Phạm Viết Đào.
Kỳ 1:
Nguyên nhân sụp đổ của “mô hình” Nguyễn Tấn Dũng ?
Vẻ " mơ màng" của ông Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị TW 10, bế mạc 12/1/2015;
Ảnh P.V.Đ chụp qua TV...
Xem thêm:
Ảnh P.V.Đ chụp qua TV...
Xem thêm:
-Những giây phút " vinh quang" và bi thảm cuối cùng của vợ chồng nhà độc tài, TBT Đảng CS Romania Nicolaie Ceausescu
Hôm nay, 6/4/2016, Quốc hội chính thức bãi nhiệm chiếc
ghế Thủ tướng mà ông Nguyễn Tấn Dũng đã quản trong gần 12 năm; ông Nguyễn Tấn
Dũng sẽ rời khỏi nơi ông “trụ trì” sau gần 20 năm tại đây?
Do sự bùng nổ của mạng thông tin xã hội nên chưa có
một nhiệm kỳ Thủ tướng nào được được đưa ra mổ xẻ đến nơi đến chốn, ngược chiều
nhau về nhiều phương diện của con người và sự nghiệp chính trị Nguyễn Tấn Dũng…
Qua hiện tượng Nguyễn Tấn Dũng, dư luận xã hội bắt đầu
ngộ ra sự phân hóa sâu sắc từ trong nội bộ Đảng, sự hình thành phe nhóm lợi ích
và sự đối đầu nhau không kém phần quyết liệt, mất còn…
Qua cuộc đối đầu này dư luận ngộ ra: phe nhóm chưa
chắc đã là xấu, đáng sợ; Sự hầm bà làng với nhau có khi đẩy đất nước, dân tộc
đến chỗ tiêu vong nhanh hơn như một cuốn tiểu thuyết của Romania mà Phạm Viết
Đào đã cất công dịch, xuất bản từ năm 2000; Cuốn tiểu thuyết của nhà văn
Romania Zaharia Stancu viết năm 1968 ( Tình yêu hoang dã-Tên gốc: Satra…)
Trong nhiệm kỳ của Ban chấp hành khóa XI, có 2 vị ủy
viên TW đã qua đời, đã để lại không ít những bàn luận, dị nghị trái chiều trên
mạng xã hội, đó là cái chết của Thượng tướng-Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ
và Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh…
Hai vị ủy viên TƯ nắm những trọng trách lớn trong việc
phòng chống tội phạm đã đột nhiên chết do “bạo bệnh” trong bối cảnh: hàng loạt
đại án lớn phanh phui những đường giây làm ăn lớn liên quan tới Chính phủ đã
gây rung động xã hội…
Những kết cục kẻ vào tù, người ngã bệnh khiến cho dư
luận râm ran về câu thành ngữ xưa: Trạng chết thì chúa cũng băng hà- hậu quả
tất yếu của buổi sơ khai của kinh tế thị trường mang danh xã hội chủ nghĩa; mà
về thực chất của những bê bối qua những đại án này chuyện xảy ra hoang dã không
kém phần tư bản sơ khai…
Từ đây, vai trò, vị thế vô tình hay cố
ý, ông Nguyễn Tấn Dũng với cương vị Thủ tướng trở thành điểm ngắm của dư luận
xoáy vào: Ỗng Dũng là tác nhân hay thủ phạm; Ông Dũng có công hay là kẻ phá
hoại ?
