đề nghị không nên đóng dấu mật vào phương án giá điện.
Ngoài ra, danh mục “Mật” còn bao gồm các văn bản liên quan đến quan hệ thương mại và thị trường trong nước với các quốc gia có quan hệ chính trị đặc biệt; các tài liệu phục vụ đàm phán, phê chuẩn, ký kết thỏa thuận các điều ước quốc tế về kinh tế – thương mại và giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia, tổ chức; các văn bản dự báo, đánh giá tác động và các giải pháp tháo gỡ đối với các chiến lược, chính sách của quốc gia ảnh hưởng đến lĩnh vực công nghiệp, thương mại, thị trường trong nước.
Các tài liệu về chiến lược quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt thuộc lĩnh vực dầu khí, khai thác khoáng sản, các giải pháp đảm bảo thực hiện chưa công bố; thông tin hồ sơ, tài liệu với các dự án đầu tư, gói thầu của ngành phục vụ an ninh quốc gia cũng thuộc danh mục “Mật” này.
Cùng với đó là các tài liệu về thiết kế, xây dựng các dự án trọng điểm như cơ khí, luyện kim năng lượng điện, hóa chất, dầu khí, công nghiệp khai thác mỏ; các thông tin tài liệu về đầu tư xây dựng các công trình hóa dầu, hóa dược, lọc, hóa dầu, thăm dò khai thác khoáng sản, ngành dầu khí…
Theo Bộ Công thương, việc đưa ra danh mục như trên sẽ giúp cơ quan này thực hiện tốt công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành và phù hợp với chủ trương của nhà nước.
Tuấn Minh (t/h)
Chau Nguyen Thi
Người
đàn ông trong ảnh có mái tóc uốn nếp, hằng ngày vẫn phải tự lái xe ô tô tiền tỷ
đi đánh golf là Đào Văn Hưng. Không chịu khuất phục trước cái đói, cái nghèo,
ông đã tự nghĩ ra, chính xác là phát minh ra, mệnh đề 3 chữ “Lỗ lũy kế” cho
ngành Điện lực
+
1995 – 2000 ông là Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN); 2006 -
2012 là Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Điện lực Việt Nam;
+
Ông để Tập đoàn Điện lực thua lỗ 40.400 tỷ đồng trong sản xuất kinh doanh;
+
Ông làm mất trắng hàng trăm tỷ khi cho 164 cán bộ EVN đi học thạc sỹ và không
được nhà nước công nhận;
+
Vay lãi ngày để xây biệt thự, chung cư, bể bơi, sân tennis. Mỗi ngày EVN phải
trả lãi hơn 1,5 triệu USD cho khoản vay 475.357 tỉ đồng;
Sau
khi đã làm cho Tập đoàn Điện lực thua lỗ nặng nề, mất trắng hàng chục ngàn tỷ,
ông được Thủ tướng đưa về công tác ở Bộ Công thương.
Từ
đó đến nay, lỗ luỹ kế vẫn được EVN áp dụng và tính vào giá điện để mỗi hộ tiêu
dùng phải trả nợ.
Nguồn
copy từ Ngo Thu
Bộ Công thương muốn đưa giá điện, giá xăng chưa công bố vào tài liệu mật
Đăng bởi: Thuy Tien on Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019 | 27.4.19
\Theo đề xuất Bộ Công Thương, các báo cáo điều hành kinh doanh và phương án chỉ đạo, điều chỉnh giá mặt hàng xăng dầu chưa công bố; phương án chỉ đạo điều chỉnh giá điện chưa công bố sẽ là những thông tin được đóng dấu mật.
(Ảnh: Vietnamfinance) |
Mới đây, trong công văn xin ý kiến góp ý dự thảo Danh mục bí mật Nhà nước ngành công thương gửi tới các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Công thương đã đề xuất đưa 13 nội dung vào danh mục bí mật Nhà nước độ “Tối mật” của ngành và 30 nội dung xếp vào danh mục bí mật Nhà nước độ “Mật.”
Đáng chú ý, trong các danh mục được đề xuất xếp vào danh mục “Mật” có báo cáo điều hành kinh doanh và phương án chỉ đạo, điều chỉnh giá mặt hàng xăng dầu chưa công bố; phương án chỉ đạo điều chỉnh giá điện chưa công bố.
Hiện tại trên thực tế, các các phương án giá điện vẫn được coi là tài liệu mật trước khi công bố. Thông thường, việc tăng giá điện chỉ được thông báo rộng rãi vào đúng thời điểm quyết định tăng giá có hiệu lực, khiến nhiều doanh nghiệp sử dụng điện gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính.
Trước đó, trong một văn bản góp ý, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam VCCI đề nghị không nên đóng dấu mật vào phương án giá điện.
Ngoài ra, danh mục “Mật” còn bao gồm các văn bản liên quan đến quan hệ thương mại và thị trường trong nước với các quốc gia có quan hệ chính trị đặc biệt; các tài liệu phục vụ đàm phán, phê chuẩn, ký kết thỏa thuận các điều ước quốc tế về kinh tế – thương mại và giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia, tổ chức; các văn bản dự báo, đánh giá tác động và các giải pháp tháo gỡ đối với các chiến lược, chính sách của quốc gia ảnh hưởng đến lĩnh vực công nghiệp, thương mại, thị trường trong nước.
Các tài liệu về chiến lược quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt thuộc lĩnh vực dầu khí, khai thác khoáng sản, các giải pháp đảm bảo thực hiện chưa công bố; thông tin hồ sơ, tài liệu với các dự án đầu tư, gói thầu của ngành phục vụ an ninh quốc gia cũng thuộc danh mục “Mật” này.
Cùng với đó là các tài liệu về thiết kế, xây dựng các dự án trọng điểm như cơ khí, luyện kim năng lượng điện, hóa chất, dầu khí, công nghiệp khai thác mỏ; các thông tin tài liệu về đầu tư xây dựng các công trình hóa dầu, hóa dược, lọc, hóa dầu, thăm dò khai thác khoáng sản, ngành dầu khí…
Theo Bộ Công thương, việc đưa ra danh mục như trên sẽ giúp cơ quan này thực hiện tốt công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành và phù hợp với chủ trương của nhà nước.
Tuấn Minh (t/h)
(trithucvn.net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét