Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

Mình đi phát phiếu gạo.

Mai Thị MùiTheo dõi
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, giày và ngoài trời
Gặp mấy chị, mấy cô đang lúi húi nhặt ve chai hoặc những người đã “nâng tầm” lên thành “bà mua ve chai” thấy hầu như toàn người Bắc. Mình xa quê đã lâu nhưng vẫn đoán được quê quán người đối diện qua giọng nói. Thôi thì đủ cả Nam Định quê mình, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Thái Bình…Mình chưa một lần về lại quê nhà. Không biết ngoài ấy có người Nam đi nhặt ve chai không nhỉ? Chắc là không. Thực tế là rất ít người đang ở Nam lại lộn ra Bắc sinh sống trừ trường hợp kết hôn hoặc chuyển công tác bắt buộc.

Thực tế cho thấy ngay đến cả trong hoạt động nghệ thuật các nghệ sĩ cũng phải Nam tiến mới thành danh và thành đạt. Mình có vài người bạn ra Bắc sinh sống một thời gian, cuối cùng đều cuốn gói về Nam. Họ không quen cái kiểu bước chân vào nhà cũng phải mang đôi dép nhét vào góc cửa kẻo 2ph sau có đứa khều mất. Họ không muốn phơi vài bộ quần áo trên dây mà phải ngồi canh cho đến lúc khô thì cất liền kẻo cuối cùng còn mỗi sợi dây thép giăng ngang. Họ không muốn ngày tết mua vài chậu cảnh để trước cửa sáng dậy không còn cái lá.
Tôi là người Bắc. Nếu hỏi tôi có tởm người Bắc không tôi xin trả lời CÓ. Nhưng TỞM ở đây là tôi tởm những thói hư tật xấu của họ. Tôi không tởm con người họ. Tại sao gia đình tôi không đi khều dép? Anh em tôi không đi rút quần áo trên dây phơi? Chị em tôi không đi vác chậu kiểng?
Tại sao dân miền Nam khi nghe Bắc 54 không có ác cảm mà nghe Bắc 75 lại tỏ ý đề phòng, khinh bỉ, căm tức? Cùng là dân Bắc nhưng tại sao lại có sự khác biệt lớn về nhân cách, nhận thức, tư cách con người? Cùng là người Bắc nhưng người mới vào (Nam) sẽ không được đĩnh đạc, trung thực, chân thật như người đã di cư lâu năm?
90 năm đã biến miền Bắc thành một vùng đất lọc lừa, xảo trá từ già đến trẻ, từ quan chức đến dân thường, từ người nghệ sĩ đến anh xe ôm, từ người thầy đến cô bán hàng rong…
Sau 1975 miền Nam mới có cân điêu, mới có bột gạo giả bột sắn dây, mới có 9 cái bánh gọi là một chục, mới có kẹo đậu phộng hột to để trên mặt, hột nhỏ hột cháy xếp dưới đáy bịch…
Lúc đầu bị những trò lọc lừa, gian manh ai chả bực. Ngồi nghĩ lại chỉ thấy thương. Chợt nhớ câu “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Chả ai sinh ra đã là quỷ. Sống với quỷ sao nên thánh được! Chắc chẳng ai nỡ kết tội nạn nhân.
Cái đói cái nghèo khiến con người ta quên đi cả nhân phẩm, nhân cách, đạo đức. Kèn cựa, xô đẩy nhau đến nghiệt ngã. Tại sao họ giành giật nhau vài kí gạo, vài gói mì tôm, chai nước tương, chục quả trứng?
Khi Trump thông báo sẽ trợ cấp mỗi người dân Mỹ 1200 USD thì bảo đảm số tiền ấy sẽ đến tận tay người dân. Khi lũ lụt quét qua một số bang của Mỹ người dân họ cũng không đi giành giật thực phẩm vì họ biết chính phủ sẽ không để họ chịu đói chịu rét. Trong cuộc sống hằng ngày người vô gia cư cũng được đối xử với lòng nhân để họ không thấy tủi thân. Họ được phát food stamp, rồi dùng những stamp đó đi đổi thực phẩm ở các siêu thị và cửa hàng. Họ không phải chầu chực ở những food stall chờ chủ tiệm bố thí cho mấy mẩu bánh hay tô bún, tô phở. Họ “ăn xin” nhưng cũng ăn xin rất “đĩnh đạc”.
Một số bộ phận dân Việt ngày thường đã khốn đốn vì cơm áo gạo tiền, nay dịch bệnh hoành hành cái ăn cái mặc bỗng trở thành điều khắc khoải. Họ đi giành giật từng hạt gạo, họ ào vào cướp, lấy cho được, không xếp hàng, không chờ đợi. Vì đâu? Cho đến giờ này đã có ai nhận được 1 triệu hỗ trợ chưa? Cướp vào nhà bạn bạn gọi 113 có đến ngay không? Bạn cấp cứu 115 có đến ngay không? Tiền điện tháng này thử trễ vài ngày xem nhà bạn có như đêm 30 ngay không? Chính phủ thông báo thịt heo sẽ 70k/kg, bạn nào ra chợ mua được giá này mình trả luôn 100k. Cho đến giờ này đã có tổ chức chính quyền nào đứng ra hỗ trợ cho dân đói dân nghèo chưa? Dân tình thương nhau thì tự đứng ra hỗ trợ nhau chứ nào dám giao cho “chính quyền”. Một chính quyền mà dân không còn tin tưởng thì đừng đòi hỏi xếp hàng, trật tự và ý thức nhé. Họ chỉ biết kéo chăn đắp cho mình thôi. Con người suy cho cùng tự trong bản thân mỗi người sự ích kỉ luôn hiện hữu. Khi miếng ăn còn lơ lửng đe dọa mạng sống đừng đòi hỏi ở họ sự nhân văn. Tôi nhìn đám người đi giành giật miếng ăn chỉ thấy thương không thấy đáng trách. Sự giành giật này đến từ ngày dân miền Nam giành nhau nhảy lên tàu xô ra biển đi tìm mảnh đất mới, từ ngày các cô, các chị gót sen hồng đi kinh tế mới trồng khoai, các anh sinh viên, các chú nhạc công đi đạp xích lô, các nhạc sĩ tình ca đắng lòng viết những bài ca cách mạng…Sự giành giật này dẫn dân tộc tôi đi đâu?
Hàng năm hàng năm từng dòng người Bắc lũ lượt Nam tiến. Rồi miền Nam cũng chẳng còn là miền đất hứa, gạo trắng nước trong đã từng đi vào bài hát. Miền Tây, vựa lúa của cả nước giờ đây ngập mặn. Nước sinh hoạt còn khát nói chi nước canh tác. Từng dòng người cả Nam lẫn Bắc lũ lượt Mỹ tiến, Pháp tiến, Đức tiến.
Nhiều người bạn của tôi đang định cư ở các nước họ bảo nếu không còn CS họ nhất định quay về quê nhà. Mơ ước của họ chắc đành để dành kiếp sau. Còn tôi, ngày ngày đi ngoài đường nghe thanh âm “Cô giáo hôm nay không đi Nàm à?”, “Cô ơi cầm phiếu đến chỗ nào Nấy gạo?” lòng lại hướng về đất Nam Định. Nếu CS không còn trên mảnh đất này không cứ gì Nam Định, tôi sẽ đặt chân đến bất cứ nơi nào trên đất mẹ. Vì khi hòa bình về trên dải đất này, với tôi nơi đâu cũng là nhà, cũng là đất lành cho cánh chim nhỏ nhoi là tôi đậu.

Không có nhận xét nào: