Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

Mẹ già 80 vẫn sống cô quạnh vì 4 con giàu có không ai chịu nuôi

4 người con, gia cảnh ai cũng khá giả nhưng lại bạc đãi mẹ già ở cái tuổi hơn 80. Thậm chí họ còn cố 'moi' 10.000 đồng tiền điện của mẹ già nghèo khổ.

Mấy ngày gần đây, những dòng chia sẻ về hoàn cảnh của một cụ bà ở Nghệ An của anh thợ điện đã làm không ít người bất ngờ về sự bất hiếu của những đứa con dành cho một bà mẹ già.
4 người con của cụ, gia cảnh ai cũng khá giả nhưng lại bạc đãi mẹ già ở cái tuổi hơn 80. Thậm chí họ còn cố 'moi' 10.000 đồng tiền điện của mẹ già nghèo khổ.
Con trai cố "moi" 10 nghìn/tháng tiền điện của mẹ già nghèo khổ
Chủ nhân của dòng chia sẻ đó là anh Lý Cường, hiện đang công tác tại trạm điện huyện Anh Sơn, Nghệ An. Anh Cường cho biết: "Hôm đó, cơ quan mình có việc về xã Thọ Sơn để sửa chữa điện. Bà cụ nghe thấy có thợ điện nên đi bộ vài cây số ra chỗ bọn mình làm để nhờ vả".

Anh Cường cũng cho hay, đường đi về nhà cụ rất xa, nằm ngoằng nghèo trên sườn đồi, đường đi lối vào rất khó khăn: "Mình phải mất nửa giờ đồng hồ để đưa cụ về tận nhà. Nhà cụ khó đi lắm, vì vùng này toàn núi cao. Mình nghĩ cũng phục cụ thật, một thân một mình già cả đi đường núi ghập ghềnh như thế".
Toàn văn đoạn chia sẻ của anh Cường trên trang cá nhân:
"Cháu ơi! Bà nhờ các cháu tí được không?
Nghe tiếng gọi mình ngoảnh lại nhìn đập vào mắt mình là một cụ bà gầy gò và khắc khổ đang cả ngồi cả thở.
- Dạ. Bà nói đi ạ!
- Nhà bà mất điện ba hôm rồi, nhờ cháu vào sửa cho bà, rồi bà trả tiền công. Chứ mất điện bà đi không thấy gì ngã sưng cả trán. Rồi bà tháo khăn ra mình thấy một vết thâm to gần bằng bàn tay trên trán.
Thấy lạ mình gặng hỏi cụ: "Thế cụ ở một mình hay sao mà mất điện ba ngày rồi mà không có ai gọi thợ điện xã họ sửa cho?".
Cụ ngồi ngẫm một chút có vẻ như do dự khi nói ra điều gì đó. Vừa lúc có bà đứng gần nói: "Bà có năm người con ở gần đây, đứa nào cũng cửa nhà khang trang nhưng cụ vẫn sống một mình từ khi ông mất.
   Mẹ già 80 vẫn sống cô quạnh vì 4 con giàu có không ai chịu nuôi - Ảnh 1
Chân dung bà cụ đi đường xa để nhờ thợ điện

DƯ ÂM ĐẮNG CHÁT SAU MỘT ĐẠI LỄ KỶ NIỆM ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU

Hoàng Văn


Ngày đại lễ cấp Quốc gia Kỷ niệm 250 năm sinh đại thi hào Nguyễn Du và thế giới tôn vinh ông là Danh nhân văn hóa được tổ chức tại thành phố Hà Tĩnh vào đầu tháng 12 vừa qua đã để lại những dư âm buồn- mà bao trùm là sự cay đắng, thất vọng ở đông đảo người dân dù được tham dự tại chỗ hay xem qua Truyền hình trực tiếp...

1. Phần Lễ :

Những bài diễn văn được viết sẵn cho các lãnh đạo từ TW tới địa phương đọc đã gây phản cảm không ít cho mọi người. Vị nào cũng cố trình bày cho thật đầy đủ thân thế, sự nghiệp của đại thi hào, với một giọng đọc nếu không nhát ngừng thì cũng gợi cho người nghe cảm giác về một sự gượng gạo, vô cảm, miễn là đọc cho hết "suất"- và nhất là có những cách diễn đạt xách mé, vô văn hóa, ví như: "Bố của Nguyễn Du là ông Nguyễn Nghiễm", v.v. Trong khi đó, bài diễn văn của bà đại diện cho UNESCO lại đầy cảm xúc chân thành, tươi mới, với sự đánh giá khách quan và công bằng về đại thi hào dân tộc Việt Nam, có thể nói là một điểm sáng chói duy nhất trong Lễ Hội trang nghiêm trọng đại này!

Hồng Beo: Chuyện bây giờ mới kể - Nhân ông Khế bị phản trắc



1. Ông Nguyễn Công Khế, thời còn tổng biên tập, gần như bị nhiều tai tiếng nhất trong làng báo. 

Theo Beo, có nguyên nhân từ mối quan hệ quá rộng với các quan chức cấp cao của ông. Hẳn nhiên, ko thiếu trong đó những đồng nghiệp ghen tức ngấm ngầm, ông luồn lọt mưu cầu…, mưu cầu gì thì  có lẽ chỉ người chửi ông mới biết bởi hai chục năm, ông vẫn ngồi mỗi cái ghế đầu sóng ngọn gió, thơm tho không đủ bù cay đắng.

Beo chỉ kể, chuyện chứng kiến.

Một lần, ngồi với quan nhất phẩm. Mục đích cuộc gặp để ông cứu lính, trong một vụ tấn công tham nhũng. Lần ấy, ông thua. Beo không biết chú lính kia có biết ông nhịn nhục đi xin xỏ bảo vệ cho nó không, nhưng đồn đại ông bỏ rơi, vắt chanh bỏ vỏ lính, thì đầy trên mạng.

NXB Giáo dục trả lời "lo lắng cho tương lai" khi con trẻ học sách GS.Hồ Ngọc Đại

THÙY LINH (GHI)

(GDVN) - Sau khi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết của tác giả Trần Hương Giang về bộ sách của GS.Hồ Ngọc Đại đến nay đã nhận được câu trả lời.
LTS: Bài viết “Cho con trẻ học sách của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, tương lai của chúng ta sẽ ra sao?” của tác giả Trần Hương Giang đăng tải ngày 28/9/2015 trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được sự đón nhận, ủng hộ của độc giả.

Đa số ý kiến bày tỏ sự đồng tình với ý kiến của tác giả Trần Hương Giang. Họ cũng kêu gọi ngành giáo dục cần lắng nghe các góp ý đó.

Để có ý kiến đa chiều, tòa soạn đã nhiều lần liên hệ với GS. Hồ Ngọc Đại, tuy nhiên ông không có phản hồi gì với ý kiến của tác giả Trần Hương Giang.

Ngày 5/10/2015, tòa soạn bất ngờ nhận được ý kiến của nhóm các thầy cô giáo khối tiểu học, Trường Thực nghiệm – những thầy cô đã triển khai và trực tiếp giảng dạy theo mô hình công nghệ giáo dục, sử dụng bộ sách Tiếng Việt lớp 1 – chương trình Giáo dục công nghệ do GS.Hồ Ngọc Đại biên soạn.

Đến ngày 16/12, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được công văn số 1842/CV-NXBGDVN gửi từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam với tư cách là nhà xuất bản bộ sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục của GS.Hồ Ngọc Đại với nội dung nhằm trả lời ý kiến của tác giả Trần Hương Giang.

Để rộng đường dư luận, Tòa soạn đăng tải nguyên văn công văn này.


Về môn Tiếng Việt lớp Một Công nghệ giáo dục:
1. Quan điểm xây dựng bộ sách Tiếng Việt lớp Một Công nghệ giáo dục

Học sinh lần đầu tiên đến trường, học là học Cách làm việc trí óc, thực hiện bước chuyển từ tư duy kinh nghiệm sang tư duy khoa học. Học vấn nhà trường hiện đại phải là học vấn khoa học hiện đại.

Học vấn nhà trường phải có nguồn gốc từ VẬT THẬT và do CÁCH làm trên VẬT THẬT mang lại. Bằng hành động (thao tác) vật chất, trên đồ vật vật chất, tự mình làm ra sản phẩm giáo dục cho chính mình thì sẽ có một trí tuệ tin cậy và bền vững. 

Kỷ luật giám đốc bệnh viện trả lại 37 tỷ đồng từ thiện

  • 1,230
 Nguyên giám đốc Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng bị kỷ luật khiển trách vì đã tự ý trả lại hơn 37,2 tỷ đồng cho Ngân hàng Bưu điện Liên Việt.
Sáng 17/12, bà Nguyễn Thị Vân Lan (Phó chủ tịch Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng) cho biết, đơn vị đã tiến hành họp và quyết định thức kỷ luật khiển trách đối với ông Trịnh Lương Trân (Phó chủ tịch hội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Ung thư TP Đà Nẵng).
Ban chấp hành Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP cũng đề nghị xử lý bà Hồ Thị Diễm Phương (kế toán trưởngcủa bệnh viện) theo luật kế toán.
Trước đây, ông Nguyễn Bá Thanh (nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng) đã vận động các mạnh thường quân tài trợ tiền để xây dựng Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng với mục đích khám chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo. 
Bệnh viện thuộc Công ty TNHH MTV Bệnh viện Ung thư và Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng là cơ quan chủ quản. Ngày 31/8, theo chỉ đạo của UBND TP Đà Nẵng, bệnh viện được chuyển giao cho Sở Y tế và đổi tên thành Bệnh viện Ung bướu. 
Quá trình bàn giao, Sở Y tế và Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng phát hiện ông Trịnh Lương Trân trả lại cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt hơn 37,2 tỷ đồng.
Làm việc với lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng ngày 8/10, ông Trân trần tình, khi bệnh viện chuyển giao về Sở Y tế, bà Lê Thị Hường (nguyên Giám đốc Sở Tài chính Đà Nẵng đã về hưu, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH MTV BVUT Đà Nẵng) đã chỉ đạo lãnh đạo Bệnh viện Ung thư phải chuyển số tiền trên về tài khoản tạm gửi của Sở Tài chính. 
Ngày 28/8, Ngân hàng Liên Việt cũng có công văn yêu cầu bệnh viện phải sử dụng số tiền đúng mục đích và thời gian cam kết. Trong trường hợp đơn vị không sử dụng kịp trong năm 2015, thì phải trả lại cho nhà tài trợ.
Ông Trân trần tình về sự việc. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Ông Trân trần tình về sự việc. Ảnh: Đoàn Nguyên.

Thông cáo Mỹ-Thái nói về Biển Đông

  • 17 tháng 12 2015

Image copyrightbbc
Image captionTrợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel

Quan chức ngoại giao cao cấp Hoa Kỳ và Thái Lan vừa có vòng đối thoại chiến lược lần thứ 5 hôm thứ Tư 16/12 tại Bangkok.
Quan hệ hai bên gần đây khá căng thẳng sau vụ đảo chính năm 2015 đưa phe quân sự lên nắm quyền ở Thái Lan, mặc dù Bangkok vẫn là đồng minh truyền thống và lâu năm của Washington.
Vòng đối thoại lần này do Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Apichart Chinwanno và Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ chuyên trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel đồng chủ trì.
Thông cáo chung ra sau cuộc họp cho hay hai bên đã "thảo luận một cách toàn diện các vấn đề liên quan Đông Nam Á và cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương".

Kỷ niệm 70 năm chiến tranh Việt-Pháp 19/12/2015: Ôn lại những biến cố đưa tới ngày “toàn quốc kháng chiến”

Ngọc Thu

17-12-2015
Nhân ngày 19 tháng 12 sắp tới là ngày kỷ niệm 70 năm chiến tranh Việt-Pháp, trang Ba Sàm thấy nên ôn lại giai đoạn lịch sử ngắn ngủi 15 tháng nhưng đầy biến động, từ ngày Pháp theo quân Anh trở lại miền Nam Việt Nam vào tháng 9 năm 1945, nhất là sau khi tới miền Bắc vào tháng 3 năm 1946, cho đến ngày bùng nổ “toàn quốc kháng chiến”. Những biến cố này khởi sự từ chủ nghĩa đế quốc của tướng de Gaulle và các lãnh đạo Pháp kế tiếp muốn thâu hồi ba nước Đông Dương đã bị Nhật chiếm đoạt trước khi Thế chiến II chấm dứt. Vì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và lực lượng Việt Minh còn quá mới và quá yếu trong khi còn phải đối phó với các đảng phái quốc gia đang giành chính nghĩa chống Pháp, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã phải chấp nhận ký với Pháp hai bản thỏa ước tạm thời để có thời gian chuẩn bị chiến tranh. Dù đã có được lợi thế đưa Việt Nam vào trong Khối Liên Hiệp Pháp, các lãnh đạo Pháp, kể cả những bạn cũ của Hồ Chí Minh trong đảng Xà Hội và đảng Cộng sản Pháp, đều nóng lòng chiếm đoạt lại Việt Nam khiến cho chiến tranh không thể nào tránh được.
Tài liệu dưới đây, trích từ cuốn “Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh, Tị nạn và Bài học lịch sử” của Giáo sư Lê Xuân Khoa, tường thuật khá đầy đủ nguyên nhân và những diễn biến đưa đến ngày bùng nổ chiến tranh Việt-Pháp kéo dài tám năm mà kết quả là Pháp thua trận nhưng đất nước lại bị chia đôi và lâm vào một cuộc chiến mới kéo dài thêm 20 năm nữa. Trong thời gian chiến tranh, Pháp đã phạm nhiều sai lầm và bỏ lỡ nhiều cơ hội hòa bình. Đây là những vấn đề được đề cập ở những trang sau của cuốn sách.
____
GS Lê Xuân Khoa
Sau khi tư lệnh hải quân Rigault de Genouilly hạ lệnh bắn phá cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lăng Việt Nam năm 1858, triều đình Huế đã phải ký tổng cộng ba thỏa ước, hai lần đầu mỗi lần nhường một phần đất miền Nam cho Pháp nhưng đến lần thứ ba, với thỏa ước Patenôtre 1884, thì toàn thể Việt Nam phải chịu sự đô hộ của Pháp dưới ba chế độ khác nhau: miền Nam nhường đứt cho Pháp dưới chế độ thuộc địa, miền Trung và miền Bắc đặt dưới chế độ bảo hộ (trừ Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng phải nhường cho Pháp) nhưng triều đình Huế được chia quyền cai trị về hành chánh ở miền Trung. Tính từ 9 tháng 5, 1862 là ngày bán thỏa ước đầu tiên được ký kết cho đến 9 tháng Ba 1945 là ngày Pháp bị Nhật đuổi ra khỏi Đông Dương, tổng cộng thời gian Việt Nam bị Pháp đô hộ là 83 năm. Trong thời gian này, thực dân Pháp đã triệt để khai thác tài nguyên và sức lao động của dân Việt, thi hành chính sách ngu dân, bác bỏ những yêu cầu được đối xử công bằng, và thẳng tay đàn áp những hành động chống đối hay nổi loạn. Mặc dầu vậy, Pháp vẫn phải liên tiếp đối phó với những phong trào chính trị hay lực lượng vũ trang được khởi xướng hay lãnh đạo bởi các sĩ phu nho học hay những trí thức thấm nhuần tư tưởng tự do dân chủ Tây phương. Vì mục tiêu giới hạn của cuốn sách, chương này sẽ không nói đến những biện pháp bóc lột và đàn áp của thực dân Pháp trong giai đoạn đô hộ Việt Nam mà sẽ chỉ nói đến những sai lầm của Pháp trong thời kỳ 1945-1954 đối với chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Việt Minh cũng như với chính quyền Quốc gia Việt Nam thời Bảo Đại.

Hàng chục tỷ USD có thể ‘ngầm’ ra khỏi Việt Nam bằng cách nào?

Hình minh họa.Hình minh họa.

Tin liên hệ

Blog 84: 'Không tin không có tham nhũng'

Giả thuyết đầu tiên được đưa ra để trả lời câu hỏi này là 'tại vì không có tham nhũng, nên không phát hiện được tham nhũng cũng là điều dễ hiểu'

Ðường dẫn

Mới đây, Global Financial Integrity (Liêm chính Tài chính Toàn cầu, gọi tắt là GFI), nhóm nghiên cứu về chuyển tiền qua biên giới có trụ sở tại Washington (Hoa Kỳ) đã công bố báo cáo “Illicit Financial Flows from Developing Countries: 2004-2013” (Dòng chảy tài chính bất hợp pháp từ các nước đang phát triển giai đoạn 2004-2013”. Điều đáng lưu ý là trong số các nước có tên trong danh sách này, có nhắc đến Việt Nam.
Hàng chục tỷ USD ‘ngầm’ ra nước ngoài mỗi năm
Trước hết, có một số ý kiến cho rằng báo cáo của GIF không có độ tin cậy. Tuy nhiên, dù thông tin về danh sách các nước tuồn “tiền đen” ra nước ngoài chỉ xuất hiện trên trang web chính thức của GIF và được tranh luận mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội là chính, nhưng nếu tìm hiểu kỹ thì những con số mà GFI đưa ra, theo tôi, không phải là hoàn toàn không có căn cứ để tin tưởng. Thực tế nghiên cứu của GIF được thực hiện dựa trên báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) – tổ chức thu thập số liệu uy tín hàng đầu thế giới; và số liệu mà GFI có được về sở hữu, chuyển nhượng hoặc sử dụng tiền trái phép của các nước đang phát triển.
Trong báo cáo này, lượng tiền thất thoát của Việt Nam, hay được tuồn từ Việt Nam ra nước ngoài tính trung bình là 9,29 tỷ USD mỗi năm, tức 92,9 tỷ USD trong một thập kỷ vừa qua (2004-2013). Với con số này, Việt Nam xếp hạng thứ 18 sau một số quốc gia có lượng “tiền đen” bị tuồn ra nước ngoài rất cao như Trung Quốc, Nga, Mexico, Ấn Độ, Malaysia… Tuy với thứ hạng này, Việt Nam không được nhắc đến trong tốp các nước tuồn tiền đen ra nước ngoài nhiều nhất, nhưng nếu nhìn vào chỉ số GDP của Việt Nam thì quả thật đáng lưu tâm. Số tiền bất hợp pháp từ Việt Nam đổ ra nước ngoài chiếm đến hơn 9% GDP – tỷ lệ cao hơn so với các nước lân cận như Thái Lan, Myanmar, Indonesia, Philippines…và nhiều nước khác trên thế giới.

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Sự thật kinh hoàng về thuốc thịt người từ xác thai nhi ở Trung Quốc

2015-12-17T18:30:39+07:00

Một bào thai được chế biến thành thuốc chỉ trong 2 ngày. Khi lấy ra từ tủ đông, bào thai sẽ bị cắt nhỏ, để qua đêm, được thấm nước trước khi sấy khô rồi bị nghiền nát thành bột.
Mới đây, phóng viên điều tra của Hàn Quốc đã giả làm khách hàng để tiếp cận nữ dược sĩ làm việc tại một bệnh viện ở một thị trấn nhỏ phía Bắc Trung Quốc. Nữ dược sĩ này đã tiết lộ những sự thật kinh hoàng bên trong thuốc thịt người.
Theo dược sĩ này "quảng cáo" thì: “Thuốc này tốt cho sức khỏe, uống ngày 2 lần. Không nên uống quá nhiều nếu không sẽ chảy máu cam”.
Trong gian bếp chật hẹp của căn hộ nằm ở một thị trấn nhỏ phía Bắc Trung Quốc, nữ dược sĩ lấy ra 3 túi nilon đen từ tủ lạnh và cẩn thận mở từng túi. Tuy đã được buộc chặt và làm đông, nhưng phóng viên điều tra của Hàn Quốc vẫn thấy những chiếc túi bốc mùi hôi khó chịu.
Kinh hoàng quá trình sản xuất 'thuốc thịt người' từ xác thai nhi
Nữ dược sĩ Trung Quốc cho khách hàng là phóng viên điều tra xem những túi chứa xác thai nhi.
Theo dược sĩ này, mỗi chiếc túi chứa một xác thai nhi bị nạo phá, trong đó có thai nhi đã 7 tháng tuổi. Bào thai bị cắt ra từng mảnh nhỏ, được sấy khô rồi nghiền thành bột và nén vào vỏ con nhộng. Mỗi viên thuốc chứa thịt và xương thai nhi, thậm chí chứa cả tóc và móng tay, được cho là thần dược chống lão hóa, ung thư, tăng khả năng tình dục hoặc chữa bệnh đường hô hấp.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh lên tiếng trước phát biểu của tướng Chung về Pháp Luân Công

CÙNG CHỦ ĐỀ

Trước những phát biểu của ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND TP.Hà Nội, về Pháp Luân Công và tà giáo Hoàng Thiên Long, nhạc sĩ Tuấn Khanh cũng đã đưa ra nhận định riêng của mình.

tuong Chung, ta dao bac ho, so sánh, Phap Luan Cong,
Nhạc sĩ Tuấn Khanh (thứ ba từ trái sang), thành viên Hội đồng nghệ thuật Chương trình Sao Mai – Điểm hẹn 2010 
Cái tên nhạc sĩ Tuấn Khanh đã rất quen thuộc với không ít khán giả, không chỉ qua những ca khúc hay mà anh sáng tác, người ta còn biết tới anh như một trí thức giàu lòng yêu nước, với tính cách thẳng thắn, bộc trực.
Vào cuối năm 2007, nhạc sĩ Tuấn Khanh cũng đến Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP. HCM, nhân dịp thanh niên sinh viên Việt Nam biểu tình chống lại thái độ bành trướng của Bắc Kinh trong biến cố Tam Sa.
Trả lời báo BBC, nhạc sĩ Tuấn Khanh đã nói: “Tôi nghĩ đây là thời điểm thanh niên nói lên tiếng nói của họ bởi vì một quốc gia không có nguyên khí mạnh mẽ và lòng yêu nước thực sự thì không thể tồn tại được”.