Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

Đảng Cộng sản Trung Quốc rốt cuộc muốn làm gì?

ĐCSTQ sẽ dẫn dắt dân tộc Trung Hoa đến đâu? Điều đó có ảnh hưởng thế nào đến người dân Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung trong đó có Việt Nam? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời qua loạt bài viết chuyên đề “ĐCSTQ rốt cuộc muốn làm gì?
Phần 1: Hủy diệt văn hóa truyền thống
Nếu nhìn lại con đường hủy hoại văn hóa truyền thống mà ĐCSTQ đi qua, sẽ dễ dàng nhận thấy nó không phải là một xu hướng tất yếu diễn ra một cách tự nhiên tại một giai đoạn lịch sử, mà trái lại có tồn tại một sự sắp đặt vô cùng tinh vi và hệ thống.
Phần 2: Nhồi nhét văn hóa ĐCSTQ
Trong suốt các cuộc đấu tranh của ĐCSTQ để sống sót qua các thập kỷ, đặc tính “giả – ác – đấu” của nó đã được nuôi dưỡng, làm giàu và kế thừa phát triển.
Phần 3: Giành chính quyền để giết
Sau khi hủy diệt văn hóa truyền thống Trung Hoa, để có thể thuận tiện truyền bá thứ văn hóa Đảng biến dị, bên cạnh việc tuyên truyền, bạo lực còn được sử dụng để bịt miệng tất cả những quan điểm bất đồng, thủ tiêu tất cả những đối tượng được cho là có khả năng ảnh hưởng đến quyền thống trị của Đảng. Giết hoặc bị giết, ĐCSTQ biến toàn bộ xã hội thành 2 loại người như vậy…

BỘ TRƯỞNG HẢI QUÂN MỸ BỊ CÁCH CHỨC DO LỆNH CHO CHIẾN HẠM ROOSEVELT GHÉ THĂM CẢNH ĐÀ NẴNG, DẪN TỚI NHIỀU THỦY THỦ BỊ NHIỄM COVID-19

Chuyến bay 'đắt giá' của quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ trước khi từ chức



Hơn 243.000 USD (5,7 tỉ đồng) là chi phí cho chuyến bay khẩn cấp đưa quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ đến Guam sau khi thư yêu cầu sơ tán tàu USS Theodore Roosevelt vì dịch Covid-19 bị rò rỉ ra truyền thông.
Quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ Thomas Modly /// Hải quân Mỹ
Quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ Thomas Modly
Hải quân Mỹ
Quyền bộ trưởng hải quân Mỹ Thomas Modly đã từ chức hôm 7.4 sau khi cách chức và chế giễu Thuyền trưởng Brett Crozier, chỉ huy hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt.
Ông Modly đã từ chức trước sức ép từ quốc hội và phản ứng dữ dội của các thủy thủ trên tàu sân bay vì thái độ bất công đối với Thuyền trưởng Crozier.
Reuters dẫn lời hai quan chức Mỹ giấu tên cho hay quyền bộ trưởng đã bay hỏa tốc đến Guam, nơi tàu Theodore Roosevelt đang neo đậu, trên chiếc C-37B, phiên bản quân sự của máy bay thương mại phản lực Gulfstream.
Chuyến bay 'đắt giá' của quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ trước khi từ chức - ảnh 1
Đồ họa cho thấy hành trình chuyến bay 1/4 triệu USD
AFP
Chuyến bay kéo dài khoảng 35 giờ với chi phí 243.151,65 USD (tức hơn 5,7 tỉ đồng)
Hồi tuần trước, Thuyền trưởng Crozier đã gửi thư đề nghị lãnh đạo Lầu Năm Góc nhanh chóng quyết định sơ tán thủy thủ đoàn sau khi phát hiện dịch Covid-19 trên tàu.

Pháp, Đức và Anh ra tuyên bố chung về tình hình Biển Đông Cập nhật lúc: 07:44 30/08/2019

Pháp, Đức và Anh hoan nghênh các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Ngày 29/8, trang web Bộ Ngoại giao Đức đã đăng tải thông cáo về tuyên bố chung của Pháp, Đức và Anh về tình hình Biển Đông.
Là các quốc gia thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), Pháp, Đức và Anh nhấn mạnh mối quan tâm đối với việc áp dụng phổ biến Công ước trong khuôn khổ pháp lý toàn diện, tạo cơ sở cho sự hợp tác giữa các quốc gia, khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực hàng hải. Ba nước nhấn mạnh tới Phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở La Haye được đưa ra theo UNCLOS vào ngày 12/7/2016.
Phap, Duc va Anh ra tuyen bo chung ve tinh hinh Bien Dong
 
Cũng theo thông cáo, Pháp, Đức và Anh hoan nghênh các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) dựa trên các quy tắc, hợp tác và hiệu quả phù hợp với UNCLOS.
Đức, Pháp và Anh kêu gọi tất cả các quốc gia ven biển trong khu vực Biển Đông thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng, góp phần duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và an toàn trong khu vực, bao gồm việc đảm bảo quyền của các quốc gia ven biển trong vùng biển, quyền tự do hàng hải trên khu vực Biển Đông.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng khẳng định nước này có lợi ích trong hòa bình và ổn định ở Biển Đông, đồng thời bày tỏ ủng hộ tự do hàng hải và hàng không, hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở ở các vùng biển quốc tế theo luật pháp quốc tế.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, phát biểu trong một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Raveesh Kumar nhấn mạnh: "Biển Đông là một phần của lợi ích chung toàn cầu. Do đó, Ấn Độ có lợi ích gắn bó với hòa bình và ổn định trong khu vực".
Phía New Delhi cũng cho rằng mọi bất đồng phải được giải quyết một cách hòa bình, bằng việc tôn trọng các quy trình pháp lý và ngoại giao, không chọn cách đe dọa hoặc sử dụng vũ lực./.
Theo Thanh Bình/Huy Lê (TTXVN/Vietnam+)

MỘT BÀI RẤT HAY CỦA FB TRƯƠNG NHÂN TUẤN: THỦY THỦ TRÊN CHIẾN HẠM ROOSEVELT ĐỔ BỆNH VÌ COVID-19; AI CHỊU TRÁCH NHIỆM: BỘ HẢI QUÂN MỸ HAY LÃNH ĐẠO VIỆT NAM?


NẾU ĐÀI LOAN, BIỂN ĐÔNG RƠI VÀO TAY TRUNG CỘNG; TƯƠNG LAI CHÂU Á SẼ NHƯ THẾ NÀO?
Đức Quỳ
19 giờ ·
Ai chịu trách nhiệm trong việc nhân sự chiếc Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt bị “cách ly” do Covid-19?
Trương Nhân Tuấn
8-4-2020
Vụ hạm trưởng chiếc Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt, tức Đại tá hải quân Crozier vừa bị quyền Bộ trưởng Hải quân Thomas Modly cách chức không đơn thuần là sự khủng hoảng trong nội bộ lực lượng Hải quân của Hoa Kỳ. Hầu như toàn bộ nhân sự phụ trách vận hành chiếc tàu, trên 4 ngàn người, đã bị “cách ly” ở Guam do Virus Corona. Vụ lây lan này bị nghi là do cập bến Đà Nẵng hồi đầu tháng ba.
Hệ quả việc này lực lượng hải quân của Mỹ ở Á châu, thuộc Đệ thất hạm đội, đã bị “hở bụng”. Thiếu chiếc USS Theodore Roosevelt cùng lực lượng không quân của nó, vùng biển Đông Á, từ Guam cho tới bờ biển VN, trong chừng mực “cán cân lực lượng” giữa Mỹ và Trung Quốc đang bị lệch về phía Trung Quốc.
Dĩ nhiên chuyện này là chuyện “nội bộ” của Hoa kỳ. Nhưng hệ quả trực tiếp cho khu vực là Đài Loan và các đảo của VN ở Trường Sa có thể bị TQ đe dọa trực tiếp. Trung Quốc có thể lợi dụng lúc Đệ thất Hạm đội của Mỹ “bối rối” vì Covid-19 để “hạ thủ”, “giải phóng” Đài Loan cũng như các đảo Trường Sa của Việt Nam. TQ sẽ đặt cả thế giới vào “việc đã rồi”.
Ai chịu trách nhiệm cho vấn đề này?
Trên VOA có đăng tải một số tin tức liên quan đến vụ việc. Nhưng người ta vẫn hoang mang là cấp trên của Đại tá hạm trưởng Crozier có “cho phép” chiếc USS Theodore Roosevelt cập bến Đà nẵng hay không?

Covid-19 là thất bại tình báo tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ?

VTC News

Bằng sự thờ ơ chưa từng thấy, thậm chí là tắc trách, chính quyền Trump đã gây ra một bức tranh thảm khốc bất ngờ cho người dân Mỹ.
Covid-19 là thất bại tình báo tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ?
Có thể nói, chính quyền Trump đã thất bại cả trong việc thực hiện các cảnh báo lặp đi lặp lại của cộng đồng tình báo về sự bùng phát của virus corona chủng mới, lẫn áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa hiểm họa đã được dự báo.
Thất bại lịch sử của cộng đồng tình báo Mỹ là không thể thuyết phục chính quyền Trump phản ứng quyết liệt với Covid-19. (Ảnh: CNN)
Chính phủ liên bang - nhân tố nắm các nguồn lực và sáng kiến để đương đầu với những tác hại có thể do virus gây ra, đã không thể khiến người Mỹ an toàn hơn.

Mình đi phát phiếu gạo.

Mai Thị MùiTheo dõi
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, giày và ngoài trời
Gặp mấy chị, mấy cô đang lúi húi nhặt ve chai hoặc những người đã “nâng tầm” lên thành “bà mua ve chai” thấy hầu như toàn người Bắc. Mình xa quê đã lâu nhưng vẫn đoán được quê quán người đối diện qua giọng nói. Thôi thì đủ cả Nam Định quê mình, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Thái Bình…Mình chưa một lần về lại quê nhà. Không biết ngoài ấy có người Nam đi nhặt ve chai không nhỉ? Chắc là không. Thực tế là rất ít người đang ở Nam lại lộn ra Bắc sinh sống trừ trường hợp kết hôn hoặc chuyển công tác bắt buộc.

Biển Đông: Việt Nam làm gì để giữ chủ quyền khi 'ở vào thế yếu'?

Mỹ Hằng

South China Sea, Vietnam, protestsBản quyền hình ảnhNOEL CELIS/GETTY IMAGES
Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi loan tin đã khống chế được ổ dịch Covid-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc liên tiếp cho triển khai nhiều hoạt động trên Biển Đông, tại các khu vực có tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng.

Bài Quan trọng: BIẾN ĐỘNG SẮP TỚI CỦA TRUNG QUỐC


BIẾN ĐỘNG SẮP TỚI CỦA TRUNG QUỐC
Cạnh tranh, virus corona và điểm yếu của Tập Cận Bình


Bùi Mẫn Hân, Foreign Affairs, 3/4/2020
Nguyễn Trung Kiên dịch.

Trong vài năm qua, cách tiếp cận của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc đã có một bước ngoặt lớn, chuyển từ trạng thái cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh sang trạng thái cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Hầu hết các nhà hoạch định chính sách và nhà bình luận Hoa Kỳ coi chiến lược mới mang tính đối đầu này là một phản ứng đối với sự tự mãn ngày càng tăng của Trung Quốc, thể hiện rõ nét qua nhân vật gây tranh cãi của Trung Quốc –Chủ tịch Tập Cận Bình . Nhưng cuối cùng, sự căng thẳng đang diễn ra này - đặc biệt là với áp lực ngày càng tăng của sự bùng phát đại dịch virus corona và sự suy thoái kinh tế [của Trung Quốc], có lẽ sẽ phơi bày sự thiếu bền vững và bất an, vốn đang chìm sâu dưới vẻ bề ngoài đầy tự tin của Tập, cũng như của chính quyền Bắc Kinh.

Biển Đông: Chiến lược của Việt Nam khi gửi Công hàm lên LHQ?

Trương Nhân Tuấn

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tháng 11/2017 ở Hà NộiBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tháng 11/2017 ở Hà Nội
Trên BBC có bài giới thiệu ý kiến các học giả Việt Nam, liên quan đến sự kiện "Phái đoàn của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc (LHQ) vừa gửi Công hàm từ hôm 30/3/2020 tới Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông".
Báo chí trong nước đồng loạt đăng tin này hôm 07/4.
Điều đầu tiên cần minh bạch. Việt Nam gởi công hàm lên Tổng thư ký LHQ nhưng gởi cho cơ quan nào?
Nếu gởi cho Đại hội đồng LHQ, tức gởi cho toàn thể các quốc gia hội viên của LHQ, vấn đề sẽ rất trọng đại.