Thứ Ba, 9 tháng 4, 2019

Theo đuổi hư danh chỉ làm ta thêm khổ, sống thật với mình mới hạnh phúc biết bao

Có bao nhiêu người chúng ta vẫn luôn cố gắng tỏ ra hoàn hảo, tốt đẹp trong mắt người khác, để rồi luôn phải che giấu khuyết điểm, không thể sống thật với chính mình. Kỳ thực, cuộc đời này không ai hoàn hảo cả. Nếu có thể chấp nhận, bao dung khiếm khuyết của bản thân trong khi không ngừng hoàn thiện chính mình, bạn sẽ thấy lòng nhẹ nhàng biết bao…

Theo đuổi hư danh chỉ làm ta thêm khổ, sống thật với mình mới hạnh phúc biết bao. Ảnh 1
Sống thật với mình hạnh phúc biết bao. (Ảnh: Pixabay)
Hoàn hảo’ là gì? Liệu ta có thật sự hoàn hảo?

Người theo chủ nghĩa hoàn hảo luôn cố gắng thể hiện dáng vẻ “hòa đồng” và thường tạo được ấn tượng tốt với người khác. Nhưng, như nhà tâm lý học tại Đại học York Gordon Flett nói, họ thực sự đang mang một chiếc mặt nạ, đằng sau đó họ lại cảm thấy mình như giả tạo và dần cạn kiệt cảm xúc.Nhiều người rất cầu toàn, họ 
có xu hướng muốn mọi cái đều phải hoàn hảo, từ công việc, gia đình đến bạn bè và nói chung là tất cả những gì liên quan đến họ. Cần phân biệt người cầu toàn với người muốn hoàn thiện để cuộc sống tốt đẹp hơn, những người muốn hoàn thiện luôn nỗ lực để mọi thứ tốt lên nhưng trong khả năng của họ và điều quan trọng nhất là biết chấp nhận tình trạng hiện tại.

Có lẽ bạn sẽ cảm thấy điều này như đang nhắc bạn nhớ về một người quen nào đó, hay thậm chí là chính bạn, nhưng bạn không cô đơn đâu vì có nhiều người trong chúng ta rất “cầu toàn”.
“Cầu toàn” ở đây có thể là bạn luôn phải làm sao cho nhà mình “trông được”trước khi có ai ghé đến. Bạn phải làm sao cho tóc mình vào nếp ngay ngắn trước khi bước chân ra khỏi cửa. Hoặc có thể bạn sẽ dành nhiều thời gian hơn mức cần thiết khi bắt tay vào một dự án nào đó.Thông thường những đặc điểm này là điều mà ta thầm tự hào và những người khác ngưỡng mộ ở ta. Những người cầu toàn thường được xem là thành công hơn, khỏe mạnh hơn, và “hoàn hảo” hơn người khác.
Tuy nhiên, một nghiên cứu phát hiện ra rằng, điều này không hề đúng. Đặc điểm “cầu toàn” có liên quan đến nhiều loại bệnh thể chất, bao gồm đau nửa đầu, đau mãn tính và hen suyễn. Nhưng điều đáng báo động hơn chính là nó làm tăng nguy cơ tử vong lên đến 51%.
Tương tự như vậy, chủ nghĩa cầu toàn cũng liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần như rối loạn lo âu và trầm cảm. Một bài báo được xuất bản trên Tạp chí Tâm lý học Đại cương cho rằng sự cầu toàn thậm chí có thể là nguy cơ dẫn đến việc tự tử.
Nhiều người ẩn đằng sau một hình ảnh của sự hoàn hảo, nhưng thật sự kẻ mạo danh ở bên trong. (Ảnh: Pixabay)
Thật không may, mặt trái của chủ nghĩa cầu toàn, đặc biệt là mối liên hệ của nó với vấn đề tự sát, thường bị bỏ qua. Như được tóm tắt trên trang The Cut, điều này một phần có thể là do người cầu toàn có khả năng che giấu nỗi đau của họ:
Sự căng thẳng vì phải liên tục cố gắng đạt đến sự hoàn hảo thường có tác động lên tinh thần, cảm xúc và thể chất.
Trong xã hội ngày nay, dường như áp lực về sự hoàn hảo là lớn hơn bao giờ hết. Áp lực để trông thật ổn, nhưng đồng thời phải thật tự nhiên; áp lực để có một sự nghiệp thành công, nhưng vẫn duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Danh sách “cầu toàn” cứ kéo dài mãi. Do đó, không có gì lạ khi chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tâm lý, và hàng chục triệu người Mỹ đang phải chịu đựng nỗi đau về mặt tâm lý mỗi năm.
Vậy làm thế nào chúng ta có thể từ bỏ nhu cầu phải trở nên hoàn hảo? Đó là một câu hỏi khó, vì mọi người đều có lối đi riêng cho mình. Tuy nhiên, những điều sau đây có thể sẽ rất hữu ích cho bạn. Nhưng điều quan trọng là ai cũng nên nhận ra rằng mỗi người sẽ có cách riêng để quay về với bản ngã của chính mình.
Cầu toàn có thể dẫn đến căng thẳng về thể chất
Sự căng thẳng vì phải liên tục cố gắng đạt đến sự hoàn hảo thường có tác động lên tinh thần, cảm xúc và thể chất. (Ảnh qua Uplift Connect)
Hãy chấp nhận rằng không có gì là “hoàn hảo”
Là một nhà thơ kiêm ngôi sao truyền thông xã hội, Richard Williams, nổi tiếng với nghệ danh Prince Ea từng chia sẻ, định nghĩa chính xác của “hoàn hảo” nên là một từ mô tả cái gì đó không tồn tại.
Trong video mới nhất của mình có tựa đề “Ngục tù của sự hoàn hảo”, Prince Ea đặt câu hỏi: “Bạn đã bao giờ thấy một cái cây hoàn hảo chưa? Mặc dù cây cối nghiêng ngả theo những cách khác nhau, hay thân cây bị tróc vỏ, nhưng ta thấy tất cả chúng đều đẹp. Tuy nhiên, khi nói đến con người, dường như chúng ta không hề thấy được rằng tất cả chúng ta đều đẹp đẽ”.
Cuộc sống quá ngắn ngủi để theo đuổi một thứ thậm chí hề không tồn tại.
Hướng sự cầu toàn đến những thứ khác ngoài bản thân bạn
Khi giúp đỡ người khác, bạn sẽ thấy tâm trạng tốt lên rất nhiều. (Ảnh: Pixabay)
Nhà nghiên cứu Gordon Flett khuyên những người cầu toàn nên thường xuyên sử dụng các đặc điểm này của họ để giúp đỡ người khác, thay vì tập trung trở nên hoàn hảo trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
“Khi tình nguyện giúp đỡ và tạo sự khác biệt trong cuộc sống của người khác, bạn sẽ cảm thấy tâm trạng tốt lên rất nhiều”, ông chia sẻ.
Vì vậy hãy ra ngoài và tìm ai đó để giúp đỡ, tâm hồn bạn sẽ tràn ngập hạnh phúc đấy. Điều đó còn làm bạn yêu đời hơn, vui vẻ hơn cả khi nhận được những giải thưởng cao nhất.
Bạn sẽ được giải phóng khi biết chấp nhận rằng không có gì là hoàn hảo.
Hãy chọn “đúng cửa” trong cuộc sống
Prince Ea nói rằng có hai cánh cửa bạn có thể chọn để bước qua trong cuộc sống. Thông qua cánh cửa đầu tiên, bạn có thể nhắm đến sự hoàn hảo và ngưỡng mộ. Nhưng bước qua cánh cửa thứ hai, bạn chọn trở thành con người thật của mình, và được mọi người yêu quý bằng chính con người ấy.
Đừng chần chừ nữa
Những người cầu toàn thường chờ đợi thời cơ thích hợp nhất mới hành động. Điều này sẽ khiến mọi thứ trễ nải và sau đó phải gấp rút hoàn thành nhiệm vụ, hoặc theo một hướng khác là làm việc quá chậm và trễ thời hạn. Dù theo cách nào đi chăng nữa, mọi thứ không được thực hiện kịp thời và bạn vẫn bị mắc kẹt trong cái bẫy của sự chần chừ. Đây có thể là lý do tại sao nhiều người cầu toàn trên thực tế lại bỏ học đại học hay cao đẳng.
Chấm dứt tính chần chừ không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng hãy nhớ rằng bạn càng quyết tâm thì nó sẽ càng trở nên dễ dàng hơn.
Hãy chấp nhận khiếm khuyết của mình
Tôi từng cảm thấy vô cùng xấu hổ về tật nói lắp của mình và luôn cố gắng che đậy nó. Nhưng vài năm trước, tôi không quan tâm đến nó nữa và bắt đầu chia sẻ với mọi người. Đó là lúc tôi nhận ra nó không đáng xấu hổ như tôi tưởng. Đa phần mọi người không hề chú ý đến tật nói lắp của tôi, và cũng có người nói nó nghe lạ tai và hay nữa.
“Hãy như viên bi luôn lăn tự do… và đừng lo ngại ánh mắt của người khác”.Prince Ea lấy Tháp nghiêng Pisa làm ví dụ. “Ý tôi là, nếu tòa tháp thẳng thì sẽ chẳng ai để ý đến nó cả!”.
Đừng sợ mắc sai lầm
Không sợ mắc sai lầm sẽ giúp bạn sống hạnh phúc hơn. (Ảnh: Pixabay)
Ai cũng có ít nhất một lần sai lầm, chỉ là bạn dám đối diện để sửa nó hay giấu nó vào góc tối của riêng minh mà thôi.
Bạn hãy nghĩ xem có bao nhiêu phát minh đã hoàn thiện ngay từ lần đầu tiên người ta tạo ra chúng? Trong thực tế, nhiều phát minh phổ biến được tạo ra hoàn toàn là do nhầm lẫn.
Ví như máy in phun chẳng hạn. Một kỹ sư đã từng ủi quần áo của mình và vô tình đặt bàn ủi nóng lên bút. Trong sự cố hỗn độn đó, mực đã được đẩy ra khỏi cây bút. Và rồi lỗi sai này đã dẫn đến việc phát minh ra máy in phun.
Học cách chấp nhận bản thân, không sợ mắc sai lầm sẽ giúp bạn sống hạnh phúc hơn.
Hãy nhớ rằng: Thành Rome không phải được xây trong một ngày
Nếu mọi người làm theo câu nói phổ biến “chơi lớn hoặc về nhà”, thì sẽ không có việc gì nên chuyện cả. Những người luôn đi từng bước nhỏ thay vì nhảy một bước xa thường sẽ tiến xa hơn. Sản phẩm đầu tiên của Sony là nồi cơm, và bây giờ bạn hãy nhìn Sony mà xem!
Có lẽ sự hoàn hảo thực sự là khi ta ý thức được rằng trong xã hội không tồn tại thứ gọi là hoàn hảo; chấp nhận nhau theo cách của riêng mình, ngừng gây áp lực cho bản thân và người khác trong khi không ngừng hoàn thiện chính mình, và nếu thấy ai đó đang gặp khó khăn, hãy giang tay giúp đỡ họ.
Sự độc đáo, cá tính và trải nghiệm cuộc sống khiến chúng ta trở thành những cá thể thú vị. Tôi hy vọng chúng ta có thể nắm lấy điều đó. Tôi cầu nguyện tất cả mọi người đều có thể nhìn vào sâu thẳm trong trái tim mình để nuôi dưỡng sự thấu hiểu, chấp nhận, khoan dung và độ lượng. Vì chúng ta cùng sống trong cõi đời này mà.
Linda Thompson
Vũ Tuấn (Theo Uplift Connect)
Xem thêm:

Không có nhận xét nào: