Xưa nay thế giới quen với việc Mỹ ôm một đống đô la, giang tay cứu giúp nước này nước nọ, Mỹ mang tên lửa và tàu sân bay đi đánh dẹp nơi này nơi khác để vãn hồi trật tự theo quan điểm toàn cầu của Mỹ.
Ngày nay thế giới phải làm quen với việc tự lo thân không có ai bảo kê nữa. Nước nào muốn được bảo vệ phải mất tiền thuê Mỹ chứ không phải mãi miễn phí như trước.
Ngày nay thế giới phải làm quen với việc tự lo thân không có ai bảo kê nữa. Nước nào muốn được bảo vệ phải mất tiền thuê Mỹ chứ không phải mãi miễn phí như trước.
Đó là quan điểm mới, xét ra là hợp lý trong thời đại mới và triết lý mới. Các nước cần tự lực vươn lên bằng nội lực của mình chứ không thể mãi ngửa nón nhận tiền của Hoa Kỳ như trẻ con quen bú tý ... bà hàng xóm.
Nước Mỹ cũng không phải như quan niệm cũ kỹ là một chiếc ô che chở thế giới, vì dù giàu mạnh tới đâu thì quốc gia nào cuối cùng cũng phải lo trước hết cho dân mình vì nước mình rồi dư ra mới tính đến việc ban phát. Mặt khác, bản thân chiếc xe tăng Mỹ cũng gặp nhiều khó khăn bế tắc trước những mục tiêu xương xẩu ở khắp nơi, từ châu Á như Việt nam đến Syria, Apganistan tại Trung Đông, thậm chí phát ốm với những nơi được coi là sân nhà châu Mỹ như Venezuela đến nỗi Mỹ phải quay bước, ngoảnh mặt làm ngơ.
Ngược lại khi chàng cao bồi viễn Tây Hoa Kỳ quay về chăm lo cánh đồng của mình thì những anh em đồng minh từ lục địa châu Âu cũng bắt đầu thích thú với người bạn da vàng mũi tẹt lắm tiền từ phương Đông là Trung quốc. Châu Âu rộng cửa đón Hoa lục xếnh xáng tới đầu tư làm ăn. Chú Tầu thậm chí sẵn lòng mua và mua tốt cả những thứ lẽ ra các nước dân chủ châu Âu không được phép bán là các cảng biển – cái cuống họng của quốc gia. Nhưng như người ta nói, dân Việt nam có thể mua được nhiều đồng chí Nga bằng vodka thì cớ gì Trung hoa không mua được châu Âu bằng rượu Mao đài và kèm theo là nhiều điều kiện ưu đãi khổng lồ không cần ghi vào các bản hợp đồng thương mại?
Trên thực tế Trung Quốc đã có trong tay hơn hai chục hải cảng nước ngoài trên toàn thế giới, trong đó có một cảng ở Djibouti, sát cạnh một căn cứ quân sự của Mỹ. Thế nhưng với việc thuê cảng Darwin trong 99 năm của anh bạn đồng minh Úc đại lợi, đây là lần đầu tiên người Tầu đã « mua » được một hải cảng của một đồng minh thân cận của Mỹ, đang cho quân đội Mỹ đồn trú và vậy mà Mỹ chỉ còn biết thở dài.
Nhưng kinh khủng hơn là các đồng minh cũ của Hoa Kỳ là các nước thuộc Nato cũng bị Trung Quốc kẹp cổ gọn gàng với quyền lực siêu mềm. Trung cộng đã đạt được chỗ đứng trong ba cảng lớn nhất châu Âu tương ứng Euromax tại Biển Bắc là Rotterdam ở Hà Lan, Antwerp ở Bỉ, và Hamburg, Đức, nơi xây dựng một bến tàu mới.
Ở biển Địa Trung Hải Trung quốc đã tung tiền ra để mua cảng biển Piraeus. Khi Người Trung quốc tới, số lượng container đi qua cảng Piraeus đã tăng vọt. Piraeus chính thức trở thành cảng bận rộn nhất ở khu vực Địa Trung Hải Mục tiêu của Trung Quốc là biến cảng này thành trung tâm trung chuyển lớn nhất giữa châu Âu và châu Á và trở thành cảng lớn nhất ở châu Âu.
Ở biển Địa Trung Hải Trung quốc đã tung tiền ra để mua cảng biển Piraeus. Khi Người Trung quốc tới, số lượng container đi qua cảng Piraeus đã tăng vọt. Piraeus chính thức trở thành cảng bận rộn nhất ở khu vực Địa Trung Hải Mục tiêu của Trung Quốc là biến cảng này thành trung tâm trung chuyển lớn nhất giữa châu Âu và châu Á và trở thành cảng lớn nhất ở châu Âu.