Vậy ông Dũng là người cấp tiến, dám bung phá để tìm
lối thoát cho nền kinh tế trì trệ, nhiễm nặng “ tập trung quan liêu”, xóa dần
cái lối trung ương tập quyền, quyen gọi là cơ chế xin-cho, thể chế bóp chết tự
do kinh doanh; xương sống, sinh lực của một nền kinh tế từ Liên Xô tới Đông Âu
và giờ bộc lộ cả cả Trung Quốc…
Với sự xốc vác của tuổi tác và của một anh “ Hai Nam
Bộ”, ngay mới lên nhận chức Thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã tìm đến những mô
hình kinh tế Hàn Quốc, Nhật Bản để học hỏi…
Xin nhớ là trong suốt nhiệm kỳ làm Thủ tướng của mình,
ông Nguyễn Tấn Dũng dường như chưa một lần đến thăm Bắc Kinh, trong khi đó các
vị “ tứ trụ” các nhiệm kỳ đều tề tựu tại Trung tâm chính trị đông bắc Á này…
Cái bi kịch nếu nói về sai lầm chính trị của Nguyễn
Tấn Dũng lúc đầu, ông là người trẻ năng động và khá nhạy bén, thông minh nhưng
ông lại không đủ tầm với tới một nền tảng để giúp ông giải những bái toán pháp
lý cho việc lực chọn mô hình “Hàn, Nhật”…Một nhà nước muốn phát triển kinh tế
bằng thể chế kỹ trị không thể không dựa vào thói quen tuân thủ luật pháp của
những người tham gia cuộc chơi…
Để tạo dựng những ra những “chaebon” như Hàn Quốc, tạo
đầu tàu và những quả đấm thép, Chính phru Hàn Quốc đã dồn vốn ưu đài cho một số
đầu tàu kinh tế; Chính phủ Hàn Quốc thành công vì họ thật sự đã có những đầu
tàu có khả năng tự vận hành được trên nhưng cung đường ngắn nên khi được tiếp
sức, nó bứt phá lên nhanh, liên vận xa…
Thể chế của Hàn Quốc tuy nhà nước vẫn tập trung cao độ
quyền lực nhưng nền kinh tế vận hành theo kinh tế tư bản, tư nhân…Nên họ đã có
những nhà tư bản tiền trạm, có ý thức và trách nhiệm tích lũy kỹ trị tư bản…
Bước hụt hẫng về kiến thức kỹ trị của Chính phủ Nguyễn
Tấn Dũng, để tập trung quyền hành như vào tay mình như chính phủ Hàn Quốc,
Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã cho ban hành Nghị định 1-1/2009/NĐ-CP…
Để hiểu thêm những nguyên nhân sâu xa về sự thất bại
của “ mô hình Nguyễn Tấn Dũng” xin đưa lại loạt bài viết của Phạm Viết Đào đăng
cuối năm 2010, loạt bài này đáng tiếc đã bị hacker đánh sập; may mắn hiện đang
được trang mạng Đoithoại giữ hộ…
Xin mời quý vị đọc lại loạt bài này đã đưa lên mạng
cuối năm 2010: tiên liệu sự sụp đổ của “mô hình” Nguyễn Tấn Dũng.Trước khi blog
Phạm Viết Đào mổ xẻ tiếp những hệ lụy của mô hình Nguyễn Tấn Dũng cả tới tận
hôm nay và nhiều năm nữa; Chủ blog cũng sẽ mạnh dàn đề xuất một số giải pháp
khác để vẫn tôn trọng, tiếp tục những sáng kiến cá nhân của ông Dũng nhưng cấp
thiết phải thiết kế các “ vòng kim cô” để tránh nó quá đà…
Về thâm tâm, blog Phạm Viết Đào không có chủ ý “chống
đối” Nguyễn Tấn Dũng một cách quyết liệt như ông hiểu lầm về tác giả loạt bài
này; có lẽ do bộ máy an ninh nước nhà thiếu hiểu biết và " tiêu hóa" được phép kỹ trị của kinh
tế thị trường…thành ra một lúc nào đó ông đã biến P.V.Đ thành đối tượng phải
siết vòng kim cô; trong khi thâm tâm P.V.Đ lại muốn tặng ông “ chiếc vòng kim
cô” để giúp ông hoàn thành cái mô hình mà ông ấp ủ ! Đã có lúc tôi viết trên
mạng: dù thế nào thì tôi P.V.Đ vẫn cảm ơn, không hề oán trách ông.
Viết về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một câu chuyện
dài hơi. Xin hẹn quý vị nhiều kỳ vì: ông Nguyễn Tấn Dũng là người thú vị, đáng
viết; một con người có tư chất chính khách đàng hoàng, không xơ cứng và khá
thông minh…
Nguyễn Tấn Dũng là một trong số ít chính khách được đào luyện trong "lò cộng sản" nhưng đã nhận chân ra và tìm cách thoát ra khỏi " hệ điều hành cộng sản" nên ông phải trả giá...
Nguyễn Tấn Dũng là một trong số ít chính khách được đào luyện trong "lò cộng sản" nhưng đã nhận chân ra và tìm cách thoát ra khỏi " hệ điều hành cộng sản" nên ông phải trả giá...
Posted on 06/01/2011 by Doi Thoai
Bài 1:
MỘT MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TRÁI HIẾN PHÁP, PHÁP LUẬT: THỦ PHẠM XÔ ĐẨY VINASHIN VÀO
RỐI LOẠN, SUY SỤP !
Qua các dẫn chứng và các cơ sở pháp lý sau đây
cho thấy: mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước được thành lập theo NĐ101 là một mô
hình tổ chức không nằm trong khuôn khổ Hiến pháp 1992, Luật Văn bản quy phạm
pháp luật và Luật Tổ chức chính phủ. Vì những sự trái ngoe này nên dẫn tới
những hệ lụy như đã thấy ở Vinashin !