Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

28/4/1984- CAO ĐIỂM 1509 THẤT THỦ, CHÂM NGÒI CUỘC CHIẾN VỊ XUYÊN

Phạm Viết Đào.
Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời
Cao điểm 1509 có ký hiệu A.         

Ngày 28/4/1984, cách đây 35 năm, sau gần một tháng trời dùng pháo binh bắn phá ác liệt, bừa bãi trên toàn tuyến biên giới, trọng điểm là khu vực Thanh Thủy, Vị Xuyên; 5 giờ sáng ngày 28/4/1984, Trung Quốc đã huy động 4 tiểu đoàn tấn công ồ ạt lên cao điểm 1509 nằm tại khu vực ngã ba Thanh Thủy. Cao điểm này do Đại đội 22, E 122, F 313 chốt giữ. Sự thất thủ của cao điểm 1509 chiều 28/4 đã mở đầu cho một cuộc chiến tàn khốc, đẫm máu tại Vị Xuyên, cuộc chiến kéo dài tới đầu nhưng năm 90 gây tổn thất cho cả đôi bên.
          Trung Quốc đã tấn công như thế nào và cao điểm 1509 đã rơi vào tay quân Trung Quốc trong hoàn cảnh nào, Blogger-FB Phạm Viết Đào đã gặp gỡ rất nhiều nhân chứng, những CCB từng tham gia chiến đấu, bảo vệ cao điểm 1509, đề nghị họ kể lại và sẽ lầm lượt đưa lên mạng các ý kiến đó…
          Sự thất thủ cao điểm 1509 cuối ngày 28/4/2984 chắc chắn mai sau lịch sử sẽ phải ghi lại sự kiện quan trọng này. Sự thất thủ này không đơn thuần mang ý nghĩa lịch sử quân sự của một quân đội từng đánh thắng nhiều đội quân xâm lược nhà nghề, sự kiện lịch sử này mà còn mang ý nghĩa về quan hệ chính trị, quan hệ thế sự 2 nước Viêt-Trung dưới quyền lãnh đạo của 2 đảng chính trị có chung tôn chỉ, cương lĩnh hành đông. Đó là đảng chính trị luôn giương cao khẩu hiệu “vô sản toàn thế giới liên hiệp lại” để xây dựng một thế giới đại đồng. 

          Trong chuyến thăm Việt Nam gần đây, ông Tập Cận Bình tiếp tục khẳng định lại với các nhà lãnh đạo Việt Nam: “Quan hệ hai nước Việt-Trung lợi ích chung lớn hơn bất đồng” bởi Trung Quốc tiếp tục trung thành với “Phương châm 16 chữ (tiếng Trung: 十六字方) (thập lục tự phương châm) "Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan" nghĩa là sông núi gắn liền, cùng chung lý tưởng, hoà nhập văn hoá, có chung định mệnh…
          Cuộc tấn công ngày 28/4/1984 cưỡng chiếm cao điểm 1509 của quân đội Trung Quốc mở màn cho 1 cuộc chiến tranh lớn, đẫm máu nổ ra tại khu vực châu Á. Cuộc chiến tranh này kéo dài cho tới đầu những năm 90. Tại Nghĩa trang Vị Xuyên, nhiều bia mộ vẫn còn ghi tên các liệt sĩ đã ngã xuống tại chiến trường Vị Xuyên vào những năm 1990-1991.
          Khu vực Vị Xuyên, tháng 2/1979 và kế sau những năm 1980-1981, Trung Quốc có đưa quân sang quấy phá lấn chiếm, nhưng quay mô chỉ ở cấp tiểu đoàn. Sau trận 28/4/1984, Trung Quốc đã tập trung về đây hơn nửa triệu quân của 8/10 đại quân khu với dãn tướng lĩnh tiêu biểu nhất của Trung Quốc. Đích thân TBT Hồ Diệu Bang, Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Từ Hướng Tiền, Đại tướng Dương Đắc Chí. Hứa Thế Hữu, Túc Dụ, Lương Quang Liệt, Lưu Á Châu, Trương Chí Kiên…Nhiều tướng lĩnh tham chiến Lão Sơn sau này trở thành các quan chức đứng đầu quân đội Trung Cộng.
          Về phía Việt Nam, lần lượt đưa lên Vị Xuyên 9 sư đoàn với quãng 20 vạn quân, đó là những sư đoàn nổi danh trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; Những sư đoàn gắn với những trận đánh được ghi vào sử sách như: Điện Biên Phủ, trận mở màn Buôn Ma Thuột 3/1975, đánh vào Sài Gòn như: Sư 316, Sư 356, Sư 312, Sư 313, Sư 314, Sư 31…
          Các đơn vị này còn gắn liền với tên tuổi của các chiến tướng như Lê Trọng Tấn, Vũ Lập, Lê Ngọc Hiền, Lê Duy Mật, Hoàng Đan, Đặng Quân Thụy, Nguyễn Hữu An, Nguyễn An, Trần Tất Thanh, Đào Trọng Lịch, Đỗ Bá Ty, Đoàn Khuê, Nguyễn Xuân Được…họ đã có mặt ngay từ đầu, hoặc trưởng thành từ chiến trường Vị Xuyên.
          Khói lửa của cuộc chiến Vị Xuyên cũng đã trui rèn lên những tấm gương anh hùng, quả cảm, hình thành ý chí sắt đá Vị Xuyên của những người lính anh hùng trung thành với Tổ quốc. Chính họ đã để lại cho muôn đời sau những lời thề quyết tử bảo vệ biên cương Tổ Quốc tới giọt máu cuối cùng: “Sống bám đá, Chết hóa đá bảo vệ Tổ quốc…”( Lời khắc trên báng súng của anh hùng Nguyễn Viết Ninh-F 356) hay lời tuyên thệ “Giặc Tàu phải đánh, không thắng không về” ( Tuyên thệ trước khi xuất trận của Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Xuân Thuyên, Tiểu đoàn trưởng D 8 E 149 F 356 trước khi vào trận đánh cảm tử cao điểm 300-400 tháng 1/1985)…
          Khói lửa của cuộc chiến Vị Xuyên đã làm cho nhiều dãy núi đá vôi được hình thành từ hàng triệu năm, chỉ trong 4-5 năm bốn năm năm, những trận đấu pháo đã khiến cho chúng bị bạt thấp mất 3-4 m. 
          Khói lửa chiến tranh Vị Xuyên đã làm cho nhiều cánh rừng hoa mộc miên, (hoa gạo) một đặc sản của đất trời Hà Giang bởi vẻ đẹp của sắc màu tươi đỏ được trồng từ thời Pháp, sừng sừng dọc theo quốc lộ 2, dọc theo các sườn núi cheo leo, nhiều thân gốc to 5-6 người ôm đã phải đốn đi để lấy gỗ làm quan tài chôn lính…
          Cho đến nay, nhiều người trong đó nhất là lớp trẻ không hề biết từng xảy ra cuộc chiến Vị Xuyên, nơi mà trên 5000 cán bộ chiến sĩ ưu tú đã phải nằm lại vĩnh viễn chiến trường này.
          Có ý kiến trong đó có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thời điểm đó là Tướng Lê Đức Anh, sau này là Chủ tịch nước đã phát biểu với báo chí: Trung Quốc đưa quân vào đánh Vị Xuyên không nhằm mục đích xâm lấn lãnh thổ Việt Nam? ( Lê Đức Anh và Trung Quốc-Vietnamnet)…
          Nhiều người tưởng rằng: Trung Quốc mang bao xương máu của con em dân tộc họ, ( theo vài nguồn tin: Trung Quốc tổn thất tại chiến trường Vị Xuyên 15.000 quân; Việt Nam tổn thất 5000 bộ đội) để “chơi” một trò chơi gì đó, không phải là xâm lược Việt Nam…
          Hiện vẫn còn nhiều dấu hỏi đang cần được làm sáng tỏ: Đầu năm 1987, trong khi quân Trung Quốc tiếp tục đánh phá Vị Xuyên với lực lượng cấp sư đoàn; Thế nhưng sau tháng 2/1987, khi Tướng Lê Đức Anh tiếp quản chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tới quãng trước tháng 7/1987, khi Tư lệnh quân khu 2 Tướng Vũ Lập qua đời), Tướng Lê Đức Anh lệnh Tướng Vũ Lập phải lui quân?
          Trong khi đó thì quân ta đang tổ chức phản công, đánh đuổi quân Trung Quốc ra khỏi các vị trí chiếm đóng tại Vị Xuyên bằng chiến thuật lấn dũi có hiệu quả thì phải dừng lại…Điều này Tướng Lê Đức Anh đã giải thích chủ trương lui quân tại Vị Xuyên như sau:
          ”Ngay sau đại hội, đầu năm 1987, có cuộc họp "Bộ Chính trị hẹp" tại Nhà Con rồng-Bộ Quốc phòng. Tại đây, sau hai chuyến đi thị sát trực tiếp toàn tuyến biên giới phía Bắc trở về, tướng Lê Đức Anh đã báo cáo toàn bộ tình hình biên giới phía Bắc, báo cáo những suy nghĩ của ông về Mỹ, Trung Quốc, về các nước ASEAN, liền sau đó, ông giải trình những đề xuất của mình. Ông nói: “Trên biên giới, phía bên kia họ bắc loa chửi ta và kể công, nếu bộ đội ta cứ chửi lại, bắn lại thì không làm được công tác tư tưởng. Thà rằng họ đánh sâu vào nội địa ta như Pôn Pốt đánh ta ở biên giới Tây Nam thì ta nói họ là xâm lược và ta kêu gọi chống xâm lược thì dễ. Đằng này qua thăm dò, khảo sát trực tiếp, qua tin tức và phân tích tình hình nhiều mặt, tôi thấy rằng họ không có ý đồ xâm lược, mà họ gây xung đột biên giới với ta nhằm một mục đích khác, ngoài ý đồ xâm lược…”(Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông https://vietnamnet.vn › Thời sự)…
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
          Trung Quốc đưa nửa triệu quân vào Vị Xuyên “không phải là mục đích xâm lược”; vậy “vụ mục đích khác ngoài ý đồ xâm lược” như lời Tướng Lê Đức Anh là mục đích gì vậy? 
          Phải chăng như lời Tướng Lê Đức Anh qua ghi chép của Đại tá Khuất Biên Hòa, ông chọn “làm công tác tư tưởng” với Trung Quốc, thương lượng với Trung Quốc thay chửi và đấu súng?
          Theo Wiki Pedia: ”Kể từ tháng 4 năm 1987, ( chắc sau khi Tướng Lê Đức Anh lệnh cho Tướng Vũ Lập lui quân-Chú thích-P.V.Đ) quân Trung Quốc giảm quy mô các hoạt động quân sự tại Việt Nam, dù quân của họ tiếp tục tuần tra tại Lão Sơn và Giả Âm Sơn. Từ tháng 4 năm 1987 tới tháng 10 năm 1989 họ chỉ tiến hành 11 cuộc tấn công, chủ yếu là pháo kích…
          Trung Quốc dần thực hiện việc rút quân khỏi các vị trí đã chiếm đóng của Việt Nam trong thời gian trước. Từ năm 1989, Trung Quốc rút khỏi một số điểm ở phía bắc suối Thanh Thủy. Ngày 13 tháng 3 năm 1989, họ rút khỏi 20 vị trí và đến tháng 9 năm 1989, họ rút khỏi 9 điểm còn lại…”
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, văn bản
          Đây liệu đây có phải là thành quả của chủ trương lui quân được Đại tá Khuất Biên Hòa ca ngợi là “vĩ đại” của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh? Hay đây là cuộc đổi chác. Tài của Tướng Lê Đức Anh không phải là tài điểu binh khiến tướng để đánh đuổi quân xâm lược Trung Quốc mà tài đem lãnh thổ, lãnh hải quốc gia đổi trao với Trung Quốc theo lối "bán lúa non"… Cuộc đổi chác này để đảm bảo cho chủ nghĩa CS của 2 nước Việt-Trung được bảo trì không bị Mỹ và phương Tây phá hoại. Rồi mai đây lịch sử phải chịu trách nhiệm phân định đúng sai, hơn thiệt cuộc đổi chác này. 
          Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh làm ngơ cho Trung Quốc cưỡng chiếm Gạc Ma tháng 3/1988, một năm sau khi Tướng Lê Đức Anh lui quân ở Vị Xuyên, và đối lại thiện chí này, Trung Quốc lùi một số điểm đã lấn chiếm được tại Vị Xuyên trong giai đoạn 1984-1986…         
          Bộ trưởng Lê Đức Anh làm "công tác tư tướng" với phía Trung Quốc bằng cách: Nhượng Gạc Ma để Trung Quốc lùi ở Vị Xuyên để quân đội không còn phải đánh lấn dũi?
          Ai cho phép và ai được ai thua trong cuộc sang nhượng lịch sử theo lối “ bán lúa non” này? 
          Theo bản đồ Hải quân Mỹ thì Hiệp định biên giới 2 nước ký năm 1999, khu vực 1509, Trung Quốc lấy lý do đang tồn tại nghĩa trang nên đường biên giới lấn sang đất ta khoảng 800 m so với đường biên phân định thời Pháp-Thanh; Tức Việt Nam từ bình độ 1200 trở xuống…

( Rút từ trong bản thảo:

VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG
Ban đọc có nhu cầu chia sẻ liên hệ qua email: Hoanghtham9@gmail.com )


Không có nhận xét nào: