Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Ai đi Mỹ hôm nay để mai 15/1/2016 gặp TT Mỹ Obama: Người đó sẽ là TBT hoặc TT trong nhiệm kỳ tới...

Bài liên quan:





Các lãnh đạo ASEAN nhận lời mời của Tổng thống Obama dự hội nghị thượng đỉnh tại Mỹ

(LĐO) THẢO NGUYÊN 

Các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhận lời mời tham dự một hội nghị thượng đỉnh của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands ở California vào năm tới, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) của Nhà Trắng hôm 23.12 thông báo.

    Ông Obama gửi lời mời đến các nhà lãnh đạo ASEAN trong chuyến thăm Châu Á hồi tháng trước.
    “Tổng thống vui mừng rằng các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhận lời mời gặp mặt tại Sunnylands vào đầu năm 2016”, phát ngôn viên Myles Caggins cho hay.
    Tuy nhiên ông Caggins từ chối cung cấp thông tin về thời gian cụ thể của hội nghị này.
    Hãng tin Kyodo của Nhật Bản hôm 21.12 dẫn lời một quan chức ASEAN cho biết, hội nghị thượng đỉnh này được dự kiến tổ chức vào ngày 15, 16 tháng 2.
    Mỹ đang mong muốn tăng cường đoàn kết trong ASEAN để đối mặt với những những hành vi ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông.
    Bốn thành viên ASEAN gồm Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam là một phần trong số 12 quốc gia tham gia Hiệp định Thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây được coi là nền tảng kinh tế trọng điểm trong chính sách xoay trục trục kinh tế và an ninh sang Châu Á của Tổng thống Obama, nhằm đối phó với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.
    Tổng thống Obama mời lãnh đạo các nước ASEAN đến Mỹ họp thượng đỉnh

    Tạ Toàn

    EmailPrint
    ANTĐ - Các nhà lãnh đạo ASEAN đều nhận được lời mời của Tổng thống Mỹ tới tham dự một hội nghị thượng đỉnh tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands (bang California) vào đầu năm 2016. 

    Học giả Mỹ: Thông điệp Liên bang 2016 của Obama là nỗi thất vọng


    Hải Võ | 

    Học giả Mỹ: Thông điệp Liên bang 2016 của Obama là nỗi thất vọng
    Ảnh: Getty Images

    Nhà sử học người Mỹ Mark Weber đã đưa ra nhận định hoàn toàn trái ngược với những tuyên bố tự tin và thái độ lạc quan mà Tổng thống Obama thể hiện trong Thông điệp Liên bang 2016.



    Ông Weber cho rằng Thông điệp Liên bang 2016 của Obama là sự "ngầm thừa nhận thất bại" trong cam kết về hy vọng và thay đổi khi ông ra tranh cử Tổng thống.
    Vào tối thứ Ba (12/1, giờ Mỹ), Tổng thống Barack Obama đã đọc bản Thông điệp Liên bang thứ 7 trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ, nhằm đem lại hy vọng cho một quốc gia đang hoang mang và nhắc nhở người dân Mỹ tỉnh táo trong việc lựa chọn ông chủ tiếp theo của Nhà Trắng.

    Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

    Ông Nguyễn Tấn Dũng khởi sắc; Ban cán sự Đảng Chính phủ được biểu dương tại bế mạc Hội nghị TW 14

    TBT Nguyễn Phú Trọng: 
    "Trung ương biểu dương sự nỗ lực, quyết tâm cao của Ban cán sự đảng Chính phủ , của các cơ quan có liên quan và trực tiếp là Đoàn Đàm phán Chính phủ đã nghiêm túc tiến hành đàm phán đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra. .."
    Trung ương biểu dương hay thừa nhận đường lối ngả sang Mỹ và phương Tây của Chính phủ là thức thời, là  cơ sở để khắc chế với sự lộng quyền của Trung Quốc...

    Ông Dũng khởi sắc trong phiên bế mạc Hội nghị TW 14; chắc do được TBT biểu dương...

    Ông Dũng thiểu não trong phiên khai mạc hội nghị TW 13



    Bế mạc Hội nghị 14: Biểu quyết đề cử trường hợp 






    "đặc biệt" tái cử


    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất-TTXVN)
    Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị TW 14 của Tổng bí thư









    (TTXVN/VIETNAM+) BẢN IN)

    Chiều 13/1, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã bế mạc, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, thật sự dân chủ và trách nhiệm cao.

    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu bế mạc Hội nghị. TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:

    Khinh dân, ắt sẽ phải trả giá

    NGỌC VIỆT

    (GDVN) - Một khi nhân dân bị gạt ra ngoài lề của lịch sử thì không những đất nước sẽ rơi vào bế tắc, xung đột, mà đối với lực lượng cầm quyền cũng phải trả giá.
    Cuộc nội chiến tại Cộng hòa Yemen đang là một điểm nóng tại Trung Đông và đã trở thành con bài cho những toan tính chính trị của các quốc gia khác. Nó không còn là sự tranh giành quyền lực giữa các lực lượng và các đảng phái trên chính trường nước này.
    Chính phủ Yemen không thể thực hiện chủ quyền quốc gia cũng như không thể bảo vệ cuộc sống và sinh mạng của người dân Yemen được nữa.
    Một điều nguy hại trong cuộc nội chiến tại Yemen hiện nay là, người ta không thể xác định được đâu là hành động chính nghĩa, đâu là hành động phi nghĩa vì không xác định được đâu là lực lượng đại diện cho lợi ích của người dân và dân tộc Yemen. 
    Chính phủ Yemen từ lâu đã không còn là chính thể đại diện cho người dân, cho đất nước này. Còn lực lượng phiến quân Houthi đại diện cho người Zaidi theo dòng Hồi giáo Shiite ở cực bắc Yemen, chiếm khoảng 1/3 dân số Yemen thì bị xem là quân phản loạn, theo Al Jazeera, ngày 6/2/2015.
    Cảnh tan hoang của đất nước Yemen bởi nội chiến. Ảnh: AP.
    Cũng nên nhờ lại rằng, năm 1990 cả thế giới chứng kiến sự thống nhất của bốn quốc gia: Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) hợp nhất với Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức); Cộng hòa Ả Rập Yemen (Bắc Yemen) hợp nhất với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yemen (Nam Yemen) hình thành nên hai nhà nước là Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Yemen.  

    Toàn văn Thông điệp Liên bang cuối cùng của Tổng thống Mỹ Barack Obama



    Thông điệp Liên bang cuối cùng của Tổng thống Mỹ Barack Obama

    Ban Quốc tế | 


    Tổng thống Barack Obama đọc Thông điệp Liên bang cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ vào lúc 21h ngày 12/1 (giờ Mỹ), tức 9h sáng 13/1 giờ Việt Nam.




    LTS: Tính đến nay, ông Obama đã đọc 6 bản Thông điệp Liên bang (State of the Union), cùng một bài phát biểu có hình thức tương tự trước Quốc hội Mỹ sau khi trở thành ông chủ Nhà Trắng không lâu.
    Trong 2 nhiệm kỳ, ông đã đề ra nhiều chính sách, thực hiện các báo cáo sâu rộng về tầm nhìn quốc gia của ông, cũng như không ít lần thách thức Quốc hội để thông qua các đạo luật.
    Trong Thông điệp cuối cùng ngày hôm nay, ông nhìn lại những vấn đề được nêu ra trước đây, cùng những gì đã thực hiện và chưa thực hiện trong các lĩnh vực đó.
    Dưới đây, chúng tôi xin gửi tới quý độc giả toàn văn Thông điệp Liên bang 2016 của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
    ---
    GIÁO SƯ-TIẾN SĨ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG, ĐẠI HỌC TỔNG HỢP MESSIAH, MỸ
    EDWARD ARKE
    Theo tôi, Tổng thống cần nhắc tới vấn đề an ninh nội địa trong bài thông điệp liên bang của mình. Dù biết rằng Mỹ là nơi an toàn hơn nhiều địa điểm khác trên thế giới, rất nhiều công dân Mỹ đang bất an trước những mối đe dọa bạo lực gần đây. Mối đe dọa từ khủng bố là đương nhiên, nhưng quan trọng hơn, mà lại ít được nói đến hơn, là mối đe dọa từ chính những người đồng hương, và việc sử dụng vũ khí bừa bãi của họ.
    ---
    Thưa ngài Chủ tịch Hạ viện, Ngài Phó Tổng thống, các Nghị sĩ Quốc hội, và toàn thể người dân nước Mỹ:
    Đêm nay đánh dấu năm thứ 8 tôi đứng tại đây để tổng kết về tình hình nước Mỹ. Và trong Thông điệp Liên bang lần cuối này, tôi sẽ cố gắng nói ngắn gọn hơn. Vì tôi biết rất nhiều người trong số các bạn đang nôn nóng muốn xong nhanh để trở lại Iowa lắm rồi (bang Iowa là địa điểm diễn ra đợt bầu cử sơ bộ đầu tiên của mùa tranh cử Tổng thống 2016 - PV).

    “Bách thiện hiếu vi tiên, vạn ác dâm vi thủ"-Hiếu đứng đầu trăm cái Thiện; Dâm đứng đầu vạn cái Ác


    Thiện ác báo ứng: Cự tuyệt dâm và hành dâm sẽ có kết cục như thế nào?



    Người xưa có câu: “Bách thiện hiếu vi tiên, vạn ác dâm vi thủ.” (Tạm dịch: Trong trăm cái thiện thì hiếu đứng đầu, trong vạn cái ác thì dâm (quan hệ nam nữ bất chính) đứng đầu), để nói rõ rằng phạm tội dâm sẽ bị báo ứng nặng nhất.
    Vào triều đại nhà Minh, tại Ninh Ba có một vị thư sinh tên là Tôn Đạo. Vì nhà nghèo khó nên anh ta phải chăm chỉ dạy học thuê để kiếm sống. Về sau, ngay cả chức nghiệp này anh ta cũng không giữ được thế là đành phải nương nhờ vào việc ghi chép cho gia đình họ Trương ở Đường Tây sinh sống.
    Một hôm đêm đã rất khuya, nhà họ Trương có một tỳ nữ lén lút chạy đến phòng của Tôn Đạo. Tôn Đạo biết rõ ý đồ của tỳ nữ này nên đã dùng lời lẽ nghiêm nghị mà cự tuyệt. Nhưng tình cảnh này lại bị một vị thầy giáo dạy học cho trường học tư của nhà họ Trương nhìn thấy. Ông ta liền lén lút gọi mời tỳ nữ này đến gặp gỡ.

    TT Mỹ Obama điều hành kinh tế " vi mô" quá kém vì...


    Obama từng đề nghị cho “phó tướng” mượn tiền để khỏi phải bán nhà
    Phương Đăng | 



    Làm tổng thống một quốc gia giàu như Mỹ mà không biết cách để hợp thức cho Phó của mình một khoản tiền nào đó, hay một ngôi nhà nào đấy mà lại về lấy tiền của vợ con ra cho Phó TT vay ?
     Nếu ông có ra ứng cử thêm một nhiệm kỳ nữa và có mời Hai Xe Ôm sang làm Phó cho ông thì Hai Xe Ôm tôi cũng xin kiều; vì thấy tấm gương tày liếp của ông Phó đương nhiệm...
    Obama từng đề nghị cho “phó tướng” mượn tiền để khỏi phải bán nhà
    Tổng thống Obama ôm động viên Phó Tổng thống Biden trong lễ tang người con trai thứ 2 của ông (qua đời vì ung thư não) hồi tháng 5 năm ngoái.







    Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây chia sẻ, ông chủ Nhà Trắng Barack Obama từng đề nghị giúp đỡ ông về tài chính sau khi ông chia sẻ ý định bán nhà để chữa bệnh ung thư cho người con trai thứ 2, Beau.

    Telegraph ngày 12.1 đưa tin, trong cuộc phỏng vấn được phát sóng trên kênh CNN hôm 11.1, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiết lộ rằng, Tổng thống Obama từng khuyên ông đừng bán nhà và sẵn sàng giúp đỡ về tài chính để gia đình Biden vượt qua thời điểm khó khăn.
    Theo đó, ông Biden đã chia sẻ ý định bán nhà với ông Obama để lấy tiền giúp người con trai thứ 2, Beau chiến đấu với căn bệnh ung thư não khi cả hai đi ăn trưa cùng nhau.
    Khi đó, ông Biden lo lắng nói với ông Obama rằng, con trai ông có lẽ phải từ chức tổng chưởng lý bang Delaware để tập trung chữa bệnh.
    “Điều tôi lo lắng là nếu từ chức, thu nhập của Beau cũng không còn nữa. Tôi đã nói rằng, tôi sẽ thu xếp chuyện này, rằng tôi sẽ bán nhà và mọi thứ sẽ ổn thỏa”, Phó Tổng thống Mỹ chia sẻ.
    “Ông ấy (Tổng thống Obama) đã đứng lên và nói: Đừng bán nhà. Hãy hứa với tôi rằng anh sẽ không bán nhà. Tôi sẽ cho anh mượn tiền.

    Bài 3:Pháp đã bỏ ra bao nhiêu sức người, sức của để đầu tư xây dựng tuyến đường săt Hải Phòng-Côn Minh ?

    -“Lợi ích chung của hai nước Việt-Trung lớn hơn bất đồng”- Một “tổng quyết toán”gian của Trung Quốc? ( Phần 3)


    Trong phần 1 và phần 2, blog Phạm Viết Đào đã tạm "khái toán" các khoản chi phí tạm ghi vào phần Dư NỢ cho phía Trung Quốc và phần Dư CÓ cho phía Việt Nam về tổng chi phí mà Trung Quốc đã xuất sang Việt Nam ( viện trợ) trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, với giá trị khái toán: 3,5 tỷ USD...
    Số tiền mà Việt Nam vay này tạm khái toán Việt Nam mang NỢ Trung Quốc như bài viết đã đặt vấn đề: hoàn toàn chưa đụng đến củ khoai hạt gạo của nhân dân Trung Quốc...
    Theo chủ bloc thì khoản tiền này đối ứng với một khoản Dư NỢ mà Trung Quốc phải hạch toán đối ứng với một nguồn tài sản có giá trị có nguồn gốc từ Việt Nam: Đó là Hiệp định sơ bộ ký ngày 6/3/1946 giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại diện cho Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa với Chính phủ Pháp và Hiệp ước Pháp-Hoa ký giữa Chính phủ Pháp với đại diện Chính quyền Trung Hoa dân quốc của Tưởng Giới Thạch, ký đầu năm 1946 trước khi Pháp ký với Chính phủ Hồ Chí Minh...
    Cái lõi của 2 hiệp ước này là: Chính quyền Tưởng Giới Thạch đồng ý rút quân ra khỏi miền Bắc Việt Nam, nhường cho quân đội Pháp vào miền bắc danh nghĩa là để giải giáp quân đội phát-xít Nhật; Việc thỏa thuận này được sự đồng thuận của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa thể hiện trong Hiệp định sơ bộ 6/3/1946...
    Để đổi lại sự đồng thuận này: quân đội Tưởng Giới Thạch chịu rút ra khỏi miền bắc Việt Nam, phía Pháp đồng ý nhượng lại một số tô giới thuộc quyền sở hữu khai thác của Chính phủ Pháp trên đất Trung Hoa... 
    Một trong những món hàng đổi chác này đó là quyền khai thác tuyến đường sắt Hà Khẩu-Vân Nam, tuyến đường sắt do phía Pháp đầu tư xây dựng từ 1901-1910 theo dạng giống như BOT ngày nay; Nước Pháp được quyền khai thác, thu lợi tuyến đường sắt này 100 năm tức tới năm 2010...
    Với 2 hiệp ước ký đầu năm 1946, kể từ năm 1946, quyền khai thác tuyến đường sắt do người Pháp bỏ tiền xây dựng này về tay Quốc dân đảng và sau năm 1949 thì về tay Cộng hòa nhân dân Trung Hoa của Mao Trạch Đông..
    Như vậy, do cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam với quân đội phát xít Nhật và quân đội Pháp mà: chính quyền Tưởng Giới Thạch và chính phủ Bắc Kinh không giây máu mà được ăn phần...
    Để hiểu được phần Dư NỢ mà phía Cộng hòa nhân dân Trung Hoa của ông Mao phải chịu hạch toán đối ứng với xương máu của nhân dân Việt Nam, chúng ta cùng nghiên cứu việc người Pháp đã bỏ ra bao nhiêu sức người, sức của để xây tuyến đường sắt này; các tài liệu, số liệu hiện đang được lưu về việc các công ty của Pháp xây dựng tuyến đường sắt này hiện đang giữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 1...
    Các số liệu được ghi bằng giá trị của đồng tiền thới kỳ đó cho thấy có mấy số liệu đáng chú ý;

    "-Công việc khởi đầu năm 1901 và kéo dài đến năm 1910, băng qua những vùng núi cao vực sâu hết sức hiểm trở.

    -Tuyến đường sắt Vân Nam bắt đầu xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1910 với chi phí xây dựng là 87.700 đồng bạc/km cho đường sắt đoạn Hải Phòng- Lào Cai và 147.300 đồng/km cho đường sắt đoạn Lào Cai- Vân Nam Phủ. Tổng chi phí cho cả tuyến đường lên đến 102 triệu đồng bạc, tương đương với 243.500.000 phơ-răng tính theo tỷ giá của các năm xây dựng.
    --Ít nhất có 12.000 trên tổng số 60.000 công nhân bản địa và khoảng 80 người châu Âu đã chết trong thời gian xây dựng tuyến đường sắt, trong đó nhiều người chết vì bệnh sốt rét. Để vượt chênh lệch độ cao 1.900m giữa Hải Phòng và Côn Minh, đoàn thi công phải bắc 173 cây cầu và đào 158 đoạn đường hầm xuyên núi..."
    Việc quy đổi khoản chi phí trên ra giá trị tiền hiện nay là việc khó khăn nhưng không thể không tính được; 
    Chủ blog chỉ đưa ra một khái toán: Hiện Trung Quốc đang đề nghị giúp Lào xây dựng tuyến đường sắt nối Vân Nam xuyên qua Lào tới Lao Bảo với dự toán 7,5 tỷ USD...Khi tuyến đường sắt xuyên Lào với giá trị 7,5tỷ USD thì nếu Trung Quốc bỏ tiền ra xây dựng tuyến đường sắt Côn Minh-Hà Khẩu không thể dưới 4 tỷ USD...
    Cộng với số lợi tức mà TRung Quốc khai thác tuyến đường sắt này từ năm 1949 tới năm 2010, về pháp lý thuộc của Pháp, chắc chắn sẽ vượt xa khoản tiền 3,5 tỷ USD mà Trung Quốc đa bỏ ra chi phí cho 2 cuộc chiến tại Việt Nam...
    Cơ sở để chủ blog đưa ra kết luận: số tiền 3,5 tỷ USD mà Trung Quốc chi phí để đánh Mỹ, đánh Pháp đến người Việt Nam cuối cùng ấy, chắc chắn chưa đụng đến một củ khoai, hạt gạo của nhân dân Trung Quốc...
    Chỉ tính riêng khoản lợi tức khai thác tuyến đường sắt Hà Khẩu-Côn Minh, Trung Quốc hưởng lợi lớn, đang mang NỢ đối với nhân dân Việt Nam !

    Xin đưa lại tư liệu về việc các Công ty Pháp đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Côn Minh-Hải Phòng dưới đây:

    Lịch sử đường sắt Đông Dương qua tài liệu lưu trữ

    Lộ trình và hoạt động

    Tuyến đường sắt này dài 855 km, trong đó 390 km nằm trên lãnh thổ Việt Nam (từ Hải Phòng lên đến Lào Cai), và 465 km trên lãnh thổ Trung Quốc (từ Hà Khẩu lên đến Côn Minh). Thời gian xây dựng tuyến đường sắt này được xây dựng trong vòng 10 năm, từ 1901 đến 1910,
    ( WikiPedia )

    Kỳ II: Tuyến đường Hải Phòng – Vân Nam

    Tuyến đường sắt Hải Phòng – Vân Nam được người Pháp cho xây dựng nhằm thâm nhập và thúc đẩy trao đổi thương mại giữa các xứ bảo hộ với thị trường Trung Quốc.