Nhưng có lẽ cũng khó ngờ là đồng minh ruột của Mỹ tại Trung Đông - Tại Israel, Trung Quốc đang xây dựng hai cảng mới, tại Haifa và Ashdod. Mỹ biết và Mỹ im lặng vì bất lực.
Đầu tư cảng là phương thức mà qua đó Trung Quốc có thể tạo ra ảnh hưởng chính trị, kiềm chế chế các nước nhận đầu tư qua cảng biển và dĩ nhiên có ý nghĩa quân sự cũng như dân sự để tạo thuận lợi cho các hoạt động hải quân tầm xa của Bắc Kinh.
Khi Mỹ lúng túng với các vấn đề đối nội đầy chia rẽ thì Trung quốc vươn bàn tay dài ôm khắp địa cầu, mua tất cả những gì có thể mua và tỏ ra chủ động trong hoạch định chiến lược toàn cầu.
Đầu tư cảng là phương thức mà qua đó Trung Quốc có thể tạo ra ảnh hưởng chính trị, kiềm chế chế các nước nhận đầu tư qua cảng biển và dĩ nhiên có ý nghĩa quân sự cũng như dân sự để tạo thuận lợi cho các hoạt động hải quân tầm xa của Bắc Kinh.
Khi Mỹ lúng túng với các vấn đề đối nội đầy chia rẽ thì Trung quốc vươn bàn tay dài ôm khắp địa cầu, mua tất cả những gì có thể mua và tỏ ra chủ động trong hoạch định chiến lược toàn cầu.
Trong đại dịch Vũ Hán, người ta tưởng Trung quốc sắp thành một nghĩa địa khổng lồ và chủ nghĩa cộng sản không thể bị giết chết bởi nền dân chủ phương Tây sẽ bị con virus bé nhỏ tiêu diệt và thế giới dân chủ sắp đến lúc hoan ca. Nhưng Trung quốc thậm chí không chết mà còn tự cứu, tự hồi phục. Khi châu Âu toang bởi bệnh dịch, nước Mỹ vừa lao đao chống giặc Corona vừa chống nhau quyết liệt trên lĩnh vực chính trị không thể cứu châu Âu, mặt khác chính châu Âu ban đầu cũng đóng cửa thân ai nấy lo thì hàng đoàn máy bay vận tải Trung cộng nối nhau đáp xuống Ý và nhiều nơi khác chở máy thở và thiết bị chống virus tới những nơi đang lâm nạn. Cả Mỹ lẫn châu Âu nhịn nhục để bay tới Bắc Kinh, dựa vào hàng hóa chống dịch Covid của Trung quốc ! Đó là một sự thực. Đó là một điểm yếu chết người, gót chân Asin của nền dân chủ thế giới.
Trong khi các quốc gia dân chủ phải đưa lên bàn nghị sự về một gói cứu trợ nội bộ, việc phân phối hàng hóa liên bang và các tiểu bang, việc cứu xét một chính sách công phải bàn thảo, tranh cãi nảy lửa không giải quyết được thì với Trung quốc, Tập Cận Bình chỉ cần lắc hoặc gật đầu một cái thì mọi việc được thực hiện xong trong ba ngày thay vì các nền dân chủ mất cả tháng cho cùng một vấn đề.
Trung quốc không có chuyện như Mỹ, một anh thống bang có thể cãi Tổng thống Liên bang nhem nhẻm mà tổng thống đành bấm bụng chịu. Trung quốc không có chuyện các phó thường dân ở 51 tiểu bang của nước Mỹ công khai cãi cọ với Tổng thống trên Twitter bằng giọng điệu có phần hỗn hào và vẫn nhơn nhơn hưởng mọi đãi ngộ của nền dân chủ Mỹ. Cũng như tổng thống Doanld Trump có thể không hoàn hảo nhưng nhìn xem đảng dân chủ có vẻ chỉ quan tâm mỗi việc phải hạ bệ ông ấy thay vì lo lắng cho vận mệnh Hoa Kỳ. Những gì người ta thấy trong thời gian qua là đảng dân chủ ngày càng tỏ ra thiên tả, coi nhẹ các vấn đề đối nội đối ngoại chỉ dồn toàn lực lo chỗ đứng trên chính trường cho đảng của họ ?
Không có gì nghi ngờ rằng nền Dân chủ là nhân bản là tốt đẹp là đích đến của nhân loại, nhưng qua thảm họa China virus này, đã đến lúc nền dân chủ Phương Tây phải nhìn lại mình, thấy lỗ hổng của mình để trám lại, điều chỉnh lại, dù có thể là ngắn hạn để chống lại một Trung quốc đang bao trùm thế giới bằng sức mạnh độc tài.
12/4/2020
MXD
MXD
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét