Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

CCB F 313: lính giữ chốt 1509 ăn đói, mặc rét; trận địa phòng thủ sơ sài; đạn cấp không đủ lại bị xịt nhiều...

                  Ghi chép của Phạm Viết Đào tại cuộc gặp gỡ một số CCB F 313 tháng 2/2012:

                        Theo CCB F 313, những người từng tham gia giữ chốt 1509: 
-Nguyên nhân thất thủ 1509 là do phía chúng ta lực bất tòng tâm; Mặc dù tinh thần chiến đấu của bộ đội rất hăng hái, dũng cảm...
-Lính thì ở cả năm trời trên đấy, không có thay quân, có người từ khi nhập ngũ đến khi ra quân ở lỳ trên 1509; Trong bài do Trung Quốc viết nói có 4 nữ bộ đội Việt Nam bị bắn chết ở trong hầm thực chất bộ đội ta không cắt tóc để dài ra nên lính Trung Quốc tưởng là bộ đội nữ...
Ăn uống thì thiếu thốn, thiếu chất, áo rét thì 3 người thay nhau 1 chiếc áo bông, ai ra trực thì mặc;
-Trận địa phòng thủ thì sơ sài, chủ quan, chưa lường hết được dã tâm của Trung Quốc quyết tâm đánh chiếm bằng mọi giá;
-Trong khi quân Trung Quốc thì được ôtô chở tiếp tế đạn còn ta thì dùng vai cõng lên lại đòi phạt lại Trung Quốc; Đạn được của ta thiếu và chất lượng không đủ; Lựu đạn, đạn pháo bị xịt nhiều, bắn không nổ, ném không nổ...
Clip dưới đây ghi lại cuộc trò chuyện với CCB Nguyễn Trọng Hiển, quê ở Tuyên Quang...

Bài liên quan:




Khrushchev mới là người giết chết chủ nghĩa cộng sản

Posted on  by The Observer

Print Friendly
12788302_1560222587639193_1737352379_n
Nguồn: Roy Medvedev, “Khrushchev’s Secret Speech and End of Communism,” Project Syndicate, 20/2/2006.
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng
Trong lịch sử, có những sự kiện ban đầu tưởng như không quan trọng, hoặc ý nghĩa của chúng đã bị che giấu, nhưng hóa ra lại gây chấn động thế giới. Cái gọi là “Bài diễn văn bí mật” của Nikita Khrushchev tại Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô diễn ra cách đây 50 năm [1956] là một sự kiện như thế. Tôi tin, nó chỉ đứng sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc chiến của Hitler bắt đầu năm 1939 trong danh sách những thời khắc quan trọng nhất của thế kỷ 20.
Khi đó, phong trào cộng sản có vẻ đang thống trị lịch sử, không chỉ riêng ở Liên Xô. Giữa những năm 1950, chủ nghĩa cộng sản đang trên đà tấn công châu Âu, cũng như bành trướng sang các nước thuộc Thế giới thứ ba. Chủ nghĩa tư bản dường như ngắc ngoải. Mọi khiếm khuyết của chủ nghĩa cộng sản được coi chỉ là nhất thời, như những ổ gà trên con đường dẫn đến xã hội được sinh ra sau đó. Một phần ba nhân loại coi Liên Xô là người anh cả dẫn dắt thế giới tiến lên chủ nghĩa xã hội trên toàn cầu.

Luận về Tào Tháo hay là luận về Tập Cận Bình ?


This entry was posted on Tháng Hai 18, 2016, in Kho tàng văn hóa, Lịch sử phương Đông and tagged , . Bookmark the permalink. Để lại bình luận

Tao Thao.jpg
Trích sách Nói Chuyện Tam Quốc
Tác giả: Vũ Tài Lục
“Car la force est juste quand elle est nécessaire”- Machiavel
“Dĩ dật đạo sử dân, tuy lao bất oán
Dĩ sinh đạo sát dân, tuy tử bất oán sát giả” – Mạnh Tử
Qua sách sử Trung Hoa, đời Bắc Tống đã có người ghi lại một đoạn bút ký nói rằng: “Những trẻ em trong xóm ngõ, thường xúm lại nghe kể truyện Tam Quốc, thấy nói đến Lưu Bị thua thì cau mày không vui, có em khóc. Thấy kể Tào Tháo bại thì khoái chí reo mừng”.
Đọan bút ký ấy cũng cho ta biết ngay cả trước khi tập Tam Quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung ra đời, dân chúng đã có một nhận xét riêng của họ: Yêu mến Lưu Bị và ghét sợ Tào Tháo.
Tâm lý yêu mến Lưu Bị và ghét sợ Tào Tháo gây ra bởi hai nguyên nhân:
a) Quan niệm chính trị của người Đông Phương căn bản là sùng bái nhân nghĩa đạo đức, triệt để bài bác quyền thuật cơ mưu.
b) Chịu ảnh hưởng của bọn học phiệt có tư tưởng chính thống và đạo thống.

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

Nước mắt rơi bên 'lò vôi thế kỷ'

Kỷ niệm 37 năm Chiến tranh biên giới phía Bắc (17/2/1979-17/2/2016)

Cách đây hơn 30 năm, những núi đá vôi trên các Cao điểm mang tên: Đồi Đài, Cô Ích, Pa Hán, Minh Tần… của tỉnh Hà Giang đã bị pháo cối Trung Quốc cày xới ngày đêm. Nhiều cán bộ, chiến sĩ từng gọi các cao điểm ấy là “lò vôi thế kỷ”, bởi đá trên các ngọn núi đã bị đạn pháo địch găm vào, vỡ ra trắng xóa như những lò vôi đang nung. 

nuoc mat roi ben lo voi the ky
Chúng tôi đã tìm gặp Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy (người từng phụ trách tác chiến ở Mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang) để được nghe ông kể lại những năm tháng sát cánh cùng đồng đội trong cuộc chiến chống quân xâm lược phương Bắc.
Tháng 3-1985, Phó Tham mưu trưởng Quân khu Thủ đô Nguyễn Đức Huy nhận lệnh lên tăng cường cho mặt trận Vị Xuyên làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới phía Bắc.
Khi được cấp trên hỏi ý kiến về sự điều động này, ông đã trả lời mình sẵn sàng nhận nhiệm vụ, tuy nhiên nếu trong chiến đấu mà là cán bộ tăng cường thì sẽ rất khó làm việc, vì vậy ông đã đề nghị cấp trên ra quyết định điều động ông về hẳn Bộ tư lệnh Quân khu 2.
Nguyện vọng của người lính trận mạc đã được chấp thuận. Ông được điều về làm Phó Tham mưu trưởng Quân khu 2 và phụ trách tác chiến tại Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang.
nuoc mat roi ben lo voi the ky
Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy.

Biển Đông: Trung Quốc bắt đầu “dằn mặt” Mỹ

15:09 | 24/02/2016


Mỹ vẫn khá nhũn nhặn trước một Trung Quốc ngày càng ngang ngược và không có dấu hiệu lùi bước, bất chấp dư luận quốc tế đang “sôi sùng sục” trước các thông tin nước này đang gia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông, đe dọa hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực.

Dồn dập thông tin Trung Quốc “quân sự hóa” Biển Đông
Dư luận quốc tế vẫn tiếp tục “nóng” lên trước những thông tin về các động thái quân sự hóa của Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông, sau khi thông tin Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa đất – đối - không HQ-9 trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam) được Mỹ, Đài Loan xác nhận và Bắc Kinh cũng chính thức thừa nhận.
Theo một phúc trình của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đưa ra hôm 23/2, các ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc có thể đang lắp đặt một hệ thống radar tần số cao ở quần đảo Trường Sa.
Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc CSIS cho hay, các bức ảnh cho thấy việc xây dựng các trạm radar tại bãi Đá Châu Viên dường như đã gần hoàn tất và đảo nhân tạo này có diện tích khoảng 21 hecta.
Phúc trình cho biết 2 cột radar cơ động được dựng ở phía bắc của thực thể này, và một số cột 20 mét đã được dựng trên một phần đất lớn ở phía nam.
Phúc trình nói thêm: “Đây có thể là một cụm radar tần số cao, có thể tăng đáng kể năng lực của Trung Quốc theo dõi việc đi lại trên biển và trên không ở phía nam Biển Đông”.
Ngoài ra, theo nhận định của CSIS, hình ảnh về các bãi đá nhỏ quanh đó, cũng đã được Trung Quốc biến thành các đảo nhân tạo, như Ga Ven, Tư Nghĩa và Gạc Ma, cho thấy có thể có các cột radar, ụ súng, lô cốt, bãi đáp trực thăng và cầu cảng. Tuy việc triển khai HQ-9 tuy đáng chú ý song không làm thay đổi cán cân quân sự ở Biển Đông, nhưng các đơn vị radar mới đang được triển khai ở Trường Sa có thể làm thay đổi đáng kể cuộc diện của những hoạt động tác chiến.
tin nhap 20160224145428
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc có thể đang lắp đặt các trạm radar tại bãi Đá Châu Viên. Ảnh: CSIS

Nhớ chuyến ra xác định toạ độ cho một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa đầu năm 1988

Đại tá- TS. Nguyễn Văn Vấn
Bạn học phổ thông Cấp 3 Thanh Chương 1, đến thăm P.V.Đ tại nhà riêng ngày 14/9/2014 sau khi P.V.Đ mãn hạn lớp " tu nghiệp" 15 tháng...
Đại tá-TS Nguyễn Văn Vấn ngồi ngoài cùng bên trái,; kế đến là Đại tá Trần Văn Hợi; Kỹ sư Nguyễn Ngọc Linh, Đại tá Hồ Sĩ Thống, Bs Nguyễn Thị Dung và Ks Nga...

Cuối năm 1987, đầu năm 1988, tình hình biển Đông đột nhiên nóng lên do bởi sự gây hấn, xâm lấn lãnh hải, trên biển Đông của hải quân Trung Quốc; lẻ tẻ đây đó đã có những cú va chạm tàu thuyền, những cuộc đọ súng giữa hải quân ta và hải quân Trung Quốc…
Thời điểm đó, tôi đang thuộc quân số của Cục Bản đồ-Bộ Tổng Tham mưu; ăn tết xong năm 1988, còn nhớ vào mồng 2 tết, tôi nhận lệnh bay vào TP Hồ Chí Minh để tham gia đoàn công tác xác định toạ độ của một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Lính F 313 bảo vệ 1509 ăn ở như thế nào qua lời kể CCB Vũ Xuân Trường...

Ghi chép của Phạm Viết Đào.

Trong cuộc gặp gỡ được tổ chức hàng năm vào tháng 2/2012, chủ blog đã gặp CCB Vũ Xuân Trường quê ở Sơn Dương-Tuyên Quang; Theo đề nghị của chủ Blog, CCB Vũ Xuân Trường đã kể lại những năm tháng anh và đồng đội đã chiến đấu bảo vệ 1509 trong điều kiện vô cùng gian khổ thiếu thốn, khó khăn...
Vũ Xuân Trường nhập ngũ tháng 4/1981, được bố trí lên Mặt trận Hà Giang; tháng 5/1982 anh được bố trí vào đại đội pháp binh ( C 14 ), bố trí tại đỉnh 800 có nhiệm vụ bắn yểm trợ bảo vệ cho Cao điểm 1509...
Cùng với Đường Minh Tuấn, Vũ Xuân Trường được giao nhiệm vụ kế toán pháo binh, tức hàng ngày lên 1509 để quan sát tình hình địch để báo cho đơn vị...
Theo Vũ Xuân Trường cho biết, bộ đội của mình bảo vệ 1509 thì thường ngày phải ăn lương khô, thịt muối mặn, không có rau; Nước sinh hoạt thì hàng ngày phải mang can xuống một cái khe cách đó 1000 m để cõng lên; hàng tháng thay nhau xuống đó tắm một lần; Nước chỉ để dùng cho sinh hoạt tối thiểu...
Mặc thfi 3 người một chiếc áo bông, người nào đi ra trực, người không ra trực thì nằm tròng hầm trùm chăn...Cả mùa đông gần như áo quần không dặt, người này mặc xong chuyền cho người khác nên dẫn tới ghẻ lở là chuyện thường...
Vũ khí thì được trang bị ĐK, Đại liên và AK, đơn vị pháo binh được bố trí 4 khẩu cối 120...
Theo Vũ Xuân Trường, nguyên nhân mất 1509 là do lực lượng của ta quá mỏng, không đủ sức chống lại cả 1 trung đoàn quân Trung Quốc tấn công...
Trước khi tổ chức tấn công vào ngày 28/4/1984, phía Trung Quốc đã bắn phá quấy rối gần 1 tháng; buổi sáng 18/4/1984, phía Trung Quốc cho dân binh lên trước cõng súng đạn lên sau đó bộ binh chủ lực mới lên. Quân ta đánh nhau với dân binh đã mệt rồi nên đến khi chủ lực Trung Quốc lên ồ ạt anh em mình phải rút lui vì hy sinh nhiều...
Theo Vũ Xuân Trường thì, lực lượng phòng thủ 1509 của F 313 có 1 tiểu đoàn khoảng 300 quân, chỉ còn quãng 100 người sống sót rút về...

Người trí thức giữ mình bằng liêm chính và tự trọng

TRÒ CHUYỆN VỚI CON TRAI BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP ĐẦU TIÊN:
25/02/2016 05:25 GMT+7
TTCT - Cuốn sách mới ấn hành Luật sư Vũ Trọng Khánh - Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên cho thấy đất nước vừa có độc lập đã lo xây dựng ngay một nhà nước pháp quyền với tư tưởng rất hiện đại. Cuốn sách còn cho thấy một trí thức... sống lạ với câu hỏi đến hôm nay vẫn khó giải đáp hết được: “Sao ông giữ mình cẩn thận quá vậy?”. 
Người trí thức giữ mình bằng liêm chính và tự trọng
Ông Vũ Trọng Khải -Ảnh nhân vật cung cấp
Cuộc trò chuyện với PGS-TS Vũ Trọng Khải - con trai vị bộ trưởng này - hé lộ nhiều điều.
Cha: Phấn đấu xây dựng nền móng nhà nước pháp quyền 
Chỉ trong 181 ngày soạn 30 sắc lệnh, tức là cứ sáu ngày một cái. Ông cũng viết phần quan trọng và chấp bút cuối cùng bản dự thảo Hiến pháp 1946. Khi làm cuốn sách về ông, anh có để ý bối cảnh nào khiến ông làm việc với tốc độ kinh khủng, khó ai làm được như vậy?

Giải Nobel Hóa học 2015 cho thấy Darwin đã dự đoán sai về nguồn gốc của sự sống


Posted By ETvn Staff 15 On In Khoa học,Tin tức khoa học | No Comments


Giải Nobel 2015 vừa qua đã được trao cho những người xứng đáng. Giải Nobel Hóa học 2015  đã cho chúng ta thấy Darwin đã dự đoán sai về nguồn gốc của sự sống.
Dưới đây là quan điểm của TS Phan Chí Thành – chuyên viên thẩm định giáo dục thuộc Bộ Giáo dục & Đào tạo VN về vấn đề này:

Giải Nobel Hóa học 2015
Các bạn thân mến, tôi xin gửi đến các bạn tin tức về các giải Nobel 2015 được các báo đăng tải trong vài ngày qua:

(Ảnh: Nbcnews)

Sau khi lần lượt công bố giải thưởng Nobel năm 2015 trong lĩnh vực Y học và Vật lý, giải Nobel Hóa học cũng đã được trao cho 3 nhà khoa học là: Giáo sư Tomas Lindahl (Thụy Điển), Paul Modrich (Mỹ) và Aziz Sancar (mang hai quốc tịch Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ).
Ba nhà khoa học này được trao giải Nobel cho công trình nghiên cứu của họ về cơ chế sửa chữa ADN trong tế bào, với mục đích ngăn chặn những lỗi bất thường xảy ra đối với thông tin di truyền.

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Bài học Chiến tranh Biên giới 1979-1989 với khủng hoảng Biển Đông


TS TRẦN CÔNG TRỤC

(GDVN) - Việt Nam cần phải thể hiện cho Trung Quốc thấy, chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là bất khả xâm phạm.

LTS: Trong những ngày tháng Hai lịch sử này, dân tộc Việt Nam nghiêng mình tưởng nhớ đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979-1989 chống lại cuộc xâm lược tàn bạo và phi nghĩa của quân đội Trung Quốc, cũng là khoảng thời gian căng thẳng leo thang từng ngày trên Biển Đông bởi các hành động phá vỡ hiện trạng, quân sự hóa bất hợp pháp của Trung Quốc.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi đến bạn đọc Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về một số bài học cá nhân ông rút ra khi suy ngẫm về Chiến tranh bảo vệ Biên giới phía Bắc 1979-1989.
Những bài học này rất ý nghĩa đối với việc bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, hòa bình và ổn định, tự do an toàn hàng không hàng hải ở Biển Đông ngày nay. Để rộng đường dư luận, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc bài bình luận của ông. Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả.
Mỗi năm đến ngày 17/2, ký ức về cuộc Chiến tranh Bảo vệ Biên giới phía Bắc chống quân Trung Quốc xâm lược giai đoạn 1979-1989 lại ùa về trong lòng mỗi người con đất Việt.
Nhưng năm nay, ký ức ấy có phần mãnh liệt hơn bởi những nguy cơ xung đột, chiến tranh lặp lại. Chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích hợp pháp của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, hòa bình ổn định của khu vực, tự do hàng hải hàng không đang bị Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng với một loạt hành động leo thang, phiêu lưu quân sự trên Biển Đông.

Trung Hoa hàng nghìn năm trước: đế quốc hoàng kim khiến người ta chấn động

Tác giả: Dajiyuan Staff | Dịch giả: Việt Nguyên

古代長安西市熱鬧景象(網路圖片)
Cảnh thành phố cổ An Tây sống động (Ảnh: Internet)
Hơn một nghìn năm trước, khi khuất ánh Mặt trời, các thành phố trên thế giới chìm trong bóng đêm, chỉ có những thành phố ở Trung Quốc là tràn đầy ánh sáng và sự lộng lẫy.
Hơn một nghìn năm trước, vào ban đêm, các thành phố trên thế giới đều yên lặng, chỉ có những thành phố ở Trung Quốc là đi lại đông đúc, có tiếng cười nói và hát hò.

Đưa đầy đủ các sự kiện vào SGK Lịch sử, một việc làm cần thiết


Anh Vũ, thông tín viên RFA

tichhopmonlicsu-622.jpg
Sách giáo khoa môn lịch sử
File photo
Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12 trước đây chỉ vẻn vẹn 11 dòng về chiến tranh Biên giới năm 1979. Song đến nay, Bộ GD&ĐT quyết định đưa vào SGK đầy đủ các vấn đề, kể cả vấn đề nhạy cảm như chiến tranh Biên giới 1979 và HS-TS… Vấn đề này có ý nghĩa như thế nào?

“Quan hệ tế nhị”

Nhiều năm nay, khác với các cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ được tuyên truyền rầm rộ, thì cuộc chiến tranh Biên giới chống quân TQ xâm lược năm 1979 được dư luận đánh giá là vấn đề tế nhị và nhạy cảm, truyền thông ít được phép nhắc đến.
Từ Hà nội, Nhà văn Phạm Viết Đào một người đã tìm hiểu và bạch hóa nhiều vấn đề “nhạy cảm” trong cuộc chiến tranh Biên giới 1979 với TQ nói với chúng tôi:
Quan hệ VN-TQ có những sự thật lịch sử trong chiến tranh thì có những cái đã không được bạch hóa. Đó có thể do là một chủ trương có từ trên đối với các cơ quan chức năng như tuyên giáo, báo chí… buộc phải im lặng.
-Nhà văn Phạm Viết Đào
“Quan hệ VN-TQ có những sự thật lịch sử trong chiến tranh thì có những cái đã không được bạch hóa. Đó có thể do là một chủ trương có từ trên đối với các cơ quan chức năng như tuyên giáo, báo chí… buộc phải im lặng.”
Mới đây, GS Vũ Dương Ninh  đồng chủ biên cuốn SGK Lịch sử lớp 12 khi trả lời phỏng vấn của VnExpress đã thừa nhận, vào năm 2000, khi thảo luận vấn đề soạn SGK Lịch sử lớp 12 nên viết thế nào về những sự kiện có liên quan đến vấn đề hải đảo và biên giới giữa VN và TQ? Đã có ý kiến chỉ đạo là không viết vì khi đó ta vừa bình thường hóa quan hệ với nước bạn. Vì lý do "quan hệ tế nhị" với nước bạn nên nội dung này bị sửa đi sửa lại và rút bớt rất nhiều. Từ 4 trang xuống chỉ còn lại 11 dòng.

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

GẶP MỘT SỐ CCB TỪNG THAM GIA BẢO VỆ CAO ĐIỂM 1509 VỊ XUYÊN-HÀ GIANG ( LÃO SƠN )

 Tác giả:  | Filed under: Uncategorized |1 Phản hồi

Ghi chép của Phạm Viết Đào

Cuối tháng 2-2012 vừa rồi các  cựu chiến binh của C 14 E 122, F313 tổ chức gặp mặt hàng năm tại Sơn Dương, Thái Nguyên để cùng nhau ôn lại những kỷ niệm gian khổ của những ngày sống, chiến đấu ác liệt bảo vệ Cao điểm 1509 Vị Xuyên Hà Giang…CCB Đường Minh Tuấn quê ở Hương Canh, Vĩnh Phúc đã điện cho mình và mời mình lên tham gia cuộc gặp gỡ này để đưa thông tin lên mạng, động viên anh em…
IMG_2067
Cựu binh: C14, E 122, F 313-Đại đội pháo trực tiếp bào vệ 1509…