Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020

ĐỌC MEKONG DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH

Nhờ có nhiều ngày diện bích ở nhà nên đọc và viết kha khá, nhất là đọc lại MEKONG DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH của nhà văn, BS Ngô Thế Vinh, Rất thú vị.
Mời các bạn đọc nhé, sẽ up phần còn lại vài ngày tới (Sợ các bạn thấy ngán vì dài)
Thân mến, Ngã Du Tử
ĐỌC MEKONG DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH
Của nhà văn, bác sĩ Ngô Thế Vinh
Mekong - Dòng sông nghẽn mạch của nhà văn, Bs Ngô Thế Vinh là cuốn tiểu thuyết ký sự khá kỳ công, ly kỳ và hấp dẫn mà tác giả đã tận mắt đến chứng kiến như chuyến du khảo bắt đầu từ cuộc thâm nhập con đập Mạn Loan (Manwan) thuộc Vân Nam, Trung Quốc cho đến kỳ cùng của con sông Hậu, Việt Nam, cũng như vùng Tràm chim, Tam Nông thuộc Đồng Tháp Mười khu sinh thái của các loài dã hạc quý còn lại của miền Nam, sự gặp gỡ giáo sư Võ Tòng Xuân ở đại học An Giang, cho đến về Bến Tre và thay lời kết Cho một dòng sông, cùng với nhiều suy nghĩ của các bậc thức giả viết về nó. Với sự trang trãi nổi lòng mình từ sự yêu mến con sông MeKong nói riêng và tổ quốc Việt Nam nói chung nhằm cảnh tĩnh và khuyến cáo với dân tộc và quốc gia Việt Nam hãy làm điều gì có thể trước khi sự xâm thực mặn và cuồng nộ của thiên nhiên nhận chìm cả đồng bằng phì nhiêu châu thổ sông Cửu Long, với tham vọng quá dữ dội của chính quyền Bắc Kinh, chắn dòng chính Mekong làm các con đập bậc thềm trên thượng nguồn, họ chỉ muốn làm lợi cho chính quốc gia Trung Cọng bất chấp các dân tộc khác tan hoang và điêu linh, nhất là những dân tộc cuối nguồn như Cam Bốt và Việt Nam chúng ta.

Câu chuyện ông kể lại suốt hành trình khá mạch lạc và lý thú bởi nhiều chúng cứ và dữ liệu trung thực từ thực tế chuyến đi, rất may là ông cũng là nhà nhiếp ảnh nên đến đâu là có hình ảnh minh họa đến đó làm cuốn hút hơn cho người đọc, rất may là tôi đọc vài lần thấy rằng đây là quyển sách quý và nhiều dữ liệu rất đáng để độc giả Việt Nam biết càng nhiều càng tốt hầu sau nầy nếu may mắn được góp sức vào sự cải thiện dòng sông Mêkong to lớn đã đi qua 6 quốc gia: Trung Hoa, Miến Điện, Thái, Lào, Cambodia và Việt Nam. Nó nuôi sống cho hơn 60 triệu dân của các nước của dòng Mekong đi qua, đặc biệt hơn là hệ sinh thái cùng hàng ngàn loài cá nước ngọt khá phong phú.
Ví dụ như cá quậy (Bow fish) thường sống ở phụ lưu Mêkong là sông Xi‘er gần Hồ Nhĩ Hãi thuộc Đại Lý, có đặc tính ngậm đuôi vào miệng và bung nhảy, vì vậy dân làng đặt là cá quậy. Những ngư dân ở gần hồ Nhĩ Hải, cũng như dọc dông Xi’er có nuôi loài chim Cốc (Coromorants) rồi huấn luyện bắt các chú cá Bow fish, ông kể lại với giọng văn điềm tĩnh khá lý thú, tôi nghĩ ai đọc cũng thấy thích thú.
Hay là loài cá Pla Beuk, tương truyền hàng năm và khoảng tháng 4, đoàn cá Pla Beuk ngược dòng từ thung lũng Luang Prabang phía bắc Vạn Tượng, Lào về hồ Nhĩ Hải, Đại Lý hơn 2000 km để đẻ trứng, sinh sản. Nếu như ở Đại Tây dương có loài cá Hồi rất đặc biệt ngược dòng hơn 20.000 cây số rất khổ sở, nhiều hiểm nguy tìm về cội nguồn nơi sinh ra để đẻ trứng duy trì nòi giống và kết thúc vòng đời, thì loài cá Pla Beuk ở MêKong cũng vậy. Thế giới sinh vật trong thiên nhiên biết bao điều kỳ thú.
Dĩ nhiên trong cuộc di chuyển trở về của loài cá Pla Beuk, ngư dân hai bên bờ sông bội thu về thực phẩm, “ngư dân Lào, Thái cho rằng cá Pla Beuk là linh ngư, đem đến vận may cho ngư dân, nó có thể dài 3m nặng đến 300kg là loài cá nước ngọt đặc biệt chỉ có ở sông Mêkong”. (Trang 64)
Từ mười năm nay, khi con đập Mạn loan (Manwan) chắn dòng 1993, người ta không còn thấy loài cá đặc biệt Pla Beuk/ Pangas Sianodon nầy lên hồ Nhĩ Hải sinh sản!!!
“Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây một sự kiện đáng ghi nhớ và gây nhiều tranh cãi là vào giữa Năm 1993 xảy ra một hiện tượng được coi là bất thường: Mực nước con Sông Mê-Kông phía hạ lưu đột ngột hạ thấp xuống mà không vào mùa khô, chỉ lúc đó người ta mới được biết lfa Trung Quốc đã xây xong con đập Mạn Loan (Manwan) và đó là thời điểm bắt đầu lấy nước từ con Sông Mê-Kông vào hồ chứa. Và họ cũng chẳng thèm thông báo gì cho các quốc gia dưới nguồn. Chỉ riêng với con đập Mạn Loan mà đã giữ tới 20% nguồn nước trên dòng chính, khúc Sông Mê-Kông chảy qua Vân Nam. Sau biến cố đó, phải nói là càng ngày càng có mối lo âu về ảnh hưởng của chuỗi đập bậc thềm Vân Nam. Mối quan tâm đó càng ngày càng gia tăng do nguyên nhân thiếu hẳn nguồn thông tin cung cấp bởi Trung Quốc." (Ct.Ly)
Cũng trong chuyến đi thực tế ấy, tình cờ nhưng may mắn ông gặp Giáo sư tiến sĩ Mika, người Nhật đang làm việc ở đại học Anh tại trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á (Center for South East Asian studies) dù không phải là chuyên môn của tác giả Ngô Thế Vinh nhưng ông cũng trao đổi về các sắc dân thiểu số, đặc biệt là các sắc dân thiểu số người Thượng ở Tây nguyên, Việt Nam. Hy vọng sau nầy ông cùng Ts Mika ấy mở rộng đề tài nầy.
Trong chuyến hành trình bằng thuyền xuôi dòng từ cảng Tư Mao (Simao) xuống tận bắc Thái Lan và Lào, ông mới thấy hết sự tàn phá dòng chảy của dòng sông MêKong mà Trung Hoa là thủ phạm:
“Vào tháng 4/2001 Trung quốc đã ký một thỏa ước về thủy vận trên sông Mekong nhưng chỉ với 3 quốc gia Miến, Thái và Lào với kế hoạch vét lòng sông cả dùng cốt mìn, chất nổ phá tung những khối đá trên các đoạn ghềnh thác, các đảo nhỏ trên sông để khai thông mở rộng dòng sông cho tàu lớn với trọng tải 500 đến 700 tấn để có thể di chuyển từ cảng Tư Mao, Vân Nam xuống Chiang Khong, Chiang Sean Thái Lan tận đến thủ đô Vạn Tượng, Lào. Trong khi Cam bốt và Việt Nam là 2 quốc gia trực tiếp chịu ảnh hưởng của kế hoạch ấy lại gạt ra ngoài. Hậu quả ra sao chẳng ai lượng giá được, nhưng chắc chắn nhịp độ thiên nhiên điều hòa của dòng chảy sẽ rối loạn, ảnh hưởng dây chuyền lên hệ sinh thái sông Mê kong”.
Đọc đến đây tôi mới hiểu rằng chính quyền Trung Quốc họ thích đàm phán song phương, bởi họ dễ bề khuynh đảo được những “ông chủ” quốc gia nhỏ bé đó để làm lợi cho chính họ bất chấp những ràng buộc của quốc tế, và tàn hại mội trường sinh thái thiên nhiên khi chuyện đã rồi thì chỉ có trời mới cứu vãn được mà thôi.
Đường lên Tư Mao (Simao), cách thị trấn Cảnh Hồng 165 Km về hướng đông bắc được coi là cửa ngõ xuống phương nam ta, cũng có con đập Cảnh Hồng khởi công nắm 1998.
Hồ Điền Trì/ Dian Côn Minh và Con sông Hồng thì thế nào? chính phủ Việt Nam có lẽ chưa biết được những gì về kế hoạch “Giải quyết môi sinh” của họ theo lối “ Ném bùn sang ao” của Côn Minh nói riêng và Trung Quốc nói chung. Tác giả viết:
“Những chuỗi hồ lớn nhỏ chạy dài đến tận Hà Khẩu (Hekou) biên giới phía bắc Việt Nam, một địa hình đặc biệt của cao nguyên Vân Nam. Hồ Điền Trì/ Dian là biển hồ lớn nhất Vân Nam…Hồ có diện tích 300 Km2, phía tây là núi đồi, phía đông hồ địa hình bằng phẳng, nguyên là khu chài lưới thịnh vượng , nhưng vì ô nhiễm từ các khu kỹ nghệ bờ đông nam nên không còn nhiều cá và thực sự không còn một nền ngư nghiệp, không sao xử lý được khối nước quá ô nhiễm trong Hồ lớn Điền Trì” (nghĩa là khu công nghiệp xả nước vô tội vạ xuống hồ) và “một kế hoạch táo bạo của chính quyền Vân Nam: dự trù chi phí 2 tỷ Yuan để khai thông một đường dẫn ra sông Hồng chảy qua Việt Nam rồi đỗ ra biển Đông, sau đó thay thế bằng nước sông Dương Tử dẫn vào hồ”. Tuy chưa có kiểm chứng được bao nhiêu phần trăm kế hoạch đầy sáng tạo và độc ác của các “công trình sư Đại Hán” ấy. Làm sao ta có thể kiểm chứng khi các kế hoạch luôn bị bưng bít, dấu nhẹm” bởi chính quyền Trung Quốc.
Và điều gì sẽ xãy ra, phải chăng cả dòng sông Hồng sẽ ô nhiễm trầm trọng và cư dân Việt Nam lãnh đủ cả, nguy hiểm và tàn độc như thế nhưng biết làm sao hơn?!
Một nổi uất nghẹn tràn dâng trong cả cộng đồng dân tộc Việt chứ nào phải chỉ có người dân dọc sông Hồng, con sông lớn nhất phía Bắc tưới tiêu cho cả đồng bằng sông Hồng trù phú nuôi sống cả hàng triệu người dân miền Bắc. Trung Quốc muốn xẻ vụn, xâm thực từng mảnh với dân ta, liệu rằng điều nầy chính phủ và dân tộc Việt có thấy?
( Còn tiếp)
NDT

Không có nhận xét nào: