Ngày 19/3 vừa qua, tờ Asian Age đăng tải bài viết của tác giả Maura Moynihan, một chuyên gia về Tây Tạng từng làm việc với cộng đồng người Tây Tạng tị nạn tại Ấn Độ nhiều năm, bình luận về việc các quốc gia trên thế giới đã phải trả giá trong đại dịch “Viêm phổi Trung Quốc” khi hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong nhiều năm nay, bất chấp tình hình nhân quyền vô cùng tệ hại tại Trung Quốc.
Dưới đây là bản dịch toàn văn bài viết. Bản gốc tham khảo tại đây.
*
Bài học trong dịch corona:
Thân thiện với chính quyền Trung Quốc dưới thời Tập sẽ phải trả giá đắt
Thân thiện với chính quyền Trung Quốc dưới thời Tập sẽ phải trả giá đắt
Chúng ta cần đứng về phía người dân Trung Quốc, chứ không phải là [Đảng Cộng sản Trung Quốc,] bóng đen đã nô lệ họ trong hơn 70 năm qua.
2020 là năm con Chuột trong lịch Trung Hoa, và mạng xã hội đang tràn ngập các bức hình về chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang chiến đấu chống lại đại dịch – dịch corona mới đã bùng phát tại Vũ Hán, Hồ Bắc, rồi lan ra khắp thế giới. Thực vậy, cái chính quyền “tư bản toàn trị” vẫn thường tự huyễn đang bị thử thách một cách đau đớn bởi cách xử lý khủng hoảng dịch bệnh dẫn tới sai lầm thảm khốc. “Dịch bệnh của Tập Cận Bình”, đó là một đại dịch toàn cầu, có khả năng làm đổ vỡ nền kinh tế thế giới, lây lan và giết chết hàng triệu người.
Cái giá phải trả cho việc hợp tác với chính quyền Trung Quốc là: việc bình thường hóa một nền độc tài lớn nhất và giàu có nhất thế giới, một nền độc tài nơi mạng người trở nên rẻ mạt, còn quyền lực và sự kiểm soát là ưu tiên hàng đầu.
ĐCSTQ đã hoàn toàn xâm nhập vào nền kinh tế quốc tế, và nó xảy ra bởi vì giới tinh hoa thế giới mong muốn lợi dụng lao động nô lệ là người Trung Quốc, trong khi tiếp tay cho tội ác của chủ nô là ĐCSTQ. Các công ty Trung Quốc dù có mặt, lại không bị Thị trường Chứng khoán New York kiểm toán. Việc lạm dụng nhân quyền tại Trung Quốc bị xem nhẹ tại Liên Hiệp Quốc. Các cơ quan truyền thông dòng chính của phương Tây trong nhiều năm đã in ấn tuyên truyền của Tân Hoa Xã như thể đó là sự thật, và không bao giờ báo cáo về những cuộc tranh đấu đồi bại bên trong nội bộ ĐCSTQ; về cuộc đối đầu của phe “đỏ” của Giang Trạch Dân và Bạc Hy Lai với phe “trắng” của Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn; những phe đảng đã thống trị 1,3 tỷ người dân Trung Quốc dưới nắm đấm sắt.
Với việc đại dịch corona trở nên nghiêm trọng và một nửa Trung Quốc bị phong tỏa, phe “trắng” của Tập Cận Bình đang bận rộn phá hủy nhà thờ Hồi giáo, Kitô giáo, đền chùa, bắt giữ tỷ phú Jimmy Lai ở Hồng Kông, trong khi đáng nhẽ ra họ cần phải sơ tán người dân, và kiểm soát đại dịch. Việc người đại diện tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ca ngợi Tập Cận Bình ở Bắc Kinh đã gây nên sự phẫn nộ trên toàn thế giới. Tháng 12/2019, bác sĩ Lý Văn Lượng tại Vũ Hán đã cảnh báo chính quyền Bắc Kinh về dịch bệnh. Ngoài xã hội, bác sĩ Lý được coi là người hùng, nhưng ĐCSTQ đã trừng phạt ông vì “lan truyền tin đồn về chính quyền”. Ngày 7/2, bác sĩ Lý chết vì viêm phổi do virus corona mới, và người Trung Quốc coi ông như kẻ sĩ tử vì đạo.
Trong nhiều thập kỷ, ĐCSTQ đã làm nhiều điều hung ác – diệt chủng, trại tập trung, thu hoạch tạng – nhưng chẳng có vi phạm nào gây trở ngại cho nguồn vốn FDI tới từ nước ngoài tràn vào Trung Quốc. Cuốn sách của Rosemary Gibson, “China Rx“, đã chỉ ra việc các công ty y dược của Mỹ chuyển nhà máy tới Trung Quốc, mà không hề quan tâm tới hậu quả về y tế và an ninh quốc gia. Nhà máy penicillin cuối cùng của nước Mỹ đóng cửa vào năm 2004, và ngày nay, 90% các hợp chất y dược quan trọng được sản xuất tại Trung Quốc. Cái logic về việc chuyển dời chuỗi cung ứng tới một đế chế cộng sản cách xa nửa vòng trái đất đang đụng độ với hiện thực, bởi vì rồi người Mỹ sẽ sớm phát hiện ra rằng dược phẩm của họ bị cạn kiệt – trong khoảng 2 đến 3 tháng, theo một số nhà phân tích.
Các đối tác toàn cầu của Trung Quốc đang ra rả tuyên truyền trong khi thị trường chứng khoán rớt thảm khốc. Ở mọi nơi người ta có thể bắt gặp các “cái đầu biết nói”, lên án việc hạn chế đi lại, ca ngợi sự lãnh đạo của ĐCSTQ, trong khi thực tế là trên Twitter, các video [về tình trạng Trung Quốc] có cảnh cảnh sát đánh trẻ em, xô đẩy cha mẹ chúng vào thùng xe cảnh sát, và sự hỗn loạn, cùng những cái chết bên trong các trung tâm cách ly. ĐCSTQ đang đổ tội cho Hoa Kỳ là nguồn gốc của đại dịch – vào ngày 26/1, một blog của quân đội Trung Quốc đã đăng tải một bài viết nói rằng virus corona mới là một “vũ khí sinh hóa do Mỹ chế tạo để nhắm vào Trung Quốc”. Sau đó, ngoại trưởng Mike Pompeo của Mỹ đã phản ứng lại một cách rõ ràng: “Không có ai ngoại trừ ĐCSTQ không nói rằng virus đến từ Vũ Hán.”
Phương Tây đã quá trễ nải trong việc nhìn nhận lại sự hỗ trợ của mình dành cho ĐCSTQ. Không ai nghĩ rằng họ sẽ đi tới một bữa tiệc tại New York, Paris hay London, mà mặc một chiếc áo thun in hình Hitler hay Stalin, nhưng giờ đây việc phô ra vẻ mặt tàn nhẫn của Mao Trạch Đông – kẻ giết người hàng loạt nhiều nhất trong lịch sử nhân loại – lại được cho là lịch sự. Các “think tank” của phương Tây trong nhiều năm đã xuất bản sách mô tả Trung Quốc như là bá chủ của thế kỷ 21. Xin được hỏi Trung Quốc nào? Trung Quốc của bác sĩ Lý Văn Lượng, của dân chủ Hồng Kông? Hay là Trung Quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc với hai phe “đỏ” và “trắng”, của cái đảng mà phương pháp tra tấn của nó có thể khiến Phát-xít tự hào?
Các quốc gia đã mua dây buộc mình vào ĐCSTQ, như Ý và Iran, hiện đang ngập trong virus, trong khi Ấn Độ và Đài Loan, những nước không nằm trong kế hoạch Một vành đai một con đường của Tập Cận Bình thì có ít ca nhiễm hơn. Lưu Hiểu Ba, tác giả, nhà thơ, người nhận giải Nobel Hòa bình, đã chỉ trích ĐCSTQ vì “bám giữ một thái độ chính trị độc tài, gây ra các thảm họa nhân quyền và xã hội, kìm chế sự phát triển của người Trung Quốc, và cản trở bước tiến của nền văn minh nhân loại”. Lưu Hiểu Ba đã bị cầm tù dưới tội danh giống như bác sĩ Lý Văn Lượng: “lan truyền tin đồn về chính quyền” – và ông mất trong tù năm 2017.
Chúng ta cần đứng về phía người dân Trung Quốc, chứ không phải là [Đảng Cộng sản Trung Quốc,] bóng đen đã nô lệ họ trong hơn 70 năm qua.
Maura Moynihan, The Asian Age
Minh Nhật biên dịch
Minh Nhật biên dịch
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét